1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước hải châu

100 290 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn 2

6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu 3

7 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠCNHÀ NƯỚC 6

1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC 6

1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước 6

1.1.2 Khái niệm và phân loại về chi ngân sách Nhà nước 7

1.1.3 Khái niệm và phân loại kiểm soát chi NSNN 10

1.1.4 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước 11

1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCQUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 11

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua kho bạc nhà nước 11

1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua Kho bạc nhà nước 13

1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quaKho bạc nhà nước 16

Trang 2

1.3.1 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 18

1.3.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 19

1.3.3 Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN 20

1.3.4 Nhân tố bên trong 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI CHÂU 292.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI CHẤU 29

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Kho Bạc Nhà nước Hải Châu 29

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Hải Châu 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hải Châu 31

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC HẢI CHÂU 33

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ kiểm soát chi thường xuyênNSNN tại Kho bạc Nhà nước Hải Châu 33

2.2.2 Hình thức chi trả thanh toán chi thường xuyên NSNN qua kho bạcNhà nước Hải Châu 35

2.2.3 Phương thức cấp phát thanh toán chi thường xuyên NSNN 38

2.2.4 Kiểm soát trước khi chi thường xuyên NSNN 41

2.2.5 Kiểm soát trong chi thường xuyên NSNN 43

2.2.6 Kiểm tra sau khi chi thường xuyên NSNN 44

2.2.7 Tình hình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhànýớc Hải Châu 45

2.3 QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUAKBNN HẢI CHÂU 46

2.3.1.Mục tiêu của quy trình kiểm soát chi thường xuyên 46

Trang 3

2.3.3 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên “một cửa” NSNN qua Khobạc Nhà nước Hải Châu 472.3.4 Trách nhiệm của cán bộ KBNN Hải Châu trong việc thực hiện quytrình giao dịch “một cửa” trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN 582.3.5 Kết quả kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nướcHải Châu 602.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNGXUYÊN NSNN QUA KBNN HẢI CHÂU 612.4.1 Những kết quả đạt được trong kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua kho bạc Nhà nước Hải Châu 612.4.2 Những hạn chế trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNNqua Kho bạc nhà nước Hải Châu 622.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu làm tồn tại hạn chế trong công táckiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu 632.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHITHƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI CHÂU 65

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂMSOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC HẢI CHÂU 653.1.1 Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 653.1.2 Mục tiêu tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu 723.1.3 Phương hướng tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua kho bạc nhà nước Hải Châu 77

Trang 4

3.2.1 Hoàn thiện các hình thức cấp phát ngân sách nhà nước 80

3.2.2 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa hoạt độngkiểm soát chi NSNN của Kho bạc Nhà nước Hải Châu 83

3.2.3 Vận dụng cơ chế kiểm soát cam kết chi trong điều kiện vận hành hệthống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS) 85

3.2.4 Công khai hóa cơ chế quản lý, quy trình, thủ tục kiểm soát chithường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu 88

3.2.5 Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản chiNSNN qua Kho bạc Nhà nước 88

3.2.6 Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ làm công tác kiểmsoát chi thờng xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu 89

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁTCHI THƯỜNG XUYÊN NSNN QUA KHO BẠC HẢI CHÂU 91

3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính, Kho Bạc Nhà nước 91

3.3.2 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng 94

KẾT LUẬN 95

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếcũng như trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng… vì NSNN giúp Nhà nướcthực hiện những chức năng nhiệm vụ của mình trong việc điều tiết nền kinh tếvà xã hội Chi ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tưphát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớnvà có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đấtnước, công tác quản lý quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN) đã có những đổimới cơ bản và từng bước hoàn thiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và pháttriển kinh tế, giải quyết được những vấn đề bức thiết về kinh tế_xã hội Tạikho bạc nhà nước Hải Châu, công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đã cónhững chuyển biến tích cực, cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua Kho bạc nhà nước đã từng bước được hoàn thiện theo hướnghiệu quả, ngày một chặt chẽ và đúng mục đích hơn cả về quy mô và chấtlượng, thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN, đã giúp cácđơn vị sử dụng NSNN quản lý và sử dụng kinh phí một cách tiết kiệm, hiệuquả, đúng mục đích Kết quả thực hiện cơ chế kiểm soát chi đã góp phần quantrọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước ngày càng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua kho bạc Nhà nước Hải Châu vẫn còn những tồn tại, hạn chế, bấtcập như: tình trạng lãng phí NSNN, chưa tạo sự chủ động cho các đơn vị sửdụng ngân sách trong sử dụng kinh phí ngân sách Đồng thời chưa đáp ứngyêu cầu quản lý và cải cách tài chính công Nhiều vấn đề cấp bách chưa đượcđáp ứng kịp thời hoặc chưa có quan điểm xử lý thích hợp, lúng túng.

Trang 6

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “ Tăng cường kiểm

soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước HảiChâu”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận về quản lý vàkiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện hiện nay.Phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Hải Châu trongthời gian qua, chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhânchủ yếu Từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị có tính thực tiễn và khoa họcnhằm tăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nướcHải Châu.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễncủa công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Hải Châu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác kiểm soát các khoản chithường xuyên NSNN qua KBNN Hải Châu

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong luận văn baogồm:phương pháp thu thập tài liệu, khảo sát thực tế, phương pháp thống kê,phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chi thường xuyênNSNN qua KBNN; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát chithường xuyên NSNN của KBNN Hải Châu Từ đó, đưa ra các phương hướngnhằm tăng cường công tác kiểm soát các khoản chi thường xuyên của các đơnvị sử dụng NSNN qua KBNN Hải Châu, góp phần thực hành tiết kiệm vàchống lãng phí trong chi tiêu NSNN

Trang 7

6 Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nướclà một đề tài mang tính thời sự, nhất là trong giai đoạn cải cách tài chínhcông Do chi ngân sách là vấn đề hệ trọng, liên quan đến nhiều ngành, lĩnhvực nên đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đếnlĩnh vực này như:

Thạc sĩ Nguyễn Văn Quang và Thạc sĩ Hà xuân Hoài có bài đăng trênmục Nghiên cứu và trao đổi của tạp chí Quản lý Ngân quỹ quốc gia nói về“Tích hợp quy trình kiểm soát cam kết chi và quy trình kiểm soát chi ngânsách Nhà nước - một yêu cầu chiến lược phát triển Kho bạc nhà nước’’, nhậnđịnh kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước là việc thực hiện một khâukiểm soát quan trọng trong chu trình quản lý chi ngân sách Nhà nước.

Trong bài viết của tác giả Trương Bá Tuấn nói về “Cải cách tài chínhcông của Việt Nam đến năm 2020 và vai trò của hệ thống thông tin quản lý tàichính chính phủ” nhận định quá trình hiện đại hóa quản lý tài chính công gắnvới ứng dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam đã tăng cường trên nhiềuphương diện Việc triển khai các dự án ứng dụng công nghệ thông tin đã gópphần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý tàichính – ngân sách, thúc đẩy cải cách hành chính, giảm chi phí, tuân thủ thựchiện thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức liênquan.

Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhơn,Tổng Giám đốc Kho bạc Nhànước về “Triển khai chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 ”,nêu lên : cần phải tăng cường công tác quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước vàcác quỹ tài chính với mục tiêu đổi mới toàn diện cơ chế chính sách, quy trìnhnghiệp vụ theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợpvới thông lệ quốc tế.

