1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN docx

52 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

- Chế độ nuôi dưỡng và quản lý: Trong cùng một giống nếu những cáthể được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt thì tuổi thành thục sớm hơn vàngược lại những cá thể nuôi dưỡng chăm sóc không

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN THỊ VINH

HÀ NỘI – 2013

Trang 3

MỤC LỤC 1

Phần I 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 2

Phần II 3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 CƠ SỞ SINH LÝ SINH SẢN Ở LỢN NÁI 3

2.1.1 Sự thành thục về tính 3

2.1.2 Chu kỳ sinh dục 5

2.1.2.1 Giai đoạn trước động dục 5

2.1.2.2 Giai đoạn động dục 6

2.1.2.3 Giai đoạn sau động dục 7

2.1.2.4 Giai đoạn yên tĩnh 7

2.1.3 Cơ chế động dục 7

2.1.4 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái 8

2.1.4.1 Tuổi động dục lần đầu 8

2.1.4.2 Tuổi phối giống lần đầu 8

2.1.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu 9

2.1.4.3 Số con đẻ ra/ổ (con) 9

2.1.4.4 Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con) 9

2.1.4.5 Khối lương sơ sinh/ổ (kg) 9

2.1.4.6 Số con cai sữa/ổ 10

2.1.4.7 Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 10

2.1.4.8 Thời gian cai sữa 10

2.1.4.9 Thời gian động dục trở lại 10

Trang 4

2.1.4.11 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ 11

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản 11

2.1.5.1 Giống 11

2.1.5.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn 11

2.1.5.3 Thời tiết khí hậu 15

2.1.5.4 Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu 15

2.1.5.5 Phương pháp và kỹ thuật phối giống 15

2.1.5.6 Lứa đẻ 16

2.1.5.7 Thời gian nuôi con 16

2.1.5.8 Số con để lại nuôi 16

2.1.5.9 Lợn đực 16

2.1.5.10 Chăm sóc 17

2.1.5.11 Bệnh tật 17

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở LỢN CON 17

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai 17

2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai 18

2.3 MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN 19

2.3.1 Bệnh đóng dấu lợn 19

2.3.2 Bệnh tụ huyết trùng lợn 20

2.3.3 Bệnh phó thương hàn lợn 20

2.3.4 Bệnh đẻ khó 20

2.3.5 Bệnh viêm tử cung 21

2.3.6 Bệnh lợn con ỉa phân trắng 21

2.3.7 Bệnh lở mồm long móng 21

2.3.8 Bệnh dịch tả lợn 22

2.3.9 Bệnh tai xanh (hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên lợn – PRRS) .22

Trang 5

ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG 24

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24

3.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 24

3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24

3.3.1 Điều tra điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên 24

3.3.2 Điều tra tình hình chăn nuôi lợn của xã 25

3.3.3 Tình hình dịch bệnh và hoạt động thú ý ở xã 25

3.3.4 Điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn lợn 25

3.3.5 Điều tra tình hình sử dụng thức ăn 25

3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu 25

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 27

Phần IV 28

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ HÀM TỬ 28

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28

* Vị trí địa lý 28

* Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thủy văn 28

* Tình hình sử dụng đất đai : 29

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

* Tình hình dân số và nguồn lao động : 29

* Tình hình văn hóa, giáo dục, y tế: 30

* Cơ cấu kinh tế của xã Hàm Tử 31

4.2 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ 31

4.2.1 Tình hình trồng trọt 31

Trang 6

d Đánh giá chung về tình hình kinh tế - xã hội của xã Hàm Tử 34

4.2.3 Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn xã 35

4.3 TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VÀ THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN XÃ 38

4.3.1 Mạng lưới thú y, công tác vệ sinh thú y và phòng bệnh 38

4.3.2 Tình hình tiêm phòng cho đàn gia súc 39

4.3.3 Tình hình dịch bệnh của đàn lợn 40

Bảng: Một số bệnh thường gặp và kết quả điều trị 42

Phần V 44

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44

5.1 KẾT LUẬN 44

5.2 ĐỀ NGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

Trang 7

và đóng góp một phần đáng kể cho xuất khẩu Đồng thời cũng thúc đẩy cácngành khác phát triển như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, trồng trọt, thuỷsản,…

Trong tình hình Chăn nuôi đang phát triển mạnh như hiện nay ở nước ta,đặc biệt là chăn nuôi ở các nông hộ thì việc đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuậtvào áp dụng trong chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làmột yêu cầu cấp thiết cần được thực hiện ngay như: Các biện pháp nuôidưỡng, vệ sinh thú y, kiểm soát dịch bệnh, quản lý giết mổ…nhằm mang lạihiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi

Trong quá trình thực tập và thực tế tôi nhận thấy vai trò và tầm quan trọngcủa ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn, và với mong muốn có những hiểu biết

về chăn nuôi lợn theo quy mô công nghiệp Xuất phát từ thực tiễn trên, được

sự bố chí của nhà trường và được sự phân công của ban chủ nhiệm khoa Chănnuôi & Nuôi trồng thuỷ sản - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội, dưới sự

hướng dẫn của Th.s Nguyễn Thị Vinh tôi tiến hành chuyên đề “Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh của đàn lợn tại địa bàn xã Hàm Tử - huyện Khoái Châu - tỉnh Hưng Yên”

Trang 8

1.2 MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

Mục đích:

- Điều tra tình hình chăn nuôi lợn ở nông hộ tại xã Hàm Tử

- Điều tra tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã

- Điều tra phương thức nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnhcho lợn tại địa phương

