Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 33)

- Các khoản nợ khoanh chò Chính phủ xử lý 100%

1.2.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của VIB

Tại VIB, cơ cấu quản trị được xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lược và Ban điều hành là người thực thi chiến lược, nếu không “rõ ràng” điều này sẽ dấn đến mâu thuẫn về quyền lợi. Bên cạnh đó, những ủy ban độc lập như Ủy ban tín dụng độc lập, được Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp HĐQT nắm vững được tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lượng tín dụng tại VIB

Trên thực tế, quản lý rủi ro tại Việt Nam thường phải đối mặt với vấn đề có quá ít hoặc quá nhiều dữ liệu nhưng không phù hợp cho quá trình phân tích đánh giá cơ hội hoặc dự phòng rủi ro. Để khắc phục vấn đề này, tại VIB có những phòng ban chuyên trách, mô hình đồng nhất, nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng lớp bảo vệ (Đơn vị kinh doanh - Đơn vị quản lý - Kiểm toán nội bộ) giúp VIB tăng cường vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do các hình thức rủi ro gây ra như: chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố. Hiện tại, VIB đang dần dần thay đổi văn hóa của quản trị rủi ro từ “kiểm soát” sang

“hợp tác” mà không ảnh hưởng đến chất lượng rủi ro tín dụng.

* Bài học cho các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi - Hưng Yên nói riêng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

- Phải tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động tín dụng và thẩm quyền phán quyết tín dụng.

- Xây dựng và ứng dụng hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro với bộ máy quản trị điều hành thông suốt, thông tin phòng ngừa rủi ro chất lượng.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp loại khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w