Trang 8

Bài viết của Thạc sỹ Nguyễn Thị Ngọc Anh, thạc sỹ Nguyễn Chí Vươngvà Thạc sỹ Trần Châu Giang về “Phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhànước Việt Nam theo mục tiêu: Nhanh - Ổn định – Toàn diện” nhấn mạnh:Phát triển nguồn nhân lực trong nền công vụ được coi là một yếu tố then chốttrong chiến lược quản lý nền công vụ Nhận thức được nguồn nhân lực luôn làyếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển của toàn hệ thống nên trongtừng giai đoạn phát triển, KBNN xây dựng các lộ trình, bước đi thích hợp vớimục tiêu, phương châm và các giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực.

Bài viết của Thạc sỹ Hoàng Thị Xuân trên tạp chí Quản lý Ngân quỹquốc gia “Đề xuất và giải pháp quy trình kiêm soát chi Ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước” nêu lên tầm quan trọng của Ngân sách Nhà nước tácđộng đến tình hình kinh tế xã hội nói chung và nền tài chính nói riêng, từ đóxác định việc quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách có ý nghĩahết sức to lớn, góp phần nâng cao nguồn lực tài chính, thúc đẩy nền kinh tếphát triển

Và ngoài ra còn một số luận văn đề cập đến công tác kiểm soát chiNSNN qua KBNN như luận văn thạc sỹ: “ Tăng cường kiểm soát chi ngânsách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Đắc Lắc” của tác giả Vũ ThịTường Vi; Luận văn thạc sỹ: “ Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Cẩm Lệ” của tác giả HuỳnhBá Tường; Luận văn thạc sỹ: ”Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua kho bạc Nhà nước quận Cầu Giấy” của tác giả TrầnTrọng Sơn

Nhìn chung, các bài viết và các luận văn trên đã đề cập đến một số vấnđề lí luận và thực tiễn về chi thường xuyên NSNN và kiểm soát chi thườngxuyên NSNN dưới những giác độ nhất định Đánh giá được những kết quả đạtđược và nêu lên những hạn chế từ đó tìm ra những giải pháp, đề xuất hữu hiệu

Trang 9

để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhànước.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn được trình bày thành 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chi thường xuyên

ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu.

Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu.

Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên ngân sách

Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Hải Châu.

Trang 10

1.1.1 Khái quát về ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (NSNN) ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước,nhà nước bằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính đểđảm bảo và thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình đã đặt ra những khoảnthu, chi của NSNN Điều này cho thấy sự tồn tại của Nhà nước, vai trò củaNhà nước đối với đời sống kinh tế, xã hội là những yếu tố cơ bản quyết địnhsự tồn tại và tính chất hoạt động của NSNN

Theo Luật NSNN được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua

ngày 16/12/2002: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của

Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và đượcthực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụcủa Nhà nước”.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khái quát hơn và sâu xa hơn thì NSNN phảnánh các quan hệ phân phối cơ bản của nền tài chính quốc gia Về mặt kinh tế,NSNN thể hiện trong mối quan hệ kinh tế - tài chính giữa nhà nước với cácchủ thể của nền kinh tế trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụngNSNN, quá trình phân phân phối và phân phối lại thu nhập nhằm thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội của nhà nước.

NSNN có vai trò rất to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội hiện đại Vaitrò đó thể hiện trên các mặt như: vừa là công cụ huy động nguồn tài chính đểđảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô

Trang 11

kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục những khiếmkhuyết của kinh tế thị trường, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, góp phầnbảo vệ môi trường.

1.1.2 Khái niệm và phân loại về chi ngân sách Nhà nước

a Khái niệm

Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo nhữngnguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước.

Về thực chất chi NSNN là việc cung câp tài chính cho việc thực hiện cácnhiệm vụ của Nhà nước, cho nên chi NSNN có những đặc điểm sau:

Chi NSNN thể hiện các quan hệ Tài chính – Tiền tệ được hình thànhtrong quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm bảo đảm các nhu cầuchi tiêu của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng chính trị, kinh tế, xãhội của Nhà nước.

Chi NSNN là sự kết hợp hài hoà giữa quá trình phân phối quỹ NSNN đểhình thành các quỹ tài chính của các cơ quan, đơn vị và quá trình sử dụng cácquỹ tài chính này.

Chi NSNN là các khoản cấp phát, thanh toán từ quỹ NSNN cho các cơquan, đơn vị và cá nhân có tính không hoàn lại Quy mô của chi NSNN phụthuộc vào quy mô các khoản thu của NSNN và những nhiệm vụ chi mà nhànước cần phải thực hiện

Chi NSNN gắn chặt với bộ máy quản lý nhà nước và việc triển khai thựchiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận.

Chi NSNN là một quá trình liên tục, gắn bó mật thiết với sự tồn tại vàphát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội, việc xây dựng dự toán và quyếttoán chi NSNN được thực hiện theo đúng niên độ Cuối năm ngân sách có số

Trang 12

kết dư để chuyển sang năm sau, nếu có thâm hụt, phải xác định rõ nguồn bùđắp và sẽ được xử lý vào năm ngân sách tiếp theo.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, là chủ thể duynhất có quyền quyết định quy mô, nội dung, cơ cấu chi NSNN; quyết địnhtổng dự toán và tổng quyết toán NSNN; quyết định bổ sung, điều chỉnh chiNSNN giữa các nhiệm kì, kể cả tổng mức chi đối với những công trình lớn,đặc biệt quan trọng của quốc gia.

Chi NSNN được phân cấp cho chính quyền địa phương quản lý và điềuhành Ở Trung Ương do Chính Phủ trực tiếp quản lý, ở các cấp chính quyềnđịa phương do Uỷ Ban Nhân Dân quản lý dưới sự giám sát của Hội ĐồngNhân Dân

Việc bố trí các khoản chi NSNN thường được xem xét đến tính hiệu quảở tầm vĩ mô, có tính đến lợi ích quốc gia, các vùng lãnh thổ, các khu vực, cácđịa phương trên cơ sở thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xãhội và nâng cao đời sống nhân dân đã được Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dâncác cấp thông qua.

Các khoản chi NSNN nói chung thường không mang tính bồi hoàn trựctiếp; ngoại trừ một số khoản chi NSNN cho vay hỗ trợ, ưu đãi thông qua tổchức tín dụng đặc biệt của Nhà nước mang tính đặc thù của mỗi quốc giatrong từng thời kì nhất định.

Các khoản chi NSNN gắn liền với các phạm trù kinh tế như đầu tư pháttriển, lợi nhuận, tiền lương, viện trợ và thường chịu sự tác động trực tiếpcủa các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền tệ, tín dụng

b Phân loại chi NSNN

Phân loại chi NSNN là việc sắp xếp các khoản chi NSNN theo nhữngtiêu thức, tiêu chí nhất định vào các nhóm, các loại chi Có nhiều tiêu thức để

Trang 13

phân loại các khoản chi NSNN, tuy nhiên phân loại theo yếu tố thì chi NSNNđược phân thành:

- Chi thường xuyên: Là quá trình phân phối sử dụng vốn từ quỹ NSNNđể đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyêncủa Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hôi.