- Trên cơ sở thông tin thu được, đưa ra các giải pháp để phát triển chănnuôi lợn bền vững, hiệu quả cao

Trang 9

Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 CƠ SỞ SINH LÝ SINH SẢN Ở LỢN NÁI

Sinh sản là một thuộc tính của sinh vật nói chung và gia súc nói riêng,

là chức năng quan trọng của sự sống, đó là quá trình sinh lý phức tạp nhằmduy trì nòi giống và đảm bảo cho sự tiến hóa của sinh vật Trong chăn nuôisinh sản còn mang ý nghĩa tái sản xuất, tạo ra sản phẩm phục vụ lợi ích củacon người Chính vì vậy mà sinh sản gia súc là một thuộc tính mà các nhàchăn nuôi quan tâm, nhằm mục đích làm sao trong một thời gian ngắn nhấtgia súc sinh sản được nhiều nhất, thế hệ sau có đặc tính tốt hơn trước, trong

đó năng suất sinh sản được nâng cao sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhấtcho ngành chăn nuôi

Khi nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn nái người ta quan tâm đếncác vấn đề sau:

2.1.1 Sự thành thục về tính

Một cơ thể thành thục về tính khi bộ máy sinh dục của cơ thể đã pháttriển căn bản hoàn thiện dưới tác dụng của thần kinh, nội tiết tố, con vật xuấthiện các hiện tượng của hưng phấn sinh dục

Sự thành thục về tính còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khácnhau:

- Giống gia súc: Các giống khác nhau thường có tuổi thành thục về tínhkhác nhau Gia súc có thể vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn gia súc có thểvóc lớn, những giống thuần hóa sớm thì thành thục sớm hơn những giốngthuần hóa muộn Động vật nuôi thì thành thục sớm hơn thú hoang

Theo Phạm Hữu Doanh (1985) thì tuổi thành thục ở lợn lai muộn hơnlợn nái nội (lợn Móng Cái, lợn Ỉ)

Trang 10

- Chế độ nuôi dưỡng và quản lý: Trong cùng một giống nếu những cáthể được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt thì tuổi thành thục sớm hơn vàngược lại những cá thể nuôi dưỡng chăm sóc không tốt thì tuổi thành thục sẽmuộn hơn.

Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thìnhu cầu dinh dưỡng đối với lợn nái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chếđến lúc phối giống (ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) với khẩu phần ăn2kg/con/ngày (hàm lượng protein 14%, năng lượng trao đổi từ 2900 –3000kcal/kg) Trước khi phối giống 14 ngày phải tăng lượng thức ăn 1- 1,5kg

có bổ sung khoáng và vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều, tăng số trứngrụng Sau khi phối giống cần thay đổi chế độ ăn, chuyển chế độ ăn hạn chếvới mức năng lượng trung bình Nếu cho ăn mức năng lượng và dinh dưỡngcao thì tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến số con đẻ ra trên ổ thấp

- Điều kiện ngoại cảnh: Khí hậu và nhiệt độ ảnh hưởng tới tính thànhthục của gia súc, khí hậu nóng ẩm có thể làm gia súc thành thục sớm Ở vùngnhiệt đới gia súc thành thục sớn hơn vùng ôn đới và hàn đới

Tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ảnh hưởng tới quá trình phát dục ở lợn.Hàm lượng Amoniac trong chuồng cao làm lợn chậm động dục

Chăn thả chung giữa gia súc đực và gia súc cái cũng làm gia súc thànhthục sớm hơn

- Tuổi thành thục về tính của gia súc:

Các loài gia súc khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau.Trên thực tế thì sự thành thục về tính thường biểu hiện sớm hơn sự thành thục

về thể vóc, vì vậy để đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát dục được tốt, đồngthời đảm bảo phẩm chất giống ở thế hệ sau nên cho gia súc giao phối và sinhsản sau khi đã hoàn toàn thành thục về tính và thể vóc

- Tuổi thành thục về thể vóc

Trang 11

Khi gia súc thành thục về tính thì cơ thể vẫn tiếp tục phát triển về thểvóc Trong giai đoạn gia súc mới thành thục về tính mà cho giao phối nếu cókết quả thụ thai thì cơ thể chưa đảm bảo để cho thai phát triển nên con đẻ ra

sẽ nhỏ đồng thời cơ quan sinh dục và khung xương chậu còn hẹp dễ gây hiệntượng đẻ khó

Vì vậy không nên phối ở lần động dục đầu tiên khi cơ thể phát triểnchưa đầy đủ, cũng không nên cho gia súc giao phối quá muộn cũng ảnhhưởng không tốt đến quá trình sinh lý sinh dục bình thường của gia súc cái vàảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế người chăn nuôi

2.1.2 Chu kỳ sinh dục

Chu kỳ sinh dục được bắt đầu từ khi gia súc đã thành thục về tính, tiếptục xuất hiện và chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu Từ khi thành thục vềtính, những biểu hiện tính dục của lợn được diễn ra liên tục và có tính chu kỳ.Các noãn bao trên buồng trứng phát triển, lớn dần, chín và nổi cộm trên bềmặt buồng trứng gọi là nang graff Khi nang graff vỡ, trứng rụng gọi là sựrụng trứng Mỗi lần trứng rụng con cái có những biểu hiện bên ngoài gọi làđộng dục Do trứng rụng có tính chu kỳ nên động dục cũng theo chu kỳ

Chu kỳ tính ở những loài khác nhau là khác nhau và ở giai đoạn đầumới thành thục về tính thì chu kỳ chưa ổn định mà phải 2 – 3 chu kỳ tiếp theomới ổn định Một chu kỳ của lợn cái giao động trong khoảng từ 18 – 24 ngày,trung bình là 21 ngày và được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn trước độngdục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn nghỉ ngơi

