1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên

124 591 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 265,59 KB

Nội dung

Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên

Trang 1

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

ÂN THI, HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2015

Trang 3

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN

ÂN THI, HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Thị Hoài Nga

HÀ NỘI - 2015

Trang 5

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quảnghiên cứu trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kì ai Các số liệutrong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Trang 6

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hìn

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5

1.1 Các vấn đề lý luận về QTRRTD ở ngân hàng thương mại nhà nước 5

1.1.1 Rủi ro tín dụng 5

1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng 12

1.2 Thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng Vệt Nam 23

1.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank 23

1.2.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank 23

1.2.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB 25

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 26

Kết luận chương 1 38

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ÂN THI - HƯNG YÊN 39

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi - Hưng Yên 39

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 39

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 40

Trang 7

2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi

50

2.2.1 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại đơn vị 50

2.2.2 Những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Ân Thi 59

2.2.3 Tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi 74

Kết luận chương 2 79

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ÂN THI - HƯNG YÊN 80

3.1 Định hướng phát triển của NHNo&PTNT huyện Ân Thi 80

3.1.1 Định hướng chung 80

3.1.2 Định hướng cụ thể 81

3.1.3 Định hướng phát triển kinh doanh trong hoạt động tín dụng 82

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi 85

3.2.1 Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách 85

3.2.2 Thiết lập hệ thống bảng phân tích số liệu 86

3.2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại đơn vị 86

3.2.4 Thực hiện kiểm tra, giám sát việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan .87

3.2.5 Xây dựng khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra 91

3.2.6 Hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra 92

3.2.7 Về nhân sự và cơ cấu tổ chức 93

3.2.8 Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng 97

Trang 8

3.3 Giải pháp hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành liên quan 101

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 101

3.3.2 Kiến nghị đối với Chính phủ 104

Kết luận chương 3 106

KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CBTD : Cán bộ tín dụng

CLMS : Chương trình quản lý tín dụng cá nhân

CNTT : Công nghệ thông tin

DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa

phương pháp định tính 19Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn 44

Trang 10

Bảng 2.4 Quy trình tín dụng hiện nay tại NHNo&PTNT Ân Thi 54

Bảng 2.5: Điểm kết hợp hai yếu tố định tính và định lượng 57

Bảng 2.6: Bảng dư nợ cho vay theo loại hình ngành nghề 61

Bảng 2.7: Bảng dư nợ cho vay theo kỳ hạn 63

Bảng 2.8: Bảng dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế 64

Bảng 2.9: Bảng dư nợ cho vay theo phòng giao dịch 66

Bảng 2.10: Bảng cơ cấu dư nợ cho vay theo phân loại nợ 67

Bảng 2.11: Bảng cơ cấu dư nợ cho vay theo nhóm nợ 68

Bảng 2.12: Bảng cơ cấu nợ xấu theo thời hạn vay 70

Bảng 2.13: Bảng cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng 71

Bảng 2.14: Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Ân Thi 72

Trang 11

Hình 2.2: Huy động vốn 44

Hình 2.3: Tỷ lệ vay ngắn hạn và trung hạn năm 2013 46

Hình 2.4: Kết quả kinh doanh qua các năm 49

Hình 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề 61

Hình 2.6: Cơ cấu cho vay theo thời gian 63

Hình 2.7: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế 64

Hình 2.8: Cơ cấu cho vay theo PGD 66

Hình 2.9: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ 68

Hình 2.10: Cơ cấu nọ xấu theo thời gian vay 70

Hình 2.11: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng 71

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các NHTM

mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế được những tổnthương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước Tuy nhiên, cạnh tranh giữacác tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị trường tài chính rủi

ro hơn Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cóthể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro hữu hiệu Việc xây dựngmột hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sốngcòn đối với hoạt động ngân hàng

Hoạt động tín dụng là chiếc cầu nối trung gian giữa nơi thừa vốn và nơi thiếuvốn, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng đối với sựphát triển kinh tế xã hội Đối với các NHTM, hoạt động tín dụng giữ vai trò quantrọng và là hoạt động cốt lõi mang lại hiệu quả lớn nhất cho các NHTM Tuy nhiênđây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất có thể làm cho hoạt động NHTMtrì trệ và có thể dẫn đến phá sản Việc mở rộng, tăng cường hoạt động QTRR tíndụng có mối liện hệ chặt chẽ và tác động qua lại mật thiết với nhau Việc làm thếnào để tăng cường QTRR tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng luôn làvấn đề mà NHNN và các NHTM quan tâm

Tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi Hưng Yên, việc quản trị hoạt động tín dụng luôn được ban lãnh đạo chi nhánh quantâm, và thực tế đã đạt được kết quả rất khả quan Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đãđạt được vẫn còn những hạn chế cần được giải quyết để để góp phần thúc đẩy tăngtrưởng tín dụng song cùng với nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhằm tạo

-ra sự tăng trưởng tín dụng bền vững Tăng trưởng tín dụng bền vững là yếu tố tiênquyết góp phần thúc đẩy chi nhánh phát triển, mở rộng qui mô hoạt động, đặt biệt làhoạt động tín dụng để có thể sánh kịp với các NHTM Nhà nước khác trên địa bàn

Với ý nghĩa nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp tăng cường quản trị rủi

ro tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại NHN0&PTNT huyện

Ân Thi thông qua kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng QTRRTD, đưa ra một sốnguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mô hình QTRRTD để sử dụng và xác định nhucầu thông tin của nhà quản lý Từ cơ sở đó đưa ra một số giải pháp hợp lý, khả thităng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng huyện Ân Thi giai đoạn 2015 - 2018

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tíndụng, các chỉ tiêu đánh giá cũng như các đề xuất tăng cường QTRRTD của ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ân Thi giai đoạn 2012 - 2014

- Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng NHNo&PTNT huyện Ân Thi

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2014

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận về hoạt động quản trị tíndụng, làm rõ vai trò quản trị tín dụng của NHTM từ đó thấy rõ tầm quan trọng củaquản trị tín dụng trong hoạt động kinh doanh NH và ý nghĩa của hoạt động quản trịtín dụng

