Thực hiện kiểm tra, giám sát việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 94)

- Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác

c Thời gian Công việ ụ thể

3.2.4. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan

Để đánh giá được thực trạng rủi ro tín dụng tại một ngân hàng từ đó đề ra được các biện pháp áp dụng, đưa ra được các công cụ quản lý nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra, cần phải sử dụng nhiều biện pháp, cách thức, cần thu thập, phân tích thông tin từ nhiều nguồn, nhiều chiều, có những thông tin chỉ được phản ánh trên số liệu sổ sách kế toán khi rủi ro đã thực sự xảy ra (chẳng hạn như việc bạn đọc được, tổng hợp được số liệu về nợ quá hạn qua tài khoản theo dõi nợ quá hạn thì lúc đó rủi ro đã thực sự xảy ra, khách hàng vay đã thực sự quá hạn), do

đó để có thể ngăn ngừa, phòng trừ rủi ro ngoài việc phải phân tích đánh giá thực trạng rủi ro, bộ phận QTRRTD phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan như hạch toán cho vay, thu nợ, chuyển nợ v..vv.

Xây dựng thành quy chế, chương trình kế hoạch kiểm tra giám sát việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ liên quan, chẳng hạn: Khi thấy trong cùng một ngày mà một khách hàng vừa hạch toán thu nợ xong lại cho vay ngay thì nên nghĩ đến vấn đề đảo nợ, qua đó thấy được thực trạng tình hình hình tài chính của khách hàng từ đó xem xét mức độ đầu tư của ngân hàng, đồng thời cần chấn chỉnh bộ phận tín dụng để xảy ra tình trạng đảo nợ, xây dựng quy chế cho vay có đề cập đến việc nghiêm cấm đảo nợ v..vv.

Bộ phận kiểm soát tại chi nhánh phải phát huy tối đa vai trò của mình, tuân thủ tính độc lập trong kiểm tra, kiểm soát hồ sơ. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác kiểm tra kiểm soát và kết quả đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh, thì công tác kiểm tra, kiểm soát là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

- Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay:

+ Kiểm tra trước khi cho vay: Kiểm tra sự tuân thủ trong quá trình thấm định KH, phương án, dự án vay vốn. Đồng thời kiểm tra việc thực hiện đầy đủ các điều kiện phê duyệt trước khi giải ngân của cấp thẩm quyền. Nếu có xét duyệt ngoại lệ phải thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục hướng dẫn để việc theo dõi được dễ dàng, tránh sai sót trong cấp tín dụng.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của KH có phù hợp với mục đích vay vốn hay không, đặc biệt là kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt để thanh toán tiền mua hàng hóa và chi trả lương cho nhân viên.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân

chuyển hàng hoá, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chú ý những trường hợp KH đề nghị được gia hạn nợ. Cần phải xem xét, phân tích toàn diện để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi, hoặc khi khả năng kinh doanh của doanh nghiệp suy giảm/nguồn thu nhập trả nợ bị ảnh hưởng, thay đổi, NH cần thu hồi nợ nếu thấy có dấu hiệu không khả quan. Chỉ cơ cấu lại nợ khi thực sự cần thiết, tăng tài sản để đảm bảo cho khoản vay. Nếu khó khăn là không thể đảo ngược thì NH cần phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ, bảo toàn nguồn vốn cho vay của NH.

- Hai là, hiện việc kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của KH. Công tác kiểm soát cần được tiến hành theo một số nội dung sau:

+ Xem xét các danh mục và phân loại khoản vay, KH vay. + Kiểm tra định kỳ và tái định giá tài sản đảm bảo.

+ Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, KH vay. + Kiểm tra việc tuân thủ quy trình và chính sách tín dụng của cán bộ tín dụng. - Ba là, để công tác kiểm soát đạt hiệu quả cao thì chi nhánh nên bố trí cán bộ kiểm soát là những cán bộ có nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là có nghệ thuật đấu tranh để mạnh dạn đóng góp cũng như tham mưu cho Ban Giám đốc.

