- Bộ phận tác nghiệp/quản lý nợ vay (giao dịch): có chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng quy định, điều kiện đã
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Chính phủ phải có thái độ dứt khoát sắp xếp lại các DN nhà nước, chỉ để tồn tại những DN làm ăn có hiệu quả, những DN cần thiết cho dân sinh, cổ phần hoá DN nhà nước.
Cần kiểm soát chặt chẽ, tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập và đăng kí kinh doanh của DN sao cho phù hợp với năng lực thực tế của DN đó.
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động NH nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động DN và các NH thương mại đi đúng hướng.
đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng NH cấp cho nền kinh tế. Nhà nước nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.
Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NH thương quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
Cần có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính mại, tránh tình trạng thắt chặt thay đổi định hướng doanh nghiệp có xác minh của kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện của công ty kiểm toán khi họ thực hiện các báo cáo kiểm toán sơ sài, hoặc thiếu trung thực. Vì thực tế hiện nay cho thấy chất lượng của rất nhiều công ty kiểm toán là chưa đảm bảo.
Xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật đảm bảo quyền chủ nợ của ngân hàng trong xử lý TSĐB, chỉ đạo các bộ ngành có liên quan quy định về thủ tục, trình tự xử lý TSĐB nhanh chóng, hiệu quả; các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy định về cấp giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh...
Cơ cấu lại dư nợ và xử lý các khoản nợ xấu là việc làm đã khó, quá trình cải thiện và hạn chế phát sinh thêm các khoản nợ xấu ở giai đoạn hiện nay là càng khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, tất nhiên bản thân các ngân hàng phải ý thức và tự gánh lấy trách nhiệm. Trên thực tế, các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các NHTM đã ra đời nhưng nó chỉ là nơi chứa đựng các khoản nợ khó đòi từ ngân hàng mẹ chuyển sang, chức năng chỉ mới dừng lại ở khâu thẩm định giá trị TSTC cũng như quản chấp hàng hóa cầm cố cho đến khi tài sản đó được bán, thanh lý; còn để xử lý các món nợ này thì các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản không có thị trường giao dịch. Để hỗ trợ thêm nữa cho các NHTM nói chung cũng như các ngân hàng TMCP nói riêng, Chính phủ cần xây dựng một cơ chế để phát triển thị trường thứ cấp cho các hoạt động mua, bán các khoản nợ xấu của các NHTM. Trước mắt, Chính phủ sử dụng nguồn lực của mình để xử lý các khoản nợ này từ các NHTM Nhà nước; các Công ty giao dịch tài sản có, tài sản nợ của Chính
phủ phải tiếp cận trực tiếp các NHTM Nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý các món nợ này; vấn đề là thực hiện việc mua bán các khoản nợ của các NHTM Nhà nước chứ không phải của các DNNN. Khi thị trường này được khởi động và giao dịch có hiệu quả, quá trình tham gia của các ngân hàng TMCP để giải quyết nợ tồn đọng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Kết luận chương 3
Để đạt được mục tiêu trong thời gian tới thì hoạt động kinh doanh cần phải được nâng cao hơn nữa. Đối với hệ thống các ngân hàng, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng là một trong những chìa khóa, có tác động lớn nhất đến kết quả kinh doanh.
Để có thể hoàn thiện hoạt động QTRRTD rủi ro tín dụng quản trị rủi ro tín dụng, NHNo&PTNT huyện Ân Thi cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp được đưa ra chi tiết tại Chương III. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên thì hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhằm hỗ trợ ngân hàng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá kinh tế và quốc tế hoá các luồng tài chính đã làm thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng và khiến cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trở nên phức tạp hơn. Thực tế đó, đòi hỏi hệ thống các NHTM phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực công tác QTRRTD, do hoạt động này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng. Việc ngân hàng đương đầu với RRTD là điều không thể tránh khỏi được. Vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được..
Với những giải pháp mà tác giả đã đề xuất trong đề tài có thể ứng dụng vào thực tế, góp phần hoàn thiện công tác QTRRTD tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi nhằm giúp cho NHNo&PTNT huyện Ân Thi phát triển an toàn, bền vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Để góp phần nâng cao hoạt động QTRRTD của NHNo&PTNT huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, luận văn đã đề cập đến một số nội dung chính sau:
1. Hệ thống hoá các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, nội dung cơ bản của QTRRTD cũng như những kinh nghiệm QTRRTD của một số ngân hàng trong nước và trên cơ sở diễn biến của các cuộc khủng hoảng trong thời gian qua, rút ra bài học kinh nghiệm về QTRRTD cho NHNo&PTNT huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
2. Phân tích thực trạng QTRRTD tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi, từ đó thấy được những mặt tích cực cần phát huy, đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân để đưa ra các giải pháp, đề xuất các kiến nghị.