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tín dụng, chất lượng tíndụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi - HưngYên để đánh giá những mặt ưu điểm đã đạt được Đồng thời phát hiện những vấn đềhạn chế còn tồn tại, tìm ra nguyên nhân chủ quan và khách quan của những củanhững hạn chế đó

- Đề xuất các giải pháp hợp lý, khả thi nhằm tăng cường hoạt động quản trịrủi ro tín dụng cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ÂnThi - Hưng Yên giai đoạn 2015 - 2018

Kiến nghị với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam,NHNN, Chính phủ về công tác chỉ đạo điều hành, giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao

Trang 14

chất lượng tín dụng tại chi nhánh

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trong luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, phươngpháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ những vấn đề của luận văn

Sử dụng các báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh, báo cáo chuyên ngành vàbáo cáo nhận xét của các phòng ban chức năng của ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn chi nhánh huyện Ân Thi và tỉnh Hưng Yên, để đánh thực trạng hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh

Nguồn thu thập thông tin: Từ ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Ân Thi,ngân hàng NNo&PTNT tỉnh Hưng Yên, trung tâm CIC, tạp chí ngân hàng, báo chí

và Internet…

- Thu thập dữ liệu:

Giai đoạn đầu của thu thập dữ liệu là việc xác định nguồn dữ liệu nghiêncứu, mẫu biểu và cách tiến hành điều tra Nghiên cứu này tập trung vào việc quảntrị tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên Dữ liệu được thu thậptại các nguồn như báo cáo hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh ÂnThi, Hưng Yên, của NHNN Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên, các số liệu từ cơ quanthống kê… Các số liệu dùng để phân tích được lấy từ số liệu thứ cấp, đây là kỹthuật lấy dữ liệu, mẫu biểu đơn giản, dễ kiểm tra và có thực

Ngoài ra luận án còn tham khảo các văn bản như nghị định, quyết định củachính phủ, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của ngân hàng nhà nước,của tỉnh Hưng Yên; các thông tin trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoahọc liên quan Đồng thời sử dụng các kiến thức được trang bị và những hướng dẫncủa các nhà khoa học, các góp ý khác của các đồng nghiệp và các nhà quản lý kinh

tế ngành ngân hàng trong nghiên cứu

Quy trình thu thập điều tra dữ liệu: Xác định dữ liệu cần thiết và lên kếhoạch thu thập  Thu thập số liệu và lên mẫu biểu, bản vẽ  Lựa chọn dữ liệu vàphân tích, đánh giá độ tin cậy

- Phân tích dữ liệu:

Trang 15

Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn, hiệu chỉnh, mã hoá vàphân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng, biểu đồ… để minh hoạ cho nhữngnội dung phân tích Qua đó sẽ đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữliệu thu thập được nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho các kết quả nghiên cứu.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Về lý luận: Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải

pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong các NHTM

- Về thực tiễn: Từ những giải pháp được đưa ra làm tài liệu tham khảo cho

các nhà quản trị ngân hàng tại ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Ân Thi, tỉnh HưngYên và cho những người quan tâm về vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong ngânhàng thương mại nói chung, ngân hàng NNo&PTNT nói riêng

7 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba phầnchính được kết cấu trong 108 trang, 17 bảng và 11 hình

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tronghoạt động Ngân hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNThuyện Ân Thi giai đoạn 2012 - 2014

Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tạiNHN0&PTNT huyện Ân Thi giai đoạn 2015 - 2018

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

1.1 Các vấn đề lý luận về QTRRTD ở ngân hàng thương mại nhà nước

1.1.1 Rủi ro tín dụng

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, loại hìnhkinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao, trong các hoạt động kinh doanh của ngânhàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất Tuy nhiên, những rủi

ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lường thậm chí làm phá sản ngân hàng

Trong tài liệu “Financial Institutions Management - A Modern Perpective”A.Saunder và H.Lange định nghĩa: rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngânhàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dựtính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về

cả số lượng và thời hạn”

Theo Timothy W.Koch: Một khi ngân hàng nắm giữ tài sản sinh lợi, rủi ro xảy

ra khi khách hàng sai hẹn, có nghĩa là khách hàng không thanh toán vốn gốc và lãitheo thỏa thuận Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giácủa vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn (BankManagement, University of South Caro1ina, The Dryden Press, 1995, page 107)

Còn theo Henie Van Greuning … Sonja Brajovic Bratanovic: Rủi ro tín dụngđược định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc hoàn trảvốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng Đây là thuộc tính vốn

có của hoạt động ngân hàng Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn hoặc tồi tệhơn là không chi trả được toàn bộ Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyểntiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng (The World Bank)

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban

Trang 17

hành kèm theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước [23] thì:“Rủi ro tín dụng trong hoạt động nhân hàng của tổ

chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa

vụ của mình theo cam kết”.

Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu chung lại chúng ta có thể rút ra cácnội dung cơ bản của rủi ro tín dụng:

- Rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ theohợp đồng bao gồm vốn vay hoặc lãi vay Sự sai hẹn có thể là trễ hạn hoặc khôngthanh toán

- Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng vàgiảm giá trị thị trường của vốn Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thua

lỗ hoặc ở mức độ cao hơn là phá sản

- Đối với các nước đang phát triển (như Việt Nam), các ngân hàng thiếu đadạng trong kinh doanh các dịch vụ tài chính, các sản phẩm dịch vụ cong nghèo nàn,

vì vậy tín dụng được coi là dịch vụ sinh lời chủ yếu và thậm chí gần như duy nhất,đặc biệt đối với các ngân hàng nhỏ Vì vậy rủi ro tín dụng cao hay thấp sẽ quyếtđịnh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

- Mặt khác, rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồngbiến với nhau trong một phạm vi nhất định (lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì rủi rotiềm ẩn càng lớn)

- Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên rủi ro không thể loại trừ mà chỉ cóthể hạn chế sự xuất hiện và tác hại do chúng gây ra

Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng,

do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất Điều này có nghĩa là một khoản vay

dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có

tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tưtín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro Cáchhiểu này sẽ giúp cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng được chủ động trong phòng

Trang 18

ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo chống đỡ và bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro.1.1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của ngân hàng Nhà nước về việcban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng [23]

- Rủi ro hệ thống: là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các khoản vay

của ngân hàng Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như sự sụt giảmGDP, biến động lãi suất, tốc độ lạm phát thay đổi là những minh chứng cho rủi ro

hệ thống, những biến đổi này tác động đến khả năng trả nợ của các khách hàng

Trong rủi ro hệ thống trước hết phải kể đến rủi ro thị trường Rủi ro thịtrường xuất hiện do phản ứng của các nhà kinh doanh đối với các hiện tượng trênthị trường Chẳng hạn như sự thiếu quy hoạch phân bổ đầu tư một cách hợp lý, côngkhai đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành Nền kinh tế thịtrường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào cólợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không mang lại lợi nhuận, và do đó dẫnđến sự chuyển dịch vốn từ ngành này sang ngành khác Nếu để sự cạnh tranh pháttriển một cách tự phát mà không có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước sẽ dẫn đến sựgia tăng quá đáng vốn đầu tư ở một số ngành, gây khủng hoảng thừa, lãnh phí tàinguyên quốc gia

Kế đến là rủi ro về lãi suất tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi biến đổi của lãisuất thay đổi không theo như dự tính của ngân hàng Sự thay đối lãi suất thị trường

có thể tác động mạnh đến thu nhập và chi phí của ngân hàng Rủi ro lãi suất có thểbiểu hiện dưới dạng rủi ro xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất, rủi rotương quan lãi suất, rủi ro quyền chọn đính kèm

Rủi ro xác định lại lãi suất xảy ra khi có sự khác biệt giữa lãi suất cho vay vàlãi suất huy động Trong trường hợp lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gianvay mà lãi suất huy động lại phụ thuộc vào biến động thị trường Khi lãi suất huyđộng tức là giá vốn đầu vào biến động theo chiều hướng tăng mà lãi suất đầu ra cốđịnh hoặc cho dù có thay đổi nhưng không theo như ý ngân hàng thì ngân hàng

Trang 19

gánh chịu thiệt hại về lợi nhuận

Rủi ro đường cong lãi suất phát sinh khi có sự thay đổi về độ dốc và hìnhdạng của đường cong lãi suất Đây chính là rủi ro về mặt kỳ hạn của các khoản tíndụng Ví dụ Ngân hàng cấp tín dụng 10 năm nhưng lại dùng nguồn vốn trung han 5năm để tài trợ thì ngân hàng sẽ thua lỗ nếu có sự gia tăng không cân xứng của lãisuất với thời hạn ngắn hơn

Rủi ro tương quan lãi suất: Phát sinh khi có một sự tương quan không hoànhảo trong sự điều chỉnh của lãi suất thu được và lãi suất phải trả trên các công cụkhác nhau mà đáng lẽ ra có các đặc điểm tương tự về xác định lại lãi suất Ví dụ:một khoản cho vay 1 năm bằng đô la mỹ được xác định lại lãi suất hàng tháng vàtham chiếu lãi suất Sibor hoặc Libor Nếu khoản vay đó lại được tài trợ bằng nguồnvốn tham chiếu lãi suất tín phiếu kho bạc của Hoa Kỳ với thời hạn 1 tháng, ai có thể

hy vọng rằng hai loại lãi suất này sẽ thay đổi song song với nhau (như vẫn thườngthấy) Tuy nhiên, nếu mối quan hệ của hai loại lãi suất này lại ngoài dự kiến, ngânhàng có thể phải gánh chịu một khoản lỗ tiềm năng…

- Rủi ro không hệ thống: là rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một

nhóm tài sản, nghĩa là rủi ro này chỉ liên quan đến một loại khỏan vay cụ thể nào

đó Rủi ro không hệ thống bao gồm rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính Trong quátrình kinh doanh, định mức thực tế không đạt được như theo kế hoạch gọi là rủi rokinh doanh, chẳng hạn lợi nhuận trong năm tài chính thấp hơn mức dự kiến Rủi rokinh doanh được cấu thành bởi yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại trong công ty Rủi

ro nội tại phát sinh trong quá trình công ty hoạt động Rủi ro không hệ thống baogồm các lọai rủi ro sau:

Rủi ro tín dụng do đọng vốn: Đây là rủi ro mà ngân hàng huy động vốnnhưng không có kênh cho vay hoặc đầu tư Để huy động được vốn, ngân hàng phảitrả lãi hay nói cách khác là chi phí vốn Nếu không cho vay ra được, ngân hàng vẫnphải trả chi phí cho nguồn vốn huy động đầu vào Nếu tình trạng này kéo dài, ngânhàng sẽ gặp thiệt hại đáng kể

Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi: Rủi ro này gắn liền với hoạt động

Trang 20

quan trọng nhất và có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt độngtín dụng Rủi ro trong hoạt động thu hồi vốn và lãi là khả năng tổn thất xảy ra khikhách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đúng hạn gốc và lãi Theo quyếtđịnh 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của ngân hàng nhà nước Việt Nam thìrủi ro tín dụng trong hoạt động thu hồi vốn và lãi được phân loại như sau:

Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năngthu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơcấu lại

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn

đã cơ cấu lại

-Các khỏan nợ đã được gia hạn từ lần 2 trở đi

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngàytheo thời hạn đã cơ cấu lại

1.1.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Có thể nói rủi ro tín dụng rất đa dạng và nó liên quan đến toàn bộ quá trìnhtín dụng của ngân hàng với khách hàng và nền kinh tế Chính vì lẽ đó nguyên nhân

