Hoàn thiện công tác kiểm soát cam kết chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 93 - 95)

qua Kho bạc Nhà nước Hưng Yên

Hệ thống KBNN chính thức triển khai áp dụng quản lý kiểm soát cam kết chi trong công tác KSC NSNN nói chung, chi thường xuyên NSNN nói riêng theo quy định tại thông tư 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính kể từ ngày 01/06/2013. Quản lý, kiểm soát cam kết chi là vấn đề mới và là một trong những công cụ quản lý ngân sách tiên tiến hiện đại, góp phần giúp đơn vị sử dụng NSNN kế hoạch hóa và quản lý các khoản chi tiêu trong phạm vi dự toán được phân bổ trong từng năm tài chính; đối với cơ quan quản lý, việc thực hiện cam kết chi thường xuyên NSNN sẽ góp phần đảm bảo an ninh tài chính, đảm bảo ngân sách cho khoản đã cam kết chi, không phát sinh nợ công; ngoài ra đây là công cụ giúp cho cơ quan Tài chính, các đơn vị dự toán xây dựng ngân sách trung hạn, giúp cho KBNN Hưng Yên trong việc dự báo luồng tiền và thực hiện quản lý ngân quỹ hiện đại, hiệu quả trên địa bàn.

Phối hợp thực hiện giữa các tổ chức có liên quan: Qua thời gian triển khai thực hiện quản lý cam kết chi tại KBNN Hưng Yên còn có nhiều bất cập. Các đơn vị sử dụng NSNN chưa thật sự quan tâm và hiểu rõ về mục đích ý nghĩa của cam kết chi thường xuyên NSNN qua KBNN, nhiệm vụ được triển khai và thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế rất khó khăn, dự toán chi thường xuyên NSNN liên tục bị cắt giảm do chính sách tài khóa của Chính phủ, nhằm tiết kiệm chi tiêu công, kiềm

chế lạm phát, kinh phí thường xuyên của các đơn vị SDNS bị eo hẹp, nhiệm vụ chính trị không cắt giảm, các khoản chi tiêu đơn vị phải sắp xếp và tiết kiệm. Mặc dù vậy xác định tầm quan trọng và mục đích ý nghĩa của kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để nhiệm vụ này thực sự phát huy được hiệu quả trong thời gian tới, KBNN Hưng Yên cần tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy chính quyền địa phương vào cuộc chỉ đạo thực hiện. Đây là giải pháp cần thiết góp phần vào thực hiện tốt công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên.

KBNN Hưng Yên cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, các đơn vị chủ quản có liên quan trong quá trình thực hiện phân bổ và nhập dự toán cho đơn vị sử dụng NSNN kịp thời vào chương trình TABMIS, để KBNN thực hiện cam kết chi cho đơn vị đúng theo chế độ và thời gian quy định, đảm bảo nhiệm vụ của đơn vị được thực hiện một cách thông suốt tránh mọi ách tắc phiền hà cho khách hàng. Bởi trong thực tế có nhiều đơn vị gửi cam kết chi đến KBNN nhưng cơ quan Tài chính, các đơn vị chủ quản trung ương chưa nhập dự toán cho đơn vị. Do vậy công tác phối hợp rất quan trọng để giải quyết khắc phục những vấn đề trên và giúp KBNN hoàn thành tốt nhiệm vụ cam kết chi NSNN qua KBNN.

Tăng cường công tác truyền thông: KBNN Hưng Yên cần thực hiện công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm, lợi ích khi thực hiện cam kết chi thường xuyên NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN; bằng các hình thức khác nhau với nhiều nội dung phong phú đa dạng như thực hiện qua kênh truyền thông trực tiếp: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết …(đối tượng cán bộ KBNN Hưng Yên, Sở Tài chính, các ban ngành có liên quan, đơn vị SDNS); kênh văn bản giấy (các công văn hướng dẫn, các báo cáo tổng kết, các bài viết trên báo, tạp chí…).

Thực hiện tốt kiểm soát cam kết chi NSNN góp phần ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong thanh toán, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật tài chính không chỉ đối với cơ quan Tài chính, KBNN mà còn đối với cả đơn vị dự toán, làm lành mạnh hóa và tăng cường công tác quản lý tài chính- ngân sách, đây là một nội dung rất mới đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý tài chính công tại Việt Nam. Vì vậy, việc triển khai

thực hiện kiểm soát cam kết chi là hết sức cần thiết trong điều kiện hiện nay đối với kiểm soát chi NSNN nói chung và KSC thường xuyên NSNN nói riêng.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w