Tổng hợp 10 tài liệu về Quản lý công trình hay nhất

Nghiên cứu tham gia Quản lý công trình thủy lợi

Quản lý công trình là công tác hoạch định tổng thể dự án, hạn chế đi những sự cố đáng tiếc, giảm thiểu lãng phí và tối ưu nguồn lực trong thi công, xây dựng công trình. Trong thực tế, việc vận hành công tác thi công công trình có thể gặp nhiều tình huống bất ngờ, đòi hỏi công tác quản lý công trình phải vững, cần có một hay nhiều kế hoạch đề ra trước để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu tới quý độc giả những tài liệu về quản lý công trình hay nhất để mọi người có thể cùng tham khảo và nghiên cứu.

I. Những tài liệu về Quản lý công trình hay nhất

1. Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng – Phần 1

Căn cứ Luật xây dựng năm 2014; Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQH năm 2019 và Nghị định 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng. Quy định về nội dung và trình tự quản lý công trình xây dựng, như sau: Quản lý công trình bao gồm các hoạt động quản lý về chất lượng, tiến độ, khối lượng, an toàn lao động và các nội dung khác.

Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng - Phần 1
Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng – Phần 1

Download tài liệu

2. Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng – Phần 2

Quản lý công trình ở đây được hiểu là một chuỗi liên tiếp những hoạt động được thực hiện để đạt mục tiêu đề ra từ trước đó (có liên quan tới công trình được quản lý). Kế hoạch quản lý công trình cũng là một trong những yếu tố quan trọng đối với công trình xây dựng. Nó hỗ trợ hoạch định thêm những chuỗi công việc cần tiến hành, với nguồn lực, thời gian cũng như phương pháp làm tương ứng để đạt được yêu cầu tiến hành thi công đã đề ra ngay từ ban đầu.

Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng - Phần 2
Quy định thi công cọc nhồi và quản lý công trình xây dựng – Phần 2

Download tài liệu

3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản lý công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn

Việc quản lý công trình tốt sẽ giúp chất lượng công trình không chỉ đảm bảo độ chính xác về yếu tố kỹ thuật mà còn đạt đủ điều kiện về độ an toàn khi sử dụng. Chẳng hạn như một công trình xây dựng quá chắc chắn, quá an toàn tuy nhiên lại không có sự phù hợp về kiến trúc, quy hoạch làm ảnh hưởng tiêu cực gây bất lợi đến cho cộng đồng về môi trường, an toàn, an ninh, sẽ không thỏa mãn đủ yêu cầu đối với chất lượng công trình.

Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản lý công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn
Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Quản lý công trình xây dựng tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn

Download tài liệu

4. Phân tích hệ thống chương trình Quản lý công trình của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nhật Anh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình được xây dựng. Trong đó ý muốn và năng lực quản lý công trình là một trong những yếu tố cơ bản nhất của chủ đầu tư, chủ chính quyền. Bên cạnh đó là năng lực của những nhà thầu tiến hành tham gia vào trong quy trình để tiến hành hình thành sản phẩm trong xây dựng cũng đóng một vai trò nhất định. 

Phân tích hệ thống chương trình Quản lý công trình của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nhật Anh
Phân tích hệ thống chương trình Quản lý công trình của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Nhật Anh

Download tài liệu

5. Quản lý công trình (SQL)

Chất lượng công trình xây dựng được hiểu là toàn bộ các yêu cầu về độ bền vững, an toàn, kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ của công trình tuy nhiên vẫn phải có sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn trong xây dựng, những quy định thuộc trong hợp đồng kinh tế và trong văn bản quy phạm pháp luật có sự liên quan. Điều này sẽ đạt được một cách toàn diện khi những người làm quản lý công trình làm tốt nhiệm vụ.

Quản lý công trình (SQL)
Quản lý công trình (SQL)

Download tài liệu

6. Quản lý công trình

Việc xây dựng kế hoạch quản lý công trình xây dựng hỗ trợ cho bên nhà quản lý giám sát và tiến hành vạch ra một số yếu tố cần tham gia vào đó. Ví dụ về công việc, tiến độ, tài chính, nhân sự,… để có thể đạt tới một mục tiêu chung của dự án. Sự chính xác về chi phí, thời hạn dự kiến như đã dự định ban đầu cũng rất quan trọng đối với công tác quản lý công trình. 