Chi thường xuyên mang những đặc trưng cơ bản sau:

+ Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi về: các hoạt động sự nghiệp,giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, văn học, nghệ thuật, thể dụcthể thao, khoa học và công nghệ; các sự nghiệp xã hội khác; các hoạt động sựnghiệp về kinh tế, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt đôngcủa các cơ quan Nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam, Uỷ BanMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn ThanhNiên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ; trợ giá theochính sách của Nhà nước; phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mụctiêu quốc gia, dự án Nhà nước; hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho cácđối tượng chính sách xã hội các khoản chi thường xuyên khác theo quy địnhcủa pháp luật; trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

- Chi đầu tư phát triển: Đây là khoản chi mang tính chất tích lũy, mức độđầu tư phụ thuộc vào nguồn thu nhập quốc dân và nó ảnh hưởng trực tiếp đếntăng năng suất xã hội và các quan hệ cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi cơ bản sau đây:

+ Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi về đầu tư, xây dựng cáccông trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; đầutư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chínhcủa Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnhvực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật; bổsung dự trữ của Nhà nước; đầu tư phát triển các chương trình mục tiêu Quốc

Trang 14

gia, dự án Nhà nước; các khoản chi đầu tư phát triển theo quy định của phápluật.

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

1.1.3 Khái niệm và phân loại kiểm soát chi NSNN

a Khái niệm

KSC NSNN là việc thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi

NSNN (chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi khác, ) theo cácchính sách, chế độ, định mức quy định.

- Kiểm soát trong quá trình chi là hoạt động kiểm soát được tiến hànhngay trong quá trình tác nghiệp nhằm phát hiện, ngăn ngừa sai lầm có thể xảyra.

- Kiểm soát sau khi đã chi: mặc dù chức năng kiểm tra, phê duyệt báocáo quyết toán thuộc về cơ quan tài chính, nhưng về phía Kho bạc cũng cầnphải đôn đốc, nhắc nhở các ĐVSDNS quyết toán các khoản chi đúng chế độ,đúng thời gian quy định Thực hiện xác nhận và nhận xét, làm căn cứ để cơquan tài chính xét duyệt một cách nhanh chóng và kịp thời

Trang 15

1.1.4 Sự cần thiết phải thực hiện kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN có ý nghĩ quan trọng trong việcthực hiện tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực tài chính đểphát triển kinh tế - xã hội, góp phần kiểm chế lạm phát, ổn định tiền tệ & lànhmạnh hóa nền tài chính quốc gia đồng thời góp phần nâng cao trách nhiệmcũng như phất huy vai trò các cấp, các cơ quan đơn vị có liên quan đến côngtác quản lý và điều hành NSNN.

KSC là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của KBNNtrong việc quản lý quỹ NSNN, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sửdụng kinh phí thuộc NSNN Nếu không nắm sát được nhu cầu và tình hìnhthực tế chi tiêu của đơn vị sử dụng NSNN mà vẫn bố trí dự toán để đáp ứngkế hoạch, sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng kinh phí ở các ĐVSDNS, trong khiđó NSNN lại căng thẳng, gây bị động không đáng có trong điều hành NSNN

1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCQUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua kho bạc nhà nước

a Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là việc KBNN sử dụngcác công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát cáckhoản chi thường xuyên NSNN qua KBNN nhằm đảm bảo các khoản chi đóđược thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhànước quy định và theo những nguyên tắc, h́nh thức, phương pháp quản lý tàichính của Nhà nước

b Đặc điểm của kiểm soát chi thường xuyên NSNN

Với khái niệm trên thì kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc nhà

nước được qui định thực hiện theo nguyên tắc kiểm soát tuân thủ (tuân thủ

Trang 16

nguyên tắc quản lý tài chính, tuân thủ chế độ, tuân thủ chính sách, tuân thủtiêu chuẩn, định mức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ chế độkế toán…) và kiểm soát chuẩn theo quy định pháp lý nhà nước được biểu hiệnqua hình thức chuẩn biểu mẫu chứng từ chi NSNN và các quy định mã hóanhư: mã đơn vị sử dụng NSNN, mã hệ thống mục lục NSNN

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là quá trình kiểm soátngay trong quá trình chi tiêu NSNN của đơn vị sử dụng NSNN, được tiếnhành thường xuyên khi phát sinh chi tiêu NSNN và thực hiện trên từng khoảnchi NSNN (Không kiểm soát theo hình thức chon mẫu)

Kiểm soát chi thường xuyên gắn liền với những khoản chi thường xuyênnên phần lớn công tác kiểm soát chi diễn ra đều đặn trong năm, ít có tính thờivụ, ngoại trừ những khoản chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản cố định

Kiểm soát chi thường xuyên diễn ra trên nhiều lĩnh vực và rất nhiều nộidung nên rất đa dạng và phức tạp Chính vì thế, những quy định trong kiểmsoát chi thường xuyên cũng hết sức phong phú, với từng lĩnh vực chi cónhững quy định riêng, từng nội dung, từng tính chất nguồn kinh phí cũng cónhững tiêu chuẩn, định mức riêng

Kiểm soát chi thường xuyên bị áp lực lớn về mặt thời gian vì phần lớnnhững khoản chi thường xuyên đều mang tính cấp thiết như: chi về tiềnlương, tiền công, học bổng gắn với cuộc sống hàng ngày của cán bộ, côngchức, học sinh, sinh viên; các khoản chi về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảmbảo duy trì hoạt động thường xuyên của bộ máy nhà nước nên những khoảnchi này cũng đòi hỏi phải được giải quyết nhanh chóng Bên cạnh đó, tất cảcác đơn vị thụ hưởng NSNN đều có tâm lý muốn giải quyết kinh phí trongnhững ngày đầu tháng làm cho cơ quan kiểm soát chi là KBNN luôn gặp áplực về thời gian trong những ngày đầu tháng.

Kiểm soát chi thường xuyên thường phải kiểm soát những khoản chi

Trang 17

nhỏ, vì vậy cơ sở để kiểm soát chi như hoá đơn, chứng từ để chứng minhcho những nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh, thường không đầy đủ, không rõràng, thiếu tính pháp lý gây rất nhiều khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi,đồng thời cũng rất khó để có thể đưa ra những quy định bao quát hết nhữngkhoản chi này trong công tác kiểm soát chi

1.2.2 Sự cần thiết phải tăng cường kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước

- Kiểm soát chặt chẽ được các khoản chi NSNN có ý nghĩa quan trọngtrong việc thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.

Kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN làviệc KBNN thông qua các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện kiểm tra,kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN, đảm bảo các khoản chiđó được thực hiện đúng luật, đúng nguyên tắc cấp phát, thanh toán và có đủcác điều kiện chi theo quy định của pháp luật.

Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi NSNN có ý nghĩa đặc biệt quantrọng bới những lý do sau đây:

- Thứ nhất, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong quá trình

đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý NSNN nóiriêng, đòi hỏi mọi khoản chi của NSNN phải đảm bảo tính tiết kiệm và cóhiệu quả Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vì nguồn lực của ngân sáchnhà nước bao giờ cũng có hạn, nó là nguồn lực của đất nước, trong đó chủyếu là tiền của và công sức lao động của nhân dân đóng góp, do đó không thểchi tiêu một cách lãng phí Vì vậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNNthực sự trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, các cấp lãnhđạo, các ngành của toàn xã hội Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa tolớn trong việc thực hành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để pháttriển kinh tế - xã hội, chống các hiện tượng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp

Trang 18

phần lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạmphát; đồng thời, góp phần nâng cao trách nhiệm và phát huy được vai trò củacác ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý vàsử dụng NSNN Đặc biệt, theo Luật NSNN quy định, hệ thống KBNN chịutrách nhiệm chính trong việc kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từngkhoản chi NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần lập lại kỷ cương, kỷ luật tàichính.

