1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên

90 684 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 207,63 KB

Nội dung

Điện lực là ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn năng lượng điện có ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong xã hội. Công ty Điện lực Hưng Yên với chức năng là kinh doanh, bán điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, quản lý vận hành, tổ chức phát triển hệ thống lưới điện toàn tỉnh, nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệu quả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức kinh tế xã hội và các tầng lớp dân cư trên toàn tỉnh Hưng Yên. Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vực cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên song Công ty Điện lực Hưng Yên cũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường. Trong điều kiện đó, để có thể phát triển được thì doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoàn thiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay và xu thế trong tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước nói chung và ở Hưng Yên nói riêng, xu thế hội nhập đã đặt cho ngành điện những cơ hội và thách thức mới nhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ. Những thách thức cơ bản là sự cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nguy cơ thiếu vốn đầu tư và chậm tiến độ ở các công trình điện, nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng được hình thành, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng. Về cơ hội đây là điều kiện ngành điện cải tổ, đổi mới hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển. Qua nghiên cứu tại đơn vị cho thấy hiệu quả quản lý các dự án lưới điện tại Công ty Điện lực Hưng Yên chưa cao: tiến độ, chất lượng, chi phí trong nhiều dự án chưa đạt yêu cầu. Do đó việc cung cấp điện chưa được ổn định, chất lượng điện chưa được đảm bảo. Vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi Công ty Điện lực Hưng Yên cần đổi mới, nâng cao trình độ quản lý dự án về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản lý tiến độ các dự án lưới điện, đưa Công ty Điện lực Hưng Yên trở thành một đơn vị vững mạnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta.

Trang 1

TRƯƠNG CÔNG DIỆM

QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS Nguyễn Anh Tuấn

Trang 3

thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Nguyễn Anh Tuấn, các số liệu và kết quả có được trong Luận văntốt nghiệp là hoàn toàn trung thực.

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2015

Tác giả

Trương Công Diệm

Trang 4

đỡ của Quý Thầy Cô, bạn bè và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Điện lựcHưng Yên.

Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Anh Tuấn, người hướng dẫn khoa họccủa Luận văn, đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thànhLuận văn

Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản Trị kinh doanh,Khoa Sau Đại Học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện Luận văn.Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô trong Hội Đồng Chấm Luận Văn đã cónhững góp ý về những thiếu sót của Luận văn này, giúp Luận văn càng hoànthiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công

ty Điện lực Hưng Yên đã cung cấp thông tin, tài liệu và hợp tác trong quá trình thựchiện Luận văn Đặc biệt một lần nữa cảm ơn đến những cán bộ công nhân viên đãdành chút ít thời gian để thực hiện Phiếu điều tra quan điểm của nhân viên trongdoanh nghiệp, và từ đây tôi có được dữ liệu để phân tích, đánh giá

Và sau cùng, để có được kiến thức như ngày hôm nay, cho phép em gửi lờicảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Mỏ - Địa chất trong thời gianqua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu

Tác giả

Trang 5

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5

1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp: 5

1.1.1 Khái niệm nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 5

1.1.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng 6

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng 9

1.2 Tổng quan thực tiễn về quản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp: 11

1.2.1 Thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc 11

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý dự án ở một số nơi trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam 19

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Hưng Yên 21

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 23

2.1 Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên 23

2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển 23

2.1.2 Các hoạt động SXKD của Công ty 26

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty: 26

2.2 Thực trạng công tác đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên 32

2.2.1 Về công tác Kế hoạch đầu tư XDCB 32

Trang 6

2.2.4 Công tác quản lý thực hiện Đầu tư Xây dựng 34

2.2.5 Công tác quyết toán và giải ngân vốn 34

2.3 Đánh giá chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên 35

2.3.1 Những kết quả đã đạt được của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên 35

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của quản lý dự án đầu tư xây dựng 36

2.4 Kết quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Công ty 38

2.4.1 Điện thương phẩm và tổng số khách hàng phát triển 38

2.4.2 Doanh thu và lợi nhuận 38

2.4.3 Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước 39

Kết luận chương 2 39

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 41

3.1 Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của Công ty Điện lực Hưng Yên 41

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc 41

3.1.2 Định hướng phát triển của Điện lực Hưng Yên 43

3.1.3 Chủ trương phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên 44

3.1.4 Nhiệm vụ cụ thể của Công ty Điện lực Hưng Yên 46

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên 50

3.2.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án: 50

3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý 51

3.2.3 Đa dạng hóa công cụ quản lý 53

3.2.4 Hoàn thiện phương pháp quản lý 55

3.2.5 Giải pháp hoàn thiện các công tác tổ chức thực hiện dự án 57

3.3 Một số kiến nghị 62

Trang 7

KẾT LUẬN 64TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

BBNT Biên bản nghiệm thu

BCĐT Báo cáo đầu tư

BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật

BOT Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao

BPATTC Biện pháp an toàn thi công

BPTCTC Biện pháp tổ chức thi công

BQL Ban quản lý

BQLDA Ban quản lý dự án Công ty Điện lực Hưng Yên

BT Xây dựng - Chuyển giao

BTO Xây dựng - Chuyển giao - Khai thác

CBĐT Chuẩn bị đầu tư

CBĐT Chuẩn bị đầu tư

DAĐT Dự án đầu tư

DAĐT Dự án đầu tư

TKKT - DT Thiết kế kỹ thuật - Dự toán

TKQH Thiết kế quy hoạch

TMĐT Tổng mức đầu tư

TSCĐ Tài sản cố định

UBMTTQVN Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

UBND Uỷ ban nhân dân

Trang 10

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch cơ bản 48Y

Hình 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng 7

Hình 1.2: Quan hệ chi phí trong các giai đoạn quản lý dự án đầu tư 8

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 30

Hình 3.1: Sơ đồ điều chỉnh quản lý theo sơ đồ mạng 61

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài

Điện lực là ngành kinh tế kỹ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong nềnkinh tế quốc dân Nguồn năng lượng điện có ảnh hưởng bao trùm lên mọi lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trong xã hội Công ty Điện lực Hưng Yên vớichức năng là kinh doanh, bán điện trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, quản lý vận hành, tổchức phát triển hệ thống lưới điện toàn tỉnh, nhằm phục vụ an toàn, ổn định, hiệuquả và kịp thời nhu cầu sử dụng điện của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chứckinh tế - xã hội và các tầng lớp dân cư trên toàn tỉnh Hưng Yên Là một doanhnghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - Tập đoàn Điện lựcViệt Nam, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, mặc dù độc quyền trong lĩnh vựccung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên song Công ty Điện lực Hưng Yêncũng không tránh khỏi việc phải chịu những tác động của quy luật thị trường Trongđiều kiện đó, để có thể phát triển được thì doanh nghiệp phải thường xuyên tự hoànthiện mình để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, đồng thời có thể tự chủ tronghoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay và xu thế trong tương lai, yêu cầu phát triển ngành điện để phục vụcho sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hoá của đất nước nói chung và ở Hưng Yênnói riêng, xu thế hội nhập đã đặt cho ngành điện những cơ hội và thách thức mớinhằm đưa ngành điện phát triển mạnh mẽ Những thách thức cơ bản là sự cạnhtranh của doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, nguy cơ thiếu vốn đầu tư vàchậm tiến độ ở các công trình điện, nguy cơ xuất hiện nhiều đối thủ tiềm năng đượchình thành, nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cao về cả số lượng và chất lượng

Về cơ hội đây là điều kiện ngành điện cải tổ, đổi mới hoàn thiện mình để tồn tại vàphát triển

Qua nghiên cứu tại đơn vị cho thấy hiệu quả quản lý các dự án lưới điện tạiCông ty Điện lực Hưng Yên chưa cao: tiến độ, chất lượng, chi phí trong nhiều dự ánchưa đạt yêu cầu Do đó việc cung cấp điện chưa được ổn định, chất lượng điệnchưa được đảm bảo Vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi Công ty Điện lực Hưng Yên

Trang 12

cần đổi mới, nâng cao trình độ quản lý dự án về mọi mặt, đặc biệt là công tác quản

lý tiến độ các dự án lưới điện, đưa Công ty Điện lực Hưng Yên trở thành một đơn vịvững mạnh, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu nghiên cứu: Mục đích của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề sau:

+ Đưa ra các tiêu chí về quản lý dự án đầu tư xây dựng để áp dụng thực vàomột cách có hiệu quả

+ Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ Công ty Điện lực Hưng Yên đang tiến hànhcác bước cơ cấu lại Công ty, Việc Quản lý tốt dự án đầu tư là rất cần thiết tại Công

ty, nó giúp Công ty nâng cao được chất lượng quản lý các dự án, đẩy nhanh tiến độ,đảm bảo chất lượng dự án góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nướcnói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng

+ Vì thế mục đích của luận văn này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận vềquản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp

+ Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm quản lý tốt các dự ánđầu tư xây dựng của Công ty Điện lực Hưng Yên trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Những nhân tố, ảnh hưởng tác động đến chất lượng quản lý dự án đầu tưxây dựng, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý dự án, các giải pháptăng cường

Trang 13

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận, áp dụng trong điều kiện cụ thể của cácdoanh nghiệp, từ đó đưa ra đặc điểm, chất lượng quản lý các dự án có vốn đầu tưcủa Công ty giai đoạn hiện nay

+ Đánh giá thực trạng vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điệnlực Hưng Yên

+ Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao công tác này trong giai đoạn tiếptheo tại Công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu vấn đề quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lựcHưng Yên, tôi sẽ sử dụng phương pháp quan sát, thống kê, điều tra, phân tích tổnghợp để nghiên cứu

Thu thập Thông tin và số liệu thu thập dựa trên hệ thống lưu trữ hồ sơ củaCông ty Ngoài ra, luận văn áp dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Được dùng để đánh giá chất lượng quản lý đầu tưcủa các dự án đã thực hiện trong những năm vừa qua, gai đoạn 2012 -2014 tạiCông ty

- Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại: Là phương pháp thu thậpthông tin theo một chương trình đã định qua việc trò chuyện, trao đổi trực tiếp vớingười được khảo sát Phương pháp này tôi chủ yếu áp dụng đối với các cá nhân làtrưởng bộ phận trong Công ty để thu thập thêm thông tin về quản lý dự án đầu tưcảu các dự án đã thực hiện trong công ty, để hỗ trợ cho việc phân tích các dữ kiệnliên quan

- Phương pháp thu thập số liệu: Để có căn cứ trong việc nghiên cứu, đánh giárút ra những kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt các dự án đầu tư xâydựng của Công ty, luận văn sử dụng các hệ thống số liệu sơ cấp và thứ cấp, điều tratrực tiếp, tham khảo các ý kiến của chuyên gia và người có kinh nghiệm

Trang 14

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

* Ý nghĩa khoa học

Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý dự án đầu tư xây dựng

* Ý nghĩa thực tiễn

Đây là một đề tài mang tính thực tế, gắn liền với thực trạng của các dự án đầu

tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên đã và đang triển khai Trong phạm viluận văn này chưa thể đề cập được hết các vấn đề tồn tại một cách toàn diện trênnhiều lĩnh vực Tuy nhiên về khuôn khổ nhất định, luận văn đưa ra các giải pháp, đềxuất nhằm quản lý tốt các dự án đầu tư xây dựng ở Công ty Điện lực Hưng Yên mộtcách cụ thể và từ đó sẽ có được những kinh nghiệm thiết thực để áp dụng cho các

dự án đang và sẽ triển khai thực hiện tại Công ty Điện lực Hưng Yên và trong toànngành Điện cả nước

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luậnvăn được kết cấu làm 3 chương, trong 64 trang, 01 bảng biểu và 04 hình vẽ

Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư xây dựngtrong các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lựcHưng Yên

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Công ty Điện lực Hưng Yên

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp:

1.1.1 Khái niệm nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Quản lý nói chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào cácđối tượng quản lý để điều khiển đối tượng nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra

- Quản lý đầu tư chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng quátrình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành kếtquả đầu tư cho đến khi thanh lý tài sản do đầu tư tạo ra) bằng một hệ thống đồng bộcác biện pháp nhằm đạt được hiện quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiện cụthể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật kinh tế khách quan nóichung và quy luật vận động đặc thù của đầu tư nói riêng

- Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ, kỹ thuậtvào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án Quản

lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian, nguồn lực vàgiám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảmbảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạtđược các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng nhữngphương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép

- Quản lý dự án đầu tư xây dựng bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu:

+ Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định những côngviệc cần được hoàn thành, nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trìnhphát triển một kế hoạch hành động theo trình tự lôgic mà có thể biểu diễn được dướidạng sơ đồ hệ thống

+ Điều phối thực hiện dự án: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồmtiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độthời gian

Trang 16

+ Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hìnhhoàn thành, giải quyết những vấn đề liên quan và thực hiện báo cáo hiện trạng

1.1.2 Quy trình quản lý dự án đầu tư xây dựng

Như đã trình bày ở trên, đặc điểm quan trọng của dự án đầu tư xây dựng là nó

có thời điểm bắt đầu và kết thúc rõ ràng tạo thành vòng đời của dự án Vòng đời của

dự án bao gồm nhiều giai đoạn phát triển từ ý tưởng đến việc triển khai nhằm đạtđược kết quả của dự án;

Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, đảm bảo an ninh,

an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đấtđai và pháp luật có liên quan

Dự án đầu tư xây dựng được triển khai sau các chiếm lược phát triển, quyhoạch xây dựng;

Quy trình (vòng đời) của dự án đầu tư xây dựng được thể hiện qua các giaiđoạn sau:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

- Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn kết thúc xây dựng, khai thác và vận hành dự án

Trang 17

Hình 1.1: Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

(Nguồn phòng quản lý xây dựng)

Thực hiệnđầu tư

Kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng

1 Quyết định chủ trương

2 Chọn đơn vị tư vấn lập dự án (hoặc báo cáo KT-KT) đủ điều kiện năng lực

3 Lập dự án (hoặc lập báo cáo KT-KT)

4 Thẩm định, phê duyệt dự án (hoặc báo cáo KT-KT)

1 Nghiệm thu - Hoàn công

2 Kiểm định công trình

3 Bàn giao công trình đưa vào sử dụng

4 Báo cáo quyết toán - kiểm toán

5 Thẩm định, phê duyệt quyết toán

6 Thanh lý và bảo hành công trình

1 Chuẩn bị trước khi xây lắp

- Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu tư vấn TKBVTC-TDT hoặc gói thầu xây lắp, thiết bị

- Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị công nghệ có đủ năng lực

- Lựa chọn đơn vị khảo sát

- Lựa chọn đơn vị TKKT/TK BVTC

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình

- Xin giấy phép xây dựng (nếu có)

- Lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu lắp đặt, …

- Mua bảo hiểm công trình xây dựng và lắp đặt thiết bị

2 Tiến hành xây lắp

- Kiểm tra các điều kiện khởi công

- Tiến hành thi công xây dựng

- Lắp đặt thiết bị công nghệ, thiết bị công trình

3 Các công tác chính về QLDA giai đoạn xây lắp

- Quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng,

an toàn, môi trường

- Quản lý chi phí

- Quản lý thời gian và các khoản hợp đồng trong xây dựng

Trang 18

Trong ba giai đoạn này thì hiện nay giai đoạn thực hiện đầu tư đang đượcquan tâm nhiều nhất, còn giai đoạn I và giai đoạn III thì chưa được quan tâmđúng mức;

- Xét về chi phí thực hiện: Giai đoạn I và III có chi phí thấp hơn nhiều so vớigiai đoạn II

Hình 1.2: Quan hệ chi phí trong các giai đoạn quản lý dự án đầu tư

(Nguồn phòng quản lý xây dựng)

- Xét về thời gian thực hiện:

Thời gian thực hiện của giai đoạn I thường khó xác định được chính xác vàhay bị kéo dài ngoài dự kiến do một số nguyên nhân sau:

+ Do trong giai đoạn này các công việc thường phải làm tuần tự từng bướcmột nên khi bị chậm tiến độ ở một công đoạn nào đó sẽ kéo theo sự trì hoãn của cáccông việc tiếp theo;

+ Do tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ lập dự án chưa cao, chất lượng

hồ sơ dự án còn thấp, thiếu tính chính xác dẫn đến phải sửa đi sửa lại nhiều lần;

Thời gian thực hiện giai đoạn II và III thường được xác định tương đối chínhxác dựa vào:

+ Khối lượng công việc;

Trang 19

+ Kế hoạch tiến độ thi công;

Hiện nay để rút ngắn thời gian triển khai dự án người ta mới chỉ quan tâmđến việc làm thế nào để thời gian thực hiện ở giai đoạn II là ngắn nhất dẫn đến việc

ép tiến độ gây căng thẳng cho nhà thầu, ảnh hưởng đến chất lượng và chi phí thựchiện dự án;

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Quản lý dự án là một khoa học, một hoạt động có tính tổ chức, tính xã hội vàtính kinh tế cao, chịu sự tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan, chịu sự chiphối của cơ chế chính sách về đầu tư xây dựng;