2.1.2.1 Giai đoạn trước động dục

Là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ tính, kéo dài 1 – 2 ngày nó xuất hiệnđầy đủ các hoạt động về sinh lý, tính thành thục Đây là thời gian chuẩn bịđầy đủ cho đường sinh dục của lợn cái đón nhận tinh trùng, cũng như đảmbảo các điều kiện cho trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ thai

Trang 12

Trong giai đoạn này các noãn bao phát triển mạnh nổi lên trên bề mặtbuồng trứng, kích thước noãn bao thay đổi rất nhanh, đầu giai đoạn này noãnbao có đường kính là 4 mm, cuối giai đoạn noãn bao có đường kính 10 –12mm Các tế bào vách ống dẫn trứng tăng cường sinh trưởng, số lượng lôngnhung tăng, đường sinh dục bắt đầu sung huyết nhanh, các tuyến sinh dục phụtiết dịch nhày, âm đạo tiết ra dịch nhày làm trơn đường sinh dục.

Khi quan sát âm hộ của lợn cái thấy bắt đầu sưng lên hơi mở ra có màuhồng tươi và có nước nhờn loãng chảy ra, lợn bắt đầu hay kêu rít và lười ăn,thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó

2.1.2.2 Giai đoạn động dục

Giai đoạn này thường kéo dài 2 – 3 ngày, phụ thuộc vào điều kiện nuôi,loài gia súc, giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng quản lý, chế độ sử dụng vàtình hình sức khỏe nói chung Giai đoạn này các biến đổi cơ quan sinh dục rõnét nhất, niêm mạc âm hộ sung huyết ,phù thũng rõ rệt và chuyển sang màumận chín, niêm dịch từ âm đạo chảy ra nhiều chuyển từ màu trong và loãngsang đục và đặc như keo dính, nhiệt độ âm đạo tăng từ 0,3 – 0,70C, pH hạ hơntrước Giai đoạn này chia làm hai pha: Trước chịu đực con vật biểu hiện tínhhưng phấn cao độ, đứng ngồi không yên, phá chuồng, ăn uống giảm, hoặc bỏ

ăn, kêu rống trong trạng thái ngơ ngẩn, thích nhảy lên lưng con khác hoặc đểcon khác nhảy lên lưng mình Chịu đực: ở giai đoạn này lợn thích gần đực,khi gần đực thì luôn ở tư thế sẵn sàng chịu đực, đuôi cong lên và lệch sangmột bên, hai chân sau rạng ra và hơi khụy xuống sẵn sàng chịu đực

Nếu ở giai đoạn này tế bào trứng gặp tinh trùng và sảy ra quá trình thụtinh tạo thành hợp tử thì chu kỳ sinh dục ngưng lại, gia súc cái chuyển sanggiai đoạn có thai, đến khi đẻ xong một thời gian nhất định tùy loài gia súc thìchu kỳ sinh dục mới bắt đầu Nếu không sảy ra quá trình trên thì lợn cái sẽchuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu kỳ tính

Trang 13

2.1.2.3 Giai đoạn sau động dục

Trong giai đoạn này toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục nóiriêng dần trở lại trạng thái bình thường, âm hộ bắt đầu teo dần và tái nhợt.Niêm mạc trong đường sinh dục như âm đạo, tử cung cũng không tiết niêmdịch các tế bào biểu mô dần dần bị sừng hóa, biểu mô ở tầng nhầy bong ra,biểu mô hóa sừng trong âm đạo long dần ra để trở lại trạng thái bình thường,

cổ tử cung co lại Trên buồng trứng thể hồng chuyển thành thể vàng, đườngkính lên tới 7- 8mm và bắt đầu tiết progesterone Progesterone tác động lên hệthần kinh trung ương và tuyến yên, lên trung khu sinh dục, làm thay đổi tínhhưng phấn thần kinh, con vật dần chuyển sang trạng thái yên tĩnh

2.1.2.4 Giai đoạn yên tĩnh

Là giai đoạn dài nhất thường bắt đầu vào ngày thứ tư sau khi trứngrụng và không được thụ tinh, kết thúc khi thể vàng tiêu hủy Lợn cái không cóbiểu hiện về hành vi sinh dục với lợn đực nữa, đây là giai đoạn nghi ngơi yêntĩnh để khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kỳ tiếptheo

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản nắm được chu kỳ tính và các giaiđoạn của quá trình động dục sẽ giúp cho người chăn nuôi có chế độ nuôidưỡng, chăm sóc cho phù hợp và phối giống kịp thời, đúng thời điểm, từ đógóp phần nâng cao năng suất sinh sản

2.1.3 Cơ chế động dục

Chu kỳ động dục của lợn nái được điều khiển bởi thần kinh và nội tiết

tố của vùng dưới đồi (Hupothalamus), tuyến Yên và buồng trứng theo cơ chếđiều hòa ngược Khi các nhân tố như ánh sáng mùi vị, nhiệt độ,…tác động tớicác cơ quan thính giác, vị giác, khứu giác thì tín hiệu được truyền vào vỏ não

và đưa tới vùng dưới đồi Tại đây giải phóng hormon GRH (GonandotropineReleaser Hormon), kích thích nên thùy trước tuyến yên giải phóng ra FSH(Foliculine Stimulin Hormon) và LH (Lutein Hormon) FSH kích thích sự

