Thứ nhất, Bộ Tài chính cần xây dựng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong cả nước làm cơ sở để xác định các điều kiện cho một khoản chi NSNN. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn về nội dung, biện pháp, chế độ kiểm soát chi theo từng nội dung chi tiêu.
Thứ hai, cơ quan Tài chính cần cải tiến phương thức cấp phát NSNN theo hướng sử dụng phổ biến hình thức cấp phát bằng dự toán, hạn chế đén mực thấp nhất hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền để tránh tình trạng phân tán vốn NSNN trong quá trình điều hành
Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa, đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp, coi đây là khâu đột phá quan trọng để huy động nguồn lực xã hội cùng với tăng nguồn lực từ Nhà nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả của các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao.. và là tiền đề để cải cách tiền lương
Thứ tư, đổi mới công tác quản lý tài chính - ngân sách; thí điểm áp dụng cơ chế gắn sự dụng ngân sách gắn liền với kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Thứ năm, hình thành cơ quan mua sắm công chuyên nghiệp tại các Bộ, ngành (đối với ngân sách Trung ương) và trung tâm mua sắm công trình, huyện (đối
với ngân sách địa phương) để thống nhất việc quản lý mua sắm công đối với hàng hóa có giá trị lớn, số lượng mua sắm lớn, có yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại. Đồng thời, hình thành cơ chế kiểm soát chi mua sắm thông qua KBNN.
Thứ sáu, cần có quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị QHNS đến đâu trong quá trình quản lý, kiểm soát các khoản chi NSNN
Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính tại các đơn vị sử dụng NSNN.