Trong công tác quản lý dự án, có rất nhiều các nhân tố tác động đến, sau đây

là hai nhân tố chính: Nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan

1.1.3.1 Các nhân tố khách quan:

- Cơ chế quản lý của nhà nước: bao gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn,văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng Nếu hệ thốngnày càng đơn giản, không chồng chéo thì các đơn vị dễ áp dụng, dự án khi thực hiệnkhông gặp khó khăn về cơ chế, trái với luật định;

- Các yếu tố thị trường: bao gồm giá cả, lạm phát, lãi suất…các yếu tố nàytác động đến sự hình thành, quy mô, sự khả thi, mức chi phí tối thiểu, tối đa mà dự

án phải bỏ ra Thông thường, yếu tố thị trường xảy ra không theo ý muốn chủ quancủa chủ đầu tư, của nhà nước Chủ đầu tư chỉ có thể dự đoán xu hướng biến độngcủa các yếu tố này trong một thời gian ngắn với điều kiện những nhân tố liên quantương đối ổn định để nắm bắt quy luật vận động của các nhân tố đó, đưa ra quyếtđịnh đầu tư phù hợp;

- Điều kiện tự nhiên: mưa bão, lũ lụt, động đất….các yếu tố liên quan đếnthời tiết, thiên tai ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, cũng như tính khả thi củaviệc thực hiện dự án;

1.1.3.2 Các nhân tố chủ quan:

* Chủ đầu tư: Những yếu tố sau từ phía chủ đầu tư có thể ảnh hưởng đếncông tác quản lý dự án:

Trang 20

+ Năng lực chủ đầu tư: Nếu chủ đầu tư có nhiều kiến thức và kinh nghiệmtrong lĩnh vực quản lý dự án sẽ có những quyết định đầu tư đúng đắn và phù hợpvới tình hình thực tế khách quan;

+ Đường hướng và mục tiêu của dự án: Một dự án có mục tiêu rõ ràng, khảthi sẽ nhận được nhiều thuận lợi trong quá trình triển khai;

+ Khâu lập kế hoạch dự án: Một dự án thành công được thể hiện ở ngay khâuđầu tiên – khâu kế hoạch Kế hoạch chính là bức tranh tổng quản về dự án, người ta

có thể nhìn thấy trước dự án sẽ diễn ra như thế nào, gặp những trở ngại trước mắthay không… Một kế hoạch ít phải điều chỉnh sẽ hứa hẹn một dự án suôn sẻ trongquá trình thực hiện;

* Cấu trúc tổ chức quản lý dự án:

Hiệu quả công tác quản lý dự án thường phụ thuộc vào cấu trúc tổ chức của

dự án, đối với dự án thuộc cấu trúc tổ chức theo chức năng thường không có mâuthuẫn về nguồn lực tuy nhiên dự án mang tính cục bộ, không biệt rõ trách nhiệm cụthể, thiếu sự đồng bộ giữa các bên tham gia Đối với tổ chức dạng dự án thuần tuýhay ma trận, vấn đề nguồn lực sẵn có để thi công là điều rất quan trọng Vì nhữngdạng tổ chức này, cùng lúc thực hiện rất nhiều dự án khác nhau, tiến độ và khốilượng công việc cũng khác nhau, đòi hỏi phải có đủ nguồn lực để thi công Để giảiquyết vấn đề này, người quản lý phải có kỹ năng thương thảo, khả năng phân chiaquyền lực và nguồn lực hợp lý trong tổ chức để giải quyết các mâu thuẫn trong tổchức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dự án;

* Bộ máy quản lý: Bộ máy vận hành tố phụ thuộc vào

+ Nguồn lực và các vấn đề về tổ chức nhân sự, hay chính là nhân tố con người;+ Cá nguồn lực khác: trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, môi trườnglàm việc;

+ Công nghệ quản lý: chất xám, tài sản vô hình tích tụ qua thời gian vậnhành, quản lý dự án;

* Các công cụ quản lý dự án được áp dụng trong quá trình quản lý dự án:

Trang 21

Các công cụ quản lý dự án sẽ hỗ trợ cho người quản lý ở nhiều khía cạnhquản lý như quản lý chi phí, quản lý thời gian – tiến độ dự án, quản lý chất lượng dựán… Các công cụ nào bao gồm: tuyên nguyên dự án, sơ đồ GANTT, sơ đồ PERT/CPM…Kết hợp với các kỹ thuật hiện đại: Phần mềm quản lý dự án sẽ khiến cáccông cụ quản lý phát huy tác dụng tối đa, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quảquản lý tối đa;

* Thông tin thu thập được: Trong quá trình ra quyết định quản lý, thông tinđóng vai trò quan trọng, thông tin sai, phân tích sẽ lệch hướng, ra quyết định khôngchính xác, gây thiệt hại đối với dự án Ngược lại, thông tin thu thập được là đầy đủ,

đa chiều, chính xác thì quá trình nhận định tình hình sẽ thực tế hơn, ra quyết địnhchính xác;

Ngoài ra nhóm nhân tố đặc trưng của dự án cũng ảnh hưởng ít nhiều đếncông tác quản lý dự án Các đặc trưng của dự án có thể là mục tiêu dự án, quy mô

dự án, nguồn vốn dự án, tính cấp thiết của dự án…

1.2 Tổng quan thực tiễn về quản lý dự án đầu tư của doanh nghiệp:

1.2.1 Thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại các Công ty Điện lực trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

1.2.3.1 Đặc điểm tình hình chung

a Thuận lợi:

Năm 2014, kinh tế tỉnh Hưng Yên tiếp tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm(GDP) tăng 7,25% (tăng 0,14% so với 2013), giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sảntăng 1,82%, công nghiệp tăng 7,45%, thương mại, dịch vụ tăng 9,43%

Năm 2014, nguồn điện được duy trì ổn định, không phải tiết giảm do thiếuđiện, lưới điện tiếp tục được đầu tư nâng cấp cải tạo đã tác động tích cực đến việchoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty Điện lực Hưng Yên đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh uỷ,HĐND, UBND tỉnh, Đảng uỷ khối doanh nghiệp Sự phối hợp chặt chẽ của các sở,ban, ngành, đoàn thể và các địa phương Sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát củaTổng Công ty Điện lực miền Bắc (NPC) do đó, đã đáp ứng cơ bản các yêu cầu đề ra

Trang 22

của các dự án Các công trình trọng điểm đã sớm đưa vào vận hành, khai thác cungcấp điện án toàn, chất lượng điện được nâng cao, giảm tổn thất điện năng góp phầnhoàn thành các chỉ tiêu SXKD của Công ty năm 2014.

Với đặc thù riêng của ngành điện, việc tuân thủ Luật và Nghị định mới nàyảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai các dự án ĐTXD trên địa bàn tỉnh

Với những đặc điểm tình hình nêu trên, tình hình SXKD nói chung và côngtác ĐTXD nói riêng gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời củaEVNNPC, Lãnh đạo Công ty và sự cố gắng chung của các đơn vị, chúng ta đã đạtđược những kết quả nhất định

1.2.3.2 Các kết quả thực hiện ĐTXD năm 2014

Với mục tiêu ĐTXD nhằm phục vụ tốt công tác SXKD của Công ty, nêntrong năm qua đã triển khai kịp thời một số dự án ĐTXD trọng tâm góp phần phục

vụ và duy trì tốt công tác SXKD của Công ty Cụ thể:

+ Trong năm Công ty đã thực hiện được 58 dự án (trong đó chuyển tiếp từnăm 2013 trở về trước là 19 dự án), đưa vào vận hành được một số dự án trọngđiểm như: Cải tạo lộ 482-E28.4 Lạc Đạo lên mạch kép; Chống quá tải lưới điện 10

kV lộ 971, 972 Trung gian Nhân Vinh; 177 tủ điện trọn bộ, thực hiện chống quá tảilưới điện khu vực các huyện…

+ Đã xây dựng mới được 35 km, cải tạo 11 km đường dây trung thế;

+ Xây dựng mới 59 trạm biến áp phân phối, cải tạo nâng công suất 28 máybiến áp phân phối;

+ Xây dựng mới 37 km, cải tạo 3 km đường dây hạ thế góp phần quan trọngnâng cao chất lượng điện và giảm tổn thất điện năng;

Trang 23

+ Mua sắm phương tiện vận tải (01 xe bán tải và 01 xe tải gắn cẩu) và thiết

bị thí nghiệm phục vụ kịp thời nhu cầu SXKD của Công ty

+ Xây dựng các công trình kiến trúc như kho lưu trữ chất thải độc hại và bảoquản vật tư thiết bị dự phòng, mở rộng nhà điều hành sản xuất Công ty và nhà điềuhành sản xuất Điện lực Văn giang, cải thiện đáng kể điều kiện làm việc củaCBCNV Công ty