Trang 14

phát triển của buồng trứng còn LH kích thích quá trình rụng trứng Tác độngđồng thời của LH và FSH làm cho bao noãn chín và rụng trứng Trong quátrình bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn Hàm lượnghormon này trong máu tăng từ 64 – 112mg% Hormon này kích thích con vậtgây ra hiện tượng động dục, cơ quan sinh dục biến đổi, âm đạo hé mở, sừng

tử cung ống dẫn trứng tăng sinh tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử saunày Đến cuối chu kỳ động dục oestrogen lại kích thích nên tuyến yên tiết LHgiảm tiết FSH Khi LH được tiết ra nó kích thích làm cho trứng chín và rụngtrứng Tại vị trí rụng trứng, mạch quản và tế bào sắc tố vàng phát triển hìnhthành thể vàng

Thể vàng tiết progesteron giúp cho quá trình tiếp nhận hợp tử ở sừng tửcung dễ dàng đồng thời ức chế FSH và LH của tuyến yên làm cho trứngkhông phát triển được Trứng không được thụ tinh đến ngày thứ 15 thì thểvàng tiêu biến và chuyển sang thể bạch Thể bạch không tiết progesteron nữa

và chu kỳ mới được bắt đầu

2.1.4 Các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

2.1.4.1 Tuổi động dục lần đầu

Là thời gian từ khi sơ sinh cho đến khi lợn cái động dục lần đầu tiên.Tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống, các giống lợn nội (lợn MóngCái, lợn Ỉ …) xuất hiện động dục lần đầu tiên rất sớm khi 4 – 5 tháng tuổi,khối lượng đạt 25 – 30kg Lợn ngoại động dục lần đầu tiên vào khoảng 7tháng tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 85 – 100kg

2.1.4.2 Tuổi phối giống lần đầu

Lợn thành thục về tính sớm nhưng ở lần động dục đầu tiên do buồngtrứng còn nhỏ, nên số trứng rụng ít, thể vóc phát triển chưa hoàn thiện Vì vậynếu cho lợn phối giống ở lần động dục đầu tiên thì số con đẻ ra ít, khối lượng

sơ sinh nhỏ, chất lượng kém do con sơ sinh yếu Ngoài ra còn ảnh hưởng đến

Trang 15

sự phát triển về thể vóc của lợn mẹ trong thời gian mang thai lần sau Trongthực tế người chăn nuôi thường cho phối lần đầu ở lần động dục thứ 2 hoặc 3.

Lợn cái nội 7 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 45 – 50 kg thì có thể chophối giống lần đầu

Lợn ngoại 8 – 8.5 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 100 – 110kg thì chophối giống lần đầu

2.1.4.3 Tuổi đẻ lứa đầu

Là thời gian từ khi lợn sinh ra cho đến khi lợn đẻ lứa đầu Tuổi đẻ lứađầu phụ thuộc vào tuổi phối giống lần đầu và kết quả phối giống Đối với lợnngoại tuổi đẻ lứa đầu thường muộn hơn lợn nội Nếu phối giống lần đầu sớmthì đẻ lứa đầu sớm Tuổi đẻ lứa đầu phản ánh khả năng thành thục về tính sớmhay muộn Lợn nái (Ỉ - Móng Cái) tuổi đẻ lứa đầu thường thì 11-12 tháng, lợnnái lai và lợn nái ngoại nên cho đẻ lứa đầu lúc 12-13 tháng tuổi (Phạm HữuDoanh, Lưu Kỷ 1996)

2.1.4.3 Số con đẻ ra/ổ (con)

Là số con đẻ ra trong cùng một lứa bao gồm cả con còn sống và số con

đã chết sau khi sinh Chỉ tiêu này đánh giá khả năng đẻ sai của nái

2.1.4.4 Số con còn sống đến 24 giờ/ổ (con)

Là số con còn sống từ lúc sinh ra đến 24 giờ Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹthuật rất quan trọng nó nói lên kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh phòngbệnh cho lợn nái và kỹ thuật của dẫn tinh viên

Tỷ lệ sống (%) = Số con đẻ ra còn sống đến 24 giờSố con đẻ ra x 100

2.1.4.5 Khối lương sơ sinh/ổ (kg)

Là khối lượng toàn ổ được cân sau khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng

và trước lúc cho con bú lần đầu tiên Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nói lên trình độ kỹ thuật chăn nuôi, đặc điểm giống và khả năng nuôi con của nái

Trang 16

2.1.4.6 Số con cai sữa/ổ

Là số con còn sống đến lúc cai sữa Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụthuộc vào tập quán chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và trình độ chế biến thức ăncho lợn con Chỉ tiêu này phụ thuộc vào khả năng nuôi con của lợn nái, khảnăng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ, cũng như khảnăng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con

Tỷ lệ nuôi sống (%) =

Số con cai sữa

x 100

Số con để nuôi

2.1.4.7 Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Xác định chỉ tiêu này bằng cách cân lợn con toàn ổ lúc cai sữa Chỉ tiêunày đánh giá khả năng nuôi con và tiết sữa của lợn nái và khả năng nuôidưỡng chăm sóc của người chăn nuôi

2.1.4.8 Thời gian cai sữa

Thời gian cai sũa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trongnăm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày Thời gian cai sữa ngắn sẽ làmtăng lứa đẻ/năm Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất

2.1.4.9 Thời gian động dục trở lại

Thời gian động dục trở lại sau cai sữa phụ thuộc vào giống, thể trạng,điều kiện dinh dưỡng và thời gian cai sữa cho lợn con

Thời gian cai sữa càng sớm thì thời gian động dục trở lại càng dài sốtrứng rụng càng ít