- Thứ hai, do những hạn chế của bản thân cơ chế quản lý chi NSNN: cơ

chế quản lý, cấp phát thanh toán NSNN tuy đã được thường xuyên sửa đổi vàtừng bước hoàn thiện, nhưng cũng chỉ có thể quy định được những vấn đềchung nhất, mang tính nguyên tắc Vì thế, nó không thể bao quát được hết tấtcả những hiện tượng nẩy sinh trong quá trình thực hiện chi NSNN Cũngchính từ đó, cơ quan Tài chính và KBNN thiếu cơ sở pháp lý cụ thể cần thiếtđể thực hiện kiểm tra, kiểm soát từng khoản chi NSNN Như vậy, cấp phát chiNSNN đối với cơ quan Tài chính chỉ mang tính chất phân bổ ngân sách, cònđối với KBNN thực chất chỉ là xuất quỹ NSNN Việc chi trả trực tiếp trênthực tế là chưa thực hiện được đến từng đơn vị sử dụng kinh phí, chưa pháthuy hết vai trò kiểm ra, kiểm soát các khoản chi NSNN Mặt khác, cùng vớisự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội, công tác chi NSNNcũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn Điều này cũng làm cho cơ chế quảnlý chi NSNN nhiều khi không theo kịp với các biến động và phát triển củahoạt động chi NSNN; trong đó, một số nhân tố quan trọng như hệ thống tiêuchuẩn định mức chi tiêu còn xa rời thực tế, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ để cóthể thẩm định; chưa có một cơ chế quản lý chi phù hợp và chặt chẽ đối vớimột số lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực chi đầu tư xây dựng cơ bản, mộtlĩnh vực phức tạp, không chỉ tốn nhiều tiền mà còn liên quan đến yêu cầu phát

Trang 19

triển kinh tế xã hội, tạo môi trường tham nhũng cho những kẻ thoái hoá biếnchất Mặt khác, công tác kế toán, quyết toán cũng chưa được thực hiện mộtcách nghiêm tức; từ đó, một số không ít đơn vị và cá nhân đã lợi dụng, khaithác những kẽ hở của cơ chế quản lý đó để tham ô, trục lợi, gây lãng phí tàisản và công quỹ của Nhà nước

Từ thực tế trên, đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểmtra giám sát chi tiêu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêucực của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp; đồng thời phát hiện những kẽhở trong cơ chế quản lý để từ đó có những giải pháp và kiến nghị nhằm sửađổi bổ sung kịp thời những cơ chế, chính sách hiện hành, tạo nên một cơ chếquản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

- Thứ ba, do ý thức của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN: Một thực tế

khá phổ biến là các đơn vị sử dụng kinh phí được NSNN cấp thường có chungmột tư tưởng là tìm mọi cách sử dụng hết số kinh phí được cấp mà khôngquan tâm đến việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán đã đượcduyệt Các đơn vị này thường lập hồ sơ, chứng từ thanh toán khống, sai chếđộ quy định, không có trong dự toán chi NSNN đã được phê duyệt, khôngđúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, thiếu các hồ sơ, chứng từ pháp lýcó liên quan Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một tổ chức thứ ba có thẩmquyền, độc lập và khách quan, có kỹ năng nghề nghiệp, có vị trí pháp lý và uytín cao để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và đưa ra ý kiến nhận xét, kếtluận chính xác đối với các khoản chi của đơn vị bảo đảm có trong dự toánđược duyệt; đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn được duyệt; có đủ hồ sơ,chứng từ thanh toán theo đúng quy định …; có giải pháp chấn chỉnh và xử lýkịp thời các gian lận, sai sót, ngăn chặn các sai phạm và lãng phí có thể xảy ratrong việc sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, bảo đảm mọikhoản chi của NSNN được tiết kiệm và có hiệu quả.

Trang 20

- Thứ tư, do xuất phát từ tính đặc thù của các khoản chi NSNN: các

khoản chi của NSNN đều mang tính chất không hoàn trả trực tiếp Tính chấtcấp phát trực tiếp không hoàn lại của các khoản chi NSNN là một ưu thế vôcùng to lớn đối với các đơn vị sử dụng NSNN Trách nhiệm của họ là phảichứng minh được việc sử dụng của các khoản kinh phí bằng các kết quả côngviệc cụ thể đã được Nhà nước giao Tuy nhiên, việc dùng những chỉ tiêu địnhtính và định lượng để đánh giá và đo lường kết quả công việc trong nhiềutrường hợp là thiếu chính xác và gặp không ít những khó khăn Vì vậy, cầnphải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm tra,kiểm soát các khoản chi của NSNN, bảo đảm tương xứng giữa khoản tiềnNhà nước đã chi ra với kết quả công việc mà các đơn vị sử dụng NSNN thựchiện.

- Thứ năm, do yêu cầu mở cửa và hội nhập với nền kinh tế khu vực và

thế giới: theo kinh nghiệm quản lý NSNN của các nước và những khuyếnnghị của tổ chức tài chính quốc tế; việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chiNSNN chỉ thực hiện có hiệu quả trong điều kiện thực hiện cơ chế chi trả trựctiếp từ cơ quan quản lý quỹ NSNN đến từng đối tượng sử dụng ngân sách,kiên quyết không chuyển kinh phí của NSNN qua các cơ quan quản lý tàichính nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của nhà nước.

Vì những yêu cầu cấp thiết được đặt ra như trên, việc kiểm soát chiNSNN qua KBNN cần phải diễn ra và nên được quan tâm đúng mức để quátrình ấy thực hiện được một cách triệt để những mục tiêu đề ra.

1.2.3 Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc nhà nước

Việc quản lý chi và kiểm soát chi thường xuyên NSNN được thực hiệntheo những nguyên tắc sau:

Một là, tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trước,

Trang 21

trong và sau quá trình cấp phát, thanh toán Các khoản chi phải có trong dựtoán NSNN được duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhànước có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phíNSNN chuẩn chi.

Hai là, tất cả các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN phải mở tài

khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNNtrong quá trình lập, phân bổ, và thực hiện dự toán được giao.

Ba là, mọi khoản chi NSNN phải được hạch toán bằng đồng Việt Nam

theo từng niên độ ngân sách, cấp ngân sách và theo Mục lục NSNN Cáckhoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi vàhạch toán chi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngàycông lao động do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Bốn là, trong quá trình quản lý, cấp phát, quyết toán chi NSNN, các

khoản chi sai phải thu hồi giảm chi Căn cứ vào quyết định của cơ quan tàichính hoặt cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện thu hồi giảmchi NSNN.

Năm là, KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ, điều

kiện chi và thực hiện cấp phát, thanh toán kịp thời các khoản chi NSNNtheo đúng quy định; tham gia với các cơ quan tài chính, cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng NSNN vàxác nhận số thực chi NSNN qua KBNN của các đơn vị sử dụng NSNN.KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo chođơn vị sử dụng NSNN biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giảiquyết trong các trường hợp: chi không đúng mục đích, đối tượng theo dựtoán được duyệt; chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu, không đủ cácđiều kiện theo quy định.