Trang 21

rủi ro tín dụng cũng nhiều và đa dạng như: rủi ro thị trường (giá cả hàng hóa biếnđộng, tỷ giá biến động…); rủi ro từ phía khách hàng (do dự án, phương án kinhdoanh kém hiệu quả, không khả thi…); rủi ro do môi trường (kinh tế, pháp lý); rủi

ro từ phía ngân hàng mang yếu tố kỹ thuật và yếu tố con người: rủi ro nghiệp vụ, rủi

ro giao dịch…

Tuy nhiên, theo đánh giá chung nhất thì có các nguyên nhân chính sau: Một là, do yếu tố nguồn nhân lực: Yếu tố nguồn nhân lực là một trongnguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng thể hiện qua các mặt sau:

- Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cán bộ tín dụng hạn chế: Chính sự hạnchế về năng lực và trình độ nghề nghiệp là kết quả của những quyết định cho vaykhông đúng, quyết định đầu tư vào những phương án, dự án kinh doanh kém hiệuquả Sự hạn chế này trong quá trình thẩm định và quyết định cho vay, quá trìnhphân tích và đánh giá khách hàng, đánh giá doanh nghiệp đã dẫn đến đầu tư sai vàdẫn đến rủi ro tín dụng Mặt khác, khả năng phân tích dự án của cán bộ tín dụng cònhạn chế, nhất là các dự án kinh tế lớn có thời gian đầu tư dài đòi hỏi khả năng phântích, đánh giá và dự báo tốt với nhiều yếu tố, chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan đếnkhả năng thực hiện và tính khả thi của dự án

- Đạo đức của cán bộ tín dụng: Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng là vấn đềcần đặc biệt quan tâm, nó đã và đang là nguyên nhân thuộc yếu tố nguồn nhân lựcdẫn đến rủi ro tín dụng, với mức độ tác động ảnh hưởng là rất lớn

Hai là, yếu tố kỹ thuật: yếu tố này thể hiện những hạn chế trong hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng, công tác kiểm soát nội bộ, quy trình và thủ tục tín dụngcũng như chính sách tín dụng của ngân hàng, cụ thể:

- Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng chủ yếu dựa trên hệ thống cơ chế chínhsách tín dụng, các quy trình về cho vay đảm bảo an toàn tín dụng Tuy nhiên, trongcông tác quản trị rủi ro tín dụng việc tuân thủ các quy trình cũng chưa được thựchiện một cách triệt để, không tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập

Trang 22

dự phòng Ngoài ra, hệ thống thông tin không được trang bị đủ để phục vụ trongcông tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộchưa cao, việc chấp hành các quy định của NHNN về an toàn vốn, tín dụng, bảolãnh tại một số NHTM chưa được chấp hành đầy đủ, công tác tổ chức, quản trị cán

bộ tín dụng còn bất cập

- Đối với chính sách tín dụng: chính sách tín dụng không hợp lý, đầu tư tíndụng nhiều vào dự án lớn, tỷ trọng cho vay trung dài hạn cao trong khi đó nguồnvốn dài hạn thấp, tập trung cho vay nhiều vào một loại thành phần kinh tế, chínhsách tín dụng quan tâm quá mức đến vấn đề tài sản đảm bảo nợ vay, quá nhấn mạnhvào lợi nhuận và muốn phát triển nhanh, không cân xứng với thực lực ngân hàng,không có được những giải pháp đúng và không có được những quy định kịp thời để

xử lý những trường hợp cho vay có dấu hiệu của một khoản cho vay kém an toàn.Chính sách tín dụng không phù hợp với các điều kiện thực tiễn, thiếu một quy chếđầy đủ, chặt chẽ để đảm bảo an toàn khi cho vay

Ba là, yếu tố thị trường, yếu tố khách hàng:

- Yếu tố thị trường: Việc biến động của giá cả, đặc biệt là giá cả hàng hóachủ lực, nguyên nhiên liệu đầu vào như sắt thép, xăng dầu…tác động ảnh hưởngtrực tiếp đến việc triển khai dự án, đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng vàgây ra rủi ro tín dụng Mặt khác, những diễn biến phức tạp của thị trường hànghóa, thị trường xuất khẩu, là nguyên nhân tiềm ẩn, chứa đựng rủi ro đối với hoạtđộng tín dụng

- Yếu tố khách hàng: Do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích,tiền vay không có tác dụng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến doanhnghiệp vay vốn làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngânhàng Ngoài ra, phần lớn những nguyên nhân dẫn đến khoản cho vay kém và mất an

Trang 23

toàn bắt nguồn từ tình trạng mất khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng trả nợ bịsuy yếu hoặc không còn khả năng, nguyên nhân có thể do: năng lực và trình độquản trị yếu kém; Thiếu vốn hoặc tỷ trọng vốn vay quá lớn trong tổng nguồn vốnhoạt động; Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứngđược nhu cầu của thị trường Thêm vào đó, bản thân doanh nghiệp thiếu ý thứctrong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng mặc dù khảnăng tài chính của doanh nghiệp có.

Bốn là, môi trường kinh tế, pháp lý:

- Môi trường kinh tế không thuận lợi (chịu tác động của các nhân tố nhưthay đổi chính sách của Chính Phủ, chỉ số cán cân thanh toán, hoạt động đầu tưnước ngoài, giá trị của đồng bản tệ, lãi suất, mối quan hệ giữa các ngành côngnghiệp, phản ứng và hành động của người tiêu dùng); Chu kỳ hoạt động của doanhnghiệp (chịu sự tác động bởi những thành tựu công nghệ, mức độ cạnh tranh, chínhsách của Chính Phủ, những điều luật mới về sở hữu, cầm cố và thế chấp tài sản…hoặc những quy định mới có thể đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp, sự thay đổiquan điểm và sở thích của người tiêu dùng)

- Tình hình kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như:biến động của giá vàng thế giới, giá một số ngoại tệ mạnh hoặc giá một số vật tưchủ yếu có xu hướng tăng cao

1.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng

1.1.2.1 Khái niệm

Quản trị rủi ro chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗiNHTM Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM ápdụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảmthiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác đểngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức

Trang 24

mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường [22, 3]

