0
Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Th

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ÂN THI, HƯNG YÊN (Trang 80 -80 )

- Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác

c Thời gian Công việ ụ thể

2.2.3. Tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Th

có thể thấy:

Thứ nhất: Hoạt động kinh doanh có hiệu quả thu được lợi nhuận cao, quy mô đầu tư ngày một lớn mạnh, tài chính được bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng dư nợ khá, tăng từ 61% lên đến 73%/ tổng tài sản, quỹ dự phòng rủi ro đủ lớn đảm bảo cho việc tiếp tục tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

Thứ hai: Tỷ lệ nợ xấu <1% cho thấy nợ xấu NHNo Ân Thi vẫn trong tầm kiểm soát và khống chế.

Thứ ba: Tuy vậy công tác kiểm soát nợ xấu đạt hiệu quả chưa cao, tỷ lệ nợ xấu thấp trong tầm kiểm soát là kết quả của sự thừa hưởng một tỷ lệ quá thấp từ các năm trước đó. Tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng qua các năm, các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro đang áp dụng không phát huy tác dụng, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi NHNo Ân Thi cần có cách đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn nữa về thực trạng kinh doanh, thực trạng rủi ro của đơn vị để có thể đưa ra nhiều biện pháp thiết thực hiệu quả nhằm kiểm soát nợ xấu đảm bảo duy trì được tỷ lệ nợ xấu <1%.

2.2.3. Tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Ân Thi Ân Thi

2.2.3.1. Các bảng phân tích số liệu rủi ro tín dụng chưa được theo dõi riêng

Để có thể cung cấp được các thông tin chính xác hữu ích cho nhà quản trị bộ phận quản trị tín dụng cần thiết lập hệ thống bảng biểu nhằm tổng hợp, phân tích số liệu theo các tiêu chí đề ra.

Các bảng biểu cần được thiết lập một cách khoa học, vừa phải phản ánh tổng quát vấn đề phân tích, vừa phải chi tiết theo từng đối tượng phân tích để thấy được cơ cấu, tỷ trọng các thành phần, từ đó đánh giá nhân tố tác động để có thể đưa ra quyết định quản trị chính xác, phù hợp.

Các bảng biểu yêu cầu phải được lưu trữ sắp xếp theo hệ thống, phân loại theo từng đối tượng phân tích, đảm bảo phản ánh được thực trạng trạng vấn đề cần phân tích, cũng như xu hướng vận động của các nhân tố ảnh hưởng, tác động của các biện pháp sử dụng v..vv

Tuy vậy vấn đề này chưa được thực hiện ở NHNo Ân Thi. Do đặc thù dữ liệu được quản trị tập trung, hệ thống báo cáo, cân đối được tự động thiết lập theo phần mềm hạch toán của toàn hệ thống, dựa trên việc nhập các dữ liệu giao dịch của tất cả các bộ phận, do đó tất cả các bộ phận đều có thể xem được bảng cân đối kế toán của toàn chi nhánh ở bất kỳ thời điểm nào nên khi ban lãnh đạo cần được cung cấp và xử lý số liệu từ bộ phận nào thì bộ phận đó có thể vào các phần hành nghiệp vụ mình quản trị để lấy hoặc vào cân đối chung của toàn chi nhánh tìm số liệu để cung cấp cho nhà quản trị, do đó các loại bảng phân tích số liệu không được lưu trữ tập trung, nó nằm ở các bộ phận, phần hành nghiệp vụ riêng biệt, khó cho việc theo dõi và đánh giá về một vấn đề nhất định.

2.2.3.2. Công tác đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng không được thực hiện thường xuyên Để có thể quản trị được rủi ro tín dụng thì yêu cầu công tác đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng phải được thực hiện thường xuyên, vì có đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng của đơn vị mới có thể quản trị tốt được rủi ro này. Tuy vậy vấn đề này không được thực hiện thường xuyên tại NHNo Ân Thi, nguyên nhân chính cũng do việc thiếu bộ phận quản trị tín dụng chuyên trách cũng như việc nhận thức chưa đúng mức về vai trò của việc phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của

ban lãnh đạo, các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ở đây thường mang tính lưu truyền, theo một khuôn mẫu sẵn có trong nhiều năm, ít thay đổi.

