1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội

72 2,9K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 701,62 KB

Nội dung

Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về mọi mặt, trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ.

Trang 1

MỤC LỤC

Phần I: Mở đầu

1 Đặt vấn đề

2 Mục đích

Phần II Tổng quan tài liệu

1 Một số lý luận về nuôi dưỡng, chăm sóc đàn chó, mèo

1.1 Nguồn gốc loài chó, mèo

1.2 Một số giống chó hiện nuôi ở Việt Nam

1.3 Một số giống mèo hiện nuôi ở Việt Nam

1.4 Thức ăn trong chăn nuôi chó, mèo

1.5 Phương thức chăn nuôi chó, mèo

2 Công tác phòng bệnh cho chó, mèo

2.1 Tiêm phòng cho chó

2.2 Tiêm phòng cho mèo

3 Chỉ tiêu sinh lý của chó, mèo

Phần III Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 2

2 Nội dung nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu

Phần IV Kết quả và thảo luận

1 Điều tra cơ bản

1.1 Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của quận Hoàng Mai

* Vị trí địa lý

* Điều kiện kinh tế – xã hội

1.2 Tình hình phát triển chăn nuôi chó, mèo tại quận Hoàng Mai

2.3 Thức ăn chăn nuôi chó, mèo

+ Thức ăn cho chó của hãng Pedigree

+ Thức ăn cho mèo của hãng Wiskas

2.4 Phương thức chăn nuôi chó, mèo

2.5 Công tác tiêm phòng

3 Kết quả khám và điều trị bệnh của chó, mèo

3.1 Kết quả khám và điều trị bệnh cho chó

3.2 Kết quả khám và điều trị bệnh cho mèo

Trang 3

2 Đề nghị

Tài liệu tham khảo

Trang 4

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển và có sự đổi mới về

mọi mặt, trong đó ngành chăn nuôi cũng không phải là một ngoại lệ Cùng với

sự phát triển chung của ngành chăn nuôi, chăn nuôi chó, mèo đã ngày càng được

quan tâm và phát triển

Từ buổi sơ khai chó, mèo đã trở thành người bạn đồng hành với con

người, người ta nuôi chúng với nhiều mục đích khác nhau: làm cảnh, giữ nhà,

trông nom gia súc, đi săn, phục vụ an ninh quốc phòng Đặc biệt, ở các nước Âu

Mỹ, người già thường sống độc thân, không ở chung với con cái, chó mèo nuôi

trong nhà là con vật hết sức gần gũi đối với họ Các thành phố lớn ỏ Việt Nam

như Hà Nội và Hồ Chí Minh là nơi có nhiều hộ gia đình khá giả có khuynh

hướng chọn nuôi các giống chó quý, nhập ngoại nhân giống và kinh doanh

Chó, mèo là loài ăn thịt, đặc biệt là các giống ngoại nhập đòi hỏi một chế

độ nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh đặc biệt nhằm thích nghi với điều kiện

ở Việt Nam, nhưng trong thực tế với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc còn nhiều

hạn chế làm phát sinh nhiều dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại, tổn thất lớn cho

người nuôi và cả người yêu thích chúng

Hiện nay trên thế giới hệ thống bệnh viện chó, mèo rất phát triển Ở nước

ta, tại một số thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các bệnh viện, phòng

mạch chữa bệnh cho chó mèo được lập lên ngày càng nhiều Song hoạt động cụ

thể của các phòng mạch còn chưa được nhiều người biết đến

Hoàng Mai là một quận mới ở Hà Nội, người dân có tập quán chăn nuôi

và dịch bệnh của chó khác nhau, từ đó xuất hiện nhiều bệnh của chó mèo

Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều

tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên

địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội”

Trang 5

2 MỤC ĐÍCH

- Điều tra tình hình chăn nuôi chó, mèo và tình hình dịch bệnh ở một số

phường trên địa bàn quận Hoàng Mai

- Điều tra công tác vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở đàn

chó, mèo trên địa bàn quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội

- Đưa ra một số biện pháp phòng và điều trị để khuyến cáo cho người

chăn nuôi chó, mèo

Trang 6

PHẦN II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC CHÓ, MÈO

1.1 Nguồn gốc loài chó, mèo

Bằng những thành tựu khoa học tự nhiên và xã hội, căn cứ vào những tài

liệu về khảo cổ lịch sử, thông qua việc so sánh về hình thái cơ cấu, cấu tạo của

bộ xương, bộ não và các khí quan trong cơ thể loài chó các nhà sinh học trên thế

giới đều cho rằng: Tổ tiên của giống chó ngày nay là chó sói Theo các nhà khoa

học thì chó nhà được sinh ra từ sự tạp giao giữa chó sói, cáo và được con người

nuôi dưỡng thuần hoá, chọn lọc để trở thành chó nhà thuần chủng

Nhiều nhà sinh học cho rằng: Chó nhà được con người thuần dưỡng từ 30

- 40 nghìn năm trước đây vào giữa thời kỳ đồ đá Trải qua nhiều thế hệ, với sự

tác động tích cực của con người trong việc thuần dưỡng, lai tạo, chọn lọc cho tới

nay con người đã tạo ra trên 500 giống chó khác nhau, phân bố khắp thế giới

(Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989) Kỹ thuật nuôi dạy và

phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ NXB Nông nghiệp.)

1.2 Một số giống chó hiện đang được nuôi ở Việt Nam

Hiện nay trên thế giới có nhiều giống chó, đa dạng về tính năng, chiều

cao, kích thước, bộ lông, sắc lông Trong những năm gần đây nhiều giống chó

ngoại, chó quý đã được nhập vào Việt Nam để nhân giống, kinh doanh Việc

tham khảo đặc điểm của một số giống chó trước khi mua là hết sức cần thiết

Bên cạnh đó việc nắm được những kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng,

chăm sóc giúp kéo dài đời sống của chó Giống chó đang được nuôi tại quận

Hoàng Mai - Hà Nội có đặc điểm sau:

- Japenese Chin (Chó Nhật)

Là giống chó có nguồn gốc từ Nhật Bản Bộ lông có màu trắng đốm đen,

đốm đỏ Có mõm ngắn, lông dài Khi đến tuổi trưởng thành chó có trọng lượng

trung bình từ 2 – 4 kg và có chiều cao trung bình 23 cm

Japanese Chin là giống chó cảnh đựơc yêu quý nhất ở Nhật Bản Vào ba

ngàn năm trước, khi tổ tiên của chúng đến từ Trung Quốc (hoặc Hàn Quốc), các

Trang 7

nhà quý tộc đã cho ăn gạo và saki nhằm giữ cho chó đủ nhỏ để đựng trong

những lồng chim bằng vàng Japanese Chin thích được tham gia các hoạt động

cùng với gia đình chủ, từ những bữa ăn trong những chuyến đi nghỉ hè và có thể

hờn dỗi chút ít nếu bị bỏ rơi Cũng giống như những giống chó khác, Japanese

Chin cũng cần sự chăm sóc dịu dàng, quan tâm Những cử chỉ dịu dàng mà

chúng nhận được từ chủ nhân sẽ tránh được những thói xấu mang tính bản năng

của chúng Cần chải lông hàng ngày để kiểm tra lông rụng và giữ cho chó có bộ

lông rực rỡ

- Giống Berger Đức (German sheperd)

