Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 76 - 84)

2.3.3.1. Nguyên nhân của kết quả:

Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Hưng Yên đạt được những kết quả nêu trên là do những nguyên nhân sau đây:

- KBNN Hưng Yên luôn coi công tác quản lý quĩ NSNN trong đó có kiểm soát chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu:

+ Trong điều kiện biên chế có hạn, căn cứ vào khối lượng công việc KBNN Hưng Yên đã quan tâm bố trí cán bộ làm công tác kiểm soát chi đầy đủ, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm soát chi; nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi đều cần cù, chịu khó, có tinh thần học hỏi để vươn lên, nắm vững chế độ;

+ KBNN Hưng Yên cũng rất quan tâm đến trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu công việc. Trong điều kiện hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng để công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN đạt hiệu quả cao nhất, nhận thức được vấn đề đó, ngoài kinh phí được cấp, KBNN Hưng Yên cũng đã tiết kiệm từ nguồn kinh phí được giao khoán để trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát chi; quan tâm đến nâng cấp chương trình phần mềm ứng dụng; quan tâm công tác thanh

toán trong nội bộ ngành, với ngân hàng và gần đây nhất đã hoàn thành chương trình thanh toán điện tử; qua đó đã góp phần làm cho công tác kiểm soát chi được nhanh gọn hơn, an toàn hơn.

+ Đề cao trách nhiệm của từng cán bộ, công chức trước công việc được giao, có hình thức khen thưởng thích đáng cả về tinh thần và vật chất đối với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời có biện pháp xử lý kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm chế độ qui định. Từ đó động viên được cán bộ công chức hăng say với công việc, uốn nắn các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện theo đúng chế độ qui định, đảm bảo kiểm soát chi chặt chẽ.

+ Thường xuyên phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản và các đơn vị sử dụng NSNN, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi NSNN.

- Luật NSNN ra đời, đã tạo ra bước chuyển biến cơ bản về quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng:

Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đòi hỏi phải cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt cơ chế xin- cho, luật NSNN đã ra đời là một bước đột phá trong việc cải cách quản lý chi NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN nói riêng. KBNN trước kia thực hiện chấp hành xuất quỹ NSNN để chi trả, thanh toán; đến luật NSNN năm 1996 đã qui định KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, dưới hình thức cấp phát hạn mức kinh phí của cơ quan Tài chính; Luật NSNN sửa đổi năm 2002 đã bỏ hình thức cấp phát hạn mức kinh phí của cơ quan Tài chính, KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN theo dự toán được duyệt. KBNN không chỉ kiểm soát trên bảng kê chứng từ thanh toán mà đối với những khoản chi lớn như thanh toán cá nhân, mua sắm thiết bị, sửa chữa còn thực hiện kiểm soát đến các hồ sơ, chứng từ, hoá đơn bán hàng, như vậy vai trò kiểm soát chi NSNN của KBNN đã được xác định và ngày càng được nâng cao. Quá trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã góp phần nâng cao hiệu quả vốn NSNN, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực, lãng phí, hàng năm KBNN Hưng Yên đã từ chối thanh toán hàng trăm món, với số tiền hàng tỷ đồng không đủ thủ tục, chi sai chế độ qui định.

Luật NSNN cũng đã phân định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan Tài chính, cơ quan chủ quản và đơn vị sử dụng NSNN trong quản lý chi NSNN, nhờ đó các cơ quan này đã chủ động hơn trong các khâu lập, phê duyệt, phân bổ dự toán, làm cho các công việc này dần dần đi vào nề nếp, từng bước đáp ứng được yêu cầu về thời gian cũng như chất lượng dự toán.

2.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế:

Có nhiều nguyên nhân hạn chế hoạt động kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hưng Yên, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, cụ thể như sau:

- Các nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, về cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành thực hiện trong lĩnh vực chi thường xuyên NSNN còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định chế độ KSC thường xuyên còn chồng chéo, đôi khi mâu thuẫn nhau; nội dung quy định chưa cụ thể, rõ ràng, còn chung chung có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến thực hiện thiếu thống nhất. Văn bản chế độ chưa bao quát hết các nội dung chi nên còn tạo khe hở để cho các đơn vị sử dụng NSNN có cơ hội lợi dụng. Gần đây các văn bản quy định về chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên NSNN mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, chưa bao hàm, bao quát được hết các lĩnh vực, không đáp ứng kịp thời với những thay đổi trong thực tế khi thực hiện. Phương thức cấp tạm ứng có phạm vi và đối tượng rộng, do vậy tình trạng tạm ứng bằng tiền mặt về chi tiêu, không thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ vẫn còn xảy ra ở các đơn vị SDNS.

