Thiết lập hệ thống bảng phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 93)

- Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng không cẩn trọng và thiếu chính xác

3.2.2.Thiết lập hệ thống bảng phân tích số liệu

c Thời gian Công việ ụ thể

3.2.2.Thiết lập hệ thống bảng phân tích số liệu

Để có thể cung cấp được các thông tin chính xác hữu ích cho nhà quản lý bộ phận QTRRTD cần thiết lập hệ thống bảng biểu nhằm tổng hợp, phân tích số liệu theo các tiêu chí đề ra.

Các bảng biểu cần được thiết lập một cách khoa học, vừa phải phản ánh tổng quát vấn đề phân tích, vừa phải chi tiết theo từng đối tượng phân tích để thấy được cơ cấu, tỷ trọng các thành phần, từ đó đánh giá nhân tố tác động để có thể đưa ra quyết định quản lý chính xác, phù hợp.

Các bảng biểu yêu cầu phải được lưu trữ sắp xếp theo hệ thống, phân loại theo từng đối tượng phân tích, đảm bảo phản ánh được thực trạng trạng vấn đề cần phân tích, cũng như xu hướng vận động của các nhân tố ảnh hưởng, tác động của các biện pháp sử dụng v..vv

Căn cứ vào số liệu trên các nhóm tài khoản sử dụng bộ phận QTRRTD có thể thiết lập các bảng biểu phân tích như: Bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, bảng phân tích tình hình huy động vốn, bảng phân tích cơ cấu tỷ trọng dư nợ, bảng phân tích nợ quá hạn, bảng phân tích cơ cấu nợ xấu, bảng phân tích từng nhóm nợ v..vv

3.2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại đơn vị

Sử dụng kết quả từ các bảng số liệu phân tích, bộ phận QTRRTD phải đánh giá được tình hình hoạt động tín dụng, tình hình nợ xấu tại đơn vị, đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng, xác định được nhóm các nhân tố chính, đề ra các giải pháp trong từng giai đoạn, phân tích được hiệu quả của các biện pháp đã áp dụng v..vv

QTRRTD thấy rằng tại thời điểm đánh giá tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này rất cao và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do nhóm các nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh), thì vấn đề cần phải điều chỉnh ở đây không phải là lãi suất, nhân sự, quy trình thẩm định, hay tài sản bảo đảm mà vấn đề cần điều chỉnh là cơ cấu vốn vay theo ngành nghề, cần nghiên cứu lại tỷ trọng ngành nghề đầu tư, nên giảm tỷ trọng vốn vay trong các ngành nghề bị ảnh hưởng trực tiếp từ các nguyên nhân khách quan như ngành trồng trọt, chăn nuôi, tăng tỷ trọng vốn vay trong các ngành sản xuất, chế biến, hoặc cho vay tiêu dùng v..vv. Hoặc khi phân tích số liệu bộ phận QTRRTD thấy rằng có sự tăng đột biến về tỷ trọng nợ quá hạn/ tổng dư nợ năm nay so với năm trước, nhưng việc tăng tập trung chính ở nợ nhóm 2, điều này có thể thấy: Hoặc là: năm trước không phát hiện ra nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tình trạng không ngăn chặn kịp thời rủi ro nên khi đến hạn lập tức rủi ro phát sinh và thể hiện trên cân đối, với trường hợp này cần rà soát lại quy trình vay vốn, quy trình thẩm định, công tác kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tiến hành đôn đốc thu hồi nợ, phối hợp với khách hàng để tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn v..vv. Hoặc là: Việc chuyển nhóm nợ do định tính, đây là do chủ ý của ngân hàng trong việc điều chỉnh nhóm nợ nhằm điều tiết lợi nhuận, chỉ tiêu kế hoạch điều này phản ánh có sự thay đổi trong cơ chế chính sách của đơn vị hoặc do việc giao chỉ tiêu khế hoạch không phù hợp, thiếu thực tế của bộ phận quản lý, cần đánh giá lại các chỉ tiêu tiêu tài chính, bám sát vào các mục tiêu về lợi nhuận, điều chỉnh lại kế hoạch sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra v..vv

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ân Thi, Hưng Yên (Trang 93)