với Kho bạc Nhà nước Hưng Yên.
Từ những kinh nghiệm kiểm soát thường xuyên NSNN tại các KBNN ở các địa phương trong nước và ngoài nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học đối với KBNN Hưng Yên như sau:
Một là, phải nhận thức được rằng công tác kiểm soát chi không phải chỉ đơn thuần là công việc của KBNN mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành và nhiều cơ quan, đơn vị. Vì vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN, Kho bạc phải biết phối hợp tốt với các cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Hai là, nhận thức tầm quan trọng của yếu tố con người trong công tác quản lý NSNN và kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Để công tác kiểm soát chi thường
xuyên NSNN qua KBNN ngày càng hoàn thiện hơn thì trước hết đội ngũ cán bộ công chức KBNN nói chung và cán bộ KSC thường xuyên nói riêng cũng phải được hoàn thiện. Để làm được điều đó, Kho bạc phải tăng cường công tác cán bộ trong tất cả các khâu từ bố trí, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng... Việc bố trí cán bộ làm công tác KSC, không chỉ chú trọng khả năng chuyên môn mà còn phải chọn người có đạo đức tốt, liêm khiết, công minh.
Ba là, tăng cường ứng dụng tin học vào các hoạt động nghiệp vụ KBNN, đặc biệt là công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN.
Bốn là, nên hạn chế hình thức chi thường xuyên bằng lệnh chi tiền. Từ việc quan sát cách kiểm soát chi của KBNN Hải Phòng, KBNN Hưng Yên cũng nhận thấy rằng hình thức chi bằng lệnh chi tiền chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng chi ngân sách làm giảm vai trò chức năng kiểm soát chi NSNN của KBNN, phải có ý kiến đóng góp với cơ quan Tài chính cùng cấp và KBNN cấp trên trong việc điều hành kiểm soát chi NSNN hướng tới sự hợp lý và hoàn thiện.
Năm là, cần bám sát văn bản hướng dẫn của Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên sẽ giúp chúng ta tránh được sai sót trong quy trình kiểm soát chi thường xuyên. Trong việc kiểm soát chi thường xuyên của KBNN Hưng Yên, đối với khoản mua sắm từ 20 triệu đồng trở lên đến dưới 100 triệu đồng thì cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ba đơn vị cung cấp tài sản khác nhau làm cơ sở để lựa chọn đơn vị cung cấp rẻ nhất; phải có hợp đồng mua bán, hóa đơn tài chính, biên bản nghiệm thu, giấy rút dự toán gửi đến Kho bạc làm cơ sở thanh toán. Ở đây theo hướng dẫn Theo Thông tư 161/2012/TT-BTC ra ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ở trường hợp này cần phải có thêm chỉ định thầu tức là quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất (chứ không đơn thuần là rẻ nhất) của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN. Cho thấy việc kiểm soát chi thường xuyên phải bán sát vào các văn bản, quyết định, hướng dẫn của Nhà nước đưa ra để thực hiện vai trò nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN một cách tốt nhất có thể.
xuyên NSNN; KSC thường xuyên NSNN và nhiệm vụ, vai trò của KBNN trong việc KSC thường xuyên NSNN đã giúp chúng ta có được tư duy và cái nhìn một cách khách quan, khoa học trong việc đánh giá thực trạng công tác quản lý và KSC NSNN đối với các khoản chi thường xuyên qua KBNN Hưng Yên trong những năm gần đây. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN đối với các khoản chi thường xuyên tại KBNN Hưng Yên trong thời gian tới.