Là giống chó có nguồn gốc từ Đức, trước kia được nuôi vào việc chăn

cừu Berger có sức khỏe tốt, thông minh, hình dáng “tao nhã”, có đôi tai và

chiếc đầu rất linh hoạt, lanh lợi Bốn chân chắc khỏe nhanh nhẹn Hiện nay

giống chó này được phân bố ở rất nhiều nơi, nhưng nhiều nhất là ở Châu Âu

Tùy theo quá trình thích nghi với từng môi trường thuần hóa mà chó có

bộ dài lông, màu sắc lông thay đổi như màu đen, đen vàng, đen xám…

Khi trưởng thành thân hình chó cao trung bình từ 57 - 62 cm, thường có trọng

lượng khoảng 35 - 40 kg

Giống chó Berger Đức là loại chó vui vẻ điềm tĩnh, biết vâng lời, dễ thân

thiện với đồng loại và con người, thuộc loại thông minh, dễ huấn luyện nhưng

lại rất dũng cảm khi làm nhiệm vụ Giống chó này được dùng nhiều trong an

ninh quốc phòng Đặc biệt trong việc đánh hơi truy lùng tội phạm, ngoài ra

chúng còn được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như hải quan, kiểm lâm,

bảo vệ kho tàng, cứu hộ,…

- Giống Rottweiler

Năm 1800 phát hiên tại thành phố nhỏ thuộc nước Đức Trước kia

Rottweiler được nuôi chủ yếu vào việc chăm sóc, chăn thả gia súc, bảo vệ tài

sản Trong lĩnh vực quân sự Rottweiler đáng được khâm phục: nó tham gia nhảy

dù cùng quân đội Brazin; lục địa châu Âu bị ngập lụt, những con chó đã di cư

cùng đoàn người Ronan, những con chó lớn lại tham gia bảo vệ lương thực,

Trang 8

chăn thả gia súc sau đó chúng kết bạn với giống chó địa phương và sinh ra các

giống chó khác như Brnard và Rottweiler

Với thân hình chắc và 4 chân vững chắc không cao lắm, đầu to, mắt sáng,

khoảng cách 2 mắt khá xa, chó này trở thành giống chó bảo vệ tốt và dần được

chăn nuôi rộng rãi

Chó có mầu lông đem sẫm, hình dáng cao trung bình khoảng 58 – 70 cm,

trọng lượng từ 41 - 50 kg

- Giống xù Bắc Kinh

Là giống có nguồn gốc từ Tây Tạng - Trung Quốc, sau đó được nuôi cải

tạo ngoại hình theo yêu cầu thị hiếu làm cảnh tại khu vực Bắc Kinh và dần được

gọi là giống chó xù Bắc kinh

Đâylà giống chó có ngoại hình nhỏ, dài khoảng 40 cm, cao khoảng từ 20

– 25 cm, trọng lượng từ 4 – 5 kg Chó có bộ lông dài, trắng mượt, lượn sóng,

phủ kín toàn thân, xung quanh mõm có màu nâu (hoặc đen), đầu nhỏ, mũi gãy,

tai cụp, lông xù ở 4 chân như đi ủng và được rất nhiều người ưa thích

- Chó Fook

Là giống chó có nguồn gốc từ Pháp, chó trưởng thành có độ cao trung

bình từ 15 – 23 cm và có trọng lượng từ 2 – 4 kg

Có tất cả các màu trên chó Chó có thân hình nhỏ, lông ngắn, tai to vểnh,

mắt to xinh xắn mõm nhỏ dài Với 2 đôi chân cao nó có vẻ như nhảy dựng lên

Mặc dù có kích thước nhỏ, nhưng chú chó săn chuột nàylại rất khẻo mạnh, dẻo

dai, thông minh và nhanh nhẹn Chó này trông nhà rất tốt và cũng đáp ứng với

các nhu cầu huấn luyện Không cần tốn nhiều diện tích để nuôi chó, nó là một

con chó nội thành tuyệt vời, một người bạn đồng hành tốt

- Dalmatian (chó Đốm)

Là giống chó có nguồn gốc từ Nam Tư Chó trưởng thành có độ cao trung

bình từ 56 – 61 cm và có trọng lượng trung bình từ 23 – 25 kg Có lông màu

trắng đốm đen, dáng cao, eo thon Được dùng trong việc chuyên chở

Dalmatian có nguồn gốc từ đâu trên thế giới? Vài người cho rằng giống

chó này đến từ Ấn Độ đi cùng đoàn người buôn đến Yougoslavie thời Trung cổ

Trang 9

Người khác lại cho rằng từ thời cổ Ai Cập chó đi theo một xe ngựa như là một

bằng chứng xuất phát từ Châu Phi Tuy nhiên nguồn gốc nào cũng không quan

trọng, có một điều chắc chắn lịch sử của Dalmatian chỉ là chó đốm Tuy nhiên,

khi mới sinh ra chó con thuần màu trắng Bộ nhớ tinh tế và sự hăng hái sẽ rất có

ích trong việc huấn luyện mặc dù đôi khi nó không dễ dạy Nó rất dẻo dai và cần

được vận động nhiều

- Chó Tây Ban Nha

Là giống chó rất gần gũi và thân thiện với chủ Chó trưởng thành có độ

cao trung bình từ 30 – 40 cm, trọng lượng khoảng 20 – 30 kg Nó như một nghệ

sĩ trên sân khấu cũng như công việc nhà Với bộ lông màu cánh dán, màu vàng

hay màu gụ, thân hình mảnh, đầu dài, tai rủ xuống hai bên, hai mắt màu xanh

sáng

- Một số giống chó địa phương

Hiện nay các hộ gia đình thường nuôi chó ta (giống chó đã được người

dân thuần hoá từ hàng nghìn năm nay) như:

Chó vàng: có bộ lông vàng tuyền, tầm vóc trung bình, biết đi săn và khá

tinh khôn

Chó mực: lông đen tuyền, tầm vóc trung bình, lanh lẹ và có khả năng bắt

chuột giỏi

Chó vá: lông đốm trắng đen hoặc khoang được nuôi để giữ nhà

Ngoài ra còn có một số giống chó khác như chó Ngao Đức, Ngao Italia, Tawry

Boxer…

1.3 Một số giống Mèo đang được nuôi ở Việt Nam

- Mèo Mướp (Mèo Châu Âu)

Là giống mèo vừa dịu dàng, vừa độc lập lại vừa rất ngông cuồng và ưa nề

nếp Thích thám hiểm nên thường hay lấp mình để rình mồi

- Mèo Ba Tư

Là giống mèo có lông dài, mượt trắng muốt béo mập, mũm mĩm, thông

minh và thanh lịch Loài mèo này được coi là lãnh chúa trong thế giới mèo Mèo

Ba Tư rất dễ gần, dịu dàng, vui vẻ, nhanh nhẹn, tốt bụng và kiên nhẫn Gắn bó

Trang 10

với chủ, gần gũi với các em bé Nhưng công việc chăm sóc lại cần nhiều thời

gian Mèo Ba Tư có thể là những con mèo có mắt 2 màu (mắt xanh và mắt nâu

Ở phương Đông người ta cho rằng những con mèo như vậy sẽ đem lại may mắn

cho chủ nhân)

- Mèo Abysesin - Mèo man xứ Ai Cập

Hình dáng của loài mèo này giống tượng mèo thiêng thời Ai Cập cổ đại

Giống mèo này luôn gần gũi với chủ nhân nhưng lại không gần gũi với người lạ,

thích chạy nhảy thăng bằng

- Mèo Xiêm

Hiếu động, thông minh, thích kêu nhưng lại mang những nét đẹp dễ nhận

thấy ở nó Mèo Xiêm là loại ích kỷ, ít độ lượng với các con vật khác, nhưng lại

rất gần gũi với chủ nhân, biết vâng lời, ghét ồn ào và luôn cần sự yên tĩnh

- Mèo Miến Điện

Đây là giống mèo có cặp mắt xanh lơ lóng lánh màu đá saphire Với tấm

áo khoắc mượt và mỏng, đôi bàn chân nhỏ nhắn trắng muốt Chúng rất thân

thiện, thích được âu yếm, có tính cách ôn hoà, thích nghi nhanh với cuộc sống

1.4 Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chó, mèo

Chó mèo thích ăn những thức ăn nóng ấm (38 - 390C) Như nhiệt độ con

mồi tự nhiên Chó thích ăn những loại thức ăn có độ ẩm chênh lệch lớn (10 – 75

%), thức ăn nát, miếng nhỏ, ăn nhiều lần và không thích thức ăn ngọt Loài mèo

lại thích những loại thức ăn sống như cá, phủ tạng heo Chó thường thích các cơ

quan nội tạng hơn là những thức ăn được nấu chín Chúng có thể thích vị ngọt,

có thể ăn được rau cải Cả hai loài đều dễ bị thức ăn lôi cuốn

Ngày nay các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu và hiểu biết về khẩu

phần thức ăn cho chó, mèo Tuy nhiên cũng có ít nhiều khác biệt trong nhu cầu

cố định giữa các tác giả và các tổ chức nhà nước Điều đáng ngạc nhiên là nhu

cầu của loài này khác loài kia kể cả giữa chó và mèo Người ta nghiên cứu để

đảm bảo cho thú con phát triển một cách hài hoà, cho thú trưởng thành duy trì

thể trọng phòng ngừa tối đa những bệnh lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến

Trang 11

các yếu tố dinh dưỡng để kéo dài cuộc sống cho con thú bằng cách tạo ra các

loại thức ăn hỗn hợp cho chó và cho mèo

* Thức ăn hỗn hợp cho chó

Có ba nhóm thức ăn chăn nuôi chính: chia thành 2 loại

+ Theo tính chất của thức ăn

- Thức ăn khô có mức năng lượng 3.500 kcal/kg thức ăn

- Thức ăn đóng hộp 1300 kcal/ kg thức ăn

- Thức ăn nửa khô, nửa ướt đóng hộp hay trong bao plastic 3000 kcal/kg

thức ăn

+ Theo hình thức của thức ăn

- Thức ăn dạng khối: có dạng khối đồng chất, có cấu trúc từ sệt tới xốp

- Thức ăn dạng lát miếng: được sản xuất từ thịt, gan, thận…thành những

mảng khối và đóng hộp

- Thức ăn dạng hỗn hợp trộn lẫn: gồm thịt xay dạng viên, thịt cắt nhỏ được

nhồi chung với ngũ cốc, rau đậu nấu trong nước

Tuỳ theo khối lượng cơ thể mà thành phần thức ăn trong khẩu phần, mức

độ dinh dưỡng và chế độ ăn (mức độ phân phối thức ăn) khác nhau

Điều đó được thể hiện trong một số bảng dưới đây:

Trang 48 Nuôi dưỡng – chăm sóc và phòng trị bệnh chó, mèo Nguyễn

Phước Trung (2002) NXB Nông nghiệp

Mức phân phối thức ăn cho chó trưởng thành

Trang 13

Khẩu phần cho chó trưởng thành Loại thức ăn

Béo thô

Xơ thô

stress, hồi phục

bệnh

25 - 30 25 - 30 0 - 5 0,7 – 1,4 0,7 – 1,4 0,3 – 0,7

Trang 49 Nuôi dưỡng – chăm sóc và phòng trị bệnh chó, mèo Nguyễn

Phước Trung (2002) NXB Nông nghiệp

*Thức ăn cho mèo

+ Dinh dưỡng cho mèo

Trang 14

Mèo là loài động vật ăn thịt Dinh dưỡng cho mèo giống như chó với một

vài đặc điểm riêng: nhu cầu đạm cao, không có khả năng chuyển hoá õ_carotene

thành Vitamin A và cung cấp acid arachidonic Mèo cần ít xơ

Nhu cầu trong những tháng đầu tiên gắn với tăng trọng Tốc độ tăng

trưởng của mèo rất nhanh trong 3 - 4 tháng đầu Khối lượng trung bình của mèo

đực trưởng thành (450 ngày) là 3.2 ± 0.9 kg và của mèo cái là 2.75 ± 0.5 kg

Mèo ăn nhiều loại thức ăn khác nhau Mèo con đang lớn và mang thai, cho con

bú phải được cho ăn tự do hay nhiều lần trong ngày để thoả mãn nhu cầu Các

bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh ký sinh trùng, thận, tuyến tuỵ, gan, tiêu

hoá và hầu hết các rối loạn thức ăn đều có ảnh hưởng đến sinh lý, bệnh lý của

mèo.(Trang 50 Nuôi dưỡng – chăm sóc – phòng trị bệnh chó mèo Nguyễn

Phước Trung (2002) NXB Nông nghiệp)

+ Thức ăn cho mèo

Thức ăn cho mèo có 3 dạng khác nhau: Đóng hộp (22% chất khô), khô

(90 - 94% chất khô), patê (70% chất khô) Tuỳ theo dạng thức ăn mà chế độ cho

uống khác nhau Thức ăn đóng hộp chiếm đến 78% nước Việc sử dụng thức ăn

này cần nhiều tri phí nhưng đem lại lợi ích cao và phòng ngừa hội chứng tiết

niệu ở mèo Thức ăn cho mèo có hàm lượng đạm cao (26-28%)

Trang 15

Nhu cầu hàng ngày của mèo

Tình trạng và

độ tuổi

Thể trọng (kg)

Năng lượng biến dưỡng (kcal/kgTT)

Tiêu thụ (thức ăn/kg thể trọng) Thức ăn ướt

(1.240 cal/kg)

Thức ăn khô (3.860 kcal/kg) + Mèo con

2,2 – 4,5 2,2 – 4,5 2,5 – 4 2,2 – 4

Trang 54 Nuôi dưỡng – chăm sóc – phòng trị bệnh chó mèo Nguyễn

Phước Trung (2002) NXB Nông nghiệp

Công thức thức ăn cho mèo

Loại thức ăn (g) Khối lượng của mèo (kg)

2,5 4 4,5 Thịt

Trang 16

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngoài loại thú sống hoang dã

ở tự nhiên như các loại chó sói, mèo rừng,… thì những con vật nuôi đã được

thuần dưỡng và nuôi trong gia đình đều được nuôi dưỡng theo các phương thức

chăn nuôi chủ yếu sau:

- Các nước Âu châu, chó mèo chủ yếu nuôi dưỡng theo phương thức lồng,

sàn: chó mèo đều có phòng, chuồng, nhà hay lồng nhốt riêng, đến giờ đi dạo, đi

chơi hoặc tập thể dục chúng sẽ được thả ra ngoài

Ở Việt Nam các gia đình thường hay xích chó vào chỗ riêng để giữ nhà

Một số chó khác được nuôi nhốt trong lồng, sàn, chuồng, các cũi đóng bằng gỗ

hoặc hàn bằng sắt Cách này chủ yếu thực hiện ở các trang trại hoặc một số gia

đình xem chó như một người bạn Tuỳ theo từng hoàn cảnh riêng mà người chủ

sẽ quyết định cách kiểu làm chuồng Kiểu chuồng thích hợp cho chó cần vững

vàng, sạch sẽ, khô ráo và ấm áp Đối với chuồng nuôi nhiều chó, người chủ phải

quan tâm đến mức độ tiện lợi của chuồng để thuận tiện cho hoạt động của chó

Chuồng nuôi phải sáng sủa trừ chỗ ngủ (nếu ban ngày có chút ánh nắng dọi vào

chuồng thì tốt) Cửa chuồng phải làm bằng thép vững chắc không cho chó nhảy

ra ngoài Chuồng chó không cần quá rộng Nếu chúng ta có điều kiện nên thả

cho chó ra ngoài tập luyện, không nên làm nền chuồng bằng bê tông vì dễ trơn

trượt Chuồng phải khô ráo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè

Trang 17

2 PHÕNG BỆNH CHO CHÓ, MÈO

Sức khoẻ của thú nuôi phụ thuộc vào sự chăm sóc nuôi dưỡng và hiểu biết

của người chăn nuôi về những con thú nuôi Dù là chó hay mèo đều có nguy cơ

nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau trong suốt cuộc đời chúng Chương

trình vaccin phòng ngừa sẽ giúp duy trì sức khoẻ con vật nuôi chống lại các

bệnh này Dinh dưỡng tốt và luyện tập thường xuyên được phối hợp với việc

kiểm tra định kỳ hàng năm sẽ giúp duy trì sự khoẻ mạnh cho thú nuôi Người

chăn nuôi mong muốn mang đến cho thú nuôi một sự chăm sóc tốt nhất Những

chú chó, mèo khoẻ mạnh, đáng yêu sẽ mang lại nhiều niềm vui cho gia chủ và

cộng đồng

2.1 Tiêm phòng cho chó

Chương trình tiêm phòng dựa trên cơ sở:

- Miễn dịch thụ động truyền từ mẹ qua sữa đầu: tuổi tiêm phòng cho chó

con tuỳ thuộc vào mức độ miễn dịch truyền từ mẹ sang Kháng thể này được

loại trừ trong khoảng 8 - 12 tuần tuổi

- Giai đoạn nguy cơ ít hay nhiều đối với từng bệnh do virus trong khoảng

thời gian này chó không thể tiêm phòng vì còn tồn tại kháng thể thụ động từ mẹ,

nhưng có thể đã bị nhiễm bởi virus bên ngoài Giai đoạn này nguy hiểm đối với

chó con, bệnh có thể kéo dài do một số loại vius (đến 3 tuần đối với bệnh do

Parvovirus)

- Tình hình dịch tễ trong vùng hay nơi chăn nuôi

- Đối với chó con sống trong môi trường vệ sinh, sinh ra từ con mẹ đã được

tiêm phòng, chương trình chủng ngừa có thể được áp dụng theo bảng dưới đây

Khi chó đã được 12 tuần tuổi thì 1 mũi tiêm đầu tiên cũng đủ để bảo hộ

- Trong môi trường có nhiễm, đặc biệt là trong một số trại nuôi, việc chủng

ngừa chống bệnh Parvo phải được tăng cường và cần thiết có thể tiêm hàng

Trang 18

tuần, từ tuần 7 – 12, cho đến khi thanh toán được bệnh thì mới cho phép trở lại

chương trình chủng ngừa bình thường

Trang 19

Lịch tiêm phòng bệnh cho chó Tuổi Vacxin chủng ngừa (Tetradog)

Khoảng 2 tháng tuổi - Bệnh Parvo

- Bệnh Carre

- Bệnh viêm gan truyền nhiễm Sau 3 tháng tuổi - Bệnh Parvo

- Bệnh Carre

- Bệnh viêm gan truyền nhiễm

- Bệnh xoắn khuẩn (tiêm lần đầu) lặp lại vào 1 tháng sau đó

- Bệnh dại với vaccin Hexadog Tiêm lặp lại 1 năm sau đó - Bệnh Parvo

- Bệnh Carre

- Bệnh viêm gan truyền nhiễm

- Bệnh xoắn khuẩn

- Bệnh dại

- Bệnh xoắn khuẩn với vaccin Hexadog Hai năm 1 lần - Bệnh parvo

- Bệnh Carre -Bệnh viêm gan truyền nhiễm (Rubarth) Với vaccin Tetradog

2.2 Tiêm phòng cho mèo

Cần lưu ý đến các vấn đề sau đây:

- Miễn dịch của mèo còn tuỳ thuộc vào mức độ miễn dịch từ sữa mẹ

- Tuỳ theo mức độ kháng thể truyền từ mẹ sang Miễn dịch thụ động này

sẽ biến mất từ 8 tuần tuổi

- Tình trạng dịch tễ trong vùng

Trang 20

Đối với mèo sống trong môi trường vệ sinh, chương trình chủng ngừa có

thể đề nghị theo bảng dưới đây:

Lịch tiêm phòng bệnh cho mèo

Tuổi Chương trình chủng ngừa

Khoảng 2 tháng tuổi - Bệnh toàn giảm bạch cầu

Chủng ngừa bệnh dại bao gồm tiêm lần đầu 2 mũi, tiêm dưới da cách

nhau 1 tháng và lặp lại hàng năm

3 CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CHÓ MÈO

3.1.Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc được đo qua trực tràng Ở điều kiện

bình thường, mỗi gia súc có chỉ số thân nhiệt ổn định Sự điều hòa thân nhiệt

của cơ thể gia súc phụ thuộc vào hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt Hai quá

trình này tuy đối lập nhau về bản chất và chức năng nhưng lại được tiến hành

đồng thời với nhau dưới sự điều tiết chặt chẽ của hệ thần kinh và thể dịch Ở chó

và mèo sự điều tiết thân nhiệt chủ yếu là qua tuyến mồ hôi và hệ hô hấp

Chó và mèo không có tuyến mồ hôi (trừ một phần ở gương mũi) nên về

mùa hè chúng thường thè lưỡi ra để thải nhiệt qua đường hô hấp

Cơ chế điều hòa thân nhiệt

Khi môi trường thay đổi sẽ tác động lên trung khu điều tiết nhiệt ở vùng

dưới đồi rồi truyền lên vỏ não Từ vỏ não các kích thích được truyền đến cơ làm

tăng hoặc giảm trao đổi chất Mặt khác từ vùng dưới đồi các kích thích sẽ tác

động lên hệ thần kinh thực vật, qua đó chi phối các tuyến mồ hôi, gây ra sự co

giãn da, tác động lên tuyến giáp, tuyến thượng thận gây kích thích hoặc ức chế

hoocmon tham gia điều tiết thân nhiệt thông qua sự tăng hoặc giảm trao đổi

Trang 21

chất Khi hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt bị mất cân bằng cơ thể rơi vào

trạng thái bệnh lý (Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê

Mộng Loan (1996) Sinh lý gia súc NXB Nông nghiệp)

3.2.Tần số hô hấp

Tần số hô hấp là số lần thở ra hít vào của gia súc trong một phút Tần số

hô hấp phụ thuộc vào tuổi, tầm vóc, tình trạng bệnh lý của gia súc đó Ở gia súc

non, cường độ trao đổi chất mạnh nên tần số hô hấp cao hơn ở gia súc già

Động vật có tầm vóc nhỏ thì tần số hô hấp cao hơn ở động vật có tầm vóc

lớn Khi gia súc vận động, tần số hô hấp cũng cao hơn so với trạng thái bình

thường

Tần số hô hấp của gia súc tăng bất thường hay gặp ở gia súc bị bệnh ở

đường hô hấp, các bệnh gây sốt (bệnh truyền nhiễm, bệnh viêm não, bệnh ký

sinh trùng) Tần số hô hấp giảm hơn bình thường khi cơ thể bị một số bệnh như

hẹp khí quản, tràn dịch não, chảy máu não hoặc khi cơ thể bị nhiễm lạnh hay khi

năng lượng dự trữ của cơ thể bị thiếu do rối loạn trao đổi chất (Nguyễn Xuân

Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996) Sinh lý gia súc

NXB Nông nghiệp)

3.3.Tần số tim mạch

Tần số tim mạch là số lần co bóp của tim trong một phút (lần/phút) Khi

tim đập thì mỏm tim hoặc thân tim chạm vào thành ngực, vì vậy mà ta có thể

dùng tay, áp tai hoặc dùng tai nghe áp vào thành ngực vùng tim để nghe được

tiếng tim

Ở chó mèo đo tần số tim mạch ở vị trí tim đập là khoang sườn 3 - 4 phía

bên trái Tần số tim thể hiện tần số trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý của

tim cũng như của cơ thể Tần số tim phụ thuộc vào tầm vóc của gia súc, độ béo

gầy, lứa tuổi, giống loài Gia súc non có tần số tim đập lớn hơn gia súc già, gia

súc hoạt động nhiều thì tần số mạch đập tăng lên Mạch đập liên quan chặt chẽ

tới phổi vì vậy tần số tim mạch và tần số hô hấp tỷ lệ nhau Khi gia súc bị các

bệnh truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, viêm cơ tim, viêm bao tim, bệnh ở

van tim, các trường hợp thiếu máu, hạ huyết áp, những bệnh đau đớn, thần kinh

Trang 22

bị kích thích, trúng độc, các bệnh làm tăng áp lực xoang bụng (dãn dạ dày, đầy

hơi ruột…) đều làm cho tần số tim đập tăng Tần số tim đập trong trường hợp

các bệnh làm tăng áp lực sọ não, tăng hưng phấn thần kinh phế vị Ngoài ra, tần

số tim đập giảm do viêm thận cấp tính, huyết áp tăng và trúng độc (Nguyễn

Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996) Sinh lý

gia súc NXB Nông nghiệ)

4 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CHÓ MÈO

4.1.Bệnh Carre (Febris Carrhalis Canium)

Bệnh Carre là bệnh truyền nhiễm lây lan rất dữ dội, chủ yếu ở chó non với các hội chứng sốt, viêm phổi, viêm ruột, viêm da, niêm mạc và các nốt sài ở

chỗ da ít lông Cuối thời kì bệnh thường có hội chứng thần kinh Sự kế phát các

vi khuẩn ký sinh sẵn ở dường tiêu hoá, hô hấp thường làm bệnh trầm trọng

thêm, lúc đó bệnh thể hiện chủ yếu dưới 2 dạng: Viêm phổi và viêm ruột

* Nguyên nhân:

Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo gây nên, nó chỉ có một serotyp tuy

động lực có khác nhau Virus có kích thước 100 -300 Mm nhân chứa ARN

Virus carre xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp và tiêu hoá Sau khi

vào cơ thể Virus nhân lên trong mô bạch huyết ở đường hô hấp trên sau đó

Virus vào máu và đi khắp cơ thể Mầm bệnh được đào thải ra ngoài qua dịch

tiết ở mắt, mũi, nước bọt, dịch môn, nước tiểu, phân

* Dịch tễ học

Bệnh xẩy ra quanh năm, ở mọi nữa tuổi, đặc biệt ở chó non 2- 4 tháng

tuổi hay mắc nhất và thường bị bệnh nặng nhất Tỷ lệ chết khoảng 90-100%

* Triệu chứng

Biểu hiện bệnh rất đa dạng tuỳ thuộc vào tuổi chó mắc bệnh, giống chó,

tình trạng sức khẻo, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, độc lực của mầm bệnh

Bệnh xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi thời tiết đặc biệt ở những ngày mưa

nhiều, độ ẩm cao

Đa số chó bị bệnh ở thể cấp Chó thường ủ rũ, biếng ăn, ít vận động,

lông không mượt, sốt cao từ 39,5 – 400C Viêm tấy, xuất huyết niêm mạc, chảy

Trang 23

nước mắt, mắt đỏ, gương mũi khô tróc vẩy Chó nôn nhiều, đi tiểu ít, nước tiểu

vàng sánh Chó gầy mòn nhanh, suy kiệt và chết

Dựa vào tiến triển bệnh có thể phân ra các thể bệnh: thể ngoài da, thể

tiêu hoá, thể hô hấp và thể thần kinh

Thể ngoài da: Ở các vùng da (bụng, ngực, háng, đùi trong) xuất hiện

các nốt sài, các nốt này lúc đầu nhỏ có màu đỏ, sau bội nhiễm vi khuẩn mềm ra

có mủ Khi vỡ các nốt sài làm cho lông bị bết lại, sau đó khô và đóng vẩy

Thể tiêu hoá: Chó mắc bệnh thường nằm úp bụng xuống đất, thích uống

nước lã Chó bỏ ăn, nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn sau nôn khan hoặc nôn ra bọt

màu vàng Chó bị ỉa chảy lúc đầu phân loãng tanh khẳm sau đó phân lẫn máu

thường có màu cà phê phạt Trong trường hợp bệnh nặng thường thấy cả máu

tươi, có khi cả niêm mạc ruột do đó phân co mùi tanh khẳm rất khó chịu Do

chó đi ngoài nhiều nên cơ hậu môn dão

Thể hô hấp: Chó rất mệt, nhịp thở tăng rõ rệt, có thể thở thể bụng, mắt

có dử, gương mũi khô nứt hình vẩy cá, niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp

viêm cata Hiện tượng viêm phổi thể hiện rõ: thở khò khè có tiếng ran ướt, có

khi ở khoé mũi có máu

Thể thần kinh: Nếu bệnh kéo dài 10 ngày chó xuất hiện các triệu chứng

thần kinh như: co giật, liệt, đâm vào tường, sùi bọt mép

* Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng: Sốt cao, viêm đường hô hấp, viêm ruột,

các nốt sài ở da, các cơn co giật bất thường, nôn

* Phòng bệnh

Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh sạch sẽ, tẩy uế chuồng trại định

kỳ (Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hứa, Phạm Sĩ Lăng, Đào Hữu

Thanh, Dương Công Thuận, (1988) Bệnh thường gặp ở chó và biện pháp

phòng trị.NXB Nông thôn)

4.2.Hội chứng tiêu chảy ở chó

Bệnh diễn biến nhanh có thể làm chết 70 - 100% chó bệnh ( trích theo

Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (1988) [3])

Trang 24

* Nguyên nhân

Bệnh viêm ruột cấp ở chó do nhiều nguyên nhân:

- Do Virus: Parvovirus, Canine Adenovirus……

- Do vi khuẩn Esscherichia Coli, Salmonella spp, Clostridium spp……

- Do ký sinh trùng đường tiêu hóa: Giun đũa (Toxocara canic), giun móc

(Ancylostomum caninum), sán hạt dưa (Diphyllium canium)….Có thể đơn bào

ký sinh: Amip (Entamoeba histolitrca), trùng roi (Giardia intestinalis)

- Do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn mốc thức ăn quá cứng không tiêu hóa

được, ăn phải chất độc, cảm lạnh

Trong tất cả các nguyên nhân trên thì nguyên nhân do vi khuẩn là chủ

yếu

Theo tác giả Manninger, Janos mocsy…… đã xác nhận các vi khuẩn có

thể gây ra hội chứng viêm ruột ở chó là:

+ Nhóm vi khuẩn thương hàn: Salmonella enteritidis, S.paratyphi A, B, S

murinum Nhóm vi khuẩn này có nhiều serotyp khác nhau, là tác nhân gây bệnh

cho hầu hết các động vật có vú kể cả người

+ Nhóm vi khuẩn E coli: Nhóm vi khuẩn này rất phong phú sống trong

ruột già của chó và tất cả những động vật máu nóng, trong đó có rất nhiều chủng

gây dung huyết và gây bệnh ở đường tiêu hóa Bệnh ở chó là do những E.coli có

kháng nguyên O và K chiếm ưu thế

+ Nhóm tụ cầu và liên cầu khuẩn: Hai nhóm vi khuẩn này gây bệnh cho

hầu hết các nội quan của động vật máu nóng, trong đó có chó, mèo Ở chó bị

viêm ruột cấp người ta xác minh được tác nhân gây bệnh là Staphylococcus

aureus, Streptococcus fealis, Streptococcus pyogenes…

+ Nhóm vi khuẩn yếm khí: Một số chủng vi khuẩn yếm khí cũng gây

bệnh viêm ruột rất nặng ở chó, nhất là chó nhỏ như: Clostridium perfringens,

necrophorus

Và một số vi khuẩn khác: Proteus vulgaris, Klebsiella, Listeria

monocitogenes

Trang 25

Có khoảng 50% trường hợp viêm ruột cấp ở chó là do nhiễm khuẩn thứ

phát mà nguyên nhân đầu tiên là các loại ký sinh trùng gây tổn thương niêm mạc

đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh

* Dịch tễ học:

- Bệnh xảy ra ở mọi giống chó đang được nuôi ở nước ta và ở mọi lứa

tuổi Nhưng chó dưới 6 tháng tuổi thì bệnh nặng và tỷ lệ chết cao hơn có thể lên

tới 90 - 100% Chó trưởng thành và chó nội có sức đề kháng với bệnh cao hơn

nên tỷ lệ chết thấp hơn 40 - 50%

- Bệnh lây truyền chủ yếu qua các đường tiêu hóa do chó ăn phải thức ăn,

nước uống có vi khuẩn gây bệnh

- Chó thường bị bệnh trong các tháng trời nóng ẩm Do trời mưa là điều

kiện thuận lợi cho các vi khuẩn đường ruột phát tán đi xa, vào các ao hồ lây

nhiễm cho chó Tuy nhiên, bệnh vẫn xảy ra quanh năm gây thiệt hại nhiều cho

chó cảnh và chó nghiệp vụ

* Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng nổi bật nhất là tiêu chảy kèm theo nôn mửa, do mầm bệnh cư

trú ở dạ dày, ruột Chúng phát triển nhanh về số lượng, chúng tiết ra các men,

độc tố gây viêm phá họa niêm mạc ruột,dạ dày, kích thích làm tăng nhu động dạ

dày, ruột

Trong 1 - 2 ngày đầu bị bệnh: chó ăn ít hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, hay uống

nước, thân nhiệt tăng 39,5 – 400C, đặc biệt khi bị nhiễm Smonella,

Staphyloccus, Clostridium chó sẽ bị sốt cao 40 – 410

C trong vài ngày

Sau đó chó nôn mửa liên tục, uống nước cũng nôn, đồng thời ỉa chảy dữ

dội, đầu tiên phân táo bón sau loãng như nước, có màu xanh xám hoặc vàng

xám, có lẫn niêm mạc dạ dày, ruột lày nhầy, mùi tanh khẳm Do nôn mửa và ỉa

chảy liên tục chó bị mất nước rất nhanh và gây rối loạn cân bằng điện giải, trụy

tim mạch và chết nhanh, biểu hiện mắt trũng sâu, lông xơ xác, da nhăn nheo,

bụng thóp lại

Thời kỳ cuối của bệnh: Ruột thường bị xuất huyết nên có màu cà phê

hoặc đỏ tươi

Trang 26

Trước khi chết thân nhiệt hạ xuống 36 – 370C, hạ huyết áp, tim đập nhanh

120 – 150 nhịp/phút, thở gấp và nông 80 – 100 lần/phút Chó bị kiệt sức không

đi lại được, nằm một chỗ, phân lỏng chảy ra hậu môn không kiềm chế được Khi

tiêm thuốc chó mất cảm giác đau đớn, chó chết trong trạng thái kiệt sức

Nếu không chữa kịp thời chó chết với tỷ lệ 70 – 100% trong vòng 2 – 4

ngày

* Chẩn đoán:

- Chẩn đoán lâm sàng: Nôn mửa liên tục, ỉa lỏng, phân tanh có lẫn máu và

niêm mạc ruột

- Chẩn đoán nguyên nhân:

+ Xét nghiệm phân tìm trứng giun, đốt sán

+ Lấy mẫu phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ

4.3 Bệnh viêm phổi (pneumonia)

Bệnh viêm phổi thường do kế phát của viêm phế quản hay do bội nhiễm

vi khuẩn của các bệnh truyền nhiễm khác như: Carre, bệnh viêm khí phế quản

truyền nhiễm chó, mèo (trích theo Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004),[4])

* Nguyên nhân

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Thường do kế phát từ viêm đường hô hấp trên

- Kế phát từ bệnh Carre, viêm phế quản truyền nhiễm

- Do ký sinh trùng: Giun phổi (Filaroides, Aelustrongylus), nấm phổi

(Aspergillus, Histoplasma, Coccidioids)

* Triệu chứng lâm sàng

Bệnh tiến triển nhanh từ những ngày đầu con vật bị sốt, ủ rũ, niêm mạc

đỏ Chó ít ho nhưng ho đau đớn, thở khó, môi nhợt nhạt và tím, chó thở thể

bụng, thở nhanh và nông sau vài ngày thì ho nhiều hơn

Bệnh diễn biến bất thường, chó có thể chết ngay trong tuần đầu do bọt khí

tràn đầy đường hô hấp, có khi kéo dài trở thành mãn tính Có trường hợp bệnh

nhẹ chỉ kéo dài mấy ngày và không có triệu chứng rõ rệt

Trang 27

* Chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh viêm phổi không khó nhưng để xác định đúng nguyên

nhân cần phải xét nhiều yếu tố phải qua xét nghiệm dịch tiết, dịch nhầy Bệnh do

Virus thường có thân nhiệt cao 40 – 410C Bệnh do nấm thường ở thể mãn tính

và khi dùng kháng sinh không có hiệu quả Bệnh viêm phế quản phổi kèm theo

chứng viêm cất phế quản, thân nhiệt không ổn định và bệnh kéo dài Trường hợp

viêm phổi và màng phổi thường xuất hiện thủy thũng dưới bụng và ngực, có thể

phát hiện bàng chọc, hút dịch

4.4 Bệnh do xoắn trùng (leptospirosis)

Bệnh xoắn khuẩn là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loại gia súc trong

đó có chó, động vật hoang dã và người Bệnh làm hoàng đản toàn thân, viêm

gan, thận, viêm não, đái ra huyết sắc tố hoặc máu

* Nguyên nhân

- Do một loại vi khuẩn đặc biệt gọi là xoắn khuẩn gây ra

* Dịch tễ học

- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều hơn vào mùa mưa Bệnh có thể lây

trực tiếp từ con ốm sang con khỏe

- Có thể lây gián tiếp qua các yếu tố trung gian: thức ăn, nước uống……

Nhưng quan trọng nhất là do chuột

Xoắn khuẩn có thể xuyên qua da, niêm mạc lành lặn vào gây bệnh cho cơ

thể, xoắn khuẩn có sức đề kháng mạnh với môi trường

- Do xử lý vết thủng, vết thiến, vết mổ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

- Qua đường giao phối: con đực truyền mầm bệnh cho con cái

- Do mẹ truyền bệnh cho con qua bào thai

Mối liên quan giữa nguồn bệnh, động vật cảm thụ và yếu tố trung gian

truyền lây được tóm tắt theo sơ đồ sau:

Trang 28

Chuột: ổ chứa Leptospira nguyên thủy

Người

Chất thải, thức ăn, nước Chất thải, thức ăn, nước

* Triệu chứng lâm sàng

Chó tất cả các lứa tuổi đều mắc bệnh, nhưng chó dưới một năm bị bệnh

nặng hơn Chó đực tỷ lệ bệnh cao hơn chó cái Thời gian nung bệnh 5 – 10 ngày,

đội khi bệnh phát ra đột ngột

- Chó suy yếu, bỏ ăn, nôn, 39.5 - 40oC

- Trong một vài ngày chó hết sốt, suy nhược, khó thở Do độc tố của vi

khuân tác động lên niêm mạc đường tiêu hóa và đường hô hấp bị hoại tử, miệng

có vết loét và mùi rất hôi, da và niêm mạc có xuất huyết điểm, chân sau yếu, thở

khó, vàng da và niêm mạc mắt

- Nước tiểu màu cà phê hoặc đi tiểu ra máu

- Nếu bệnh nặng: chó bị run cơ bắp, đau vùng bụng, nôn ra máu, chảy

máu mũi, gầy nhanh, sút cân, da khô mắt trũng, viêm kết mạc, thân nhiệt hạ, khó

thở, khát nước, đi tiểu nhiều, mất nước, suy kiệt, hôn mê và chết

- Chó con bị bệnh đột ngột có thể nôn, mất nước, shock và chết trong

vòng 3 ngày

- Chó có chửa dễ bị xảy thai, thai sảy bị xuất huyết trên da

* Chẩn đoán

Dựa vào triệu chứng lâm sàng là chủ yếu: vàng da toàn thân, niêm mạc

mắt vang, hơi thở rất hôi (Đào Trọng Đạt(1990) Bệnh thường thấy ở chó và

biện pháp phòng trị NXB Nông thôn)

4.5 Bệnh dại

Trang 29

Bệnh dại gây ra bởi vius có hướng thần kinh, sau khi xâm nhập vào cơ thể

người và động vật di chuyển theo dây thần kinh vận động vào tuỷ sống và lên

não, gây ra trạng thái điên dại ở động vật và người Vius dại được truyền trực

tiếp từ chó dại sang chó khoẻ và người Trong nước dãi chó dại có vius dại nên

khi cắn ngưòi và thú vật khác, vius dại sẽ từ nước dãi xâm nhập vào vết thương

Trước khi cho phát ra các triệu chứng dại từ 8 – 14 ngày, nước dãi của

chó có vius dại Mèo, chó sói, chồn, khi bị dại cũng có vius dại trong nước dãi

và cũng truyền bệnh cho các thú vật khác và người giống như chó dại

* Triệu chứng

+ Thể điên: Sau thời gian ủ bệnh chó lên cơn điên dữ dội: mắt đỏ ngầu,

chảy dãi như bọt xà bông quanh mép, không còn cảm giác, lao vào mọi người kể

cả chủ nó và các con vật khác để cắn xé Thời kỳ này chó bỏ ăn hoặc nhai nuốt

tất cả vật gì mà nó gặp trên đường Chó sủa có tiếng khàn khàn hoặc rú lên từng

hồi ghê rợn khác hẳn với trạng thái bình thường Vài ngày sau đó chó bỏ nhà đi

hoặc rúc vào bờ bụi, xó tối và chết trong trạng thái gầy rạc, sức kiệt, bại liệt với

những vết thương rớm máu trên thân thể do tự cắn xé

Bệnh tiến triển trong vòng 2 – 5 ngày chó suy kiệt rồi chết

+ Thể bại liệt:

Đầu tiên chó thể hiện các trạng thái bất thường: ngơ ngác, bồn chồn, đi

lại, ăn ít hoặc bỏ ăn Sau đó chó lặng lẽ chui vào một xó tối nằm im, do đó gọi là

thể dại im lặng hoặc thể dại câm, khác hẳn với thể điên cuồng Vài ngày sau,

chó bị liệt chân, liệt hàm, không thể há mồm ra được nhưng nước dãi vẫn chảy

quanh mép như bọt xà phòng Sau khi phát bệnh từ 3 – 5 ngày, chó chết trong

trạng thái bại liệt hoàn toàn

Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại và mấy ngày

đầu chó có thể cắn chủ nhà khi đến chăm sóc nó Thể bại liệt chiếm 20 – 30% số

chó bị bệnh dại

* Phòng chống bệnh dại

Bệnh dại rất nguy hiểm vì hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu Ở

nước ta việc phòng chống bệnh dại đã đưa thành chương trình quốc gia phòng

Trang 30

chống bệnh dại Trong đó qui định tất cả chó, mèo nuôi đều phải được tiêm

phòng dại và lặp lại thành định kì hằng năm

*Xử lý vết thương khi bị chó mèo cắn

Nhằm tránh sự lây truyền bệnh dại, khi bị chó mèo cắn cần thực hiện các

biện pháp sau:

Rửa sạch vết thương bằng xà bông, sau đó sát trùng lại bằng cồn Không

dùng các phương pháp phòng bệnh dân gian như lấy nọc, uống thuốc nam…

Đến ngay trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất tiêm vaccin phòng chống

bệnh dại Trường hợp vết cắn gần vùng đầu hoặc vết thương quá sâu phải tiêm

phòng bằng kháng huyết thanh dại trước khi tiêm phòng bằng vaccin Trường

hợp cần thiết có thể tiêm thêm vaccin phòng uốn ván theo chỉ định của cơ quan

y tế

4.6 Bệnh giun đũa (Ascariasis)

* Nguyên nhân

- Có 3 loại giun đũa gây bệnh cho chó, mèo: Toxocara canis, Toxascaris

leonia, Toxocara cati

- Toxocara canis: Thường gây mạnh ở chó non Giun co vòng đời từ 26 -

28 ngày, phát triển ở niêm mạc ruột Ấu trùng giun có thể chui qua nhau thai để

vào thai, cũng có thể di hành trong cơ thể người

- Toxascaris leonia: Cả chó và mèo đều nhiễm nhưng chó dưới 6 tháng

tuổi ít thấy Khi xâm nhập vào đường tiêu hóa ấu trùng di hành theo tĩnh mạch

ruột tới tĩnh mạch cửa rồi vào gan, theo hệ tuần hoàn đến tim, phổi, và các phế

nang Chó ho và nuốt trở lại vào đường tiêu hóa

- Toxocara cati: Thường kí sinh trên mèo, ấu trùng có thể qua sữa để gây

nhiễm cho mèo con

* Triệu chứng

Bệnh chủ yếu phát ra ở chó con và gây tác hại ở chó 20 ngày tuổi đến 3

tháng tuổi Chó con mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng như sau: Gầy

còm, lông xù, bệnh phình to, căng tròn, phân sệt trắng xám, phân bị bết ở lông

xung quanh hậu môn Bệnh thường biến chứng thành các thể bệnh phức tạp như:

Trang 31

- Giun đũa nhiều gây tắc ruột, lồng ruột dẫn đến chết

- Giun đũa chui ống mật làm chó bị đau đớn, nôn khan, bỏ ăn, suy kiệt rồi

chết

- Chó con phình bụng cóc, tổ chức dưới da thủy thũng thấm dịch thành

dạng keo bùng nhùng

- Nếu bị bệnh nặng thì ấu trùng di hành làm tổn thương cơ quan thực thể

như gan, thận, phổi rồi biến chứng gây ra bệnh báng nước

* Chẩn đoán

- Dựa vào triệu chứng lâm sàng

- Xét nghiệm phân tìm trứng băng phương pháp Fuleborn

(Nguyễn Đức Hiển (2001) Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật thú y và nuôi chó - mèo

- Diphyllobothirium mansoni: Khi trưởng thành bài xuất trứng qua phân

ra ngoài môi trường Trứng hình thành ấu trùng hình cầu có nhiều lông và chui

ra khỏi trứng sau 21 ngày Ấu trùng trôi xuống nước chui vào các loài giáp xác

Ấu trùng phát triển sau20 ngày có khả năng gây nhiễm cho vật chủ trung gian là

các loài ếch nhái Ếch nhái ăn phải các loài giáp xác có ấu trùng, ấu trùng sẽ

chuyển vào sống ở phúc mạc hoặc cơ của ếch nhái Chó mèo ăn phải ếch nhái có

ấu trùng sau 13 ngày sẽ có sán trưởng thành ở ruột

- Diphyllidium canium: Đốt sán già thải ra ngoài có mang theo trứng Đốt

sán vỡ ra trứng thải ra môi trường được vật chủ trung gian là bọ chét chó, mèo

và chấy ăn phải sẽ phát triển thành ấu trùng Chó, mèo và thú ăn thịt khác ăn

phải vật chủ trung gian có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán dây

* Triệu chứng:

Bệnh do Diphyllobothrium mansoni

Trang 32

Trong quá trình ký sinh sán bám vào vách ruột gây tổn thương niêm mạc

kích thích làm cho chó hay nôn mửa, chảy máu ruột Tiếp đó là quá trình viêm

thứ phát do những vi khuẩn gây bệnh đường ruột

Chó bị các triệu chứng thần kinh do độc tố của sán gây ra: Run rẩy, ngơ

ngác, nằm lỳ một chỗ hay trở nên dữ hơn Chó bị loạn tiêu hóa thường xuyên lúc

táo bón, lúc ỉa chảy Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở chó 1 - 4 tháng tuổi Chó

nhỏ nhiễm sán phần lợn bị viêm ruột cấp chết 60 - 70% Chó trưởng thành bị

bệnh mãn tính: gầy dần, thiếu máu kéo dài mặc dù vẫn ăn bình thường Kết thúc

chó bị chết do kiệt sức

Bệnh do Điphyllidum caninum

Sán dây gây bệnh cho chó mèo bằng cách chiếm đoạt chất dinh dưỡng,

gây tổn thương cơ giới trên niêm mạc ruột, tiết tố gây rối loạn bệnh lý đường

tiêu hóa Chó mèo bị bệnh ở 2 thể: thể cấp tính và thể mãn tính

+ Thể cấp tính: Thường gặp ở chó nhỏ từ 1 - 4 tháng tuổi Chó thể hiện ăn

kém, nôn mửa liên tục do sán kích thích vào niêm mạc ruột, Đầu sán có nhiều

móc bám vào vách ruột gây tổn thương và chảy máu ruột, phân có mầu xám

hoặc đỏ tươi Tiếp đó là quá trình viêm ruột cấp do những vi khuẩn có sẵn trong

đường tiêu hóa Chó ỉa liên tục trong phân có niêm mạc ruột tróc ra có lẫn đốt

sán rụng ra Nếu không điều trị tốt chó sẽ chết với tỷ lệ cao 60 - 90% trong tình

trạng mất máu, mất nước và mất chất điện giải

+ Thể mãn tính: Xảy ra phổ biến ở chó trưởng thành Chó có biểu hiện

nôn mửa, ăn kém, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột mãn, chó bị suy nhược, thiếu máu

dài, kiệt sức rồi chết do các bệnh đường ruột thứ phát

Đặc biệt trong bệnh sán dây ở chó trưởng thành, chó vẫn ăn khỏe nhưng

gầy dần trong phân có đốt sán già rụng ra Đốt sán giống hạt dưa, khi ra ngoài

môi trường vẫn cử động được sau vài giờ nên gọi là “sán hạt dưa”

* Chẩn đoán

- Kiểm tra phân tìm trứng

Trang 33

- Kiểm tra đốt sán trong phân

(Phạm Sỹ Lăng (2002) Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

Tạp chí KHKT thú y Tập IX số 2)

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đàn chó, mèo của quận Hoàng Mai