Trang 22

1.3 NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNSNN QUA KBNN

1.3.1 Nội dung kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

Chi NSNN chỉ được thực hiện sau khi kiểm tra có đủ những điều kiện cơbản sau: Đã có trong dự toán chi NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Đã đượccơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người được ủyquyền quyết định chi Có đủ hồ sơ chứng từ thanh toán Đặc biệt, công táckiểm soát chi NSNN qua KBNN được tiến hành trước, trong và sau khi chi.

a Kiểm soát trước khi chi

Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát trước hồ sơ gửi đến cơ quan tàichính, KBNN khi ĐNQHNS xin được cấp phát Mục đích của việc hoạt độngnày là để kiểm soát việc chấp hành các điều kiện thanh toán, đảm bảo đơn vịthụ hưởng NSNN phải lập dự toán kinh phí hàng năm (có chia theo quý trướcđây) được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đúng chế độ, tiêu chuẩn,định mức chi tiêu NSNN do chính phủ hoặc cơ quan có thẩm quyền quy địnhĐồng thời, kiểm soát lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị thụ hưởng NSNN.

Việc kiểm soát này được tiến hành trong suốt quá trình từ khi ĐVQHNSgửi dự toán chi tới cơ quan tài chính cho đến khi khoản chi đó được cơ quantài chính xem xét, thông báo chi, được ĐVQHNS chuẩn chi và được đưa tớiKBNN để thanh toán, cấp phát KBNN có thể ra quyết định xuất quỹ hoặc từchối việc xuất quỹ NSNN tùy theo kết quả của hoạt động kiểm tra.

b Kiểm soát trong khi chi

Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằmđảm bảo các khoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹNSNN chi trả cho đối tượng thụ hưởng NSNN Kiểm soát trong khi chi làkhâu chủ yếu của chu trình kiểm soát chi và cũng là nhiệm vụ quan trọng nhất

Trang 23

của KBNN trong việc quản lý chi quỹ NSNN Kiểm soát trong khi chi giúpngăn chặn kịp thời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãngphí và thất thoát tiền và tài sản nhà nước.

c Kiểm soát sau khi chi

Kiểm soát sau khi chi thực chất là giai đoạn kiểm tra việc chấp hànhpháp luật NSNN trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị sử dụng NSNN.Ở đây, KBNN có trách nhiệm kiểm soát tồn quỹ tiền mặt, kiểm soát tiền gửiKBNN, kiểm soát các nguồn thu khác của đơn vị và cách đơn vị sử dụng cácnguồn thu đó Loại kiểm soát này thể hiện rõ nhất trong quá trình sử dụngphương thức cấp tạm ứng cho các khoản chi hành chính, chi mua sắm tài sản,sửa chữa xây dựng nhỏ chưa đủ điều kiện cấp phát, thanh toán trực tiếp hoặctạm ứng theo hợp đồng Sau khi đã thực hiện chi, đơn vị có trách nhiệm gửiđến kho bạc giấy đề nghị thanh toán, bảng kê thanh toán kèm theo các hồ sơ,chứng từ liên quan để thanh toán số tạm ứng và làm thủ tục chuyển từ cấp tạmứng sang cấp thanh toán Ở đây, KBNN kiểm tra, kiểm soát báo cáo thực chicủa đơn vị, nếu đủ điều kiện thì thực hiện thủ tục cấp phát thanh toán và thuhồi tạm ứng

1.3.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Quy trình kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN được thực hiện chủyếu ở khâu kiểm soát trong khi chi bao gồm các bước sau:

Căn vào dự toán được phân bổ, nhu cầu chi quý đã gửi KBNN và theoyêu cầu nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán ngân sách,kèm theo hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch Trường hợp được cơquan có thẩm quyền thông báo điều chỉnh nhu cầu chi quý thì đơn vị chỉ đượcchi trong giới hạn điều chỉnh

KBNN nơi giao dịch kiểm tra hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi theoquy định và giấy rút dự toán ngân sách của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN

Trang 24

hoặc của người được uỷ quyền Nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiệnviệc chi trả, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng NSNN.

- Trường hợp chưa có đủ điều kiện thực hiện thanh toán trực tiếp quaKBNN ở tất cả các khoản chi thì được phép cấp tạm ứng đối với một sốkhoản chi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Sau khi hoàn thànhcông việc và có đủ chứng từ thanh toán thì chuyển từ tạm ứng sang thực chi.

- Trường hợp các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định (khôngcó trong dự toán được duyệt, không đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức,không đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ ), KBNN từ chối chi trả và thôngbáo cho đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý Thủ trưởng cơ quanKBNN là người có quyền đưa ra quyết định từ chối và hoàn toàn chịu tráchnhiệm về quyết định từ chối của mình

1.3.3 Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN

a Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên NSNN theo luật NSNN

Luật NSNN (sửa đổi) đã đượ ban hành vào năm 2002, có hiệu lực thihành từ năm ngân sách 2004 thay thế luật NSNN năm 1996 và luật sửa đổi,bổ sung một số điều luật NSNN năm 1997 Theo quy định của Thông tư số59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành luật NSNN [1]; Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày13/8/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ quản lý cấp phát, thanh toán cáckhoản chi NSNN qua KBNN [2]; thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày23/11/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dựtoán NSNN [13], thì cơ chế KS chi NSNN qua KBNN được thực hiện theocác nội dung cụ thể sau:

- Về việc phân bổ, giao dự toán NSNN: Dự toán chi thường xuyên của

các đơn vị sử dụng NSNN được giao chi tiết đến mã ngành, không phân bổ

Trang 25

chi tiết theo nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quý trong nămnhư trước.

- Về hình thức cấp phát NSNN: Luật NSNN (sửa đổi) đã quy định thay

thế việc cấp phát theo hình thức hạn mức kinh phí bawgf chi trả thanh toántheo hình thức rút dự toán tại KBNN Đây là bước thay đổi mang tính đột phácủa luật NSNN sửa đổi, góp phần cải cách một cách triệt để thủ tục hànhchính trong việc câp phát, thanh toán các khoản chi NSNN Căn cứ vào dựtoán chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị được giao, KBNN thực hiện kiểmsoát và thanh toán các khoản chi NSNN theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức hiện hành.

- Bổ sung thêm phương thức cấp phát NSNN qua KBNN: Thông tư số

59/2003/TT-BTC của Bộ tài chính đã quy định bổ sung thêm 02 phương thứccấp phát mới, đó là: Tạm cấp kinh phí NSNN và chi ứng trước dự toán nămsau cho cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách.

- Quy định về kiểm soát thanh toán đối với các khoản chi về mua sắm đồdùng, trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định: Từ năm 2008 trở đi,

phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụngNSNN chỉ giao chi tiết đến Loại, khoản mục lục NSNN (không phân bổ chitiết theo các nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quý trongnăm) và gửi KBNN để làm căn cứ kiểm soát thanh toán.

- Quy định về việc chuyển tạm ứng sang năm sau của các đơn vị sử dụngNSNN: Theo quy định tại Thông tư số 108/2008/TT-BTC của Bộ tài chính

ngày 18/11/2008 hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyếttoán ngân sách nhà nước hàng năm [16] thì việc chuyển tạm ứng qua năm sauđược thực hiện như sau: Các khaonr tạm ứng đến hết ngày 31/12 chưa đủ thủtục thanh toán được phép tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toánvà quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước Trường hợp hết thời gian chỉnh

Trang 26

lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì đơn vị phải làm thủ tục chuyểntạm ứng sang năm sau Nếu các khoản tạm ứng được cơ quan tài chính cùngcấp cho phép chuyển tạm ứng của năm trước sang năm sau thì hạch toán vàquyết toán vào ngân sách năm sau, nếu không được chấp thuận cho chuyển tạmứng sang năm sau thì KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vàomục chi tương ứng của dự toán ngân sách năm sau của đơn vị.