Thứ hai, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi NSNN có nhiều hạn chế:

Thời gian qua một số định mức chi tiêu đã được bổ sung, sửa đổi nhưng xét về tổng thể còn chưa đồng bộ; nhiều loại định mức quá lạc hậu, thậm chí chưa xác định được trong nhiều lĩnh vực. Tình trạng này dẫn tới việc lập, duyệt dự toán chi chưa chắc chắn, không phù hợp với thực tế, không sát với nhu cầu chi hay nói một cách khác là dự toán chất lượng không cao. Từ đó dẫn đến đơn vị sử dụng NSNN thường phải tìm cách hợp lý hoá chứng từ các khoản chi cho phù hợp với định mức chi tiêu đã lạc hậu dẫn đến vi phạm kỷ luật tài chính; trong những trường hợp như

vậy KBNN vẫn phải chấp nhận thanh toán vì KBNN chỉ kiểm soát trên chứng từ và đối chiếu với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức mà thôi. Trong hoạt động sự nghiệp nhiều nội dung chi ngân sách chưa được ban hành định mức, chế độ và tiêu chuẩn chi tiêu nên KBNN thường phải chấp nhận theo số thực tế chi mà đơn vị lập. Với một hệ thống định mức chi tiêu như vậy việc kiểm soát chi của KBNN trong nhiều trường hợp thiếu căn cứ là không tránh khỏi. Tính thống nhất trong việc áp dụng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức từ trung ương đến địa phương hoặc giữa các ngành với nhau chưa được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc bởi vì mỗi cấp chính quyền, mỗi ngành đều có quyền phê duyệt mức chi, chế độ chi và dự toán chi cho đơn vị trực thuộc của mình, dẫn đến sự không công bằng trong sử dụng NSNN và gây khó khăn, phức tạp cho công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Thứ ba, phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý có những nội dung còn chung chung, trùng lặp và chồng chéo. Hiện nay có nhiều đơn vị cùng tham gia vào quá trình quản lý và KSC song chưa quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, người chuẩn chi và trách nhiệm của người KSC đến đâu. Vì vậy, khi có sai phạm trong quản lý chi thì khó có thể quy trách nhiệm về vật chất cho các đối tượng liên quan.

Theo quy định hiện hành cơ quan Tài chính thực hiện kiểm soát chi đối với các khoản chi thực hiện bằng lệnh chi tiền, cơ quan KBNN thực hiện kiểm soát chi theo dự toán đối với các khoản chi còn lại. Đối tượng áp dụng cho từng hình thức cấp phát chưa được qui định thực sự cụ thể, nhất là hình thức lệnh chi tiền, tại thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, ngoài quy định một số đối tượng cụ thể như không có quan hệ thường xuyên với NSNN, chi trả nợ, viện trợ còn có “ một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan Tài chính”, vì vậy việc chi trả, thanh toán bằng lệnh chi tiền còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan Tài chính; trên thực tế chi trả, thanh toán NSNN bằng hình thức này còn khá phổ biến. Từ tình trạng trên dẫn đến sự lạm dụng chi trả, thanh toán bằng lệnh chi tiền, làm giảm vai trò kiểm soát chi NSNN của KBNN; làm chia

cắt nguồn vốn NSNN ở các dạng khác nhau như tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán, tiền gửi kinh phí uỷ quyền, quỹ NSNN được xuất ra nhưng nằm ở nhiều khâu trung gian trước khi đến được với các đối tượng thụ hưởng, vì vậy giảm hiệu quả quản lý nguồn vốn NSNN.

Tình hình phân công kiểm soát chi NSNN như trên còn nặng về “ chia việc” và hài hoà về “lợi ích” giữa các ngành trong hệ thống tài chính, nó đã hạn chế quy mô, phần việc kiểm soát chi của cơ quan KBNN.

Thứ tư, công tác tuyên truyền, quán triệt Luật NSNN đến các đơn vị SDNS chưa sâu sắc và thường xuyên, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn phần nào thiếu tính cập nhật, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đơn vị sử dụng NSNN chưa cao. Trong xây dựng dự toán chi, luôn có khuynh hướng xây dựng cao hơn nhiều so với nhu cầu thực tế, dẫn đến chất lượng dự toán thấp. Trong chấp hành dự toán, luôn tìm cách khai thác những kẽ hở trong chế độ chi tiêu để thực hiện những khoản chi chỉ vì lợi ích cá nhân mà không tính đến hiệu quả, từ đó dẫn đến lãng phí trong sử dụng NSNN. Thiếu các biện pháp, chế tài xử lý đối với những vi phạm trong việc chấp hành chế độ chi tiêu NSNN, dẫn đến Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN thiếu trách nhiệm khi ra quyết định chuẩn chi; các khoản từ chối cấp phát của Kho bạc đối với những khoản chi sai chế độ còn mang tính hình thức, vì đơn vị dễ dàng chế biến hợp thức hoá các khoản chi sai bằng những nội dung chi khác, bằng những chứng từ, hoá đơn khác phù hợp hơn để đủ điều kiên thanh toán.