2.2.3.3. Không chú trọng công tác kiểm tra, giám sát quản trị rủi ro tín dụng

Công tác kiểm tra giám sát là công việc vô cùng quan trọng trong chuỗi các biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng vì thông qua việc kiểm tra giám sát có thể đánh giá được thực trạng cấp tín dụng từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra như việc phát hiện ra tình trạng đảo nợ, việc phân loại nợ không kịp thời dẫn đến việc việc phản ánh sai lệch thực trạng nợ xấu, mà sẽ là không hiệu quả cho các giải pháp nếu nó được đưa ra dựa trên một đánh giá sai lệch về thực trạng. Tuy vậy ở NHNo &PTNT huyện Ân Thi thì công tác kiểm tra giám sát của kế toán về rủi ro tín dụng chưa được trú trọng.

2.2.3.4. Chưa xây dựng khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra Việc xây dựng khung mẫu các giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xảy ra tạo ra sự chuyên nghiệp trong xử lý tình huống, giúp nhà quản trị dễ dàng, nhanh chóng đưa ra được các quyết định, đặc biệt trong giai đoạn hiện này khi mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi mà sự chiến thắng hay thất bại chỉ cách nhau gang tấc, một quyết định sớm hơn 1 giờ đưa bạn trở thành người chiến thắng, một sự chậm trễ biến bạn thành người thất bại (VD: trường hợp khách hàng dùng một tài sản thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng, nếu xử lý sớm bạn thu được tài sản thế chấp để bảo đảm cho món vay, ngược lại ngân hàng của bạn đã có một số vốn lớn không cánh mà bay).

Ở NHNo Ân Thi do chưa có bộ phận quản trị tín dụng chuyên trách nên việc xây dựng các khung mẫu giải pháp cho các dạng rủi ro thường xuyên xả ra là chưa thực hiện được, do đó đôi lúc đơn vị vẫn bị lúng túng trong việc đánh giá thực trạng, đưa ra biện pháp xử lý rủi ro nên hiệu quả của việc kiểm soát nợ xấu chưa cao (thể hiện nợ xấu thực sự không giảm qua các năm.

2.2.3.5. Vấn đề về việc áp dụng các giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng

* Tài sản thế chấp:

Không quan tâm tới vấn đề tài sản thế chấp với các khoản vay dưới 50 triệu đồng vì đặc thù ngân hàng nông nghiệp đối tượng khách hàng chính là nông dân, cho vay theo nghị định 41 của thủ tướng chính phụ về phục vụ sản xuất chăn

nuôi,các khoản vay dưới 50 triệu đồng là không phải bảo đảm bằng tài sản, do đó việc đánh giá về vai trò tài sản thế chấp của CBTD chưa thật đúng mức(mặc dù nhiều trường hợp khách hàng có tài sản và sẵn sàng bảo đảm bằng tài sản cho món vay của mình nhưng CBTD lại áp dụng cơ chế cho vay tín chấp đối với các trường hợp này), điều này có thể gây ra những rủi ro không đáng có cho ngân hàng vì đối với các khoản vay này khi khách hàng gặp bất kỳ rủi ro gì thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là thấp

Đối với các khoản vay phải bảo đảm bằng tài sản thì lại quá quan trọng tài sản bảo đảm: khi giải quyết cho vay, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà ngân hàng cần phải quan tâm đó là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn và tư cách khách hàng. vì nguồn trả nợ chính của khoản vay được lấy từ kết quả kinh doanh, Thực tế, hầu hết các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp không còn chuẩn xác nên để giải quyết cho vay, cán bộ ngân hàng thường đánh giá cao TSĐB và xem TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu khi có RRTD xảy ra. Tuy nhiên, khi RRTD xảy ra ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý TSĐB để thu nợ vì hồ sơ thủ tục pháp lý rườm rà, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phải được sự hợp tác của chủ tài sản là đồng ý xử lý tài sản để thu hồi nợ...

* Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức:

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc không có thời gian nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức. Nghiêm trọng hơn, CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chưa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.

