Phát triển hệ thống công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 104)

- Bộ phận tác nghiệp/quản lý nợ vay (giao dịch): có chức năng lưu trữ hồ sơ, nhập máy tính, theo dõi và quản lý khoản vay theo đúng quy định, điều kiện đã

3.2.9.Phát triển hệ thống công nghệ thông tin

Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập của NHNo&PTNT huyện Ân Thi vào cộng đồng NH quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ và mạng tin học sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh. NH cần:

Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ NH: Bảo đảm khả năng hòa nhập với NH quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin NH, thông tin thương mại và thông tin kinh tế. NH cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ. Thông qua đó tạo điều kiện cung cấp các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các tài sản bảo đảm.

Đa dạng hoá các loại hình nghiệp vụ: Việc cung cấp các công nghệ mới đa dạng sẽ hạn chế sự tập trung rủi ro cho một nghiệp vụ cụ thể. Ngoài ra, các loại hình nghiệp vụ này cần được bảo mật chặt chẽ.

không kịp thời, chính xác: Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển từng ngày nên NH cần xây dựng một bộ phận riêng về công nghệ thông tin được trang bị đầy đủ. Các cán bộ phụ trách công việc này cần có trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối thông tin trong toàn bộ hệ thống NH để quá trình thông tin được thông suốt, giảm thiểu chi phí và sự lãng phí nguồn lực của NH.

Cần có bộ phận xếp hạng tín nhiệm: Khi các DN trên thị trường có sự biến động về mức sản xuất, tiêu thụ hay về ngành hàng, cần có một bộ phận chuyên cập nhật các thông tin cụ thể về từng ngành hàng, từng thời điểm, về các quy định của pháp luật có liên quan đến ngành hàng đó. Bộ phận này sẽ đóng vai trò đầu mối thông tin kịp thời cho NH và đưa ra các dự đoán để các cán bộ tín dụng dựa vào đó đánh giá khách hàng và giảm bớt các rủi ro.

Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh: Thông qua hệ thống này NH sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và hiệu quả hơn đồng thời khuyến khích sự phát triển của các chi nhánh. Qua đó, NH cũng sẽ lượng hoá được mức độ rủi ro tín dụng theo khu vực. Đây là cơ sở rất quan trọng để đưa ra các giới hạn cấp tín dụng và kiểm soát mức độ rủi ro cho từng vùng.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 104)