+ Lập và phê duyệt thủ tục đầu tư được 30 dự án, tổ chức đấu thầu được 3gói, chào hàng cạnh tranh 01 gói, chỉ định thầu 144 gói

+ Quyết toán được 24/24 dự án với giá trị quyết toán chưa thuế 73,426 tỷ đạt100% kế hoạch (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)

+ Giải ngân được 157,016/158,802 tỷ đồng, đạt 98,9% kế hoạch vốn TổngCông ty giao (Số liệu chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)

1.2.3.3 Đánh giá hiệu quả sau đầu tư:

Sau khi đã đưa các dự án trên vào vận hành khai thác đã đem lại hiệu quả

rõ rệt:

+Tổn thất điện năng: Năm 2014 tổn thất điện năng toàn Công ty là 7,14%giảm 0,56% so với cùng kỳ năm 2013 (7,7%), trong đó có sự đóng góp đáng kểcủa các công trình ĐTXD thấp hơn 0,36% so với kế hoạch Tổng Công ty giao(7,5%) cụ thể:

Bảng 1.2.1 Bảng so sánh giá trị tổn thất điện năng năm 2013 - 2014

vị

KH 2014

TH 2014

TH/

KH

TH20 13

SS 2014/2013

Tỷ lệ tổn thất % 7,50 7,14 -0,36 7,70 -0,56

- Khu vực trung áp % 3,49 3,38 -0,11 3,52 -0,15

- Khu vực hạ áp % 10,46 10,88 +0,42 11,99 -1,11

(Nguồn phòng điều độ - Công ty Điện lực Hưng Yên)

+Sản lượng điện thương phẩm: Năm 2014 sản lượng điện thương phẩm toànCông ty tăng 16,69% so với cùng kỳ năm 2013 (1.975,97 triệu kWh)

Bảng 1.2.2 Bảng so sánh sản lượng điện thương phẩm năm 2013 - 2014

Trang 24

Chỉ tiêu Đơn vị KH

2014

TH 2014

TH/

KH

TH20 13

SS 2014/2 013

Điện thương phẩm triệu kWh 2.300,00 2.305,67 100,25% 1.975,97 116,69%

(Nguồn phòng Kinh Doanh - Công ty Điện lực Hưng Yên)

+Bán kính cấp điện giảm (Năm 2013 bán kính cấp điện cho các phụ tải trungbình từ 1,5-2,2km, năm 2014 bán kính cấp điện giảm trung bình còn 1,15-1,5km),suất sự cố giảm, chất lượng điện áp được nâng cao đáp ứng nhu cầu sử dụng điệncấp thiết cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân

1.2.3.4 Đánh giá các mặt công tác trong quá trình triển khai dự án:

- Các Điện lực huyện, Thành phố và các phòng ban chức năng quan tâm, sâusát hơn trong quá trình quản lý dự án

- Một số nhà thầu có năng lực thật sự về tài chính, nhân lực, thiết bị đã thựchiện tốt cam kết chất lượng và tiến độ dự án

b,Khó khăn:

- Năm 2014 các dự án ĐTXD tại PCHY đều vay vốn tín dụng thương mại vàkhấu hao cơ bản do đó việc tăng, giảm lãi suất của các Ngân hàng thương mại, NPCphải thương thảo lại tỷ lệ lãi suất, dẫn đến chậm bố trí vốn kịp thời cho cho các dự

án, làm ảnh hưởng đáng kể đến tiến độ các dự án ĐTXD

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Văn bản số 3769/EVN-ĐT ngày24/9/2014 về việc Hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiếu trong quản lý chi phíđầu tư xây dựng công trình kể từ ngày 01/01/2013 Với đặc thù của ngành điện đầu

tư trải rộng trên địa bàn tỉnh, theo hướng dẫn của Nghị định ký hợp đồng trọn gói,

Trang 25

đơn giá nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng làm ảnh hưởng lớn đến tiến

độ công tác quyết toán các dự án

- Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 01/7/2012 vềviệc hướng dẫn thực hiện quản lý, sử dụng đất của chính phủ Với đặc thù riêng củangành Điện, việc tuân thủ đúng theo nghị định này là rất khó khăn Do công trìnhđiện đều chủ yếu là các dự án cải tạo, chống quá tải lưới điện do vậy thời gian từkhi lập dự án đến khi triển khai thi công là rất gấp (dưới 1 năm), mặt bằng thi côngqua nhiều xã, huyện mà diện tích mỗi móng cột lại không nhiều chỉ khoảng từ 2 đến5m2 nhưng vẫn phải thực hiện các thủ tục về thu hồi đất và cấp đất thì mới đượctriển khai thi công, nếu chờ đủ thủ tục về cấp đất thì rất lâu (ít nhất là 6 tháng đếntrên 1 năm) không đáp ứng được nhu cầu cấp bách về cung cấp điện Khi thực hiệnđền bù hỗ trợ nhân dân đòi mức đền bù cao hơn quy định của Nhà nước, dẫn đếnkhó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, dẫn tới công tác thanh quyếttoán cũng như đền bù GPMB chậm, theo thông kê có 100% các dự án ĐTXD đềuchậm trong công tác này

- Quy hoạch địa phương không nhất quán, quy hoạch chồng chéo và thay đổinhiều dẫn đến việc thoả thuận tuyến gặp nhiều khó khăn như công trình: Xuất tuyến35kV TBA 110kV Kim Động cấp điện cho các phụ tải trung tâm khu vực phía Bắchuyện Ân Thi, Xuất tuyến 22kV TBA 110kV Khoái Châu cấp điện cho các phụ tảicông nghiệp khu vực phía Đông huyện Văn Giang

1.2.3.4.2 Đánh giá kết quả công tác theo các mặt quản lý

* Công tác quản lý dự án tại phòng QLXD:

- Khối lượng công việc của đơn vị trong năm 2014 và kế hoạch năm 2015 làrất lớn Tuy nhiên, đa số cán bộ quản lý dự án của phòng là cán bộ trẻ chưa đượctrải qua công tác thực tế nên còn thiếu một số kỹ năng sau:

+ Trình độ chuyên môn còn thiếu và yếu về chiều sâu

+ Chưa hiểu kỹ và nắm rõ trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng

Trang 26

+ Việc lập, duyệt hồ sơ còn nhiều tồn tại: Áp dụng đơn giá định mức còn bấtcập, việc thẩm tra còn để xảy ra thừa thiếu khối lượng, hồ sơ quản lý công trình cònlẫn lộn không theo trình tự thời gian.

+ Công tác kiểm tra hiện trường còn yếu: Đa số kiểm tra hiện trường thi công

là xem Nhà thầu làm việc mà không kiểm tra kỹ chất lượng công việc Nhà thầu thựchiện, sự tuân thủ của Nhà thầu thi công và tư vấn giám sát trong quá trình ghi chépnhật ký thi công, nghiệm thu chuyển bước tiếp theo do đó thông tin mang lại cholãnh đạo phòng từ các buổi kiểm tra hiện trường thiếu rất nhiều thông tin

+ Còn biểu hiện e dè, ngại va chạm mặc dù trong quá trình quản lý, kiểm traphát hiện có vi phạm về chất lượng, biện pháp làm việc nhưng chưa dám lập biênbản đình chỉ thi công

+ Công tác thu thập hồ sơ còn yếu, đa số các dự án khi quyết toán đều phảiđôn đốc quyết toán từng gói thầu và việc thiếu biên bản, sai trình tự thời gian, mất

sổ nhật ký thi công còn xảy ra

- Việc phân công, phân nhiệm của lãnh đạo phòng cũng còn thiếu khoa họcdẫn tới chưa phát huy hết được hết sở trường của từng CBCNV

- Công tác tham mưu cho lãnh đạo công ty chưa được sát thực và kịp thờicòn để nhiều dự án kéo dài thời gian thi công và quyết toán, ảnh hưởng đến các chỉtiêu sản xuất kinh doanh của Công ty

*Công tác chuẩn bị đầu tư:

Ngoài các đơn vị như P4, ĐTP, ĐVG, ĐKĐ, ĐKC, ĐVL, ĐÂT là làm tốtcòn lại các Điện lực khác như ĐPT, ĐYM, ĐMH việc lập PAĐT còn chậm, lãnhđạo các đơn vị này còn chưa quan tâm đúng mức: Bản vẽ còn thiếu xác nhận củađịa phương, Khối lượng theo PADT không sát với thực tế (không khảo sát kỹ côngsuất phụ tải, chiều dài đường dây trung hạ thế, giải pháp kỹ thuật áp dụng); Đơn giáđịnh mức áp dụng sai; Việc chuẩn bị tài liệu bảo vệ kế hoạch còn thiếu thông tin

