Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu là việc nhànước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động đến hoạt động kinhdoanh xăng dầu nhằm đảm bảo sự phát triển ổn địn
Trang 1NGUYỄN THỊ HẠNH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNGNGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2019
Trang 2NGUYỄN THỊ HẠNH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên
cứu độc lập của tôi, các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, khôngsao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất
kỳ ở đâu
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đãđược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồngốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi!
Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đạihọc Thái Nguyên Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Thu Hà đã trựctiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongsuốt quá trình nghiên cứu
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học kinh tế và quản trị kinhdoanh các thầy cô khác đã truyền đạt kiến thức cũng như giúp đỡ tôi rất nhiềutrong quá trình nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục chohoạt động nghiên cứu của tôi
Tôi xin chân thành các ơn các đồng chí lãnh đạo, các anh chị công táctại Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh, Sở công thương tỉnh Bắc Ninh, sở khoa học
và công nghệ tỉnh Bắc Ninh, công an PCCC tỉnh Bắc Ninh, các chủ doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảotôi trong suốt thời gian tôi làm luận văn
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gia đình, bạn bè,đồng nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên khích lệ tôi để tôi hoàn thiện luậnvăn này
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn chưanhiều nên luận văn vẫn còn những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đónggóp của Quý Thầy/Cô và các anh chị học viên
Tác giả
Nguyễn Thị Hạnh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Những đóng góp mới của luận văn 3
5 Bố cục của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU 4
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2 Một số lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 6
1.2.1 Một số khái niệm 6
1.2.2 Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu 7
1.2.3 Mục tiêu của quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu 16
1.2.4 Cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 16
1.2.5 Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu 23
1.2.6 Các nhân tố tác động đến quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu 24
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 26
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại một số địa phương 26
1.3.2 Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu cho tỉnh Bắc Ninh 31
Trang 6Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 33
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 33
2.2.2 Phương pháp chuyên gia 36
2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin 36
2.2.4 Phương pháp phân tích 36
2.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 37
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 39
3.1 Khái quát về thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 39
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế , xã hội và tác động của những đặc điểm này đến tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
39 3.1.2 Tình hình kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh 44
3.2 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở tỉnh Bắc Ninh 49
3.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh 49
3.2.2 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh 66
3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Bắc Ninh 71
3.3.1 Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu 71
3.3.2 Nhóm nhân tố về năng lực của bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu 72
3.3 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 74
3.4 Đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 75
Trang 73.4.1 Những thành tựu 75
3.4.2 Những hạn chế, tồn tại 76
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 77
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 78
4.1 Phương hướng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới
78 4.2 Phương hướng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030
79 4.2.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh đến năm 2030
79 4.2.2 Phương hướng công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới
82 4.3 Một số giải pháp tăng cường công tác Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 83
4.3.1 Chuẩn hoá các điều kiện kinh doanh xăng dầu 83
4.3.2 Hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống các công trình xăng dầu 84
4.3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu 85
4.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý 86
4.3.5 Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện những gian lận, rút túi người tiêu dùng 86
4.3.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu 87
4.4 Kiến nghị 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 92
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu 11Bảng 2.1 Thống kê số phiếu điều tra 34Bảng 2.2 Đặc điểm mẫu điều tra 35Bảng 2.3 Bảng quy ước về khoảng điểm đánh giá và mức độ đánh giá 37Bảng 3.1 Hệ thống kho, cửa hàng trực thuộc của các Công ty 44Bảng 3.2 Thị phần của các công ty xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2017 45Bảng 3.3 Hiện trạng CHXD tỉnh Bắc Ninh phân theo địa bàn 46Bảng 3.4 Hiện trạng CHXD tỉnh Bắc Ninh theo tuyến đường tại các
địa bàn 47Bảng 3.5 Sản lượng tiêu thụ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2015-2017 48Bảng 3.6 Các văn bản QPPL trong công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh xăng dầu tại Bắc Ninh 50Bảng 3.7 Thông kê số lượng các cửa hàng xăng dầu mới theo địa bàn
tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 52Bảng 3.8 Thống kê số lượng cửa hàng xăng dầu mới theo đầu mối
phân phối xăng dầu tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015-2017 52Bảng 3.9 Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp,các cán bộ quản lý trong
các đơn vị kinh doanh xăng dầu về hoạt động đảm bảo điềukiện gia nhập thị trường xăng dầu 53Bảng 3.10 Tình hình vi phạm về công tác đo lường chất lượng xăng
dầu tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2015 -2017 56Bảng 3.11 Kết quả thanh tra về công tác đo lường chất lượng xăng dầu
tại các đầu mối phân phối xăng dầu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2015 -2017 57
Trang 10Bảng 3.12 Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp,các cán bộ quản lý trong các
đơn vị kinh doanh xăng dầu về công tác quản lý đo lường vàchất lượng xăng dầu 58
Bảng 3.13 Kết quả công tác kiểm tra niêm yết giá xăng dầu tại các thời
điểm thay đổi giá giai đoạn 2015-2017 60Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp giai đoạn 2015-
2017 61
Bảng 3.15 Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp,các cán bộ quản lý trong
các đơn vị kinh doanh xăng dầu về công tác quản lý nhànước về giá và thuế xăng dầu 62Bảng 3.16 Kết quả kiểm tra công tác PCCC và bảo vệ môi trường tại
các cửa hàng xăng dầu 64Bảng 3.17 Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp,các cán bộ quản lý trong
các đơn vị kinh doanh xăng dầu về công tác PCCC và bảo
vệ môi trường 65Bảng 3.18 Thống kê thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt
động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giaiđoạn 2015-2017 69Bảng 3.19 Kết quả khảo sát chủ doanh nghiệp,các cán bộ quản lý trong
các đơn vị kinh doanh xăng dầu về hoạt động thanh tra, giámsát và năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về xăng dầu 70
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược có tầm quan trọng, có tác động mạnh
mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của Việt Nam Mạng lướikinh doanh xăng dầu là cơ sở hạ tầng quan trọng không thể thiếu của mỗi địaphương cũng như của một quốc gia nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ nhiênliệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế Bắc Ninh trong nhữngnăm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thànhtựu đáng kể với quy mô kinh tế đứng thứ 4/63 tỉnh/ thành phố Cùng với sựphát triển kinh tế xã hội thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu phục vụ tiêu dùng vàsản xuất ngày càng tăng Mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnhBắc Ninh phát triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào quátrình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân Toàn tỉnhhiện có 90 cơ sở kinh doanh xăng dầu với 121 điểm bán Trong đó Chi nhánhxăng dầu Bắc Ninh và công ty TNHH Hải Linh là hai doanh nghiệp đầu mốilớn nhất Tuy nhiên việc quản lý mạng lưới kinh doanh xăng dầu hiện naytrên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn nhiều bất cập như: Mạng lưới các doanhnghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu phân bố chưa hợp lý, chưa đáp ứngđược nhu cầu tiêu thụ của các ngành sản xuất và các phương tiện vận tải.Cácdoanh nghiệp còn chậm trong việc nắm bắt các văn bản pháp lý về sửa đổi, bổsung các điều kiện kinh doanh xăng dầu Đặc biệt tình trạng gian lận trong đolường số lượng, chất lượng, nguồn hàng cung cấp, hóa đơn và các hành vimua bán xăng dầu kém chất lượng vẫn đang diễn ra phức tạp gây tổn hại đếnlợi ích người tiêu dùng Các quy định trong quản lý kinh doanh xăng dầu cònchồng chéo, thủ tục hành chính rắc rối Đặc biệt là trình độ chuyên mônnghiệp vụ của cán bộ quản lý trong hoạt động kinh doanh xăng dầu còn hạnchế Các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra còn lạc hậu chưa đápứng yêu cầu
Trang 12Do vậy vấn đề cấp thiết đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước trên địabàn tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường vai trò quản lý của mình đối với hoạt độngkinh doanh xăng dầu nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra theo đúng quyđịnh của pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng Xuấtphát từ thực trạng này, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn
thạc sĩ có tên: “Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanhxăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, trên cơ sở đó đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường công tác này trên trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với công tác quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Phân tích đánh giá được thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởngđến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnhBắc Ninh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước
về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp trong giaiđoạn 2015-2017 Các số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 10 năm 2018
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn tỉnhBắc Ninh
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về hoạtđộng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh thông qua việc phântích chỉ ra những hạn chế tồn tại về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
Trang 13động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Trên cơ sở cơ sở phântích thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tácquản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnhBắc Ninh.