Thứ năm, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị SDNS còn hạn chế, yếu năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ kế toán khối xã, thị trấn. Khả năng nhận thức hiểu Luật và các văn bản chế độ về quản lý chi tiêu NSNN của các cán bộ này là rất hạn chế. Không thường xuyên cập nhật những thay đổi của chế độ, khả năng tham mưu cho Thủ trưởng trong việc xây dựng dự toán chi của đơn vị hàng năm và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu nội bộ cho phù hợp với chế độ hiện hành còn thấp. Việc kiểm soát các khoản chi tại đơn vị đúng chế độ còn nhiều bất cập và kém hiệu quả.

Thứ sáu, công tác quản lý, công tác kiểm tra, thanh tra giám sát chưa được coi trọng đúng mức nhiều khi mang nặng tính hình thức; chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng. Bởi vì thực tế Chính phủ đã và đang thực hiện chương trình cải cách hành chính công, làm minh bạch nền tài chính quốc gia, nhưng hiện nay một bộ phận cán bộ có chức có quyền đang vi phạm trong quản lý chi tiêu ngân sách ngày càng tăng lên.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, đội ngũ công chức kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN Hưng Yên, nhìn chung đã được nâng lên về nhận thức và nghiệp vụ, song so với yêu cầu nhiệm vụ còn một số hạn chế đó là:

+ Công việc kiểm soát chi NSNN đòi hỏi phải tinh thông về nghiệp vụ, nắm vững các chế độ, định mức, tiêu chuẩn nhà nước qui định, bên cạnh đó phải có sử dụng thành thạo máy vi tính, trong khi đó có một số cán bộ mới vào ngành, trình độ về tin học, sử dụng máy vi tính rất tốt nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, ngược lại một số cán bộ tuổi đã cao, có kinh nghiệm công tác nhưng trình độ về sử dụng máy vi tính rất hạn chế do đó cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi.

+ Một vài công chức nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm và đòi hỏi ngày càng cao về nghiệp vụ KBNN trong quá trình đổi mới, nghiên cứu học tập hời hợt, thiếu sâu sắc. Do đó trong quá trình thực hiện vận dụng tuỳ tiện, không đúng nguyên tắc chế độ hoặc chấp hành không đầy đủ quy trình nghiệp vụ quy định; vẫn còn có công chức tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thiếu tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác, chưa có ý thức tích cực vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, năng suất, hiệu quả công tác chưa cao.

Thứ hai, Trong giai đoạn hiện nay thực hiện dự án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), vai trò tin học vô cùng quan trọng, trong thời

gian qua đã góp phần vào thành công của dự án, tuy nhiên đây là dự án mới, thực hiện trong phạm vi cả nước, với tinh thần vừa học, vừa làm nên trong thời gian qua chưa đáp ứng tốt các đòi hỏi của công tác quản lý như việc khai thác báo cáo còn có khó khăn, chưa kiểm soát được tồn quỹ Ngân sách xã, cung cấp số liệu tình hình NSNN cho các cấp chính quyền trong điều hành Ngân sách chưa kịp thời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận chương 2

Trình bày khái quát tình hình chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên, tổ chức bộ máy kiểm soát qua KBNN trên địa bản Tỉnh Hưng Yên, nêu lên được thực trạng trong kiểm soát chi NSNN thường xuyên qua KBNN Hưng Yên, tác giả tập trung phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên qua đó chỉ ra những mặt đạt được và những hạn chế trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn.

Nhìn chung, hệ thống KBNN trên địa bàn tỉnh Hưng yên đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN, là người gác cửa cuối cùng bảo đảm các khoản chi ra khỏi Kho bạc được kiểm soát chặt chẽ, đúng Luật.

Công tác chi thường xuyên NSNN trong thời gian qua đã thu được những kết quả nhất định, đáp ứng được yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tài chính trong tình hình mới. Tuy nhiên, công tác chi và kiểm soát chi tại các Kho bạc trên địa bàn tỉnh Hưng yên vẫn còn một số tồn tại vướng mắc.

Những hạn chế trong quá trình thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên

Năng lực, trình độ chuyên môn của một số công chức làm công tác kiểm soát chi KBNN Hưng Yên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành. Chưa đáp ứng được việc cung cấp thông tin nhanh, đầy đủ về tình hình NSNN cho lãnh đạo chính quyền các cấp và cơ quan Tài chính trong việc điều hành NSNN.

Một phần của tài liệu Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 76 - 84)