Nếu cai sữa cho lợn con từ 10 ngày tuổi thì sau 9,4 ngày thì lợn náiđộng dục trở lại và có 12,8 trứng rụng

Nếu cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi thì sau 6,2 ngày thì lợn náiđộng dục trở lại và có 15,2 trứng rụng

Nếu cai sữa cho lợn con ở 56 ngày tuổi thì sau 4 ngày thì lợn nái độngdục trở lại và có 16,6 trứng rụng

Trang 17

2.1.4.10 Tổng số con cai sữa/nái/năm

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng suất sinh sản của lợnnái và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số con để nuôi, thời gian cai sữa, kỹthuật chăm sóc và nuôi dưỡng lợn nái nuôi con

2.1.4.11 Khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Là thời gian để hình thành một chu kỳ sinh sản Bao gồm thời gianchửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phốigiống có chửa

Ba yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi còn thờigian nuôi con và thời gian chờ phối có thể thay đổi rút ngắn khoảng cách giữa

2 lứa đẻ

Rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sẽ làm tăng số lứa đẻ của nái/năm

Ta có thể thực hiện bằng cách tập cho lợn con ăn sớm từ 7 ngày tuổi, từ đó caisữa sớm cho lợn con vào lúc 21 – 28 ngày tuổi Có thể dùng huyết thanh ngựachửa hoặc hormon Prostaglandin để rút ngắn thời gian từ cai sữa đến độngdục trở lại

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản

2.1.5.1 Giống

Là yếu tố quyết định đến sức sản xuất của lợn nái Giống khác nhau thìkhả năng sinh sản và khả năng tiết sữa khác nhau Lợn Móng Cái đẻ 12 – 14con/lứa, lợn Ỉ đẻ 8 – 10 con/lứa… Yorkshire đẻ 10 – 12 con/lứa

Khối lượng lợn con sơ sinh và cai sữa của lợn nái ngoại cao hơn náinội, khả năng tiết sữa của nái ngoại cao hơn 2 lần nái nội

2.1.5.2 Ảnh hưởng của dinh dưỡng và thức ăn

Thức ăn có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất củalợn nái Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cho hoạt động sốngcủa cơ thể do đó thức ăn phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng và chất lượngthì con giống mới biểu hiện hết tiềm lực di truyền của giống Mối quan hệ

Trang 18

giữa năng lượng và Protein trong khẩu phần là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đếntốc độ tăng khối lượng Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩuphần ăn là chìa khóa ảnh hưởng đến sự tăng khối lượng của lợn Đảm bảodinh dưỡng cân đối thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó.

+ Dinh dưỡng protein

Protein không chỉ là thành phần chính cấu tạo nên mô bào mà còn cóchức năng xúc tác sinh học điều hòa trao đổi chất Theo nghiên cứu của nhiềutác giả

Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức protein thấptrong khẩu phần sẽ làm cho lợn nái phải huy động Protein của cơ thể để nuôithai Lợn con sinh ra còi cọc, yếu, và làm giảm khả năng tiết sữa của lợn mẹdẫn đến lợn nái sinh sản kém

Tuy nhiên hàm lượng Protein quá cao sẽ làm đọng lại ở thận gây ngộđộc cho lợn và ảnh hưởng đến các hormon điều tiết sinh trưởng ở lợn nái.Lượng thức ăn và protein cụ thể như sau

Chửa kỳ I: Lượng thức ăn 2,2kg/nái/ngày, protein 14%

Chửa kỳ II: Lượng thức ăn 2,5kg/nái/ngày, protein 15%

Giai đoạn tiết sữa cho ăn tự do protein thô 16%

Năng lượng được cung cấp dưới 2 dạng: Gluxit chiếm 70 – 80%, Lipitchiếm 10 – 13% tổng số năng lượng cung cấp (Võ Trọng Hốt và cộng sự,2000)

Trang 19

Trong thời gian có chửa nếu khẩu phần của lợn nái có quá nhiều nănglượng thì lợn nái quá béo sẽ dẫn tới hiện tượng sổi chậm động dục hoặckhông động dục, phôi chết, đẻ khó, ăn kém sau khi đẻ, hàm lượng mỡ trongsữa cao lợn con dễ mắc bệnh tiêu chảy.

Ngược lại nếu cung cấp thiếu năng lượng trong thời gian mang thai sẽlàm cho nái gầy không đủ cho tiết sữa làm lợn con còi cọc Thiếu năng lượnglàm lợn mẹ suy kiệt tỷ lệ hao mòn cao và lợn mẹ chậm động dục trở lại saucai sữa

Mức năng lượng cụ thể như sau:

- Lợn hậu bị 2900 kcal ME/kg thức ăn

- Lợn nái mang thai: 3100 kcal ME/kg thức ăn

+ Nước

Nước không phải là chất dinh dưỡng nó không cung cấp năng lượngnhưng nước rất quan trọng trong đời sống động vật Nước chiến 60 – 70%khối lượng cơ thể Nước là dung môi cho các phản ứng hóa học trong cơ thể,bôi trơn, bảo vệ cơ thể, điều hòa thân nhiệt, là môi trường của các phản ứnghóa học trong cơ thể…Do vậy trong chăn nuôi lợn nhất là lợn nái phải quantâm đến số lượng và chất lượng nước cho chúng Lượng nước tiêu thụ phụthuộc vào lượng chất khô thu nhận, sức sản xuất và nhiệt độ môi trường