4 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản
lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu Luận văn là một côngtrình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực góp phần tạo nênnguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu về lĩnh vực nàytrong tương lai
Ngoài ra, luận văn cũng là một tài liệu nghiên cứu có tính thực tiễn cao
mà các cơ quan quản lý nhà nước ở Bắc Ninh có thể xem xét và vận dụng đểhoàn thiện công tác quản lý về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàntỉnh
5 Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị baogồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh xăng dầu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Chương 4 Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, có tầm quan trọng, có tác động mạnh
mẽ tới sự phát triển kinh tế và sự ổn định xã hội của mỗi quốc gia Xăng dầu
là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất Sự biến động của xăng dầu trên thịtrường thế giới ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc gia nói chung Xăng dầuluôn là đề tài nóng được các báo đài quan tâm, được các nhà nghiên cứu dướicác góc độ khác nhau
Năm 2008, tác giả Nguyễn Quang Tuấn trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” đã phân tích đánh giá
năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, đồngthời đưa ra quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò quản
lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong quá trìnhhội nhập
Trong những năm gần đây tình hình xăng dầu thế giới có nhiều biếnđộng to lớn; đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hoạt động kinhdoanh xăng dầu ở Việt Nam cũng như của các quốc gia trên thế giới Các bàiviết đưa ra kinh nghiệm quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của các quốcgia phát triển trên thế giới và bài học kinh nghiệm về công tác quản lý kinhdoanh xăng dầu tại Việt Nam Một số công trình nghiên cứu đã tập trung vàocông tác tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tạiViệt Nam, điều chỉnh chính sách nhập khẩu và điều hành giá bán lẻ xăng dầu
và dự trữ quốc gia
Nguyễn Duyên Cường (2011) với nghiên cứu“Đổi mới quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
Trang 15quốc tế.” đã phân tích vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đối
với hoạt động kinh doanh xăng dầu và chỉ rõ tầm quan trọng của quản lý nhànước trong quá trình hoạch định, thực thi và đánh giá cơ chế chính sách pháttriển thị trường xăng dầu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.Tác giả đã đề xuất phương pháp đánh giá vai trò của quản lý Nhà nước trongquá trình biến động và phát triển thị trường xăng dầu mà cụ thể là hoạt độngxuất nhập khẩu và kinh doanh phân phối xăng dầu ở Việt Nam
Năm 2012, tác giả Bùi Thị Hồng Việt trong nghiên cứu “Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam.” đã chỉ rõ các yếu
tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xăng dầu chính là các yếu tố ảnhhưởng đến cung và cầu về xăng dầu Những nhân tố ảnh hưởng đến cung vềxăng dầu: (1) Hạn ngạch của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, (2)Lượng dầu trong kho dự trữ của Tổ chức năng lượng thế giới IEA, (3) Tìnhhình chính trị trên thế giới, (3) Hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác các mỏdầu khí mới Những nhân tố ảnh hưởng đến cầu về xăng dầu: (1) Sự tăngtrưởng của kinh tế thế giới, (2) Sự đầu cơ của các quốc gia và các hãng xăngdầu lớn trên thế giới, (3) Yếu tố thời tiết, (4) Việc sử dụng nhiên liệu thay thế
và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Nghiên cứu đã đề xuất bổ sung một sốchính sách cần đưa vào áp dụng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh xăng như: chính sách hạn mức, chính sách thuế, chính sách giá,chính sách dự trữ
Các nghiên cứu của các tác giả tập trung vào nghiên cứu vai trò quản lýNhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở tầm vĩ mô Từ đó đề xuấtcác giải pháp nhằm nâng cao vai trò về công tác quản lý nhà nước nói chung.Các nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý nhà nước vềhoạt động kinh doanh xăng dầu tại một địa phương cụ thể
Tác giả của luận văn này chọn đề tài nghiên cứu quản lý nhà nước tạimột địa phương cụ thể là Bắc Ninh Trên cơ sở kế thừa và vận dụng những
Trang 16luận điểm các công trình của các tác giả nghiên cứu trước đây về lĩnh vựcquản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, từ đó đưa ra hướng nghiên cứu chomình.Luận văn đi vào nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh,thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàntỉnh Từ đó tìm ra những hạn chế trong công tác quản lý, nguyên nhân củanhững hạn chế và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lýnhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
1.2 Một số lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.2.1 Một số khái niệm
- Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng phápquyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt đượccác mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và
mở rộng giao lưu quốc tế [15]
- Khái niệm hoạt động kinh doanh xăng dầu
Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động: Xuất khẩu (xăng dầu,nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhậpkhẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăngdầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thịtrường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vậnchuyển xăng dầu [8]
Kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam có đặc điểm là kinh doanh hàng hóanhập khẩu Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn xăng dầu cho nhu cầu trongnước nên chịu ảnh hưởng khá rõ từ những biến động của thị trường xăng dầuthế giới
- Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trang 17Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu là việc nhànước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động đến hoạt động kinhdoanh xăng dầu nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường xăng dầu
và đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ [14]
1.2.2 Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
1.2.1.1 Đặc điểm kinh doanh xăng dầu
- Kinh doanh cần có những điều kiện bảo đảm nhất định về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Xăng dầu ở thể lỏng rất dễ bốc cháy, đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổicủa nhiệt độ môi trường Đặc điểm này đòi hỏi công tác phòng cháy tronghoạt động kinh doanh xăng dầu hết sức nghiêm ngặt Phương tiện và thiết bịdùng cho kinh doanh xăng dầu phải là những thiết bị chuyên dùng Công tácphòng cháy chữa cháy gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanhxăng dầu
- Hoạt động kinh doanh xăng dầu liên quan trực tiếp đến cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
Hệ thống cảng biển, hệ thống vận tải thuỷ, bộ, đường sắt, hệ thống khochứa, đường ống dẫn xăng dầu, vừa là cơ sở cho hoạt động kinh doanh xăngdầu vừa là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹthuật của nền kinh tế Những hệ thống này càng mở rộng và hiện đại khôngchỉ đảm bảo cho kinh doanh xăng dầu thuận lợi mà còn là sự tăng cường tiềmlực phát triển của nền kinh tế Nếu hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷnhư những mạch máu của nền kinh tế thì đồng thời nó cũng là mạng để xăngdầu vận động Vì vậy, quan điểm toàn diện trong việc xây dựng, mở rộng vàhiện đại hoá các cơ sở phục vụ kinh doanh xăng dầu cũng phải được xem làquá trình tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế
- Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh chịu sức ép mạnh của các quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế.
Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao song phương, chính sách phongtoả và cấm vận của các nước lớn luôn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xuất,
Trang 18nhập khẩu xăng dầu Là một mặt hàng chiến lược, tất cả các quốc gia, đặc biệt
là các nước có thế lực trong buôn bán quốc tế luôn sử dụng mặt hàng xăngdầu như một con bài trong các quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế Vì vậy, kinhdoanh xăng dầu không chỉ đơn thuần là một hoạt động kinh tế mà nó còn chịuảnh hưởng trực tiếp của tình hình chính trị quốc tế
- Xăng dầu là mặt hàng có tính nhạy cảm cao.
Như đã phân tích ở phần vai trò của xăng dầu, xăng dầu là mặt hàng có
ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, thậm chí ảnhhưởng đến cả an ninh quốc phòng và đời sống chính trị Vì vậy, kinh doanhxăng dầu là lĩnh vực rất nhạy cảm, một thay đổi nhỏ trong cung cầu cũng cóthể tạo ra tác động lớn đến kinh tế xã hội.
1 2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Từ những phân tích về đặc điểm hoạt động kinh doanh xăng dầu ở trên
ta có thể thấy Quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu có hai đặc điểm cơbản sau:
- Quản lý nhà nước đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện, do đóphải xây dựng và điều chỉnh các điều kiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển
và thực tiễn
- Quản lý mặt hàng xăng dầu với ý nghĩa là vật tư đầu vào của nhiềungành kinh tế do đó cần phải thấy được tác động qua lại giữa giá xăng dầu vớichi phí, giá thành của các ngành kinh tế khác để điều chỉnh, can thiệp cho phùhợp
1.2.1.3 Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng gồm bốn lĩnhvực chính:
- Quản lý điều kiện gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu
- Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu
- Quản lý giá và thuế xăng dầu
- Quản lý về công tác phòng chữa cháy và bảo vệ môi trường
Trang 19a Quản lý điều kiện gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu
Xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, việc bảo quản, vận chuyển, mua bánphải tuân theo những tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nên việc kinh doanh xăngdầu phải tuân thủ những điều kiện nhất định, các doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu phải có những ràng buộc về năng lực, quy mô và trình độ tối thiểubắt buộc
Đối với công tác quản lý nhà nước về điều kiện gia nhập thị trường đốivới hoạt động kinh doanh xăng dầu đang được thực hiện theo Nghị định số83/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 9 năm 2014 vềkinh doanh xăng dầu
* Đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công
Thương
cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu
- Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của ViệtNam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tảixăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữudoanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên
- Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lămnghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu vàphương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụxăng dầu từ năm (05) năm trở lên
Sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểunăm mươi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểumột phần
Trang 20ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụxăng dầu từ năm (05) năm trở lên
Sau hai (02) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểunăm mươi mốt phần trăm (51%) đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nộiđịa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3)
- Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻthuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốnmươi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phốicủa thương nhân
Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04)cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàngbán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân
- Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩuxăng dầu
- Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắtbuộc phải có hệ thống phân phối nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệubay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân
Trang 21Bảng 1.1 Danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu
1 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
2 Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh
3 Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên
4 Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty xăng dầu Quân đội
5 Công ty TNHH một thành viên Thương mại dầu khí Đồng Tháp
6
Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam (chỉkinh doanh nhiên liệu bay)
7 Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP
8 Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex (chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)
9 Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội
10 Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà
11 Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S
12 Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
13 Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hưng Phát
14 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh
15 Tổng công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một thành viên
16 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng
17 Công ty TNHH Hải Linh
18
Công ty Cổ phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ (chỉ kinh doanh nhiênliệu bay)
19 Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức
20 Công ty cổ phần Thiên Minh Đức
21 Công ty cổ phần thương mại - tư vấn - đầu tư - xây dựng Bách Khoa Việt
22 Công ty cổ phần Dương Đông - Sài Gòn
23 Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch xuyên Việt Oil
24 Công ty TNHH Petro Bình Minh
25 Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Phúc
26 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nhiên liệu Đông Đô
Nguồn Bộ Công thương
Trang 22* Đối với các thương nhân phân phối xăng dầu
Các thương nhân có đủ điều kiện dưới đây được làm thương nhân phânphối xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu
- Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sởhữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinhdoanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên
- Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng
sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từnăm (05) năm trở lên
- Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữuhoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủnăng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quychuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng
- Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻthuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mười (10)cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửahàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấnluyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữacháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
* Đối với các thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhậnquyền bán lẻ xăng dầu:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu
Trang 23- Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu
và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăngdầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấnluyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữacháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
* Đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thươngcấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
- Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lýhoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phốixăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặcthương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghịđịnh này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửahàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu)
- Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy địnhhiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòngcháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩmquyền
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấnluyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữacháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành
b Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu
Vấn đề quản lý đo lường và chất lượng là vấn đề chung đối với mọi loạihàng hóa Đối với xăng dầu, vấn đề quản lý đo lường và chất lượng càng có ýnghĩa quan trọng hơn vì xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng củanhiều ngành sản xuất của tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế từ nông nghiệp,công nghiệp cho đến dịch vụ Xăng dầu kém phẩm chất ảnh hưởng đến quá
Trang 24trình kích nổ và phá hủy động cơ Việc kinh doanh xăng dầu kém phẩm chất
sẽ gây ra tác hại lan truyền và trực tiếp phá hủy năng lực sản xuất, làm ảnhhưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên và sức khỏe của con người
Vì vậy, đòi hỏi quy trình nhập, xuất, phương tiện tồn chứa, loại hình vàphương tiện vận tải, kỹ thuật bảo quản xăng dầu phải được nghiên cứu, tínhtoán kỹ lưỡng và có những giải pháp về kỹ thuật, tổ chức quản lý trong quátrình kinh doanh xăng dầu
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm xăng dầu hiện nay do Tổng cục Tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng đảm nhiệm với các Trung tâm Kỹ thuật tiêuchuẩn Đo lường Chất lượng 1,2,3 ở ba miền Bắc, Trung, Nam
c Quản lý giá và thuế xăng dầu
Xăng dầu là hàng hóa vật tư đặc biệt và có ý nghĩa chiến lược đối vớimỗi quốc gia Xăng dầu được coi là một mặt hàng chủ yếu đem lại nguồn thucho ngân sách thông qua các chính sách thuế và những cách thức quản lý giábán xăng dầu
Hiện nay tại Việt Nam xăng dầu vẫn là mặt hàng độc quyền và chịu sựquản lý điều tiết trực tiếp của Nhà nước về giá cả Trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, xu hướng nhà nước sẽ để mặt hàng xăng dầu được kinh doanhtheo cơ chế thị trường Điều đó có nghĩa là nhà nước từng bước điều hànhgiá xăng dầu bảo đảm bù đắp được chi phí và chấm dứt hỗ trợ tài chính đốivới kinh doanh các mặt hàng xăng dầu; và giá bán xăng dầu sẽ được điềuchỉnh cao, thấp phụ thuộc và giá của mặt hàng xăng dầu trên thị trường thếgiới
Với vai trò là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, nhà nước cần phảitính toán thuế một cách khoa học để ổn định được nguồn thu mà không phụthuộc vào sự tăng giảm đột biến của giá xăng dầu thế giới Mặt khác, là công
cụ điều chỉnh giá bán xăng dầu, nhà nước cần tính toán mức thuế sao cho tạođược sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc xác định giá bán, vừa chủđộng trong nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu Như vậy, thuế là công cụ mà
Trang 25thông qua đó, nhà nước có thể đảm bảo giải quyết một cách hài hòa lợi íchquốc gia, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng.
Các loại thuế và phí áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu bao gồm thuếnhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường
và phí
d Quản lý về công tác phòng chữa cháy và bảo vệ môi trường
Xăng dầu ở thể lỏng rất dễ bốc cháy, đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổicủa nhiệt độ môi trường Trong điều kiện nhiệt độ trên 23 độ C với áp suấttrên 100 áp mốt phe chỉ cần một tia lửa điện phóng qua có thể gây phản ứngsinh nhiệt bốc cháy Đặc điểm này đòi hỏi công tác phòng cháy trong hoạtđộng kinh doanh xăng dầu hết sức nghiêm ngặt Phương tiện và thiết bị dùngcho kinh doanh xăng dầu phải là những thiết bị chuyên dùng Công tác phòngcháy chữa cháy gắn liền với toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh xăng dầu.Mặt khác xăng dầu là một loại hoá chất độc hại đối với con người Xăngdầu là một hợp chất có phản ứng hoá học mạnh, thường gây nên ô nhiễm môitrường Vì vậy, quá trình kinh doanh xăng dầu phải đặc biệt chú ý đến việcbảo vệ môi trường và cần phải có các biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa tácđộng tới môi trường
1.2.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu tại địa phương
Các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại địaphương thực hiện theo quy định của Nhà nước Ngoài ra tại các địa phươngcần phải lập quy hoạch xây dựng hệ thống cửa hàng xăng dầu Trong đó SởCông thương là đơn vị có trách nhiệm lập quy hoạch lập hệ thống các cửahàng bán lẻ trình UBND tỉnh UBND tỉnh là đơn vị quyết định phê duyệt vàban hành công khai quy hoạch mạng lưới các cửa hàng xăng dầu
Như vậy công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng gồmnăm lĩnh vực chính:
- Quy hoạch xây dựng cửa hàng xăng dầu
Trang 26- Quản lý điều kiện gia nhập thị trường kinh doanh xăng dầu.
- Quản lý đo lường và chất lượng xăng dầu
- Quản lý giá và thuế xăng dầu
- Quản lý về công tác phòng chữa cháy và bảo vệ môi trường
1.2.3 Mục tiêu của quản lý Nhà nước về kinh doanh xăng dầu
- Mục tiêu ổn định thị trường: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược đối vớimọi quốc gia, là yếu tố đầu vào của sản xuất, một sự biến động nhỏ trong hoạtđộng kinh doanh xăng dầu sẽ có ảnh hưởng lan truyền tới các hoạt động xãhội khác do vậy quản lý Nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu nhằm thựchiện ổn định kinh tế là đảm bảo ổn định đời sống cho các thành viên trong xãhội, tránh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tìnhtrạng đầu cơ găm hàng hoặc bán hàng lậu ra thị trường
- Mục tiêu công bằng kinh tế: Quản lý Nhà nước về kinh doanh xăngdầu nhằm tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế (theo quy địnhcủa nhà nước) được kinh doanh xăng dầu, cạnh tranh lành mạnh trên tất cảcác địa bàn Người dân được quyền mua sản phẩm với mức giá phù hợp, chấtlượng và số lượng đảm bảo cũng như lựa chọn nơi cung cấp với dịch vụ tốt;
- Mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, an toàn và bảo vệ môi trường:Xăng dầu ngoài vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực tiêu dùng và phát triểnkinh tế xã hội xăng dầu còn là vật tư chiến lược có vai trò rất quan trọngđối với an ninh quốc phòng, là mặt hàng dự trữ quốc gia; Bên cạnh đó xăngdầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, có tác động đến môi trường sống
do vậy việc quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu đặt ra các điều kiện vềlĩnh vực môi trường, phòng cháy chữa cháy Các thương nhân kinh doanhxăng dầu phải chấp hành qua đó góp phần đảm bảo an toàn cháy nổ và bảo vệmôi trường
1.2.4 Cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.2.4.1 Cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
Trang 27Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu có haiyếu tố cơ bản tạo thành đó là yếu tố tổ chức và vận hành Yếu tố tổ chức đềcập đến các thành viên (chủ thể) tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơcấu) và cách thức tổ chức hệ thống nội tại Yếu tố hoạt động thể hiện mốiquan hệ tác động qua lại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữacác thành viên) trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chứcnguyên tắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó.
Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, những cơ chế chủ yếu được đềcập bao gồm:
- Cơ chế điều hành quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu: Cơ chế điềuhành hoạt động kinh doanh xăng dầu bao gồm mô hình tổ chức của nhà nước
về kinh doanh xăng dầu, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành,
cơ quan trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu, quan hệ, sự phối hợpgiữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý thị trường xăng dầu
- Cơ chế điều hành giá: Trong các cơ chế, chính sách quản lý hoạt độngkinh doanh xăng dầu thì cơ chế điều hành giá có vai trò rất quan trọng bởi giáxăng dầu có tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã hội
Do vậy ở các quốc gia đều áp dụng những cơ chế, chính sách điều hành giáriêng Ở Việt Nam theo nghị định số 83/2014/NĐ-CP ban hành ngày 3/9/2014
và có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014 của chính phủ và các thông tư hướng dẫn
có liên quan thì giá xăng dầu được xác định trên cơ sở giá xăng dầu trên thếgiới, chi phí định mức của doanh nghiệp, lợi nhuận định mức để hình thành,Trên cơ sở các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các đơn vị quản lý nhà nước thựchiện điều hành giá xăng dầu theo quy định của pháp luật và phù hợp với tìnhhình kinh tế - xã hội và giá xăng dầu thế giới trong từng thời kỳ Theo dõi,giám sát, kiểm tra việc điều chỉnh giá xăng dầu của các thương nhân đầu mối
và thương nhân phân phối
Trang 28- Cơ chế kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu: Cơ chếkiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu có ý nghĩa quan trọng đốivới việc đảm bảo thị trường xăng dầu hoạt động minh bạch, bảo vệ lợi ích củanhững người có liên quan Một cơ chế kiểm tra giám sát hợp lý giúp cho cácdoanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu có nghĩa vụ tuânthủ các quy định của Nhà nước, chống các tiêu cực trong kinh doanh, đảmbảo hài hòa ba lợi ích: Nhà nước - Doanh nghiệp - Người tiêu dùng.
1.2.4.2 Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu nhà nước sử dụng đểquản lý nền kinh tế quốc dân Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chínhsách là bộ phận năng động nhất, có độ nhậy cảm cao trước những biến độngtrong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nhằm giải quyết những vấn đềbức xúc mà xã hội đặt ra Để điều tiết hoạt động kinh doanh xăng dầu trongkhâu phân phối Nhà nước sử dụng các chính sách chủ yếu như: Chính sáchthuế, chính sách giá, chính sách quản lý chất lượng, chính sách quản lý chủthể kinh doanh
- Chính sách giá và thuế ở Việt Nam:
+ C h ín h s á ch t h u ế : Xăng dầu không chỉ là mặt hàng thiết yếu, có ý
nghĩa chiến lược với quốc gia mà còn là một mặt hàng mang lại nguồn thu lớnđóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các chính sách thuế Hiện naymặt hàng xăng dầu phải chịu các loại thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụđặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế GTGT Thuế nhập khẩu là nguồn thuquan trọng của chính phủ Chi phí nộp thuế nhập khẩu được các doanh nghiệpcộng vào giá thành Thuế tiêu thụ đặc biệt thường đánh vào một số hàng hóa
mà nhà nước không khuyến khích tiêu dùng hoặc có lợi thế đặc biệt trong sảnxuất kinh doanh Trong các mặt hàng xăng dầu đa số quốc gia chỉ đánh thuếtiêu thụ đặc biệt đối với xăng ô tô Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được cộng thêmvào giá thành Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu đánh vào người tiêu
Trang 29dùng và được cộng thêm vào giá hàng hóa Thuế bảo vệ môi trường: là loạithuế gián thu, thu vào sản phẩm hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đếnmôi trường; Loại thuế này cũng được các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầucộng thêm vào giá thành Việc Nhà nước áp dụng các chính sách thuế đối vớimặt hàng xăng dầu có tác động lớn đến các hoạt động của nền kinh tế, gópphần bình ổn thị trường, đảm bảo hài hòa ba lợi ích: Lợi ích quốc gia, lợi íchcho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và lợi ích của người tiêu dùng.
+ C h ín h s á ch g iá : Trên thực tế, nhiều quốc gia lựa chọn can thiệp
vào giá cả xăng dầu chứ không để thị trường tự điều chỉnh vì các lý do sau:
Thứ nhất, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống
và hiện chưa có sản phẩm nào thay thế hoàn toàn Khả năng sản xuất lại bịgiới hạn vì là nguồn tài nguyên thiên nhiên và giới hạn bởi trình độ khoa họccông nghệ
Thứ hai, giá cả xăng dầu trên thị trường thế giới thường xuyên biếnđộng khó dự đoán Với xu hướng hội nhập mở cửa, giá cả của thị trườngtrong nước chịu sự chi phối rất lớn của giá cả trên thị trường thế giới
Thứ ba, tại Việt Nam, kinh doanh xăng dầu nhập khẩu còn có tình trạngđộc quyền bởi với hai đầu mối nhập khẩu là Tập đoàn xăng dầu Việt Nam vàTập đoàn dầu khí Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hạn ngạch nhậpkhẩu của cả nước;
Thứ tư, trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường, với nền kinh tế
mở, giá cả trên thị trường quốc tế và giá thị trường nội địa đều được xác lậptrên cơ sở tương quan cung cầu cho nên khi giá hàng hóa thấp trên thị trườngquốc tế thúc đẩy các doanh nghiệp đua nhau nhập khẩu trong khi giá thế giớiquá cao các doanh nghiệp sẽ không nhập về gây khó khăn cho nền kinh tế Sựbiến động tự phát của thị trường, giá cả như vậy sẽ gây bất ổn định cho nềnkinh tế, do đó cần đến sự điều tiết của nhà nước Nhà nước can thiệp vào giá
cả xăng dầu thông qua các công cụ tài chính Khi giá xăng dầu thế giới xuống
Trang 30thấp, giá bán xăng dầu trong nước thường không được điều chỉnh xuống theo,
mà giữ nguyên để tăng phần thu của Nhà nước thông qua tăng thuế suất thuếnhập khẩu và các khoản thu khác Ngược lại, khi giá thị trường thế giới lêncao, giá trong nước lại chỉ được điều chỉnh lên ít hơn và Nhà nước lại phải cắtgiảm các khoản thu, thậm chí còn phải hỗ trợ tài chính (bù lỗ) thông qua quỹbình ổn xăng dầu của doanh nghiệp Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP giá bánxăng dầu tiếp tục được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước
Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; Thươngnhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá bán lẻtheo nguyên tắc, trình tự quy định; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu đượcthực hiện theo quy định của Nhà nước trong giới hạn cho phép khi giá cơ sở
có sự điều chỉnh và phải gửi đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (BộTài chính, Bộ Công thương) Các cơ quan chức năng thực hiện giám sát việcđiều chỉnh giá của các thương nhân và có sự can thiệp bằng các chính sáchtrong việc sử dụng quỹ bình ổn giá hoặc thông qua các chính sách thuế Tất cảcác cơ sở kinh doanh xăng dầu đều phải niêm yết giá theo quy định