*Công tác quản lý chất lượng và tiến độ công trình:

+ Chất lượng công trình: Các đơn vị thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra vàthực hiện tốt chức năng giám sát A như: P4, P6, P8, ĐTP, ĐKĐ, ĐVG và ĐYM

Trang 27

Các đơn vị liên quan còn lại chưa làm tốt giám sát thi công và giám sát A, dẫn tớimột số dự án để xảy ra tình trạng thiếu và sai kích thước hình học phần ngầm

+ Tiến độ thi công công trình: P8, P4 thực hiện tốt công tác đôn đốc các nhàthầu và phối hợp chặt chẽ các đơn vị liên quan đảm bảo tiến độ các dự án, góp phầnrất lớn trong việc CQT, giảm tốn thất điện năng và nâng cao hiệu quả đối với các dự

án điện P4, P7, P11 phối hợp tốt trong công tác duyệt BPTCTC, lập phương thứccắt điện đấu nối và tổ chức thí nghiệm, nghiệm thu đưa vào khai thác vận hành kịpthời các DA ĐTXD P9 phối hợp tốt trong công tác nghiệm thu các hệ thống đođếm ĐVL, ĐÂT, ĐKC, ĐKĐ, ĐTP phối hợp tốt trong việc cắt điện thi công, đấunối (Giao lưới đúng giờ theo phương thức vận hành) và tổ chức nghiệm thu bước 1,

do đó đã kịp thời đưa các dự án ĐTXD vào khai thác vận hành đúng tiến độ đề ra

*Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng:

+ Đền bù GPMB để giao mặt bằng cho nhà thầu thi công: Nhìn chung cácĐiện lực đã phối hợp rất tốt với các cấp chính quyền địa phương để GPMB giao mặtcho nhà thầu thi công kịp thời để tổ chức triển khai thực hiện dự án, do đó đưa các

dự án vào khai thác sử dụng đúng tiến độ đề ra

+ Quyết toán chi phí đền bù GPMB: Một số đơn vị làm tốt như: ĐÂT, ĐKĐ,ĐVG, ĐVL, ĐKC đã thực hiện tốt công tác quyết toán chi phí đền bù giải phóngmặt bằng các dự án: Cải tạo lộ 482 lên mạch kép, các dự án CQT lưới điện giaiđoạn 1, giai đoạn 2….Bên cạnh đó còn một số đơn vị điển hình như ĐYM thựchiện công tác này còn rất chậm, đền bù vượt số lượng theo quy định trên diện tích,

hồ sơ thanh quyết toán không đầy đủ phải hướng dẫn bổ sung nhiều lần

* Công tác thanh quyết toán và giải ngân:

Trong năm 2014 các phòng P4, P5, P8 đã phối hợp hoàn thành tốt các chỉtiêu quyết toán của NPC giao Các đơn vị khác dù đã có sự chuyển biến tuy nhiên

hồ sơ quyết toán nộp rất chậm, P8 phải đôn đốc nhiều lần tuy nhiên khi thẩm tra cònthiếu thủ tục, trình tự nên phải bổ sung nhiều lần đặc biệt còn tồn tại quyết toán chiphí đền bù GPMB

Trang 28

* Công tác tư vấn thiết kế-TDT và Giám sát thi công:

- Đối với Đơn vị tư vấn thiết kế: Đa số các Nhà thầu tư vấn thiết kế đã phốihợp chặt chẽ với Chủ đầu tư về tiến độ thiết kế, đáp ứng tiến độ theo nhiệm vụ đượcgiao như Công ty Cổ phần khảo sát thiết kế công trình điện, Công ty TNHH Tư vấn

và xây dựng 19-5 Tuy nhiên còn có thiếu sự phối hợp với Chủ đầu tư như Công ty

Cổ phần Đầu tư xây dựng và chuyển giao công nghệ, tư vấn thiết kế 02 Xuất tuyến35kV TBA 110kV Kim Động cấp điện cho các phụ tải trung tâm khu vực phía Bắchuyện Ân Thi, Xuất tuyến 22kV TBA 110kV Khoái Châu cấp điện cho các phụ tảicông nghiệp khu vực phía Đông huyện Văn Giang, dẫn đến phải điều chỉnh hướngtuyến nhiều lần

Chất lượng hồ sơ thiết kế dự án một số công trình chưa sát với thực tế dẫnđến phải điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện Theo thống kê 80% số lượng

dự án ĐTXD có điều chỉnh phát sinh

- Đơn vị tư vấn giám sát: Bên cạnh một số Nhà thầu thực hiện tốt công tácgiám sát chất lượng còn có một số Nhà thầu giám sát quản lý chất lượng còn yếu(việc tổ chức cán bộ giám sát tại hiện trường đôi lúc không thường xuyên liên tục,ghi chép nhật ký không rõ ràng, hồ sơ nghiệm thu chuyển bước thi công khôngđược lập ngay sau khi kết thúc nội dung công việc, ảnh chụp phần ngầm không thểhiện rõ kích thước, nội dung 3 giai đoạn…) khi kết thúc dự án vẫn chưa hoàn thiệnđược hồ sơ giám sát như Công ty CP dịch vụ tư vấn xây dựng Điện Việt Nam giámsát thi công gói thầu xây lắp và mua sắm thiết bị còn lại thuộc dự án: CQT lưới điệnhuyện Ân Thi giai đoạn 2 thiếu trách nhiệm dẫn đến việc Nhà thầu thi công – Công

ty Cổ phần Đầu tư Tân Đại Nam thi công sai chủng loại vật tư trên lưới điện hạ thế

- Đối với đơn vị thi công: Đa số các nhà thầu thực hiện các gói thầu xây lắpnăm 2014 và kế hoạch 2015 đã rất hợp tác, khẩn trương thi công bảo đảm tiến độnhư Nhà thầu Công ty TNHH một thành viên điện chiếu Sáng Hải Phòng; Công ty

Cổ phần Xây lắp Bắc Hà; Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1; Công ty Cổ phầnthương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long, vẫn còn một số Nhà thầu sự hợp táccòn hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ thi công như Nhà thầu Công ty TNHH Sản xuất

và thương mại Thiên Phú thi công dự án: CQT lộ 977-E8.3 sau TBA 110KV Phố

Trang 29

Cao (giai đoạn 2) thi công tiến độ chậm, dẫn đến bị phạt tiến độ theo hợp đồng đã

ký đối trừ trực tiếp vào giá trị quyết toán gói thầu

1.2.2 Kinh nghiệm quản lý dự án ở một số nơi trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam

lý hiệu quả, chất lượng và an toàn… đều xoay quanh những yếu tố này

Tại Nhật Bản, những quy định trong hợp đồng xây dựng rất khác so với nhiềunước Điều 18, Luật Kinh doanh Xây dựng Nhật Bản có quy định các bên liên quantrong hợp đồng xây dựng cần xây dựng hợp đồng dựa trên sự bình đẳng và thực hiệntrách nhiệm của mình một cách trung thực và thật thà Như vậy, khi có tranh chấp,mọi vấn đề đều được giải quyết trên cơ sở niềm tin và trung thực giữa chủ đầu tư vànhà thầu

Tuy nhiên phương pháp này không thể ứng dụng đối với những dự án quốc

tế khi thị trường buộc phải chấp nhận những nghi ngờ lẫn nhau, hệ thống hai bên(chủ đầu tư và nhà thầu, tư vấn chỉ là người giúp việc cho chủ đầu tư) không cònphù hợp, tính minh bạch (tức công khai quá trình thực hiện) trở thành yêu cầu tấtyếu trong quá trình thực hiện dự án, đòi hỏi phải thiết lập hệ thống ba bên (gồm chủđầu tư, nhà thầu và kỹ sư tư vấn), và mọi công việc đều được thực hiện trên cơ sởhợp đồng Giáo sư Shunji Kusayanangi đến từ Trường Đại học Công Nghệ Kochi(Nhật Bản) trong buổi làm việc với các nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành Xâydựng đối với các dự án quốc tế đã nhấn mạnh, khi có vấn đề xảy ra tại công trường,

Trang 30

giải pháp để giải quyết không chỉ là phương pháp kỹ thuật mà còn là các phươngpháp hợp đồng.