Để ngân hàng có cơ sở cấp tín dụng cũng như tăng hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì phải cập nhật được kịp thời và đầy đủ các thông tin của khách hàng như uy tín, tình hình tài chính, tình hình hoạt động, mối quan hệ với các đối tác, tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng. Nhưng thực tế, khi tiến hành cấp tín dụng hay tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, CBTD không thực hiện vấn tin CIC để biết tình hình quan hệ tín dụng và TSĐB của khách hàng tại các TCTD, không phân tích tình hình tài chính của khách hàng, không thu thập những chứng từ thu nhập mới của khách hàng tại thời điểm xét hồ sơ mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng. Như vậy, kết quả thẩm định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.

2.2.3.6. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho doanh nghiệp của NHNo Ân Thi còn nhiều hạn chế

Nhóm chỉ tiêu thanh khoản NHNo Ân Thi sử dụng ba chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời, vì cơ sở tính toán dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán nên trong nhiều trường hợp, các chỉ tiêu này phản ánh không đúng tình hình thực tế do các nhà quản trị muốn ngụy tạo tình hình, tạo ra một bức tranh tài chính khả quan cho doanh nghiệp tại ngày báo cáo. Chẳng hạn, những ngày cuối kỳ, mặc dù hàng đã về, đã nhập kho nhưng kế toán tạm để ngoài sổ sách hoặc các khoản nợ chưa thu nhưng kế toán lại ghi nhận như đã thu, nếu bị phát hiện thì coi như ghi nhầm làm tăng các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên, trị giá hàng tồn kho giảm xuống. Tương tự, kế toán có thể ghi các bút toán bù trừ giữa nợ phải thu dài hạn với nợ phải trả dài hạn...hoặc do tính thời vụ của hoạt động kinh doanh mà tại thời điểm báo cáo, lượng hàng tồn kho rất lớn, lượng tiền và tương đương tiền rất nhỏ. Tình hình này thường xảy ra với các doanh nghiệp kinh doanh mang tính thời vụ. Tại những doanh nghiệp này, có những thời điểm mà buộc phải dự trữ hàng tồn kho lớn. Ngoài ra chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể

chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn, nhưng trong công thức trên mẫu số là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.

Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính của hệ thống XHTD phân loại nợ đang sử dụng khá phức tạp bao gồm năm nhóm chỉ tiêu về đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, trình độ quản trị và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Trong số các nhóm chỉ tiêu này vẫn có những chỉ tiêu chưa thật sát với việc đo lường nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp như trình độ học vấn của người trực tiếp quản trị doanh nghiệp, tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng trong 12 tháng qua.

Bên cạnh đó có những chỉ tiêu trùng lắp nhau như số lần cơ cấu lại nợ và chuyển nợ quá hạn, lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng, có những công ty mang tính chất gia đình thì chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông cũng đồng thời là người trực tiếp quản trị điều hành doanh nghiệp như thế thì tiêu chí năng lực của chủ sở hữu và năng lực điều hành của người quản trị doanh nghiệp là một, tiêu chí năng lực điều hành của người quản trị doanh nghiệp đã phản ánh luôn tiêu chí tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mục tiêu, kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn từ 1 đến 3 năm tới khả thi thì ở tiêu chí triển vọng phát triển của doanh nghiệp thuộc nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp có điểm tương ứng. Và như vậy nhiều tiêu chí trùng nhau sẽ làm cho kết quả chấm điểm không chính xác, không phản ánh đúng năng lực thực tế của khách hàng. Ngoài ra còn có nhiều tiêu chí chỉ dựa vào đánh giá chủ quan, cảm tính của CBTD, CBTD không có cơ sở hoặc thông tin hỗ trợ còn hạn chế cho đánh giá của mình như năng lực của chủ sở hữu, lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp, quan hệ của ban lãnh đạo với các cơ quan chủ quản

và các cấp bộ ngành có liên quan, môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp theo đánh giá của CBTD, thiện chí trả nợ của khách hàng, định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng, ảnh hưởng của sự biến động nhân sự nội bộ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2 năm gần đây, khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Kết quả XHTD không được kiểm định với thực trạng của khách hàng

Kết luận chương 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày lịch sử hình thành, tổng quan về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ân Thi trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014.

Phân tích được kết quả của hoạt động tín dụng, thực trạng nợ xấu, đánh giá được công tác kiểm soát nợ xấu, thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị, những kết quả đã đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của các kết quả đó và đây là những cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng của NHNo Ân Thi ở Chương III.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ÂN THI, HƯNG YÊN (Trang 80 -80 )

×