Quản lý công trình
Quản lý công trình

Download tài liệu

7. Nghiên cứu phân cấp Quản lý công trình thủy nông ở thành phố Hải Phòng

Thời điểm toàn bộ những bộ phận thuộc dự án xây dựng hiểu rõ được mục đích của bên chủ đầu tư cũng như tầm quan trọng của họ qua bản kế hoạch quản lý công trình thì họ sẽ tiến hành kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các bên và đồng thời tự triển khai hợp lý, rõ ràng các phần việc. Tất cả các hoạt động sẽ đi sai hướng và hiệu quả kém đi nếu như không xuất hiện bản kế hoạch quản lý công trình.

Nghiên cứu phân cấp Quản lý công trình thủy nông ở thành phố Hải Phòng
Nghiên cứu phân cấp Quản lý công trình thủy nông ở thành phố Hải Phòng

Download tài liệu

8. Nghiên cứu tham gia Quản lý công trình thủy lợi

Các bên liên quan sẽ xác định được những công việc nào họ cần làm trước và công việc nào cần làm sau theo một thứ tự nhất định, để nắm được thông tin và xem xét nội dung có cần điều chỉnh gì hay không khi thực hiện xây dựng kế hoạch quản lý công trình. Để đánh giá được chính xác nhất về trình độ, chất lượng nhân sự, chất lượng triển khai dự án thuận lợi. Các doanh nghiệp cần phải có thêm phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý công trình phù hợp.

Nghiên cứu tham gia Quản lý công trình thủy lợi
Nghiên cứu tham gia Quản lý công trình thủy lợi

Download tài liệu

9. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kom Tum

Chúng ta có nhiều phương pháp để xây dựng kế hoạch quản lý công trình hiệu quả. Về cơ bản, các công trình đều tồn tại khá nhiều phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý công trình khác nhau. Tuy nhiên, để xây dựng kế hoạch quản lý công trình theo một cấu trúc thứ tự từng phần trong công trình xây dựng luôn là sự lựa chọn và phương án tối ưu nhất.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kom Tum
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng và Quản lý công trình giao thông Kom Tum

Download tài liệu

10. Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố

Một trong những điều khá thú vị các công tác và nội dung liên quan tới quản lý công trình được ghi trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP. Đó là phần giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau: Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng; Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác. Tất nhiên, để đạt được các giải thưởng này thì cần có công tác quản lý công trình ở mức hoàn hảo nhất.

Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố
Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Quản lý công trình cầu phà thành phố

Download tài liệu

100+ Tài liệu về quản lý công trình hay

Đọc thêm:

Tổng hợp 10 tài liệu hay nhất về đề tài dự án giao thông

Tổng hợp 10 tài liệu hướng dẫn thiết kế mô hình hệ thống chọn lọc

Top 10 tư liệu về trò chơi dân gian phổ biến và thú vị nhất hiện nay 

II. Quản lý công trình – Nội dung cơ bản trong công tác quản lý công trình

Nghị định 06/2021/NĐ-CP nêu rõ, nội dung quản lý công trình bao gồm: 

  • Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình; 
  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình; 
  • Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; 
  • Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình; 
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; 
  • Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Theo đó, về vấn đề đảm bảo an toàn trong nội dung quản lý công trình có nêu rõ:

  • Nhà thầu thi công xây dựng tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trường xây dựng theo quy định.
  • Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình.
  • Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng.
  • Hồ sơ quản lý công trình phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường, tuyệt đối không để hồ sơ mất hiệu lực.
  • Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu…

III. Các bước quản lý công trình

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý công trình xây dựng, trong đó cụ thể hóa trình tự 12 bước quản lý thi công xây dựng công trình.

Theo Nghị định, trình tự quản lý công trình như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
  • Bước 2: Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
  • Bước 3: Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
  • Bước 4: Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 5: Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 6: Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Bước 7: Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
  • Bước 8: Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Bước 9: Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
  • Bước 10: Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
  • Bước 11: Hoàn trả mặt bằng.
  • Bước 12: Bàn giao công trình xây dựng.

Khi thực hiện công tác quản lý công trình, cần thiết dừng thi công trong các trường hợp đặc biệt sau đây:

  • Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này.
  • Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.

Trên đây là những thông tin dành cho ai chưa nắm rõ về công tác quản lý công trình. Mong rằng với những tài liệu được chúng mình cung cấp, quý độc giả có thể thấy được vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý công trình, lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro cho giai đoạn thi công công trình. Nếu còn băn khoăn điều gì hãy liên hệ với 123doc để được giải đáp chỉ tiết, hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết kế tiếp cùng với nhiều nội dung bổ ích khác.