Sự cần thiết phải tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng. Hoạt động quản lý chi của Kho bạc Nhà nước phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Có nhân tố xuất phát từ nội tại của Kho bạc Nhà nước, có những nhân tố từ bên ngoài, có thể tác động gián tiếp hay trực tiếp.

Với những nhận thức về chi ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, vai trò của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý chi thường xuyên NSNN cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi thường xuyên NSNN giúp chúng ta có được tư duy và cách nhìn một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong những năm gần đây, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN qua hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới.

1.2. Cơ sở thực tiễn về kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. bạc Nhà nước.

1.2.1. Sự cần thiết phải tổ chức kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Kho bạc Nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước là quá trình những cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giai đoạn. Như vậy, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước được đặt ra đối với mỗi quốc gia, dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển.

Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi xuất phát từ những lý do sau đây: Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước nói riêng

đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải bảo đảm. tiết kiệm và có hiệu quả.

Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của ngân sách nhà nước bao giờ cũng có hạn, nó là nguồn của đất nước, trong đó chủ yếu là tiền của và công sức lao động do nhân dân đóng góp do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí. Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát. Đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vò có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Đặc biệt theo Luật ngân sách nhà nước quy định, hệ thống Kho Bạc Nhà nước chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tài chính.

Thứ hai, do hạn chế của cơ chế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán tuy đã được thường xuyên sửa đổi và từng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đề chung nhất, mang tính nguyên tắc. Vì vậy, nó không thể bao quát hết được tất cả những hiện tượng nảy sinh trong quá trình thực hiện chi thường ngân sách nhà nước.

Cũng chính từ đó cơ quan Tài chính và Kho Bạc Nhà nước thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiết để thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Như vậy, cấp phát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với cơ quan Tài chính chỉ mang tính chất phân bổ ngân sách nhà nước, còn đối với Kho Bạc Nhà nước thực chất chỉ là xuất quỹ ngân sách nhà nước, chưa thực hiện được việc chi trả trực tiếp đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa phát huy hết vai trò kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước. Hơn nữa, cùng với

sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi ngân sách nhà nước cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Điều này cũng làm cho cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước nhiều khi không theo kịp với sự biến động và phát triển của hoạt động chi ngân sách nhà nước, trong đó một số nhân tố quan trọng như: Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối với một số lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản đã tạo ra môi trường tham nhũng lý tưởng cho những kẻ thoái hóa biến chất. Mặt khác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ đã tạo ra những kẻ hở trong cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước. Từ đó, một số không ít đơn vò và cá nhân đã tìm cách lợi dụng, khai thác những kẻ hở đó của cơ chế quản lý để tham ô, trục lợi, tư túi chia chác với nhau, gây lãng phí tài sản và công quỹ của Nhà nước. Từ thực tế trên, đòi hỏi những cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kòp thời những hiện tượng tiêu cực của những đơn vò sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp; đồng thời phát hiện những kẻ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chế quản lý và kiểm soát chi ngân sách nhà nước ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.

Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp. Một thực tế khá phổ biến là các đơn vò thụ hưởng kinh phí được ngân sách nhà nước cấp thường có chung một tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp, không quan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã được duyệt. Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán sai chế độ quy định như không có trong dự toán chi ngân sách nhà nước đã được phê duyệt, không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu; thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lý có liên quan… Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần thiết phải có một bên thứ ba - cơ quan chức năng có thẩm quyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uy tín cao - để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kết luận chính xác đối với khoản chi của đơn vị có nằm trong dự toán được duyệt

hay không; việc sử dụng các khoản chi này có đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn được duyệt hay không; có đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo đúng quy định hay chưa… qua đó có giải pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời các gian lận, sai sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vò, bảo đảm mọi khoản chi của ngân sách nhà nước được tiết kiệm và có hiệu quả.

Thứ tư, do tính đặc thù của các khoản chi thường ngân sách nhà nước đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp. Tính chất cấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước là một ưu thế cực kỳ to lớn đối với các đơn vò thụ hưởng ngân sách nhà nước. Trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc sử dụng các khoản kinh phí bằng các kết quả công việc cụ thể đã được Nhà nước giao. Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiều trường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít khó khăn. Vì vậy, cần phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của ngân sách nhà nước, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiền Nhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện.

Thứ năm, do yêu mở cửa và hội nhập với nền tài chính khu vực và thế giới. Theo kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của các nước và khuyến nghị của các tổ chức tài chính quốc tế, việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trực tiếp từ cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước đến từng đối tượng sử dụng ngân sách, kiên quyết không chuyển kinh phí của ngân sách nhà nước qua các cơ quan quản lý trung gian. Có như vậy mới có thể bảo đảm đề cao kỷ cương, kỷ luật quản lý tài chính Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w