3. Trên cơ sở những nguyên nhân và tồn tại trong hoạt động QTRRTD kết hợp với định hướng mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT huyện Ân Thi để đưa ra các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường QTRRTD của NHNo&PTNT huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế và đây cũng là một đề tài rộng và phức tạp nên
không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô, các nhà quản lý và bạn đọc quan tâm để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hoài Nga, của các cán bộ tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi, Hưng Yên đã giúp tác giả hoàn thiện công trình nghiên cứu này.
1. Lê Văn Dũng (2007), Quản trị rủi ro tín dụng của NHTM trong quá trình hội nhập quốc tế, Tạp chí ngân hàng số 7, tháng 4/2007.
2. Trần Văn Hân (2005), Biểu hiện mất an tòan trong cho vay của NHTM, Tạp chí Ngân hàng.
3. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, NXB tài chính.
4. Trần Huy Hoàng (2004), Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 12/2004.
5. Nguyễn Thanh Hồng (2004), Một số vấn đề về kiểm toán nội bộ nghiệp vụ cho vay tại các NHTM, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng số 4.
6. Nguyễn Vân Khánh (2009), Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
7. Lưu Thúy Mai, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
8. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2012-2014), Báo cáo thường niên năm 2012-2014
9. Ngân hàng Nhà nước (2012 - 2014), Báo cáo thường niên năm 2012 - 2014
10. Ngân hàng Nhà nước (2013), Bản tin thông tin tín dụng, số 7 đến số 12.
11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2012-2014), Báo cáo thường niên năm 2012-2014.
12. Ngân hàng quốc tế (2012 - 2014), Báo cáo thường niên năm 2012 - 2014
13. Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố Hồ Chí Minh (2012 - 2014), Báo cáo thường niên năm 2012-2014
14. Phan Hồng Quang (2007), Nhân tố chủ yếu kiến tạo năng lực cạnh tranh của NHTM khi hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí ngân hàng số 7 tháng 4/2007.
15. Phạm Hữu Hồng Thái (2004), Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Tạp chí Kinh tế phát triển tháng 4/2004.
16. Nguyễn Hữu Thắng, Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam và chuẩn mực Basel trong quản lý rủi ro, Ban kế hoạch Phát triển NHĐT&PTVN.
17. Nghiêm Xuân Thành, Giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí ngân hàng số 21 tháng 11/2006.
19. Tổng cục thống kê (2012 - 2014), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm 2012- 2014.
20. Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê tóm tắt 2014
21. Vụ các ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (2007), Quản lý nợ xấu - Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu.
22. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/so-phan-nhung-ngan- hang-ra-doi-thoi-sot-nong-3259188.html 23. http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-493-2005- QD-NHNN-phan-loai-no-trich-lap-su-dung-du-phong-de-xu-ly-rui-ro-tin- dung-trong-hoat-dong-ngan-hang-to-chuc-tin-dung-53338.aspx 24. http://vneconomy.vn/tai-chinh/no-xau-cao-do-mo-hang-loat-ngan-hang- 20150805123728457.htm 25. http://vneconomy.vn/tai-chinh/no-xau-thuc-chat-giam-va-khong-con-nhieu- khac-biet-20150731102537654.htm 26. http://vneconomy.vn/tai-chinh/thay-gi-tu-de-nghi-ngan-hang-nha-nuoc-cho- vay-30000-ty-20150729100159682.htm 27. http://voer.edu.vn/m/rui-ro-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong-mai/3b2d53b8 28. http://www.agribank.com.vn/default.aspx 29. http://www.bidv.com.vn/ 30. http://www.sbv.gov.vn 31. http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/trangchu/cstt/mtcstt? _afrLoop=8039116595701835&_afrWindowMode=0&#%40%3F_afrLoop %3D8039116595701835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state %3D19jiq0g3mu_83 32. http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/pages/vbqppl/vbqpplmoi/vbqpplmoi_ch itiet? vanbanid=4687&_afrLoop=8038979262197835&_afrWindowMode=0&_afr WindowId=19jiq0g3mu_1#%40%3Fvanbanid%3D4687%26_afrWindowId %3D19jiq0g3mu_1%26_afrLoop %3D8038979262197835%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state %3D19jiq0g3mu_49 33. https://vib.com.vn/default.aspx 34. https://www.hdbank.com.vn/