Khi nhận được văn bản hướng dẫn của Hội sở, đối với những công văn quan trọng Trưởng đơn vị/Trưởng phòng nghiệp vụ phải tổ chức họp để trao đổi ý kiến, tránh trường hợp hiểu sai, hiểu nhầm, mỗi người hiểu theo một hướng, gây khó khăn trong quá trình thực hiện, gây rủi ro cho ngân hàng. Đồng thời, chi nhánh nên tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề để phổ biến, trao đổi về các công văn, chế độ mới trong và ngoài ngành để mỗi cán bộ tín dụng có thể nắm bắt và trao đổi lẫn nhau để hiểu sâu hơn.

Tổ chức nâng cao năng lực của nhân viên, kể cả trình độ chuyên môn nghiệp vụ lẫn đạo đức, giúp nhân viên ý thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro và khả năng nhận biết rủi ro trong quá trình cho vay để phòng tránh.

Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong tất cả các hoạt động của NH, không chỉ riêng về mảng tín dụng. Hiện tại, NHNo&PTNT huyện Ân Thi mới chỉ có bộ phận hậu kiểm, tuy

nhiên bộ phận này hoạt động không độc lập, kiêm nhiệm do đó chưa thực sự phát huy được vai trò kiểm soát của mình. Để bộ phận này hoạt động thực sự có hiệu quả, hết chức năng, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Đưa bộ phận hậu kiểm hoạt động độc lập.

- Điều chỉnh tiêu chí đánh giá cuối năm của nhân viên. Phần định tính (30%) do Giám đốc chi nhánh xem xét về việc chấp hành đúng nội quy của NHNo&PTNT huyện Ân Thi, về thái độ làm việc, tiếp xúc KH; còn chỉ tiêu định lượng (70%) nên để Khối vận hành xem xét dựa trên hệ thống truy xuất dữ liệu. Có như vậy Bộ phận kiểm soát tại chi nhánh mới thực sự hoạt động độc lập được.

Khi có sự không thống nhất giữa Bộ phận hậu kiểm tại chi nhánh và Giám đốc chi nhánh, nên có một kênh trao đổi thông tin hiệu quả, xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. Bộ phận hậu kiểm có thể liên hệ trực tiếp với Khối vận hành để xem xét chỉ đạo thực hiện, đảm bảo hoạt động tín dụng thực sự hiệu quả, an toàn. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên hậu kiểm tại chi nhánh, tuyển chọn những nhân viên giỏi, làm việc tại vị trí tín dụng hơn 2 năm, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi để nắm bắt được những rủi ro có thể xảy ra, dự báo và đưa ra những kiến nghị cần thiết trong quá trình cấp tín dụng.

Luân chuyển hậu kiểm viên giữa các phòng giao dịch để việc kiểm soát được khách quan hơn, tránh việc lợi dụng các mối quan hệ quen biết trong chi nhánh để những rủi ro có cơ hội phát sinh.

Hậu kiểm viên phải thực sự có bản lĩnh, cả về trình độ nghiệp vụ lẫn việc ứng xử giữa các mối quan hệ. Vì một khi làm việc tại chi nhánh, công việc của hậu kiểm viên và nhân viên tín dụng, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhân viên tín dụng thì muốn đạt chỉ tiêu, muốn hồ sơ tiến hành nhanh để vừa lòng KH, đôi khi lại quên đi công tác kiểm soát rủi ro. Hậu kiểm viên tại chi nhánh phải thực sự hiểu biết, tạo lòng tin cho nhân viên tín dụng và phải dung hòa được các mối quan hệ với các bộ phận khác, và kể cả đối với Giám đốc chi nhánh, tránh những mâu thuẫn công việc phát sinh thành mâu thuẫn cá nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w