- Lợn nái nuôi con cần 25 -40 kg/ngày

- Lợn nái mang thai cần 10 – 20 kg/ngày

Trên thực tế nên để cho lợn uống nước tự do qua vòi tự động là tốtnhất

+Vitamin

Vitamin là những chất hữu cơ rất cần thiết cho cơ thể Phần lớn gia súckhông tự tổng hợp được vitamin mà phải thu nhận qua thức ăn Khi thiếuvitamin thì hậu quả là sức đề kháng của con vật bị giảm, con vật dễ bị mắcbệnh, khả năng sinh sản kém và bị suy thoái Khả năng chống đỡ với các tác

Trang 20

nhân gây Stress kém Đối với lợn nái nếu thiếu vitamin sẽ làm giảm khả năngsinh trưởng phát dục, giảm tính năng sản xuất Nhu cầu vitamin là khác nhauđối với các loại lợn khác nhau

- Thiếu vitamin A: Lợn con chậm lớn, lợn nái mang thai dễ sảy thai , đẻnon

- Thiếu vitamin D: Thai phát triển kém, dễ bị liệt chân trước và sau khiđẻ

- Thiếu vitamin E lợn có hiện tượng chết phôi, chết thai, lợn chậm độngdục hoặc không động dục

+ Khoáng

Để cơ thể phát triển cân đối bình thường ngay từ giai đoạn bào thai cơthể mẹ đã phải thường xuyên cung cấp chất khoáng cho thai, cơ thể mẹ lấykhoáng từ thức ăn Vì vậy việc thiếu hoặc thừa các nguyên tố khoáng đều ảnhhưởng tới khả năng sinh sản

Hàm lượng khoáng trong cơ thể lợn chiếm khoảng 3% khối lượng.Được chia làm 2 nhóm là khoáng đa lượng và khoáng vi lượng

Những nguyên tố khoáng đa lượng bao gồm: Ca, P, Na, K, Mg… trong

đó Ca, P là 2 nguyên tố quan trọng nhất Ca chiếm từ 1,3 – 1,8%, P chiếm 0,8– 1% khối lượng cơ thể Nếu thiếu Ca, P con đẻ ra sẽ bị yếu và mắc bệnh còixương, lợn nái thiếu Ca, P thường mắc bệnh bại liệt trước và sau khi sinh Đốivới lợn tỷ lệ cân đối giữa Ca/P tốt nhất là 2/1

Những nguyên tố vi lượng bao gồm: Fe, Cu, Co, Zn, Mn, I… Cácnguyên tố này tác động như một chất xúc tác trong hệ thống enzym của tếbào Chúng cũng có vai trò cấu tạo nên các thành phần mô của cơ thể Vì vậynếu thiếu sẽ dẫn đến một số men trong cơ thể không hoạt động, làm ảnhhưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể Điển hình là hiệntượng thiếu máu do thiếu sắt Năng suất chăn nuôi sẽ giảm đáng kể khi cácnguyên tố này không được bổ sung đầy đủ trong khẩu phần ăn Tuy nhiên bổ

Trang 21

sung với hàm lượng cao vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ngộ độc nên phảihết sức cẩn thận.

+ Xơ

Xơ không cung cấp năng lượng nhưng xơ cũng rất quan trọng đối vớilợn nhất là lợn nái Hàm lượng sơ có nhiều hay ít trong thức ăn sẽ làm tănghay giảm nhu động của ruột từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của lợn

Hàm lượng xơ thô cho lợn thịt từ 4 – 8%, hàm lượng xơ cho lợn nái từ

8 – 10%

2.1.5.3 Thời tiết khí hậu

Nhiệt độ thích hợp với nái sinh sản là 20 – 220C, ẩm độ 70 – 75% Nếunhiệt độ lớn hơn 300C sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra Thực tế chothấy vào mùa hè thì sức sản xuất của lợn nái thấp hơn các mùa khác Nếunhiệt độ thấp hơn 180C sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ nuôi sống do đàn con

dễ bị nhiễm lạnh và mắc bệnh tiêu chảy

Do vậy khi xây dựng chuồng trại phải thiết kế sao cho phù hợp với môitrường và sinh lý của vật nuôi đồng thời sử dụng các phương pháp chốngnóng, chống lạnh cho lợn mẹ và lợn con sơ sinh

2.1.5.4 Tuổi và trọng lượng phối giống lần đầu

Nếu phối giống lần đầu quá sớn thì số con đẻ ra ít, khối lượng sơ sinhthấp và ảnh hưởng tới thể vóc của lợn nái Khi đến tuổi phối giống nhưngtrọng lượng của lợn nái còn nhỏ thì cũng không nên cho phối

Đối với lợn nội nên phối khi lợn 6,6 – 7 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể

45 – 50 kg

Đối với lợn ngoại nên phối khi lợn 8 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể 100– 110 kg

2.1.5.5 Phương pháp và kỹ thuật phối giống

Phương pháp phối giống: có 2 phương pháp phối trực tiếp và thụ tinhnhân tạo

Trang 22

Dùng phương pháp phối trực tiếp sẽ nâng cao được số con đẻ ra do lợncái được kích thích mạnh, trứng rụng nhiều, tỷ lệ thụ thai cao.