Phân tích kỹ hơn, điều đó có nghĩa là khi tranh chấp hợp đồng xảy ra đối với

dự án xây dựng quốc tế, các nhà quản lý cần phân tích định lượng (tìm ra các vấn đềthay đổi hợp đồng, khẳng định sự cần thiết xử lý các vấn đề về thay đổi giá và đơngiá, từ đó làm rõ tính chất về quyền trong hợp đồng) còn các kỹ sư tham gia trựctiếp tại công trường đưa ra những phân tích định tính, tức là phải phân tích vấn đềảnh hưởng đến hiệu quả, định lượng thay đổi giá và thời gian, từ đó làm rõ những viphạm về hợp đồng Tranh chấp hợp đồng được giải quyết dựa trên sự định lượnghóa chi phí và thời gian bồi hoàn do kỹ sư tại công trường tính toán

Như vậy có thể thấy tại Nhật Bản hợp đồng rất quan trọng trong quá trìnhquản lý dự án, nó không chỉ là cơ sở thanh toán mà còn là cơ sở giải quyết các vấn

đề Để dự án được thực hiện một cách hoàn thiện, tất cả các bên cần nắm đầy đủkiến thức và các điều kiện của hợp đồng Đây cũng là một kinh nghiệm quý báu đểViệt Nam học hỏi để xây dựng tài liệu hợp đồng đúng đắn, nâng cao kiến thức hiểubiết và quản trị hợp đồng, nâng cao năng lực quản lý dự án cho cán bộ

1.2.2.2 Tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, hiện tượng tham nhũng trong các dự án đầu tư thường haygặp phải, gia tăng về quy mô và tính chất phức tạp Những khoản chi phí để đượcnhận hợp đồng thi công dự án không nhỏ, được đưa công khai vào giá thành côngtrình Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thiết kế, bổ sung dự toán nhằm tăng thêm khoản

“quỹ” cho những khoản chi phí trung gian như: chi phí quản lý, chi phí giao dịchtiếp khách, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… đã khiến cho tính phức tạp củahạng mục công trình tăng lên quá mức cần thiết, dẫn đến lãng phí vốn đầu tư Trongcạnh tranh đấu thầu thường hay gặp trường hợp doanh nghiệp thắng thầu nhờ cóquan hệ tốt với chủ đầu tư chứ không phải bằng năng lực và hiệu quả thực thi dự án.Đây là nguyên nhân hạ thấp hiệu quả đầu tư của dự án Nguồn gốc của vấn đề nàychính là do cơ chế, các nguyên tắc, quy định còn nhiều khe hở và khiếm khuyết.Một nguyên nhân khác cũng gây tổn thất không nhỏ đến hiệu quả đến hiệu quả đầu

Trang 31

tư, đó là vấn đề trách nhiệm của cá nhân và cơ quan chủ quản phê duyệt đầu tư Cánhân hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư sai dẫn đến tổn thất cũng không cóchế tài xử phạt, cùng lắm cũng chỉ bị xử lý về mặt tinh thần, hầu như chưa cótrường hợp nào phải chịu trách nhiệm bồi hoàn bằng vật chất Vì vậy, để khắc phụcnhững vấn đề này Chính phủ Trung Quốc chính thức công bố và đưa vào áp dụng

“Quyết định về cải cách thể chế đầu tư” cùng với chế độ quản lý dự toán Mô hìnhquản lý gộp 4 trong 1 (đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng) cũng được áp dụng nhằmnâng cao hiệu quả đầu tư Tuy nhiên mô hình này cũng nhận được nhiều ý kiến phêphán, bởi lẽ nó còn nhiều kẽ hở khiến cho hành động tham nhũng vẫn xảy ra Dovậy sau đó mô hình “đại diện xây dựng” ra đời khuyến khích việc tách rời các khâu

“đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng”, thúc đẩy các khâu chế ước lẫn nhau, nhất làtrong các công đoạn gọi thầu thi công và cung ứng vật tư thiết bị Mô hình này được

áp dụng hiệu quả ở nhiều dự án đầu tư khiến cho công tác quản lý dự án được thuậntiện và hiệu quả của dự án đầu tư được tăng lên rõ rệt

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Hưng Yên

+ Công tác quyết định đầu tư: Việc tận dụng tối đa các nguồn vốn của NPC,xắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư và việc phân tích tài chính dự án, đã lựa chọn đượccác khu vực đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, sử dụng một cách tối ưu và hiệuquả đồng vốn đầu tư góp phần hoàn thành các chỉ tiêu SXKD của PCHY

+ Công tác quản lý dự án: Đã được đặc biệt quan tâm, Công ty đã cử thêmmột số kỹ sư và cử nhân viên mới tuyển dụng đi học các lớp đào tạo cấp chứng chỉQLDA, QLĐT, TVGS năm 2014 P8 phối hợp với P3 làm thủ tục cấp chứng chỉhành nghề giám sát thi công cho cán bộ công nhân viên các đơn vị trực thuộc Saukhi Sở xây dựng cấp, P8 sẽ tham mưu với Giám đốc giao cho các đơn vị thực hiệnchức năng tư vấn giám sát quản lý chất lượng dự án

+ Công tác lựa chọn nhà thầu: Việc tăng số lượng nhà thầu tham gia trên địa

bàn, làm tăng sự cạnh tranh, dễ dàng cho việc đánh giá lựa chọn nhà thầu dựa trênnăng lực thực tế, do vậy đã loại trừ được một số nhà thầu có năng lực kém Nhìn

Trang 32

chung, năm 2014 các nhà thầu do Công ty lựa chọn đều có năng lực khá và tốt cơbản đảm bảo tiến độ đưa dự án vào khai thác sử dụng.

+ Công tác thanh kiểm tra: P8 đã phối hợp chặt chẽ với P4 và P6 thường

xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra các dự án, đã phát hiện không ít các tồn tại và đãyêu cầu xử lý ngay Điều đó cho thấy, nếu làm tốt công tác này, ngoài việc đảm bảochất lượng các dự án, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật về ĐTXD, còn góp phần đẩynhanh tiến độ các dự án, đặc biệt là trong công đoạn thanh quyết toán dự án

+ Công tác tư vấn thiết kế: Việc nghiệm thu sản phẩm tư vấn tại hiện trườngđược áp dụng, duy trì, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do quy hoạch của đạiphương ở một số chỗ, một số nơi còn chưa rõ ràng hoặc có thay đổi Nhưng với việcngày càng ràng buộc cụ thể trách nhiệm của tư vấn đối với sự phù hợp sản phẩmcủa mình với quy hoạch địa phương, cũng như nâng cao tính khả thi của dự án, đãgóp phần đẩy nhanh tiến độ và hạn chế phần nào rủi ro của dự án

+ Công tác giám sát: Mặc dù ít, nhiều còn hạn chế, nhưng xét về cơ bản cácNhà thầu cũng đã tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng giám sát Tuy nhiên cầnkiểm tra, đôn đốc sâu sát hơn để nâng cao chất lượng giám sát

Trang 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN 2.1 Khái quát về Công ty Điện lực Hưng Yên

2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành, phát triển

Tên Doanh nghiệp : Công ty Điện lực Hưng Yên

Trụ sở chính : Số 308,Đường Nguyễn Văn Linh,TP Hưng Yên.Tên giao dịch quốc tế : Hung Yen Power

Hưng Yên từ khi tái lập là một tỉnh nông nghiệp, có xuất phát điểm thấp, đếnnay kinh tế - xã hội đã phát triển khá toàn diện với mức tăng trưởng kinh tế đạtbình quân trên 12%/năm Nhiều khu công nghiệp được hình thành thu hút hàngtrăm dự án đầu tư trong và ngoài nước Sự phát triển nhanh chóng đó dẫn đến nhunhu cầu về điện tăng cao

Trước nhu cầu cấp thiết về điện phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh,Điện lực Hưng Yên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/1997,tập thể CBCNVC Công ty Điện lực Hưng Yên đã nỗ lực phấn đấu, đoàn kết, vậndụng sáng tạo các giải pháp, tháo gỡ khó khăn, liên tục hoàn thành xuất sắc toàndiện các mặt công tác

Thời điểm năm 1997, cũng như các sở ban ngành khác của tỉnh Hưng Yênsau khi tái lập tỉnh, Công ty Điện lực Hưng Yên (trước đây là Điện lực) gặp rấtnhiều khó khăn về tổ chức, con người, nơi làm việc, phương tiện và trang bị phục

vụ sản xuất Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu hụt, lạc hậu, hệ thống lưới điện cũ nát

và hư hỏng nhiều, gần 80% điện năng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ánh sángsinh hoạt nông thôn, nguồn điện thiếu do phải phụ thuộc vào sự cấp điện của cácĐiện lực Hải Dương, Thái Bình và Gia Lâm

