- Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác
c Thời gian Công việ ụ thể
3.2.1. Thành lập bộ phận quản trị rủi ro tín dụng chuyên trách
Do chưa có bộ phận QTRRTD chuyên trách nên các thông tin được xử lý và cung cấp cho lãnh đạo còn do nhiều bộ phận khác nhau cung cấp, do đó tính chuyên nghiệp không cao, trình độ xử lý thông tin kế của các bộ phận không đồng đều, một số bộ phận thông tin cung cấp chỉ mang tính báo cáo thực trạng, thông tin QTRRTD được cung cấp không thường xuyên, dữ liệu nhằm phân tích thông tin QTRRTD không được lưu trữ có hệ thống, khoa học, do đó chất lượng thông tin cung cấp còn thấp, tốc độ xử lý thông tin chậm, điều này ảnh hưởng rất lớn tới quyết định kinh doanh.
Việc thành lập bộ phận QTRRTD chuyên trách nhằm giải quyết các vấn đề về xử lý thông tin và các biện pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng:
Thông tin được xử lý không chuyên nghiệp nên việc đưa ra kết luận mang tính chủ quan của một số người, điều này có thể dẫn đến những sai lầm nhất định trong các quyết định kinh doanh cụ thể
Vấn đề rủi ro tín dụng là 1 vấn đề lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng vì vậy nhóm giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cần được đưa ra một cách rõ ràng, cụ thể, các giải pháp nào áp dụng trong trường hợp nào, với thực trạng hiện tại của đơn vị thì áp dụng giải pháp nào,
Để có thể đưa ra các giải pháp nhằm quản trị tốt rủi ro tín dụng thì thông tin đưa ra cần được phân tích một cách khoa học toàn diện, có tính đến yếu tố lịch sử, đặc thù kinh doanh của đơn vị, tình hình phát triển kinh tế địa phương, định hướng
phát triển chung của ngành, của xã hội, điều này đòi hỏi có sự chuyên nghiệp trong việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin, do đó việc thành lập bộ phận QTRRTD là nhu cầu bức thiết.
Trong điều kiện chưa có bộ phận QTRRTD chuyên trách thì ban lãnh đạo cần phân công ít nhất 1 nhân viên theo dõi các chỉ tiêu về tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng để có thể cung cấp, tổng hợp, phân tích số liệu cho ban lãnh đạo một cách kịp thời để có chủ trương xử lý, đề phòng rủi ro tín dụng.