- Các ca bệnh trên chó, mèo tại trại chó, mèo cảnh số 176 - Trương Định

- Các ca bệnh trên chó, mèo điều trị ngoại trú tại nhà dân trong quận

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Điều tra cơ bản

+ Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai

+ Điều tra tình hình chăn nuôi chó, mèo của các hộ gia đình trên một số

phường ở quận Hoàng Mai - Hà Nội

- Tổng đàn chó, mèo qua các năm 2004 - 2006

+ Phương thức chăn nuôi chó, mèo

2.3 Bệnh chó, mèo trong quá trình thực tập từ 11/01/07 đén 30/05/07

- Triệu chứng bệnh lý…

Trang 34

- Phác đồ điều trị

3 Phương pháp nghiên cứu

- Dịch tễ học miêu tả

- Dịch tễ học phân tích

- Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học

- Tổng hợp, phân tích kết quả bằng phương pháp thường quy

Trang 35

PHẦN IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN

1.1 Một số tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hoàng Mai

* Vị trí địa lí

Hoàng Mai là một quận mới được thành lập đầu năm 2003, nằm ở phía

Nam thành phố Hà Nội

- Phía Đông chạy dọc bờ sông Hồng giáp với Gia Lâm

- Phía Tây giáp với quận Thanh Xuân

- Phía Nam giáp với huyện Thanh Trì

- Phía Bắc giáp với quận Hai Bà Trưng

Ngoài ra, còn có đường quốc lộ 1A, 1B chạy dọc qua nên rất thuận lợi cho

việc giao lưu vận chuyển hàng hóa nói chung và việc vận chuyển gia súc, gia

cầm, thực phẩm tiêu dùng (tới 80% được vận chuyển qua quận) Hoàng Mai

còn là vùng tiêu úng của cả thành phố, vì nơi đây có các hồ điều hoà ở phường

Yên Sở Đây là nguy cơ tiềm ẩn bệnh lây lan, phát dịch cho đàn vật nuôi và ô

nhiễm môi trường, gây khó khăn cho công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn

gia súc, gia cầm

*Điều kiện kinh tế – xã hội

Đầu năm 2003 thành phố đã tiến hành phân chia lại địa giới hành chính

của huyện Thanh Trì, tách 9 xã ven nội thành và 5 phường của quận Hai Bà

Trưng thành lập quận Hoàng Mai Quận Hoàng Mai có 14 phường (Bảng 1)

Phần lớn số phường này đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu, hình thành các

khu phố đô thị, kinh doanh thương mại và buôn bán nhỏ Các phường vùng ven

bãi sông Hồng như Lĩnh Nam, Trần Phú, Yên Sở Phù hợp với việc sản xuất rau

màu và chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc ( chó, mèo,…), thuỷ cầm

Bảng 1 THỐNG KÊ TỔNG HỢP PHÂN LOẠI CẤP XÃ PHƯỜNG

TÊN

DIỆN TÍCH

DÂN SỐ

Tổng

số Phân loại

Trang 36

Tiểu thủ công

Trâu,

cầm

Chó, mèo

Ghi chú: X là có nuôi các giống vât nuôi đã nêu ở trên

0 là không nuôi các giống vật nuôi đã nêu ở trên

Mỗi chữ X được tính bằng 1 điểm

TS là chăn nuôi thuỷ sản

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy trong quận Hoàng Mai phường có

diện tích lớn nhất là Yên Sở (725,17 ha), nhỏ nhất là phường Giáp Bát (75 ha)

Dân số biến động từ 6722 người (Trần Phú) đến 27927 người (Định Công) Xếp

loại có 10 phường đạt loại 1; 3 phường đạt loại 2; 1 phường loại 3 Để đánh giá

phân loại cho từng phường người ta dựa vào các tiêu chí sau:

+ Phường đạt loại 3 là:

Ngày đăng: 22/04/2013, 09:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn (1989). Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi dạy và phòng bệnh cho chó cảnh và chó nghiệp vụ
Tác giả: Hồ Đình Chúc, Phạm Sỹ Lăng, Phạm Anh Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1989
2. Đỗ Hiệp. (1994) Chó cảnh nuôi dạy vàchữa bệnh. Nhà xuất bản Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chó cảnh nuôi dạy vàchữa bệnh
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
3. Vũ Văn Hoá. (1997) Chăm sóc và chữa bệnh cho chó. Nhà xuất bản Nông nhiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăm sóc và chữa bệnh cho chó
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nhiệp
5. PTS.BS. Bùi Đức Lưu, PTS, BS. Nguyễn Hữu Vũ (1997). Thuốc thú y và cách sử dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc thú y và cách sử dụng
Tác giả: PTS.BS. Bùi Đức Lưu, PTS, BS. Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1997
6. Hoàng Văn Nam (dịch). Giáo trìng chăn nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ. Trường nuôi dạy chó nghiệp vụ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trìng chăn nuôi và huấn luyện chó nghiệp vụ
7. Hoàng Văn Nhâm (dịch). Giáo trình chăn nuôi và huấn luyện chó. Trường huấn luyện chó Cộng hoà dân chủ Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi và huấn luyện chó
8. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi, Lê Mộng Loan. (1996) Sinh lý gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý gia súc
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
9. Đặng Đình Tín, Nguyễn Hồng Nguyệt. (1986) Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y. Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y
11. Vũ Triệu An (1987). Đại cương sinh lý bệnh. NXB Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương sinh lý bệnh
Tác giả: Vũ Triệu An
Nhà XB: NXB Y học
Năm: 1987
12. Trần Văn Cận, Vương Đức Chất, Hoàng Thị Thắng, Ngô Huyền Thuý, Trần Kim Vạn, Phạm Đăng Vĩnh (2000). Sổ tay cán bộ thú y cơ sơ. NXB nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay cán bộ thú y cơ sơ
Tác giả: Trần Văn Cận, Vương Đức Chất, Hoàng Thị Thắng, Ngô Huyền Thuý, Trần Kim Vạn, Phạm Đăng Vĩnh
Nhà XB: NXB nông nghiệp
Năm: 2000
13. Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận (1988). Bệnh thường gặp ở chó và biện pháp phòng trị. NXB nông thôn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh thường gặp ở chó và biện pháp phòng trị
Tác giả: Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc, Lê Thanh Hải, Phạm Sỹ Lăng, Đào Hữu Thanh, Dương Công Thuận
Nhà XB: NXB nông thôn
Năm: 1988
4. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng. Cách nuôi và phòng trị bệnh chó cảnh Khác
14. Vương Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) .Bệnh thường gặp ở chó, mèo và cách phòng trị. NXB nông nghiệp Khác
15. Đào Trọng Đạt (1990). Bệnh thường thấy ở chó và biện pháp phòng trị. NXB nông thôn Khác
16. Đỗ Hiệp (1994).Chó cảnh kỹ thuật nuôi dạy và chữa bệnh.NXB Hà Nội Khác
17. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Dƣợc lý học thú y.NXB nông nghiệp Khác
18. Phạm Sỹ Lăng (2002). Bệnh sán dây của chó ở một số tỉnh phía BắcViệt Nam. Tạp trí KHKT thú y. Tập IX. Số 2 Khác
19. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2003). Thuốc thú y và cach sử dụng. NXB nông nghiệp Khác
20. Hồ Văn Nam (1982) Chẩn đoán bệnh không lây.NXB nông nghiệp Khác
21. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997).Giáo trình bệnh nội khoa gia súc. NXB Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5. Giống chó nuôi theo điều tra 4 phường của quận Hoàng Mai. - Điều  tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên  địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội
Bảng 5. Giống chó nuôi theo điều tra 4 phường của quận Hoàng Mai (Trang 46)
Bảng 7. Kết quả điều trị bệnh cho chó tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh - Điều  tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên  địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội
Bảng 7. Kết quả điều trị bệnh cho chó tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh (Trang 56)
Bảng 8. Kết quả điều trị bệnh cho mèo tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh (Số - Điều  tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của chó, mèo ở một số phường trên  địa bàn quận Hoàng Mai - Hà Nội
Bảng 8. Kết quả điều trị bệnh cho mèo tại trại chó mèo cảnh Bảo Sinh (Số (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w