- Chính sách quản lý chất lượng, số lượng xăng dầu: Xăng dầu là sản
phẩm được sản xuất từ dầu thô, các sản phẩm xăng dầu chủ yếu là Xăng cácloại, Điêzen, dầu hỏa, mazut Mỗi sản phẩm đều có những chỉ tiêu kỹ thuậtkhác nhau Mặt khác chất lượng xăng dầu có ảnh hưởng lớn đến vấn đề antoàn khi sử dụng, độ bền của động cơ, môi trường thiên nhiên và sức khỏe củacon người Do vậy việc yêu cầu chất lượng đối với xăng dầu là rất cần thiết.Hiện nay nhà nước đã ban hành các bộ quy chuẩn cho các mặt hàng xăng dầu
và Nhà nước chỉ cho phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam cóchất lượng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố
áp dụng Do xăng dầu là chất lỏng, dễ hao hụt do quá trình bay hơi, mặt khác
do khí hậu tại Việt Nam có sự khác nhau giữa các mùa trong năm do vậy việc
Trang 31đo lường khối lượng xăng dầu phải có phương pháp khoa học phù hợp Việcquản lý số lượng xăng dầu được thực hiện thông qua các thông qua các thiết
bị đo lường theo quy chuẩn nhất định Các thương nhân kinh doanh xăng dầuphải thực hiện các quy định hiện hành về quản lý chất lượng xăng dầu trongquá trình nhập khẩu, sản xuất, pha 26 chế, tồn trữ, vận chuyển và bán chongười tiêu dùng; chịu trách nhiệm về số lượng chất lượng xăng dầu trong hệthống phân phối của mình
- Chính sách quản lý nhà phân phối và bán lẻ: Nhà phân phối và bán lẻ
Kinh doanh xăng dầu được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước đã tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, gồm nhiều thành phầnkinh tế trong xã hội cùng tham gia Tuy nhiên do mặt hàng xăng dầu là mặthàng dễ cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường do vậy Nhà nước đưa ra các điềukiện đảm bảo để kinh doanh xăng dầu như: Chủ thể kinh doanh phải là doanhnghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong giấy chứng nhận cóđăng ký kinh doanh xăng dầu Địa điểm kinh doanh phải có trong quy hoạchcủa các địa phương Cơ sở vật chất gồm: kho bể, phương tiện vận tải, cácthiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường… theo quy định của phápluật Về cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu phải đượcđào tạo nghiệp vụ về xăng dầu, kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy và bảo
vệ môi trường… theo quy định Các thương nhân đầu mối thực hiện phânphối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc, bao gồm các doanh nghiệpthành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp hoặc thông qua
hệ thống tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu theo các quy định Nghiêm cấmcác hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu,gian lận thương mại và các hành vi gian dối khác; Tuân thủ các quy định củapháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạtđộng kinh doanh; Các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng bán
Trang 32lẻ xăng dầu thuộc thương nhân đầu mối phải chấp hành các quy định về điềukiện kinh doanh xăng dầu theo quy định
- Chính sách hạn ngạch nhập khẩu: Hạn ngạch xăng dầu nhập khẩu
được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng xăng dầu tối thiểu phải nhậpkhẩu trong một thời gian nhất định để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về sản xuất
và tiêu dùng trong nước Việc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu đối vớixăng dầu là do xăng dầu là hàng hóa đặc biệt, nguồn cung phụ thuộc vào một
số quốc gia và việc nhập khẩu thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khókiểm soát được như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, điều kiện tự nhiên Mục đích của chính sách hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu là nhằm thiết lập cânbằng cung cầu trên thị trường trong nước
- Chính sách quản lý dự trữ lưu thông xăng dầu: Nằm trong nhóm
chính sách nhằm bình ổn thị trường xăng dầu và đảm bảo nguồn nguyên liệucho nền kinh tế, chính sách quản lý dự trữ lưu thông xăng dầu là việc quyđịnh mức dự trữ tối thiểu đối với các thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩuxăng dầu, các thương nhân sản xuất xăng dầu và có hệ thống phân phối trênthị trường Mức dự trữ này được tính bằng lượng dự trữ đảm bảo cho mặthàng xăng dầu các loại lưu thông trên thị trường trong một khoảng thời giannhất định Điều 31, NĐ 83/2014/NĐ-CP quy định thương nhân kinh doanhxuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải bảo đảm ổn định mức dự trữ xăng dầubắt buộc tối thiểu bằng ba mươi (30) ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêuthụ nội địa bình quân một (01) ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấuchủng loại; bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưuthông bắt buộc
Như vậy việc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu thông qua cácquy định về đối tượng, cơ sở vật chất, địa điểm kinh doanh, trình độ cán bộbán hàng… cho thấy ngày càng có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước đối vớimặt hàng này Việc quản lý này giúp cho việc hình thành một thị trường kinh
Trang 33doanh từ quy mô nhỏ đến lớn, đáp ứng được những yêu cầu về trình độ kỹthuật, cơ sở vật chất, trình độ nghiệp vụ, yêu cầu về công tác phòng cháy chữacháy, môi trường…
1.2.5 Các phương pháp quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu
Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là tổng thể những cách thứctác động có chủ đích và có thể có của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân vàcác bộ phận hợp thành của nó để thực hiện các mục tiêu quản lý kinh tế quốcdân Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, cũng như các hoạt động kinh tế
xã hội khác nhà nước sử dụng các phương pháp như:
1.2.5.1 Phương pháp hành chính
Đây là phương pháp mang tính bắt buộc, tính quyền lực Nhà nước tạo
ra một khung pháp lý nhất định, nhà nước ban hành các chính sách bắt buộccác cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu phải tuân theo Như Nghịđịnh số 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hànhchính về kinh doanh xăng dầu; nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăngdầu trong đó quy định rõ đối tượng, những thủ tục hành chính như thủ tụcđăng ký kinh doanh, xác định giá, điều chỉnh giá, cơ sở vật chất, điều kiện về
an toàn cháy nổ, môi trường…; những quy định về chất lượng, số lượng xăngdầu khi cung cấp ra thị trường theo các bộ quy chuẩn nhất định… đây lànhững điều kiện bắt buộc đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng như tạo
ra khung pháp lý cho các chủ thể kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật; đồngthời đối với các chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nước căn cứ vàocác quy định của nhà nước để thực hiện công việc quản lý của mình
1.2.5.2 Phương pháp kinh tế