- Quy định về Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:

Hiện tại đang tồn tại 2 chế độ kế toán dành cho KBNN: Quyết định120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [18] chonhững đơn vị KBNN chưa triển khai dự án TABMIS và Thông tư số212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ trưởng Bộ tài chính [19] áp dụngcho các đơn vị KBNN đã triển khai dự án TABMIS Hiện nay KBNN KhánhHòa đang thực hiện theo thông tư số 212/2009/TT-BTC Đây là chế độ kếtoán nhằm hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán NSNN và các hoạt động nghiệpvụ của KBNN đối với các nội dung liên quan tới công tác kế toán ngân sáchvà kế toán KBNN theo tinh thần Luật NSNN (sửa đổi).

b Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị thực hiện chếđộ tự chủ theo nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ

Cơ chế tài chính và kiểm soát chi đối với đơn vị hành chính sự nghiệpthực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính được thực hiện theoquyết định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, quyết địnhsố 117/2013/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 củaChính phủ, Thông tư số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của bộtài chính – Bộ Nội vụ và Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày30/05/2014 của Bộ Tài chính Cụ thể như sau:

Trang 27

Đối tượng áp dụng: Là các cơ quan Nhà nước các cấp từ trung ương đếnđịa phương và các tổ chức trực tiếp sử dụng kinh phí quản lý hành chính doNSNN cấp, có tài khoản và con dấu riêng, được cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính được các cấp có thẩmquyền phê duyệt.

Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Cơ quan thựchiện chế độ tự chủ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Không tăng kinh phí quản lý hành chính của các khoản chi thực hiệnkhoán so với trước khi thực hiện khoán

- Quản lý sử, dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai, dânchủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ công chức và người lao động.

- Nội dung các khoản chi bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấplương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng gop (BHXH, BHYT,Kinh phí công đoàn); các khoản thanh toán cho các nhân; chi phí thanh toándịch vụ công công; chi phí thuê mướn; chi vật tư văn phòng, ; thông tin tuyêntruyền liên lạc, chi hội nghị, công tác phí, các khoản chi đặc thù, chi mua sắmtài sản, trang thiết bị vật tư, các khảon chi thực hiệnc ho công tác thu phí và lệphí và chi khác.

- Mức khoán chi: Được xác định căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn, địnhmức, chế độ sử dụng kinh phí thường xuyên của NSNN, tình hình thực tế sửdụng kinh phí của đơn vị.

- Lập dự toán và phân bổ dự toán: Hàng năm, cơ quan thực hiện chế độtự chủ lập dự toán ngân sách theo đúng quy định Dự toán các cơ quan thựchiện chế độ tự chủ chi tiết theo hai phần: Phần dự toán chi NSNN giao thựchiện chế độ tự chủ và phần dự toán chi NSNN giao không thực hiện chế độ tựchủ.

Trang 28

- Điều kiện kiểm soát, thanh toán kinh phí quản lý hành chính: KBNNchỉ thực hiện chi trả, thanh toán cho các đơn vị khi có đủ các điều kiện, căncứ dự toán chi NSNN, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản côngvà nhu cầu chi trả, thanh toán của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ.

- Về hạch toán và quyết toán kinh phí: Đơn vị và KBNN hạch toán theođúng quy định và quyết toán kinh phí theo đúng các mục chi của mục lụcngân sách nhà nước, xác định số thực chi theo mục lục NSNN của KBNN nơigiao dịch là cơ sở để đơn vị lập quyết toán gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơquan tài chính cùng cấp.

c Cơ chế kiểm soát chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệpcông lập, thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Việc quản lý, cấp phát thanh toán cho các đơn vị sự nghiệp có thu hiệnnay thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày25/04/2006 của Chính phủ [29]; Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006[5] và Thông tư 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ tài chính hướngdẫn thực iện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP [12]; Thông tư số 81/2006/TT-BTC ngày 6/9/2006 [6] và Thông tư số 153/2007/TT-BTC ngày 17/12/2007của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ KS chi đối với các đơn vị sự nghiệp cônglập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính [14], cụ thể:

- Đối tưọng áp dụng: Các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định thành lập hoạt động trong các lĩnh vực sựnghiệp: Giáo dục – Đào tạo; sự nghiệp y tế, Đảm bảo xã hội; sự nghiệp Vănhoá – Thông tin, Thể dục – Thể thao, sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.

- Mục tiêu: được chủ động trong việc tổ chức công việc, sắp xếplại bộmáy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng

Trang 29

cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước nâng cao thu nhập cho ngườilao động.

- Nguyên tắc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm: Hoàn thànhnhiệm vụ được giao, thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của phápluật; thực hiện quyền tự chủ gắn với tự chịu tráh nhiệm về những quyết địnhcủa mình trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật, đồngthời chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo đảmlợi ích của Nhà nước, quyềnlợi và nghĩ vụ của tổ chức, cá nhân theo quy địnhcủa pháp luật.

- Phân loại các đơn vị sự nghiệp Nhà nước: căn cứ vào nguồn thu sựnghiệp, các đơn vị sự nghiệp được phân loại: Đơn vị sự nghiệp có nguồn thusự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; Đơn vị sựnghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đmr bảo một phần chi phí hoạt động thườngxuyên, phần c̣n lại được NSNN cấp; đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệpthấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyêntheo chứ năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phsi hoạt động.

- Điều kiện kiểm soát, thanh toán: đã có quyết định giao quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm v thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vầtìchính;Quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp; đã có trong dự toán được cơquan Nhà nước có thẩm quyền giao; đã được thủ trưởng đơn vị hoặc ngườiđược uỷ quyền quyết định chi; đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu docơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị quy định; có đầy đủ hồ sơ,chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên quan đến từng khoản chi; tàikhoản tiền gửi, tài khoản dự toán của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tựchủ còn đủ số dư để thanh toán.

- Cấp phát kinh phí NSNN: Đối với phần kinh phí NSNN cấp đảm bảohoạt động thường xuyên, cấp qua KBNN vào mục 7750 Đơn vị thực hiện chi

Trang 30

và kế toán quyết toán theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng vớitừng nội dung chi; Đối với các khoản kinh phí khác như kinh phí thực hiệnnhiệm vụ theo đơn đặt hàng của Nhà nước, kinh phí đề tài nghiên cứu khoahọc; chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý cấp phát theo dự toán được cấpcó thẩm quyền phê duyệt theo các mục chi của mục lục NSNN hiện hành.

- Về dịnh mức chi: Căn cứ định mức, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vịchủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ để đảm bảohoạt động thường xưyên cho phù hợp với hoạt động dặc thù của đơn vị, đảmbảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả Đối với các khoản chi hoạtđộng thường xuyên, tuỳ theo từng nội dung công việc, Thủ trưởng đơn vịquyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi do Nhà nước quy định nếuthấy cần thiết và có hiệu quả.

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi qua KBNN: đơn vị sự nghiệpmở tài khoản tại KBNN để phản ánh các khoản kinh phí thuộc NSNN, đượcmởtài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc KBNN để phản ánh các khoản thu,chi của hoạt động dịch vụ

1.3.4 Nhân tố bên trong

- Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi:

Bộ máy kiểm soát chi phải được tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chứcnăng, phù hợp quy mô và khối lượng các khoản chi phải qua kiểm soát Thủ tụckiểm soát chi thường xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhưng đảm bảo tính chặt chẽtrong trong quản lý chi tiêu NSNN, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gâythất thoát, lãng phí NSNN.

- Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi:

Cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi của KBNN là những người trựctiếp thực hiện việc kiểm soát chi NSNN; vì vậy, cán bộ KBNN phải đảm bảotrình độ, năng lực để đảm đương nhiệm vụ kiểm soát chi một cách chặt chẽ,

Trang 31

hiệu quả; đồng thời, cũng không phát sinh các hiện tượng cửa quyền, sáchnhiễu trong quá trình kiểm soát chi

- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN :

Nếu thủ trưởng các đơn vị sử dụng NSNN có tính tự giác cao trong việcchấp hành chế độ chi tiêu NSNN thì các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức, đảm bảo có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ từ đógiúp cho việc kiểm soát chi của KBNN được thuận lợi, nhanh chóng, tránh tìnhtrạng phải trả lại hồ sơ, chứng từ, thông báo từ chối cấp phát gây lãng phí thờigiờ và công sức Do vậy, cần làm cho đơn vị sử dụng NSNN thấy được tráchnhiệm của mình trong tất cả các khâu của quy trình ngân sách

- Khoa học kỹ thuật công nghệ phục vụ kiểm soát chi:

Cơ sở vật chất kĩ thuật, việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN cũng đòihỏi một số điều kiện khác như hiện đại hóa công nghệ KBNN; hoàn thiện hệthống kế toán và quyết toán NSNN; hiện đại hóa công nghệ thanh toán trongnên kinh tế và của KBNN.

Trang 32

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Kiểm soát chi NSNN qua KBNN có vai trò quan trọng trong việc chitiêu sử dụng nguồn lực đất nước một cách tiết kiệm, hiệu quả, giữ vững ổnđịnh kinh tế - xã hội của một quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân Xuất pháttừ việc nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của KBNN trong việc quản lý chithường xuyên NSNN, đặc biệt là sự cần thiết phải tăng cường công tác kiểmsoát chi NSNN qua KBNN, trong chương này đề tài đã làm rõ những vấn đềlý luận chung về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN.Những vấn đề lý luận trình bày ở trên làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánhgiá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước quaKho bạc nhà nước Hải Châu ở chương II Từ đó đưa ra những giải pháp nhằmtăng cường kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước HảiChâu

Trang 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂNSÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI CHÂU2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY KHO BẠC NHÀ NƯỚC HẢI CHẤU

2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Kho Bạc Nhà nước Hải Châu

KBNN Hải Châu là đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày01 tháng 07 năm 1998 theo Quyết định số 294/TC/QĐ/TCCB ngày 14/3/1998của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Là cơ quan trực thuộc KBNN Đà Nẵng, có chức năng thực hiện nhiệmvụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; KBNN Hải Châu khôngngừng nỗ lực vươn lên và từng bước khẳng định được vai trò, vị trí với nhiềuđóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệcủa địa phương, mà chủ yếu là công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước cáccấp trên địa bàn quận Hải Châu; và luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt tấtcả các nhiệm vụ khác được địa phương và KBNN Đà Nẵng giao.

Trong thời gian qua, KBNN Hải Châu đã thực hiện theo sự chỉ đạo củaKBNN cấp trên, của chính quyền địa phương, phối hợp chặc chẽ với các cơquan hữu quan trên địa bàn, tổ chức các điểm thu phù hợp, tạo điều kiệnthuận lợi cho các đối tượng nộp thuế đến thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tậptrung đầy đủ, kịp thời, chính xác các nguồn thu vào NSNN Trong công tácthu NSNN, tại KBNN Hải Châu đã triển khai dự án hiện đại hóa thu NSNNgiữa cơ quan thuế - Kho bạc - Hải quan - đã tạo ra nhiều đột phá về cải cáchthủ tục thu, nộp NSNN theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, thời giangiảm tải cho các cơ quan chức năng; thống nhất dữ liệu thu NSNN giữa cáccơ quan Thuế - Kho bạc – Hải quan và ngân hàng thương mại; từng bước thựchiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khuvực công.

Trang 34

Cùng với việc tổ chức tốt công tác thu NSNN, công tác kiểm soát thanhtoán các khoản chi NSNN được KBNN Hải Châu kiểm soát chặt chẽ, tuân thủtheo đúng quy định, quy trình, thủ tục và thời gian kiểm soát chi NSNN; kiênquyết từ chối các khoản chi không đúng quy định, không đúng tiêu chuẩn, chếđộ, định mức chi tiêu, nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN

Với 16 năm thành lập và phát triển, KBNN Hải Châu đã đóng góp tíchcực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nền tài chính quốc gia thông qua việctập trung nhanh đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chitiêu của Chính phủ, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tếxã hội, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu chi NSNN phục vụ cho sựchỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương,nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Hải Châu

Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hải Châuđược quy định tại Quyết định số 163/QĐ-KBNN ngày 17/3/2010 quy địnhnhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu của KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước.

a Chức năng

KBNN Hải Châu là tổ chức trực thuộc KBNN Đà Nẵng thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước; các quỹ tài chính nhànước và các quỹ khác của nhà nước được giao quản lý; thực hiện việc huyđộng vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hìnhthức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

b Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thucho các cấp ngân sách.

Trang 35

- Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNNtrên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Quản lý quỹ NS quận và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý cáckhoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết địnhcủa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, ấn chỉ đặc biệt, tài sản,các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tạiKBNN quận.

- Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quyđịnh

- Thực hiện các biện pháp an toàn kho, quỹ tại KBNN quận.

- Mở, quản lý tài khoản tiền gửi tại KBNN quận, tại ngân hàng thươngmại trên địa bàn để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.

- Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước.

- Thực hiện công tác điện báo, báo cáo số liệu về thu, chi NSNN phục vụcông tác chỉ đạo, điều hành NSNN của cấp có thẩm quyền; thống kê, báo cáo,quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN quận.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước Hải Châu

Cơ cấu tổ chức tại KBNN Hải Châu cụ thể như sau :

- Ban lãnh đạo gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Giám đốc điềuhành tất cả hoạt động trong đơn vị và phụ trách tổ Kho quỹ 2 Phó Giám đốcphụ trách tổ Kế toán và tổ Tổng hợp – Hành chính.

- Các tổ nghiệp vụ gồm có 3 tổ: tổ Tổng hợp-Hành chính, tổ Kế toán vàtổ Kho quỹ.

+ Tổ Kế toán gồm có 16 người Tổ trưởng kiêm Kế toán trưởng phụtrách chung toàn bộ công việc của tổ kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát kế toántại tổ kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai chế độ hướng dẫn của

Trang 36

KBNN cấp trên, chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Hải Châu và Kếtoán trưởng KBNN Đà Nẵng về toàn bộ công việc kế toán nghiệp vụ củaKBNN Hải Châu Tổ phó tổng hợp tất cả các báo cáo trên địa bàn; kiểm soátkế toán thu NSNN Các kế toán viên còn lại đảm nhận các nhiệm vụ của kếtoán giao dịch và kế toán thanh toán như: kế toán thu NSNN, kế toán chiNSNN, kế toán công trái trái phiếu, kế toán tiền gửi ngân hàng, …

+ Tổ Kho quỹ gồm có 3 người Tổ trưởng kiêm thủ quỹ có nhiệm vụquản lý kho, chi tiền mặt theo chứng từ kế toán Còn lại 2 kiểm ngân cónhiệm vụ thu NSNN, thu phạt hành chính và các khoản thu khác của các đơnvị giao dịch.