Giai đoạn 1997 đến tháng 6 năm 2001 nguồn điện cấp cho tỉnh Hưng Yênduy nhất bằng đường dây 110kV Đồng Niên-Phố Cao, 01 TBA110kV Phố Caocông suất đặt 50MVA Xác định rõ Hưng Yên là tỉnh đồng bằng nằm trong vành đaikinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, có khả năng thu hút nhiều dự

Trang 34

án đầu tư trong và ngoài nước; thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 15, 16 tỉnhĐảng bộ Hưng Yên phấn đấu đưa Hưng Yên từ một tỉnh thuần nông trở thành tỉnhcông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng công nghiệp và dịch vụ Trước yêu cầu đó, trong giai đoạn 2002- 2008 được

sự quan tâm đầu tư của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lựcViệt Nam), Công ty Điện lực I (Nay là Tổng công ty Điện lực miền Bắc), Công tyĐiện Lực Hưng Yên đã đưa vào khai thác vận hành TBA 110kV Kim Động25MVA (tháng 6/2001), năm 2003 TBA 110kV Lạc Đạo 40MVA + Giai Phạm103MVA và các đường dây 110kV lộ 171, 173, 174, Kim Động-Phố Cao Đồngthời Điện lực còn xây dựng mới các xuất tuyến 35-22kV, các trạm biến áp phânphối và sửa chữa, cải tạo kịp thời lưới điện đã đến chu kỳ đại tu bằng nhiều nguồnvốn khác nhau Từ năm 1997 đến nay giá trị đầu tư cho sửa chữa, cải tạo lưới điệnhàng nghìn tỷ đồng nên công tác vận hành lưới điện đã bảo đảm được các yêu cầutrong cung cấp điện

Sau khi đưa đường dây 110KV Phố Cao - Kim Động vào vận hành từ tháng9/2003, với tổng số 04 trạm 110kV do Công ty Điện Lực Hưng Yên quản lý vậnhành nên đã hạn chế được việc thiếu nguồn cung cấp cho công nghiệp, nông nghiệp

và sinh hoạt của Nhân dân Điện thương phẩm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng điệnthương phẩm hàng năm bình quân đạt 23%

Năm 2008 và 2009, Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện nhiệm vụ sản xuấtkinh doanh dưới tác động của nhiều điều kiện bất lợi do sự suy thoái của nền kinh tếthế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao…kinh tế ViệtNam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn;biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi,giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,…tất cả những biến đổi đó tácđộng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có dấu hiệusuy giảm chỉ tăng 12,33% và thấp hơn tốc độ tăng trưởng năm 2007 (13,75%), cơcấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ tương đổi ổn định:

Trang 35

27,96% - 42,17% - 29,88% Tuy nhiên thành phần Công nghiệp và dịch vụ lạithấp hơn năm 2007 ( 25,9% - 42,8% - 31,3%) Hệ thống điện quốc gia vẫn còntrong tình trạng thiếu nguồn và thường xuyên phải tiết giảm (tổng sản lượng điệnnăng tiết giảm là 101,64 triệu kWh, tăng gấp 3,3 lần so với năm 2007: 30,71triệu kWh) ảnh hưởng đến việc cấp điện ổn định, liên tục cho khách hàng vàhoàn thành kế hoạch của Điện lực.

Công ty Điện lực Hưng Yên được tách ra từ một phần nguồn lực của Điện lựcHải Hưng, thành lập theo quyết định số 246 ĐVN/TCCB-LĐ, ngày 14/3/1997 củaTổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) với tên gọiban đầu là Điện lực Hưng Yên, sau đó chuyển đổi mô hình tổ chức thành Công tyĐiện lực Hưng Yên, trực thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc Ở cái tuổi có thểgọi là “còn trẻ” so với lịch sử hình thành và phát triển của ngành điện lực cáchmạng Việt Nam nhưng Công ty Điện lực Hưng Yên trong suốt 18 năm xây dựng vàphát triển đã luôn khẳng định vị trí, vai trò cung ứng điện năng an toàn, ổn địnhphục vụ nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, chính trị và đời sống nhândân trên địa bàn tỉnh Với những thành tích trong những năm vừa qua, CBCNV tậpthể Công ty Điện lực Hưng Yên đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạngNhất Lễ kỷ niệm 18 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạngNhất - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng đã được Công ty Điệnlực Hưng Yên tổ chức sáng ngày 14/5/2015 tại thành phố Hưng Yên

Năm 1997, ngày đầu mới thành lập, Công ty Điện lực Hưng Yên chỉ có 239người với 14 đơn vị trực thuộc, trong đó, có 30 người trình độ Đại học, 07 ngườitrình độ cao đẳng còn lại là Trung cấp và công nhân kỹ thuật Cơ sở vật chất nghèonàn, thiếu hụt, lạc hậu, hệ thống lưới điện cũ, gần 80% điện năng phục vụ sản xuấtnông nghiệp và ánh sáng sinh hoạt nông thôn Toàn tỉnh chỉ có 01 trạm biến áp 110

kV Phố Cao công suất 2x25.000 kVA phải cấp một phần công suất cho tỉnh HảiDương, nguồn điện thiếu do phải phụ thuộc vào sự cấp điện của các Công ty Điệnlực Hải Dương, Thái Bình và Gia Lâm Đến nay, lực lượng lao động Công ty đãkhông ngừng tăng về số lượng và chất lượng với 678 CBCNV (bao gồm cả lao

Trang 36

động thời vụ) công tác tại 22 đơn vị trực thuộc, trong đó có 12 phòng chức năng, 01phân xưởng và 9 Điện lực huyện, thành phố) Trình độ CBCNV: trên đại học: 12người, chiếm tỷ lệ 1,77%; Đại học: 277 người, chiếm tỷ lệ 40,86%; Cao đẳng: 53người, chiếm tỷ lệ 7,82%; Trung cấp: 97 người, chiếm tỷ lệ 14,3%; Công nhân kỹthuật lành nghề: 239 người, chiếm tỷ lệ 35,25% Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có

08 TBA 110 kV với công suất đặt 873 MVA (trong đó 07 TBA là tài sản ngànhđiện và 01 TBA là tài sản khách hàng); 04 TBA trung gian tài sản ngành điện vớicông suất đặt 23.400 kVA; 2.384 TBA phân phối với công suất đặt 1.166.589 kVA(trong đó 1130 trạm thuộc tài sản ngành điện, 1.245 trạm thuộc tài sản khách hàng);1.484,71 km ĐZ trung áp (trong đó tài sản ngành điện là 1.210,213 km, tài sảnkhách hàng là 274,497 km); 3.912,7 km ĐZ hạ áp

2.1.2 Các hoạt động SXKD của Công ty

-Kinh doanh điện năng;

-Xây lắp các công trình điện;

-Tư vấn thiết kế, quản lý dự án;

-Sửa chữa thiết bị điện;

-Thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện;

-Gia công cơ khí;

-Các dịch vụ khác: Cho thuê phương tiện vận tải, đường dẫn,

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Ban Giám đốc Điện lực gồm : 01 Giám đốc; 03 Phó Giám đốc (PGĐ Kỹ thuật;

PGĐ Kinh doanh; PGĐ Đầu tư Xây dựng)

Giám đốc Điện lực là người chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Điện lực

và là người phụ trách chung, là người lãnh đạo cao nhất và chịu trách nhiệm trướcTổng Công ty điện lực Miền bắc, trước Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trước phápluật Nhà nước về kết quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lựcHưng Yên

Trang 37

Các Phó giám đốc và Kế toán trưởng là người giúp việc trực tiếp cho Giámđốc Điện lực về từng mặt công tác chuyên môn nghiệp vụ như: kinh doanh; kỹthuật-an toàn; vật tư và xuất nhập khẩu; đầu tư xây dựng; tài chính kế toán,

+ Giám đốc Công ty: Được Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

bổ nhiệm, là người chỉ huy cao nhất trong Công ty Điện lực Hưng Yên, chịu tráchnhiệm trước Nhà nước, tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về mọihoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động và cải tiến điều kiện laođộng, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, đúngcác quy định của ngành Chỉ đạo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đề bạt cán

bộ, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, công tác lao động tiền lương, thi đua khenthưởng, công tác thanh tra bảo vệ, công tác tài chính kế toán, duyệt phương thứcvận hành, phương thức sửa chữa, phương thức phân phối theo kế hoạch trên giao,chỉ đạo công tác điện nông thôn, công tác vật tư