Phương pháp kinh tế trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thức tácđộng gián tiếp của nhà nước, dựa trên những lợi ích kinh tế có tính hướngdẫn, lên đối tượng quản lý của nhà nước về kinh tế nhằm làm cho họ quantâm tới hiệu quả cuối cùng của sự hoạt động, từ đó mà tự giác, chủ động hoànthành tốt nhiệm vụ được giao Trong quản lý nhà nước về kinh doanh xăng
Trang 34dầu nhà nước cũng thực hiện phương pháp kinh tế như: ưu đãi thuế đối vớinhững mặt hàng mới đưa vào sử dụng có ít ảnh hưởng đến môi trường, dựkiến Bộ Tài chính có thể sẽ trình Chính phủ về việc ưu đãi thuế tiêu thụ đặcbiệt cho mặt hàng xăng sinh học trong thời gian tới Các đơn vị đầu mối căn
cứ vào điều kiện thực tế để có sự lựa chọn đem lại hiệu quả kinh tế
1.2.5.3 Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục trong quản lý nhà nước về kinh tế là cách thứctác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con người thuộcđối tượng quản lý của nhà nước về kinh tế, nhằm nâng cao tính tự giác, tínhtích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ đượcgiao Trong quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu nhà nước cũng thựchiện phương pháp giáo dục như tuyên truyền, giáo dục thông qua các phươngtiện thông tin đại chúng… cho những cán bộ làm công tác quản lý phải thựchiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình; các chủ thể kinh doanh cần phải cóđạo đức nghề nghiệp…
1.2.6 Các nhân tố tác động đến quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu
Nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xăngdầu ở Việt Nam Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước vềkinh doanh xăng dầu cần phải xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến côngtác quản lý này, bao gồm: Tư duy nhận thức và năng lực điều hành quản lýcủa Nhà nước Nhóm nhân tố về thị trường xăng dầu Nhóm nhân tố liên quanđến năng lực của các chủ thể kinh doanh
1.2.6.1 Nhóm nhân tố về tư duy nhận thức quản lý và năng lực điều hành quản lý của Nhà nước
Tư duy nhận thức là cơ sở cho việc hình thành các chính sách quản lýhoạt động kinh doanh xăng dầu, năng lực quản lý điều hành của Nhà nướcquyết định tới xây dựng và triển khai thực hiện các cơ chế chính sách Nhậnthức được tính cấp thiết của việc phải quản lý nhà nước đối với hoạt độngkinh doanh xăng dầu giúp cho các cán bộ quản lý xây dựng những cơ chế,chính sách quản lý phù hợp Thấy rõ được vai trò quan trọng của Nhà nướctrong việc
Trang 35xây dựng thị trường, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các chủ thểkinh doanh… Nhà nước tôn trọng và tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanhtheo đúng pháp luật, tạo quyền chủ động cho các chủ thể kinh doanh xăngdầu; Năng lực quản lý của các cơ quan chức năng có vai trò rất quan trọngtrong việc xây dựng và thực thi, đưa các chính sách đi vào cuộc sống.
1.2.6.2 Nhóm nhân tố liên quan đến thị trường xăng dầu nội địa
Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu có tác động tới toàn bộ hoạt động củanền kinh tế và đời sống của nhân dân, nếu không đảm bảo cung cấp đủ xăngdầu cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất thì sẽ có tác động đến lạm phát Hiệnnay nhu cầu xăng dầu cho tiêu dùng và sản xuất ngày càng tăng lên nhanhchóng qua các năm Do vậy nhà nước phải đảm bảo quản lý thống nhất trên
cơ sở vận hành theo cơ chế thị trường để đảm bảo ổn định phát triển kinh tế
xã hội
Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thời gian qua có sự tăngtrưởng đáng kể năm sau cao hơn năm trước Hiện nay, cả nước có 29 doanhnghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu và hơn 1.400 cửa hàng trên cả nước.Từng là một nước phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu nhập khẩu, Việt Nam đãdần dần đáp ứng như cầu xăng dầu nội địa nhờ các nhà máy lọc dầu nhưDung Quất, Nghi Sơn Theo tính toán, với sự phát triển và tăng trưởng của nềnkinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong cảnước từ năm 2018 đến năm 2022 trung bình đạt khoảng 6,5 triệu tấn xăng và8,5 triệu tấn dầu DO [0]
Hiện nay Việt Nam đã sản xuất và cung cấp được khoảng trên 30% sốlượng nhu cầu xăng dầu ra thị trường Như vậy, một bộ phận lớn nguồn cungxăng dầu của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn xăng dầu nhập khẩu do vậycác doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn trong việc chủ động đảm bảo nguồncung ứng sản phẩm xăng dầu và phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trườngxăng dầu thế giới
Trang 361.2.6.3 Nhóm nhân tố liên quan đến năng lực của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
Các yếu tố đánh giá là năng lực về vốn, về cơ sở vật chất và khả năngthích ứng với thị trường, công tác quản trị tài chính, quản trị nguồn nhân lựccủa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu…
Tại các địa phương các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhxăng dầu gồm:
- Hệ thống chính sách hàng làm hành lang pháp lý cho hoạt động quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị cho quản lý nhà nước về hoạt độngkinh doanh xăng dầu
- Năng lực, kỹ năng nghề, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý nhànước về hoạt động kinh doanh xăng dầu
- Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanhxăng dầu
- Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật quản lý nhà nước về hoạtđộng kinh doanh xăng dầu
1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu tại một số địa phương
1.3.1.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của tỉnh Bắc Giang [0]
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 277 cửa hàng bán lẻ xăng dầu với tổng
số khoảng trên 700 cột đo xăng dầu, trong đó tập trung nhiều ở thành phố BắcGiang, các trục đường giao thông lớn
Các cột đo xăng dầu được Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lườngChất lượng thực hiện dán tem, kẹp chì và kiểm định đúng quy trình theoĐLVN 10: 2013 Với mục đích thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và để công
Trang 37tác quản lý đo lường đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ngày càng có nềnếp, quy củ và đúng qui định, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đãthực hiện đồng bộ các biện pháp như:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý
đo lường trong kinh doanh xăng dầu, như: Luật Đo lường; Nghị số83/2014/NĐ-CP của chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số15/2015/TT-BKHCN ngày 25/8/2015 về quy định về đo lường chất lượngtrong kinh doanh xăng dầu ,Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19/10/2012của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Đo lường; Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ Quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường vàchất lượng sản phẩm, hàng hóa; Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày17/12/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định kiểm tra nhà nước về đolường Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn được Chi cục thực hiệndưới nhiều hình thức như: tập huấn nghiệp vụ, đưa tin bài trên các phươngtiện thông tin đại chúng Song song với đó là tăng cường phối hợp với Thanhtra Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Quản lý thị trường tăng cường thựchiện thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường đối với các cơ sở kinh doanhxăng dầu nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp quản lý, xử lý đối với các
cơ sở có hành vi vi phạm
- Trước khi tiến hành các thao tác kiểm định nhân viên được giaonhiệm vụ kiểm định lập biên bản hiện trạng cột đo, trong đó thể hiện rõ nhữngnội dung:
+ Đối với bầu lường: Nhãn hiệu, số chế tạo (nếu có), thể tích một chu
kỳ làm việc của bầu lường, các vị trí đã niêm phong, kẹp chì;
+ Đối với bộ phận tạo xung (Encoder): nhãn hiệu, số chế tạo (nếu có),
số xung phát ra ứng với một vòng quay của trục bầu lường, các vị trí đã niêmphong, kẹp chì;
Trang 38+ Đối với van điện hai cấp: Nhãn hiệu, số chế tạo (nếu có), mô tả hiệntrạng dây dẫn điện đến CPU và nguồn cung cấp;
+ Mô tả kiểu loại, đặc điểm cáp nối từ CPU đến bộ phận hiển thị điện tử;+ Mô tả ký hiệu, chủng loại, vị trí của IC chương trình trên bo mạchchính và các niêm phong của nhà sản xuất
- Thực hiện đúng chu kỳ kiểm định đối với các cột đo nhiên liệu theoquy định là 01 năm đối với mọi chủng loại cột đo
- Việc kiểm định được thực hiện theo đúng quy trình hiện hành Saukiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật đo lường tiến hành niêm phong đối với các bộphận có khả năng điều chỉnh để ngăn ngừa việc tự ý tháo lắp, chỉnh sửa, thayđổi; cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định, tạo thuận lợi cho cơ sở khi đượccác cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xuất trình chứng chỉ kiểm định Các bộphận được niêm phong, kẹp chì gồm:
+ Bộ phận điều chỉnh sai số của buồng đong (bầu lường), các nắp pittông của buồng đong
+ Bộ phận tạo xung (Encoder) và cơ cấu truyền động nối bầu lường vớiEncoder;
+ Đường truyền tín hiệu từ Encoder đến bộ phận hiển thị và điều khiểnđiện tử (CPU) của cột đo;
+ IC chương trình…
- Đối với các cột đo nhiên liệu đã sử dụng lâu năm, Chi cục thực hiệntăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để đảm bảo các cột đo này luônđạt độ chính xác theo yêu cầu
Nhờ những giải pháp về quản lý đo lường hoạt động kinh doanh xăngdầu trên địa bàn được triển khai đồng bộ, trong thời gian qua, công tác quản
lý đã đạt được những kết quả khích lệ, các cơ sở đã có ý thức chấp hành cácquy định của Nhà nước về đo lường trong kinh doanh xăng dầu Đại đa số cột
đo của các cơ sở bán hàng thực hiện nghiêm túc kiểm định và các điểm bán lẻ
Trang 39xăng dầu đã trang bị bộ ca đong, bình đong có phạm vị đo phù hợp để phục
vụ khách hàng tự kiểm tra sai số cột đo khi có nghi vấn Sai số của các cột đođều nằm trong phạm vi cho phép
1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu của tỉnh Quảng Ngãi [22]
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có gần 200 cơ sở kinh doanh xăng dầu,trong đó có 5 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn gồm: Công ty TNHHmột thành viên Xăng dầu Quảng Ngãi (33 cửa hàng), Công ty cổ phần Xăng
dầu Thương mại Sông Trà (15 cửa hàng), Công ty TNHH một thành viên
Xăng dầu Dầu khí PVOil Miền Trung (10 cửa hàng), DNTN Thương mại-Vậntải Đại Thành (12 cửa hàng), Công ty TNHH Thương mại Vận tải Xăng dầuVạn Lợi (3 cửa hàng); và khoảng 110 doanh nghiệp kinh doanh với quy môvừa và nhỏ Mạng lưới phân phối đã phủ kín các địa bàn, kể cả vùng sâu,vùng xa góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng củangười dân Hầu hết các cửa hàng xăng dầu đang kinh doanh các loại xăngRON 95, xăng E5 RON 92, dầu diêzen 0,05S và dầu hỏa; có khoảng 30 cơ sởchuyên kinh doanh dầu diêzen, tập trung chủ yếu ở khu vực miền biển Nguồnxăng dầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu từ Nhà máy lọc dầu DungQuất, Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, được các doanhnghiệp lớn mua vào và cung cấp trực tiếp đến các cửa hàng xăng dầu trựcthuộc hoặc phân phối trung gian đến các doanh nghiệp đại lý
Trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu Tỉnh đặc biệt chú trọngtới công tác kiểm tra quản lý chất lượng xăng dầu Thanh tra sở Khoa học vàCông nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thường xuyên tổ chứccác đợt thanh, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu
Cùng với phát hiện, xử lý, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm về
đo lường, chất lượng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, các đợt thanh trađược tổ chức nhằm tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp
Trang 40luật, công tác quản lý Nhà nước về đo lường, chất lượng xăng dầu Từ đónâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
Bên cạnh đó việc tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật (máy đonhanh hàm lượng lưu huỳnh, trị số ốctan ) cũng được chú trọng để nâng caochất lượng hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện những gian lận, rúttúi người tiêu dùng
UBND tỉnh cũng có văn bản chỉ đạo yêu cầu Cục Thuế tỉnh chủ trì,phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chấtlượng), Sở Công Thương thành lập đoàn công tác kiểm tra liên ngành về hoạtđộng kinh doanh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong toàn tỉnh
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chế độ hóa đơn chứng từđối với mặt hàng xăng dầu lưu thông trên thị trường từ các tỉnh ngoài vào địabàn tỉnh nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển xăng dầukhông có hóa đơn chứng từ hợp pháp, hoặc quay vòng hóa đơn để hợp pháphóa số lượng xăng dầu gian lận thương mại, trốn thuế
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở ban ngành liên quanthành viên Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Banchỉ đạo 389) tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định phápluật về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với các doanh nghiệp, các tổng đại
lý, đại lý kinh doanh xăng dầu, nhất là các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuếtrên địa bàn Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lựclượng chức năng chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra xăng dầu lưuthông trên thị trường; các quy định về vận chuyển xăng dầu; số lượng, chấtlượng, tình trạng hoạt động của thiết bị đong đếm, bình đong đối chứng, bồnchứa; hợp đồng đại lý với thương nhân cung cấp xăng dầu và các điều kiệnkinh doanh theo quy định, tăng cường kiểm tra sau khi có thông báo thay đổigiá bán xăng dầu của cơ quan chức năng