Xây dựng khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 97)

- Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác

3.2.5.Xây dựng khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra

c Thời gian Công việ ụ thể

3.2.5.Xây dựng khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra

* Nhận diện và phân loại rủi ro:

Xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm liên quan đến các dấu hiệu của KH và thị trường. Để nhận biết và ước lượng tác động của những dấu hiệu này, đòi hỏi cán bộ tín dụng có trình độ, nhạy bén và phải quan tâm theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của KH.

Có công tác dự báo diễn biến kinh tế, của từng ngành lĩnh vực tác động đến NH, KH vay vốn. Từ đó đưa ra định hướng, chính sách cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực, cấp hạn mức cụ thể để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh những phản ứng quá chậm, gây ra lúng túng trong công tác quản trị rủi ro của NH.

Nên thu thập thông tin trên CIC định kỳ 3 hoặc 6 tháng tùy từng đối tượng khách hàng, để nắm bắt kịp thời tình hình của khách hàng vay. Quy định này nên đưa vào phần kiến nghị khi xét cấp tín dụng cho KH.

Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô

Một phần lớn RRTD xảy ra là do thiếu thông tin thị trường, ngành nghề trong cấp tín dụng cho KH. Việc thu thập thông tin ngành đôi khi gặp khó khăn vì việc phân tích chủ yếu dựa vào khả năng phán đoán, nhận biết và sự hiểu biết chủ quan của nhân viên tín dụng.

Hệ thống cung cấp thông tin ngành nghề của NHNo&PTNT huyện Ân Thi và của NHNN hiện nay chỉ mang tính định lượng, đưa ra những con số mà chưa có sự nhận định đáng tin cậy của những chuyên gia kinh tế.

Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lược KH và chiến lược đầu tư của NHNo&PTNT huyện Ân Thi vào thành phần này. Một mặt để giảm áp lực cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn; mặt khác giúp cho NHNo&PTNT huyện Ân Thi có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị RRTD khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô. Giúp việc cấp tín dụng của NHNo& PTNT huyện Ân Thi được mở rộng một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.

Bộ phận QTRRTD phải tổng hợp được các dạng rủi ro thường xảy ra, các nhóm nguyên nhân chính gây ra rủi ro đó, đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng dạng, tạo thành khung mẫu nhất định trong từng trường hợp để nhà quản lý dễ dàng nhận diện, đánh giá tình hình, dễ dàng đưa ra những quyết định trong các tình huống cụ thể, tránh tình trạng khi gặp phải bất kỳ một vấn đề nào về rủi ro tất cả các bộ phận lại phải “chụm đầu” lại bàn bạc, mổ xẻ, phân tích rồi mới đưa ra được quyết định, điều đó thể hiện sự chậm chạp, thiếu tính chuyên nghiệp trong xử lý công việc, đôi khi có thể là quá muộn để có thể thay đổi tình hình. Chẳng hạn trong trường hợp rủi ro phát sinh do nguyên nhân chủ quản của khách hàng (có dấu hiệu lừa đảo), thì việc đầu tiên phải làm là kiểm tra lại tài sản bảo đảm, tiến hành xử lý đối với các tài sản bảo đảm này, trong thực tế đã xảy ra các trường hợp khách hàng dùng một tài sản thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng, do đó khi phát hiện ra sự việc phải tiến hành xử lý ngay đối với tài sản đơn vị mình đang giữ tránh tình trạng để lâu quá các ngân hàng xử lý mất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 97)