Quản trị rủi ro là bộ phận quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mỗiNHTM, đồng thời với mỗi loại rủi ro cụ thể lại áp dụng các phương pháp quản trịriêng Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, cácchính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn,hiệu quả và phát triển bền vững Đồng thời, phải tăng cường các biện pháp phòngngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đótăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinhdoanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM

1.1.2.2 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

Để quản trị rủi ro tín dụng, ngân hàng thường quan tâm đến các nội dung sau: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng; phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng; cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng; sổ tay tín dụng; kiểm tra tín dụng; xử lý rủi ro tín dụng [3]

* Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng

Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng không những được coi là các văn bản chỉ đạo hoạt động và hướng dẫn hoạt động tín dụng hàng ngày, mà còn được coi là một phương thức để quản trị rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng triển khai hiện nay Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng giúp cho hoạt động phân tích tín dụng phát triển trong tầm kiểm soát Vì thông qua đó, hoạt động tín dụng được điều tiết từ định hướng phát triển, chính sách ứng xử đối với khách hàng, các bước thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo đó chỉ ra trách nhiệm của từng người, từng bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động tín dụng nhằm thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong khuôn khổ mức rủi ro hợp lý.

Trang 25

Mỗi một ngân hàng có một chính sách tín dụng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện thị trường, môi trường chính sách vĩ mô, tuy nhiên đều có những nội dung

cơ bản sau:

- Chính sách tín dụng được xây dựng trên những cơ sở nhất định như: các

quy đinh của pháp luật, của NHTW về hoạt động tín dụng; đinh hướng chiến lược dài hạn của ngân hàng; phương châm kinh doanh đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.

- Phân cấp quản lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng

vùng địa lý theo chiến lược của ngân hàng Quy đinh những trường hợp khuyến khích, hạn chế cho vay, thận trọng trong cho vay, không cho vay.

- Xây dựng một chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả và toàn diện với một

hoặc một số nhóm khách hàng Để ra quyết định quan hệ tín dụng đối với một đối tượng khách hàng, ngân hàng phải phân tích tình hình khách hàng một cách toàn diện Phải căn cứ vào danh mục tín dụng ngân hàng: loại tín dụng, kỳ hạn tín dụng,

độ lớn tín dụng,và chất lượng tín dụng.

- Phân cấp thẩm quyền cho vay đến từng cán bộ tín dụng, không phải cán bộ

tín dụng nào cũng được phụ trách và quản lý các khoản vay với mức dư nợ cao, nhà quản lý phải sắp xếp và phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng theo nhóm và phân cấp hạn mức cho cán bộ tín dụng Mặt khác, phân cấp hạn mức tới từng đơn vị, tùy vào khả năng và tình hình hoạt động của từng đơn vị mà phân cấp hạn mức cho phù hợp.

- Quy trình xử lý công việc, phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và

báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.

- Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và ra quyết định đối với đơn xin vay của

khách hàng Quy trình thẩm định phải đảm bảo tính khoa học đồng thòi hạn chế được rủi ro.

- Danh mục các loại tài sản có thể chấp nhận làm tài sản đảm bảo và những

Trang 26

loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo.

* Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

+ Nhận dạng rủi ro: Là một bước đầu tiên để có một chu trình quản trị rủi

ro tín dụng Nhận dạng rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo, tìm ra nguyên nhân rủi ro và dự đoán tổn thất tiềm năng.

+ Đánh giá rủi ro: tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng thông qua chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó phân loại nợ và trích lập dự phòng.

+ Phân tích rủi ro: lượng hoá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt, tính toán để dự báo mức độ thiệt hại nếu rủi ro xẩy ra nhằm xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng đối tương vay giúp cho lãnh đạo ngân hàng điều hành chỉ đạo.

+ Ra quyết đinh kiểm soát

+ Giám sát và xem lại: giám sát hàng ngày đối với lĩnh vực có rủi ro cao và

dự báo các rủi ro tiềm năng, lập dự phòng ngay từ giai đoạn đầu Định kỳ xem lại chiến lược quản tri rủi ro.

* Phân loại, đánh giá khách hàng và xếp hạng tín dụng

Một cơ chế hoạt động quan trọng của ngân hàng chính là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn khách hàng tốt để cho vay Việc phân loại khách hàng thường được thực hiện thông qua các mô hình đánh giá mức độ rủi ro tín dụng Các mô hình này rất đa dạng gồm có mô hình định tính và mô hình định lượng

Thực chất của việc xếp hạng tín dụng là mô hình lượng hoá rủi ro Mô hình này vừa khắc phục được phương thức truyền thống là sử dụng định tính để đánh giá khoản vay đồng thòi cho phép xử lý nhanh chóng các đơn xin vay, giảm chi phí, đảm bảo tính khách quan, góp phần tích cực vào việc kiểm soát rủi ro tín dụng.

Xếp hạng tín dụng là việc chấm điểm rủi ro tín dụng của khách hàng, việc

Trang 27

đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng, thực hiện việc trích lập dự phòng đối với từng khách hàng, đáp ứng yêu cầu phân loại xếp hạng khách hàng theo chỉ đạo của NHNN.

Một số các chỉ tiêu tài chính các ngân hàng thường dùng để đánh giá phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

Trang 28

Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu dùng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng

Chỉ tiêu Ý nghĩa của chỉ tiêu trong đánh giá tình hình

tài chính của khách hàng

1 Chỉ tiêu thanh khoản

Tỷ số thanh khoản nhanh =

(TSLĐ bằng tiền + Đầu tư ngăn

2 Chỉ tiêu hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho = Giá

vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình

quân Vòng quay tài sản = Doanh

thu/TỔng tài sản hình quân.

-Vòng quay hàng tồn kho cao thể hiện dự trữ

hàng tồn kho lớn, điều này có thể là không tốt

vì doanh nghiệp không đủ hàng hoá sẽ bị mất khách hàng hoặc đã mua qua nhiều mà không tiêu thụ được.

-Vòng quay tài sản phản ánh năng lực sử dụng

tổng tài sản để tạo doanh thu, chỉ tiêu này càng cao càng có lợi thế.