+ Tổ Tổng hợp - Hành chính gồm 5 người Tổ trưởng điều hành tổ, kiểmsoát chi đầu tư XDCB Tổ phó đảm nhận các công việc hành chính của đơn vịvà kiểm soát chi chương trình mục tiêu Còn lại là 3 nhân viên bảo vệ.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hải Châu

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ KẾ TOÁN

TỔ TỔNG HỢP – HÀNH CHÍNHTỔ

KHO QUỸ

Trang 37

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC HẢI CHÂU

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy, cán bộ kiểm soát chi thườngxuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Hải Châu.

KBNN Hải Châu là đơn vị được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày01 tháng 07 năm 1998 theo Quyết định số 294/TC/QĐ/TCCB ngày 14/3/1998của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Là cơ quan trực thuộc KBNN Đà Nẵng, có chức năng thực hiện nhiệmvụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; KBNN Hải Châu khôngngừng nỗ lực vươn lên và từng bước khẳng định được vai trò, vị trí với nhiềuđóng góp tích cực vào tiến trình thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệcủa địa phương, mà chủ yếu là công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước cáccấp trên địa bàn quận Hải Châu; và luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt tấtcả các nhiệm vụ khác được địa phương và KBNN Đà Nẵng giao.

Trong thời gian qua, KBNN Hải Châu đã thực hiện theo sự chỉ đạo củaKBNN cấp trên, của chính quyền địa phương, phối hợp chặc chẽ với các cơquan hữu quan trên địa bàn, tổ chức các điểm thu phù hợp, tạo điều kiệnthuận lợi cho các đối tượng nộp thuế đến thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tậptrung đầy đủ, kịp thời, chính xác các nguồn thu vào NSNN Trong công tácthu NSNN, tại KBNN Hải Châu đã triển khai dự án hiện đại hóa thu NSNNgiữa cơ quan thuế - Kho bạc - Hải quan - đã tạo ra nhiều đột phá về cải cáchthủ tục thu, nộp NSNN theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, thời giangiảm tải cho các cơ quan chức năng; thống nhất dữ liệu thu NSNN giữa cáccơ quan Thuế - Kho bạc – Hải quan và ngân hàng thương mại; từng bước thựchiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong khuvực công.

Trang 38

Cùng với việc tổ chức tốt công tác thu NSNN, công tác kiểm soát thanhtoán các khoản chi NSNN được KBNN Hải Châu kiểm soát chặt chẽ, tuân thủtheo đúng quy định, quy trình, thủ tục và thời gian kiểm soát chi NSNN; kiênquyết từ chối các khoản chi không đúng quy định, không đúng tiêu chuẩn, chếđộ, định mức chi tiêu, nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN

Với 16 năm thành lập và phát triển, KBNN Hải Châu đã đóng góp tíchcực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển nền tài chính quốc gia thông qua việctập trung nhanh đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chitiêu của Chính phủ, huy động một lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển kinh tếxã hội, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thu chi NSNN phục vụ cho sựchỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương,nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng NSNN

Cơ cấu tổ chức tại KBNN Hải Châu cụ thể như sau :

- Ban lãnh đạo gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám đốc Giám đốc điềuhành tất cả hoạt động trong đơn vị và phụ trách tổ Kho quỹ 2 Phó Giám đốcphụ trách tổ Kế toán và tổ Tổng hợp – Hành chính.

- Các tổ nghiệp vụ gồm có 3 tổ: tổ Tổng hợp-Hành chính, tổ Kế toán vàtổ Kho quỹ.

+ Tổ Kế toán gồm có 16 người Tổ trưởng kiêm Kế toán trưởng phụtrách chung toàn bộ công việc của tổ kế toán, làm nhiệm vụ kiểm soát kế toántại tổ kế toán, chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai chế độ hướng dẫn củaKBNN cấp trên, chịu trách nhiệm trước Giám đốc KBNN Hải Châu và Kếtoán trưởng KBNN Đà Nẵng về toàn bộ công việc kế toán nghiệp vụ củaKBNN Hải Châu Tổ phó tổng hợp tất cả các báo cáo trên địa bàn; kiểm soátkế toán thu NSNN Các kế toán viên còn lại đảm nhận các nhiệm vụ của kếtoán giao dịch và kế toán thanh toán như: kế toán thu NSNN, kế toán chiNSNN, kế toán công trái trái phiếu, kế toán tiền gửi ngân hàng, …

Trang 39

+ Tổ Kho quỹ gồm có 3 người Tổ trưởng kiêm thủ quỹ có nhiệm vụquản lý kho, chi tiền mặt theo chứng từ kế toán Còn lại 2 kiểm ngân cónhiệm vụ thu NSNN, thu phạt hành chính và các khoản thu khác của các đơnvị giao dịch.

+ Tổ Tổng hợp - Hành chính gồm 5 người Tổ trưởng điều hành tổ,kiểm soát chi đầu tư XDCB Tổ phó đảm nhận các công việc hành chính củađơn vị và kiểm soát chi chương trình mục tiêu Còn lại là 3 nhân viên bảo vệ.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của KBNN Hải Châu

2.2.2 Hình thức chi trả thanh toán chi thường xuyên NSNN qua khobạc Nhà nước Hải Châu

- Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN + Đối tượng:

Các khoản chi thường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan,đơn vị, các cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chứcchính trị xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phíthường xuyên, các tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực hiện một sốnhiệm vụ thường xuyên theo quy định của Pháp luật.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

TỔ KẾ TOÁN

TỔ

TỔNG HỢP – HÀNH CHÍNHTỔ

KHO QUỸ

Trang 40

+ Quy trình chi trả, thanh toán tại KBNN Hải Châu như sau:

Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã đăng ký với KBNN và theo yêu cầunhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN lập giấy rút dự toán NSNNkèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểmsoát, thanh toán Trường hợp phát sinh các khoản cho cần thiết cấp bách trongphạm vi dự toán NSNN năm được giao, nhưng vượt quá nhu cầu chi quý đơnvị đã gửi KBNN thì KBNN vẫn chi, song phải báo cáo kịp thời cho cơ quanTài chính đồng cấp để chủ động cân đối nguồn vốn.

KBNN kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụngNSNN, nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện thanh toán trực tiếp chongười hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặcthanh toán qua đơn vị sử dụng NSNN.

Khi thực hiện chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN, KBNN thựchiện chi cho đơn vị sử dụng NSNN theo đúng các mục chi thực tế trong phạmvi các nhóm mục đã được giao trong dự toán NSNN Riêng nhóm mục chikhác trong dự toán NSNN được phép thanh toán để chi cho tất cả các nhómmục, song phải hạch toán theo đúng mục thực chi.

Sơ đồ 2: Quy trình cấp phát các khoản chi thường xuyên theo hình thức dự toán

Khách hàngKế toán viênKế toán trưởngGiám đốc

Thủ quỹ

615a

Ngày đăng: 14/03/2018, 22:01

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

    4. Phương pháp nghiên cứu

    5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

    6. Tổng quan về đề tài nghiên cứu

    7. Kết cấu của luận văn

    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC

    1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

    1.1.1. Khái quát về ngân sách nhà nước

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w