+ Các Phó giám đốc (gồm 3 Phó Giám đốc): Là người được Tổng Giám đốc

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Công tyĐiện lực Hưng Yên, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Giám đốc Công tyHưng Yên về các hoạt động trong các lĩnh vực công tác chuyên môn được Giámđốc Điện lực phân công phụ trách Là người thay mặt Giám đốc quyết định cuốicùng về các biện pháp chuyên môn trong lĩnh vực đó nhằm đảm bảo hoàn thànhnhiệm vụ sản xuất kinh doanh được Công ty giao, cải thiện điều kiện làm việc, nângcao đời sống CBCNV theo đúng pháp luật, đúng quy định của ngành

+ Phó giám đốc kỹ thuật: (Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn các đơn vị: Phòng

điều độ, phòng Kỹ thuật, phòng ATLĐ, phòng Vật tư) Phụ trách toàn bộ khâu kỹthuật, theo dõi vận hành hệ thống lưới điện, chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềchất lượng kỹ thuật, chất lượng vận hành hệ thống lưới điện, về an toàn con người

và hệ thống thiết bị, theo dõi và tiếp thu những thông tin về tiến bộ khoa học kỹthuật, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo hệ thống lưới điện vận hành an toàn vàkinh tế, góp phần giảm chỉ tiêu tổn thất điện năng Là chủ tịch hội đồng khoa học kỹ

Trang 38

thuật của Công ty Điện lực Hưng Yên Chỉ đạo công tác an toàn xét duyệt thiết kế

và chủ trì thẩm định thiết kế các công trình điện

+ Phó giám đốc kinh doanh: (Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn các phòng: Kinh

doanh, Điện nông thôn) Chịu trách nhiệm toàn bộ khâu kinh doanh bán điện màCông ty Điện lực Hưng Yên đã và đang thực hiện, chỉ đạo trực tiếp tới Phòng kinhdoanh và các chi nhánh điện về việc kinh doanh bán điện, thu tiền điện và nộp tiềnđiện về Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc Tổ chức chỉ đạo công táctuyên truyền việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm

+ Phó giám đốc xây dựng cơ bản: (Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn 2 phòng:

Quản lý XDCB và Phòng Hành chính) Có các chức năng, quyền hạn và tráchnhiệm sau:

- Điều hành công tác đầu tư, xây dựng cơ bản

- Trực tiếp điều hành kế hoạch đầu tư, xây dựng, cải tạo phát triển hệ thốngđiện và công trình phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, hàng năm về công tác đầu tư, cảitạo, xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh của Điện lực theođịnh hướng của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, theo quy hoạchphát triển hệ thống điện của tỉnh

- Chỉ đạo các công tác chuyên môn về hoạt động hành chính theo quy địnhcủa Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và Điện lực Hưng Yên

Bên cạnh Ban giám đốc giúp giám đốc điều hành về tư tưởng chính trị và cáchoạt động hỗ trợ công tác quản lý, phân phối kinh doanh điện như: Văn phòng Côngđoàn, Nữ công, Đoàn thanh niên, trực Đảng

Các phòng ban chức năng: Có 12 phòng

- Phòng hành chính quản trị (P1): Tổ chức công tác hành chính, văn thư, lưu

trữ, in ấn tài liệu, tiếp khách, quảng cáo và tổ chức khâu quản trị

- Phòng kế hoạch (P2): Lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn theo kế hoạch Tổng

Công ty Điện lực Miền Bắc giao, có nhiệm vụ đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện

và báo cáo những chỉ tiêu đã giao cho các đơn vị sản xuất

Trang 39

- Phòng tổ chức lao động và tiền lương (P3): Có nhiệm vụ tham mưu cho

Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ tổ chức sản xuất và quản lý lao động, tiềnlương của toàn đơn vị Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng bậc thợ cho laođộng, quản lý chính sách, chế độ theo dõi thi đua

- Phòng kỹ thuật (P4): Có chức năng quản lý toàn bộ khâu kỹ thuật trên mọi

hoạt động của đơn vị, từ thiết kế công trình 35KV trở xuống và giám sát thi côngđảm bảo chất lượng, kỹ thuật

- Phòng tài chính kế toán (P5): Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh chính xác có

hệ thống các số liệu diễn biến của vật tư, tài sản, tiền vốn doanh thu, và phân tíchkết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị

- Phòng vật tư (P6): Phòng thanh tra pháp chế: Có nhiệm vụ thanh tra, bảo

vệ, an ninh quốc phòng và thực hiện công tác pháp chế

- Phòng điều độ ( P7): Có nhiệm vụ chỉ huy vận hành lưới điện cao thế 24/24

giờ Ngoài chức năng điều độ lưới điện vận hành an toàn, liên tục và hiệu quảphòng còn đảm nhiệm chức năng thông tin cho toàn bộ hệ thống điện của Điện lực,đặc biệt là mang thông tin nội bộ của ngành

- Phòng quản lý XDCB (P8): Có nhiệm vụ lập kế hoạch, dự toán các công

trình thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB, thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơbản theo chế độ của Nhà nước ban hành Đây là phòng ban trực tiếp quản lí dự ánlưới điện

- Phòng kinh doanh điện năng (P9): Có nhiệm vụ phát triển và quản lý khách

hàng, chống tổn thất, kinh doanh điện năng, theo dõi tình hình kinh doanh

- Phòng Công nghệ Thông tin (P10): Có nhiệm vụ ứng dụng phần mềm công

nghệ vào công tác sản xuất kinh doanh của Công ty

- Phòng an toàn - lao động (P11): Có chức năng bồi huấn kiểm tra việc thực

hiện quy trình quy phạm về an toàn điện, phòng chống cháy nổ

- Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện (P12): Có chức năng kiểm tra,

giám sát các khách hàng sử dụng điện đúng mục đích đã đăng ký mua bán điệnhay không

Trang 40

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

(Nguồn phòng tổ chức cán bộ)

* 1 phân xưởng:

- Phân xưởng xây lắp điện: Có nhiệm vụ đại tu, làm mới các công trình theo

quyết định của Giám đốc

Bộ máy tổ chức của Công ty Điện lực Hưng Yên là một bộ phận máy kiểutrực tuyến chức năng Giám đốc Công ty là người lãnh đạo toàn quyền quyết địnhmọi hoạt động và vấn đề sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong phạm vi thuộcquyền đã được Tổng Giám đốc Tổng Công ty uỷ nhiệm

09 Điện lực huyện là những cơ sở trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yênđược phân chia làm công tác quản lý phân phối và bán điện theo vùng lãnh thổ độclập Các phân xưởng còn lại làm nhiệm vụ sản xuất phục vụ chung cho các hoạtđộng kinh doanh trên toàn bộ Công ty Điện lực Hưng Yên Qua sơ đồ bộ máy tổchức có thể nói rằng đây là một bộ máy tổ chức gọn nhẹ, với số lượng 3 cấp, nhờvậy mà quyền lực của nhà lãnh đạo được tập trung cao hơn

Cơ cấu tổ chức các chi nhánh trong đơn vị

Điện lực là đơn vị kinh doanh cơ bản của Công ty Đứng ở góc độ quản lý thìĐiện lực là một cấp quản trị, song không thực hiện mọi chức năng quản trị như ở

Phó giám đốc

kinh doanh

Phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc

12 phòng

chức năng

01 phân xưởng sản xuất

09 Điện lực huyện trực thuộc

Phó giám đốc XDCB

Ngày đăng: 06/11/2015, 10:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
19. Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Số 01/2002/QH ngày 16/12/2002 20. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách Nhà nước", Số 01/2002/QH ngày 16/12/200220. Quốc hội (2003), "Luật Xây dựng
Tác giả: Quốc hội (2002), Luật Ngân sách Nhà nước, Số 01/2002/QH ngày 16/12/2002 20. Quốc hội
Năm: 2003
23. Trần Văn Sơn (2006), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương
Tác giả: Trần Văn Sơn
Năm: 2006
24. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế Đầu tư, NXB Giáo dục 25. UBND quận Hà Đông (2006), Quy hoạch phát triển KT-XH quận Hà Đông2006 - 2010 và định hướng đến 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Đầu tư", NXB Giáo dục25. UBND quận Hà Đông (2006), "Quy hoạch phát triển KT-XH quận Hà Đông
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1998), Kinh tế Đầu tư, NXB Giáo dục 25. UBND quận Hà Đông
Nhà XB: NXB Giáo dục25. UBND quận Hà Đông (2006)
Năm: 2006
16. Phòng Kế hoạch - Tài chính UBND quận Hà Đông (2004 - 2008), Báo cáo kế hoạch phân bổ vốn ĐTXD Khác
17. Phòng Thống kê UBND quận Hà Đông (2004 - 2008), Niên giám Thống kê quận Hà Đông Khác
18. Quận ủy (2008), Nghị Quyết, chương trình, Chỉ thị, Đề án của cấp uỷ, chính quyền quận Hà Đông Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w