Kỳ thu tiền hình quân = (Các

khoản phải thu hình quân X 360)/

Doanh thu

- Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời hạn tín dụng thương mại bình quân ngày mà ngân hàng đã cấp cho doanh nghiệp.

3 Chỉ tiêu đòn cân nợ - Tỷ số nợ (hệ số đòn bẩy) phản ánh hoạt động

của doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn vay lớn.

Trang 29

Chỉ tiêu Ý nghĩa của chỉ tiêu trong đánh giá tình hình

Tỷ số khả năng trả lãi = lợi tức

trước thuếvà lãi / chi phí trả lãi

- Tỷ số vốn chủ sở hữu cao chứng tỏ doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn tự có, ngân hàng cho vay sẽ an toàn hon.

- Khả năng trả lãi tiền vay phản ánh khả năng

thanh toán nợ và lãi vay ngân hàng và tránh những khó khăn về tài chính Phản ánh mức độ

an toàn của thu nhập để có thể trả lãi cho chủ nợ.

4 Chỉ tiêu thu nhập

Tỷ suất lợi nhuận / Doanh

thu = Lợi nhuận sau thuế /

Tỷ suất lợi nhuận/TỔng tài

sản = Lợi nhuận sau thuế/TỔng

tài sản BQ

- Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận / Vốn chủ

sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / vốn

Trang 30

Chỉ tiêu Ý nghĩa của chỉ tiêu trong đánh giá tình hình

tài chính của khách hàng đến hạn trả nợ

Ngoài ra có nhiều mô hình xếp hạng tín dụng và lượng hoá rủi ro như mô hình chất lượng dựa vào yếu tố 6C; mô hình xếp hạng của Moody’s và mô hình Standard & Poor’s; mô hình điểm số Z-Credit scoring model; mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng.

* Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

để xử lý rủi ro tín dụng trong hoại động ngân hàng (sau đây được gọi tắt là Quyết đinh 493/2005) cho phép phân loại nợ theo phương pháp “định lượng” được quy định tại điều 6 và còn cho phép các tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện và phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo phương pháp đinh tính được quy định tại điều 7 nếu được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

Phương pháp ‘định lượng’ (điều 6)

Bảng 1.2: Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo

phương pháp định lượng

Tỷ lệ trích lập dự phòng Nhóm 1: Nợ đủ

tiêu chuẩn

- Các khoản nợ trong hạn được đánh giá có đủ

khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.

- Các khoản nợ có thể phát sinh trong tương lai

như các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay, chấp

Nhóm 2: Nợ cần

chú ý

Các khoản nợ quá hạn < 90 ngày

Các khoản nợ cơ cấu lại thòi hạn trả nợ theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

5%

Nhóm 3: Nợ

dưới tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thòi hạn trả nợ quá hạn

< 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

20%

Trang 31

Nhóm 4: Nợ

nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360

ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thồfi hạn trả nợ quá

hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thồfi hạn đã cơ cấu lại.

50%

Nhóm 5: Nợ có

khả năng mất

vốn

- Các khoản nợ quá hạn > 360 ngày.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn

> 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

- Các khoản nợ khoanh chò Chính phủ xử lý. 100%

Cần chú ý là cho dù có tiêu chí thời gian quá hạn trả nợ cụ thể để phân loại

nợ như trên, ngân hàng vẫn có quyền chủ động tự quyết định phân loại bất kỳ khoản nợ nào vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.

Phương pháp ‘định tính’ (điều7)

Lần đầu tiên phương pháp ‘đinh tính’ được Quyết đinh 493 cho phép áp dụng đối với ngân hàng có đủ điều kiện Theo phương pháp này, nợ cũng được phân thành năm nhóm tương ứng như năm nhóm nợ theo cách phân loại theo phương pháp định lượng, nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ, mà căn cứ trên hệ thống xếp hanh tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của ngân hàng và được NHNN chấp thuận Cụ thể:

Bảng 1.3: Bảng Phân loại nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo

phương pháp định tính

Tỷ lệ trích lập dự phòng Nhóm 1: Nợ

đủ tiêu chuẩn

Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi đúng hạn 0% Nhóm 2: Nợ

cần chú ý

Các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Trang 32

chuẩn nợ này được ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn

*Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Kết quả của việc quản trị rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro xẩy ra đối với hoạt động tín dụng Các chuyên gia cho rằng, một số tài sản của ngân hàng đặc biệt là các khoản cho vay giảm giá hay không thể thu hồi được là biểu hiện của rủi ro tín dụng Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là nhỏ nên một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề sẽ có thể đẩy ngân hàng tới nguy cơ phá sản Một số chỉ tiêu sau đây được sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng.

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi

đã quá hạn.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) được quy định tại điều 6 và điều 7 Quyết định 493/2005.

Các khoản tín dụng có vấn đề là các khoản vay chưa đến hạn, chưa được xếp vào loại nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, ngân hàng phát hiện thấy khách hàng có những dấu hiệu không trả được nợ vay,

Đây là các chỉ tiêu số tuyệt đối, các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là chưa tốt.

Các chỉ tiêu số tương đối rất quan trọng đo lường rủi ro tín dụng được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Tỷ số giữa giá tri các khoản nợ quá hạn và/hoặc nợ xấu so với tổng dư nợ.

Tỷ lệ các khoản nợ đã cơ cấu lại và/hoặc khoản xoá nợ ròng so với tổng dư nợ.

Trang 33

Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ hay so với vốn chủ sử hữu.

Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng được trích lập so với tổng dư nợ hay với tổng vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ mất vốn = Tổng số vốn mất đã xoá trong kỳ / Dư nợ bình quân trong kỳ (1-1)

Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng tài sản (1-2)

* Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng là một trong những nội dung quan trọng để quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Một ngân hàng có một cơ cấu

tổ chức tốt, phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế sẽ tạo ra một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt nhất Do đó, các ngân hàng luôn cơ cấu lại, sắp xếp lại

bộ máy tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

* Sổ tay tín dụng

Xây dựng sổ tay tín dụng thực chất là việc tập hợp toàn bộ văn bản quy định hướng dẫn hoạt động cấp tín dụng của một ngân hàng Việc thực hiện theo quy trình, quy định, hướng dẫn của sổ tay tín dụng là yêu cầu bắt buộc của cán bộ tín dụng Đây là cuốn cẩm nang giúp cho cán bộ tín dụng thực hiện theo quy trình thống nhất, minh bạch, tuân thủ các quy định của pháp luật Nhà nước tránh được các rủi ro về mặt pháp lý.