Phương pháp thụ tinh nhân tạo thì nâng cao được chất lượng đàn con,hạn chế được một số bệnh truyền nhiễm không ảnh hưởng đến sự chênh lệch

về thể vóc, thể trạng của lợn cái với lợn đực

Phương thức phối giống: sử dụng phương pháp phối lặp hay phối kép

sẽ nâng cao được tỷ lệ thụ thai, tăng số con đẻ ra

+Phương thức phối lặp: cho lợn cái động dục phối với một đực giống

và phối 2 lần, cách nhau 8 – 12 giờ

+Phương thức phối kép: cho lợn cái động dục phối với 2 đực giốngkhác nhau và phối cách nhau 8 – 12 giờ

2.1.5.6 Lứa đẻ

Khả năng sinh sản của lợn nái khác nhau giữ các lứa đẻ Thường thấpnhất ở lứa thứ nhất, đạt cao và ổn định ở lứa thứ 3 đến lứa thứ 6, sau đó giảmdần khi lứa đẻ tăng lên Sử dụng lợn nái đến lứa thứ 8 thì nên loại thải

2.1.5.7 Thời gian nuôi con

Thời gian cai sữa dài hay ngắn sẽ ảnh hưởng trực tếp tới số lứa đẻ trongnăm, thời gian cai sữa tốt nhất là 24 – 28 ngày Thời gian cai sữa ngắn sẽ làmtăng lứa đẻ/năm Số lứa đẻ/năm khoảng 2,4 lứa là tốt nhất

2.1.5.8 Số con để lại nuôi

Số con để lại nuôi tốt nhất là bằng số vú, nếu để số con ít hơn số vú thímột số vú lại bị lép đi từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa Ngược lại nếu đểlại nuôi quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới khối lượng cai sữa và tỷ lệ hao mòn củalợn cái sẽ cao

2.1.5.9 Lợn đực

Nếu cho phối với lợn đực có phẩm chất tinh dịch kém, lợn đực đã khaithác tinh nhiều lần/ngày, lợn đực già thì ảnh hưởng tới số con đẻ ra/ổ và khốilượng con sơ sinh

Trang 23

2.1.5.10 Chăm sóc

Trong giai đoạn 3 tuần đầu, 3 tuần cuối nếu để lợn cái chửa trượt ngãvận động nhiều thì rất dễ bị sảy thai đẻ non Ăn uống không đầy đủ các chấtdinh dưỡng thì làm giảm sức sản xuất của nái Cần chú ý chống nóng lạnh chonái, tiêm phòng tẩy giun sán đầy đủ cho lợn để đề phòng bệnh truyền nhiễm

2.1.5.11 Bệnh tật

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của lợn nái Một

số bệnh mà lợn nái hay mắc phải như: bệnh viêm vú, viêm tử cung, thiểunăng buồng trứng, bại liệt trước và sau đẻ, bệnh sảy thai truyền nhiễm, …

2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC Ở LỢN CON

2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng của giai đoạn trong thai

Lợn nái mang thai trung bình 114 ngày, quá trình phát triển của bàothai được chia thành 3 giai đoạn:

* Thời kỳ phôi thai (1 – 22 ngày)

Được tính từ khi trứng được thụ tinh (hợp tử được hình thành) cho đến

22 ngày Sau khi thụ tinh 1 – 3 ngày hợp tử sẽ chuyển vào làm tổ ở bên trong

tử cung, hợp tử lấy chất dinh dưỡng từ tế bào trứng và tinh trùng Mầm thaiđược hình thành sau 3 – 4 ngày, lúc này mầm thai lấy chất dinh dưỡng từnoãn hoàng và tinh trùng, sau đó hình thành nên màng mầm thai lấy chất dinhdưỡng qua màng thẩm thấu Túi phôi được hình thành sau 5 – 6 ngày, màng ốichứa một lượng dịch lỏng lớn giúp cho phôi nằm thoải mái bên trong dễ xêdịch không va chạm tới các cơ quan nội tạng xung quanh Thời kỳ này màng ốicung cấp chất dinh dưỡng cho phôi Cuối thời kỳ này trọng lượng phôi đạt 1 –

2 gram, mối liên kết giữa cơ thể mẹ và phôi chưa chắc chắn nên thai rất dễ bịtiêu thai Vì vậy lợn mẹ thời kỳ này cần được yên tĩnh, tránh tác động mạnh

* Thời kỳ tiền thai (từ 23 – 39 ngày)

Thời kỳ này bắt đầu hình thành nhau thai Sự kết hợp giữa mẹ và conchắc chắn hơn, chất dinh dưỡng chủ yếu lấy từ cơ thể mẹ, quá trình phát dục

Trang 24

xảy ra mạnh, các cơ quan bộ phận được hình thành Cuối thời kỳ này các cơquan bộ phận đã tương đối hoàn chỉnh, khối lượng bào thai tăng 4-5 lần sovới thời kỳ trước.

* Thời kỳ bào thai (40 - 114 ngày)

Thời kỳ này trao đổi chất mạnh, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phậnnhư lông, da, dạ dày, ruột…hình thành các đặc điểm của giống 30 ngày trướckhi sinh bào thai phát triển rất nhanh, đến cuối thời kỳ khối lượng bào thaităng nên gấp 600 lần đến 1300 lần

Vì vậy nuôi dưỡng lợn nái chửa ở thời kỳ cuối là rất quan trọng, nóquyết định khối lượng sơ sinh của lợn con Trong thực tế sản xuất để thuận lợingười ta chia làm 2 thời kỳ:

- Chửa kỳ I: Từ thụ thai có chửa đến ngày thứ 84

- Chửa kỳ II: Từ 85 ngày đến khi đẻ Giai đoạn này rất quan trọng vìvậy muốn nâng cao khối lượng sơ sinh phải hết sức chú ý lợn mẹ

2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ở giai đoạn ngoài thai

Giai đoạn này tính từ khi đẻ đến khi cai sữa Quá trình sinh trưởng diễn

ra rất nhanh chóng, khối lượng cơ thể tăng rất nhanh

Theo tác giả Trương Lăng (1998) thì khối lượng lúc 10 ngày tuổi tănggấp 2 lần so với lúc sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa phát triển tăng về kích thước

và hoàn chỉnh về chức năng So với lúc sơ sinh sau 10 ngày tuổi dạ dày lợntăng gấp 2 lần, 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần, ruột non sau 10 ngày tuổi tănggấp 3 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 6-7 lần thể tích so với lúc sơ sinh

Chức năng của bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn chỉnh nhất là 3 - 4 tuầnđầu dạ dày chưa tiết HCL Nguyên nhân do men pepxin chưa hoạt độngmạnh vì thiếu HCL tự do Cho nên trong thời gian này lợn con tiêu hóa rấtkém, lợn con tiêu hóa tốt được sữa mẹ là nhờ men Tripxin có hoạt tính mạnhsau 4 tuần Các men Amylaza trong 2 tuần tuổi đầu hoạt tính yếu nên lợn con

Trang 25

tiêu hóa tinh bột kém nhất là tinh bột sống Chính vì vậy công nghệ sản xuấtthức ăn cho lợn thì thành phần tinh bột thường được làm chín.

Ở lợn con sơ sinh mỗi ngày chúng cần từ 9 - 10 mg Fe để tạo máu vàchống đỡ bệnh tật, nhưng trong sữa mẹ chỉ đáp ứng được 1 - 2mg Fe/ngày.Trong khi đó lượng sắt dự trữ trong cơ thể lợn con chỉ có 50mg Fe Như vậytrong 5 - 21 ngày đầu lợn con sẽ thiếu từ 150 - 200mg Fe nên ta phải bổ sung

Fe cho lợn con dưới dang DextranFe vào ngày thứ 3 và ngày thứ 10 với liều

- Thể mãn tính: Thể này xuất hiện ở lợn 3 – 4 tháng tuổi, con vật cóbiểu hiện ăn uống kém, gầy còm thiếu máu niêm mạc nhợt nhạt, thân nhiệt sốtnhẹ, đi ỉa dai dảng Có biểu hiện què, viêm khớp Da hoại tử bong lên cuộn lạigiống như tấm bìa

Trang 26

- Thể cấp tính: Lợn ủ rũ bỏ ăn hoặc ăn ít sốt cao 410C Niêm mạc mũi

bị viêm lợn khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi đặc, ho khan từng tiếng

Xuất hiện nhiều vệt tím đỏ trên da đặc biệt là vùng hầu, chảy nước mũiđôi khi có lẫn máu Lợn chết sau 2 – 3 ngày do ngạt thở

- Thể mãn tính: Lợn thở khó, thở nhanh, thở khò khè, ho Viêm khớp,lợn bị bệnh thường gầy hẳn đi và sau 1 – 2 tháng thì chết

2.3.3 Bệnh phó thương hàn lợn

Bệnh do vi khuẩn Salmonella Cholerae Suis gây lên Bệnh thường sảy

ra vào các tháng mùa xuân trời lạnh và ẩm Lợn con từ cai sữa đến 4 thángtuổi thường hay mắc bệnh

- Triệu chứng: Lợn ủ rũ, mệt mỏi, bỏ bú, sốt cao 41 – 420C lợn thườngnằm chồng đống lên nhau Trong thời gian bị sốt lợn thường đi táo bón nônmửa, khi thân nhiệt hạ con vật đi ỉa chảy, phân loãng màu vàng có hạt lợn cợnnhư cám rắc, mùi thối khắm Trên da lợn lúc đằ đỏ bừng lên sau đó tập trung

ở các vùng nhất định hình thành lên các đám tụ máu ở chỏm tai, mõm, 4 chân.Lúc đầu màu tím đỏ sau đó tím xanh do hủy huyết Bệnh tiến triển sau 2 – 4ngày lợn gầy còm còi cọc rồi chết Tỷ lệ chết rất cao

2.3.4 Bệnh đẻ khó

Lợn nái rặn nhiều lần, thời gian lâu mà không đẻ được, cơn co bóp rặn

đẻ thưa dần, lợn nái mệt mỏi khó chịu, nước ối tiết ra nhiều có lẫn cả máu(màu hồng nhạt), có những trường hợp lợn nái đã đẻ được một con rồi nhưng

Ngày đăng: 09/03/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Vũ Bình, 1997. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái ngoại. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y 1996-1998. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
2. Đinh Văn Chỉnh và cộng sự, 1995. Kết quả nghiên cứu khoa học nông nghiệp. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
3. Trần Tiến Dũng và cộng sự, 2005. Giáo trình sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
4. Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên, Vũ Đình Tôn, Đinh Thị Nông, 2005. Giáo trình chăn nuôi lợn. NXB Nông nghiệp Hà Nội Khác
5. Nguyễn Khắc Tích, 1995. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh dục, khả năng sinh sản của đàn nái ngoại nuôi tại xí nghiệp Mỹ Văn - Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu khoa học chăn nuôi thú y 1991 - 1995.NXB Nông Nghiệp Khác
6. Nguyễn Văn Đức , 2006. Nguồn gen giống lợn Móng Cái. NXB lao động - xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1: Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử - ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN docx
Bảng 4.1 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Hàm Tử (Trang 35)
Bảng 4.4: Tình hình tiêm phòng và dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm của - ĐỀ TÀI: ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN TẠI X.HÀM TỬ, H.KHOÁI CHÂU, T.HƯNG YÊN docx
Bảng 4.4 Tình hình tiêm phòng và dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm của (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w