* Kiểm tra tín dụng

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình hình tài chính của một số công ty, cá nhân đang có dư nợ ở ngân hàng Các món nợ của các đối tượng khách hàng hên có thể sẽ trở thành nợ xấu Nhiệm vụ của cán bộ tín dụng phụ trách khoản vay phải có hách nhiệm theo dõi bám sát món vay mà mình quản lý, thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc định kỳ theo quy trình tín dụng Nội dung công tác kiểm tra tín dụng bao gồm:

- Tiến hành kiểm tra đinh kỳ đối với các loại tín dụng

- Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung quá trình kiểm tra một cáchthận trọng, chi tiết như: lên kế hoạch trả nợ cho khách hàng, đảm bảo khách hàng

Trang 34

không chậm trễ trong việc thanh toán nợ theo kế hoạch; kiểm tra chất lượng của tàisản dùng làm bảo đảm tín dụng; kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tíndụng, bảo đảm ngân hàng có đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảođảm tín dụng đối với người vay trước toà án nếu cần thiết; đánh giá điều kiện tàichính và những dự báo những dấu hiệu thay đổi bất thường về mọi mặt của ngườivay, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay; đánh giá xem khoảntín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quanpháp lý đặt ra.

- Kiểm tra thường xuyên những món vay lớn vì khi xẩy ra rủi ro đối với

những món vay lớn sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tình hình tài chính của ngân hàng

- Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống, hoặc

những ngành nghề được ngân hàng cấp nhiều tín dụng đang có những vấn đề có thể gây ra rủi ro đối với ngân hàng.

Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng là công tác quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng Tuy nhiên quy trình kiểm tra phải xây dựng như thế nào cho có hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng Một quy trình chặt chẽ nhưng quá rườm rà phức tạp không phải là sự lựa chọn hợp lý mà phải đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thực thi Việc kiểm tra tín dụng sẽ giúp cho các nhà quản

lý điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn, có thể đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật Ngoài ra cần xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.

Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

Trang 35

Một là: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xoá nợ theo quy định của pháp luật Trong những trường hợp cần thiết, sau khi xem xét hồ sơ khách hàng có thể miễn, giảm lãi đối với khách hàng vay vốn.

Hai là: Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay cho nghĩa vụ trả nợ, tự bán tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.

Ba là: Trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất về tiền vốn, tài sản.

Bốn là: Khỏi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại toà án để thu hồi nợ và tài sản.

1.2 Thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng Vệt Nam

1.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của HD Bank

HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên đã công bố thực hiện thànhcông hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ gồm 9 bộ chỉ tiêu xếp hạng dành cho 4 đốitượng khách hàng: định chế tài chính, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân.Việc ứng dụng hệ thống này sẽ giúp HDBank đánh giá được chất lượng tín dụng,phân nhóm khách hàng cũng như lượng hóa tín dụng, phân loại nợ, trích lập dựphòng, quản trị chất lượng tín dụng hiệu quả và toàn diện Tính đến nay, tỷ lệ nợxấu của HDBank đã được kiểm soát ở mức trên 1%/năm

Đồng thời, HDBank đã xây dựng được khối quản trị rủi ro và kiểm soát tuânthủ theo theo tiêu chuẩn quốc tế gồm các phòng ban (Quản lý rủi ro, Thẩm định giá,Pháp chế, Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Xử lý nợ, ) Các phòng ban này liên kết chặtchẽ với nhau tạo thành quy trình thẩm định khép kín thực hiện các hoạt động quảntrị rủi ro tín dụng và rủi ro phi tín dụng như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, pháp

lý, rủi ro nhân lực và các hoạt động khác Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đã hoànthành chuẩn hóa nhiều văn bản nội bộ, quy trình xét duyệt thẩm định, đẩy mạnhcông tác giám sát từ xa, xây dựng bộ tiêu chuẩn quản trị rủi ro, đơn giản thủ tụcvay, thời gian giải ngân nhanh chóng (chỉ trong ba ngày với những hồ sơ hợp lệ)góp phần đem lại sự tín nhiệm và hài lòng cho khách hàng

1.2.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank

Trang 36

Trước xu thế phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, thể chế tíndụng đã có những thay đổi quan trọng, đó là: chuyển từ lãi suất cố định, sang lãisuất khung và đến nay là lãi suất thoả thuận; tách tín dụng chính sách ra khỏi tíndụng thương mại; bổ sung các nghiệp vụ tín dụng mới; mở rộng đối tượng tiếp cậntín dụng; trao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các NHTM….

Bước phát triển chính sách tín dụng của VietinBank là quá trình kế thừa, pháthuy giá trị sẵn có, thay đổi để thích nghi với sự biến động của môi trường kinh tế,

xã hội và phù hợp pháp luật trong từng thời kỳ, tiếp cận nhanh chóng xu thế mới,thông lệ quốc tế, các phương pháp quản lý tiên tiến… Giá trị cốt lõi là chuyển từ tưduy bao cấp sang tư duy tín dụng thị trường Theo đó tín dụng đã hướng tới phục vụnhu cầu hợp lý của khách hàng, tạo ra lợi nhuận trên cơ sở chấp nhận rủi ro đi kèm,các quyết định tín dụng dựa trên đánh giá lợi ích, rủi ro và có biện pháp kiểm soátrủi ro

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệthống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăngcường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu thammưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý kháchhàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản

lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suygiảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độclập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ) Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lạinhững kết quả quan trọng

Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linhhoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăngtrưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể,tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tếphát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nềnkinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự ánkinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự

Trang 37

phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu.

Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đếnnay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp

lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Cơ cấu tín dụng theo địa bàn, đối tượng khách hàng, mục đích sửdụng vốn, ngành hàng, kỳ hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay… đượcđiều chỉnh theo hướng tích cực Chất lượng tín dụng được nâng cao và trở thànhmột trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất

Vietinbank chú trọng quản lý điều hành tập trung bằng cơ chế, chính sách,quy trình tín dụng, thực hiện phân quyền cho các cá nhân, đơn vị trong quá trìnhthực hiện Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảocác giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như cácbiện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứchi nhánh nào, cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau Đồng thời,các cá nhân, đơn vị được quyền chủ động thực hiện thông qua việc phân cấp, uỷquyền của Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc và các cấp có thẩm quyền trên cơ sởphù hợp với môi trường, chất lượng hoạt động, xếp hạng tín dụng của từng đơn vị

và năng lực, trình độ, kinh nghiệm quản lý của người được uỷ quyền

1.2.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị(HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành

là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn vềquyền lợi Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, đượcChủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúpHĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tínhminh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề cóquá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá

cơ hội hoặc dự phòng rủi ro Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban

Trang 38

chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận

hỗ trợ Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toánnội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vịkinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng

do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố Hiện tại,VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang “hợptác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng

* Bài học cho các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi - Hưng Yên nói riêng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Phải tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâutrong quy trình giải quyết các khoản vay

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tíndụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng

- Xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro với bộ máyquản trị điều hành thông suốt, thông tin phòng ngừa rủi ro chất lượng

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp loại kháchhàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro

- Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro vàcác quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một số đề tài tiêu biểu liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng như sau:

a “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Gia Lâm - Hà Nội” (2009), luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Thị

Thuỳ Dung, Đại học nông nghiệp Hà Nội

* Đối tượng nghiên cứu là vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại NH

NN & PTNT Gia Lâm - Hà Nội.

* Phạm vi nội dung nghiên cứu là nghiên cứu hoạt động tín dụng của ngân

Trang 39

hàng, xác đinh rủi ro và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản tậ rủi ro tín dụng tại NH NN & PTNT Gia Lâm.

* Phạm vi số liệu được sử dụng phân tích

+ Số liệu mang tính thời điểm cập nhật vào ngày 31/12/2008.

+ Số liệu mang tính thòi kỳ được cập nhật trong 4 năm từ năm 2005 - 2008.

* Phạm vi không gian nghiên cứu tại NH NN & PTNT Gia Lâm - Hà Nội.

* Phạm vi thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2008 đến tháng 12/2009.

Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Dung đã đưa ra được một số giải pháp đểQTRRTD của NHNo&PTNT chi nhánh Gia Lâm như sau:

Một là: Tích cực xử lý nợ xấu và nợ quá hạn

Ngân hàng có thể dùng biện pháp khai thác khách hàng vay: khi khách hàng vay gặp rủi ro mà chưa cần đến cơ quan pháp luật xử lý Ngân hàng làm tư vấn cho khách hàng đưa ra biện pháp tháo gỡ những khó khăn, chuyển hướng sản xuất kinh doanh, tích cực thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí, giải quyết hàng tồn đọng, thậm chí ngân hàng có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh của khách hàng

Ngân hàng có thể vận dụng xử lý phù hợp với khách hàng: có thể giảm nợ hoặc cho vay liên vụ thêm thời hạn hoặc có thể hạ lãi suất vay, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ Tuy nhiên, biện pháp này cũng có mặt trái của nó nên ngân hàng cần đánh giá đúng và chính xác khả năng trả nợ của khách hàng sau này.

Hai là: Hoàn thiện các công cụ quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, có rất nhiều các công cụ phục vụ cho hoạt động quản tri rủi ro tín dụng mà nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng Ngân hàng nên lựa chọn và áp dụng một mô hình xếp hạng tín dụng và lượng hoá rủi ro sao cho phù hợp với điều kiện của mình (như mô hình chất lượng dựa vào yếu tố 6C; Mô hình điểm số Z- Credit scoring model; mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng Các mô hình này nó là công cụ đắc lực cho nhà quản trị có những quyết sách đúng đắn khi quyết định cho vay

Ba là: Cần phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác

Trang 40

nhau như bộ phân quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khỏi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm đinh tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay

Bốn là: Hoàn chỉnh sổ tay tín dụng và coi sổ tay tín dụng như cẩm nang hoạt động tín dụng của cán bộ tín dụng.

Khi có một sự thay đổi nào trong nội dụng của sổ tay tín dụng, Ngân hàng tổ chức tập huấn nội dụng quy đinh mới đó để cán bộ có thể hiểu và vận dụng chính xác các văn bản quy phạm đó.

Năm là: Nâng cao chất lượng thẩm đinh và hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm soát khoản vay.

Trong khâu thẩm định khách hàng, Cán bộ tín dụng phải luôn đặt các tiêu chí như thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực tài chính, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoàn trả nợ vay, uy tín của khách hàng đó là những thông tin được xếp vào vị trí quan trọng hàng đầu và phải được cán bộ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình và thực hiện đúng tất cả các quy định đã đề ra khi thực hiện thẩm đinh khách hàng.

Nếu phát hiện có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị thu hồi nợ sớm hoặc chuyển nợ quá hạn.

Sáu là: Trích bổ sung số dự phòng rủi ro tín dụng còn thiếu, những khoản vay mới phải trích lập đúng và đủ dự phòng rủi ro tín dụng Mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay Tuân thủ theo các điều kiện bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước và của Ngân hàng.

Bẩy là: Chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: với quan điểm nguồn nhân lực là nguồn tài sản quý giá nhất Cần có chính sách thu hút nhiều cán bộ có chuyên môn về tài chính ngân hàng trong và ngoài nước, trong lĩnh vực quản trị rủi ro cần tuyển dụng cán bộ chuyên về lĩnh vực này; Đào tạo và

Ngày đăng: 06/11/2015, 11:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w