1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn bò thực hành tại huyện hoàng su phì, hà giang

37 848 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 Phần i Mở đầu 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là một ngành phát triển trên thế giới, cho đến nay tại Việt Nam ngành chăn nuôi là một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi không những mang lại nguồn thực phẩm cho tiêu dùng trong nớc mà còn là nguồn xuất khẩu mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế quốc dân. ở Việt Nam, chăn nuôi bò đã đợc hình thành từ xa xa trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, ngày nay nó đang trên đà phát triển mạnh mẽ cả về số lợng và chất lợng, từng bớc đợc cơ khí hoá, hiện đại hoá, dần tiếp cận với trình độ chăn nuôi tiên tiến trên thế giới. Chăn nuôi bò ở nớc ta hiện nay đang giúp cho ngời nông dân có công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ngời dân. Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc. Khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt là mùa: xuân, hạ, thu, đông, đất đai rộng phù hợp với việc trồng cây lơng thực nh ngô, khoai, sắn và phát triển chăn nuôi. Nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Kỹ thuật chăn nuôi còn rất hạn chế, thức ăn dùng cho chăn nuôi chủ yếu là tận dụng các sản phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt, khẩu phần không cân đối về dinh dỡng, công tác vệ sinh chăm sóc, quản lý và khai thác cha đảm bảo hợp lý. Hơn nữa dịch bệnh đe doạ thờng xuyên làm cho năng suất chăn nuôi bò của xã không cao. Trớc thực trạng trên, đợc sự đồng ý của Khoa Thú y trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội và sự tiếp nhận của Ban thú y xã Tụ Nhân, dới sự giúp đỡ và h- ớng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS Nguyễn Văn Thọ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn bò thực hành thú y tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. 1.2. Nhằm mục đích - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang - Công tác thú y trên đàn bò. 1 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 Phần ii Tổng quan tài liệu 2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay Chăn nuôi bò đã gắn liền với nông dân ta hàng ngàn năm nay, chăn nuôi bò có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, nó không những cung cấp sức kéo, phân bón mà còn cung cấp khối l- ợng lớn thực phẩm. Hiện nay bò nuôi để lấy sức kéo vẫn còn rất nhiều, nhất là những khu vực áp dụng các biện pháp cơ giới còn gặp khó khăn. Trong những năm đất n- ớc đổi mới, đời sống ngời dân càng đợc nâng cao nên nhu cầu về protein động vật ngày càng nhiều, do đó chăn nuôi bò ở nớc ta đang đi theo hớng lấy thịt, sữa cung cấp cho con ngời. Bò địa phơng nhìn chung có lông màu vàng nhạt (vàng đậm hoặc đen), có tầm vóc nhỏ, con đực trởng thành đạt khối lợng 250 300 kg/con; con cái đạt 180 250 kg/con. Bò nội rất mắn đẻ (1 lứa/năm), tỷ lệ thịt xẻ khoảng 52%; sản lợng sữa thấp, tỷ lệ mở sữa tơng đối cao. bò nội có nhiều giống khác nhau: bò Lạng Sơn, bò Thanh Hoá, bò Nghệ An các giống bò nội có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất cha cao. Hiện nay, nhiều địa phơng đang thực hiện sind hoá đàn bò để tạo đàn bò lai có tầm vóc và khả năng sản xuất cao hơn. Đồng thời chọn lọc những con tốt làm nền cho chăn nuôi bò thịt. Theo thống kê mới nhất năm 2007, cả nớc có 6724703 con bò. Trong đó miền Bắc có 3192677 con; miền Nam có 3532026 con. Tuy nhiên chăn nuôi bò thịt ở nớc ta mới bắt đầu phát triển nên đang gặp rất nhiều khó khăn về: giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi và đầu ra cho sản phẩm 2.1.1. Các giống bò hiện nay đang đợc nuôi tại Việt Nam * Bò Vàng Việt Nam Hiện nay vẫn cha có tài liệu nào khẳng định về nguồn gốc của bò Vàng Việt Nam. Bò Vàng Việt Nam đợc phân bố rộng ở nhiều vùng trong nớc và có một số biến động về màu sắc và thể vóc theo địa phơng. Bò thờng có lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán. Bò thờng đợc gọi theo tên địa phơng nh bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phúc Yên bò không có thiên hớng sản xuất rõ rệt. Ngoại hình bò Vàng cân xứng, đầu con cái thanh, sừng ngắn, con đực 2 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 đầu to, sừng dài chĩa về phía trớc, mạch máu và gân mặt nổi rõ, mắt tinh, lanh lợi. Cổ con cái thanh, cổ con đực to, lông thờng đen, yếm kéo dài từ đầu đến xơng ức, da có nhiều nếp nhăn, u vai con đực cao, con cái không có u, lng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang, mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhng hơi lép. Bụng to tròn nhng không sệ, bốn chân thanh, cứng cáp, 2 chân trớc thẳng, 2 chân sau đi thờng chạm kheo. Tầm vóc nhỏ: khối lợng sơ sinh từ 14 15kg, lúc trởng thành con cái nặng 160 200 kg, con đực nặng 250 280kg. Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20 24 tháng, tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50 80%. Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2kg/ngày trong thời gian 4 5 tháng (chỉ đủ cho con bú). Tuy nhiên tỷ lệ mỡ rất cao từ 5 5,5%, năng suất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ là 40 44%, thịt hồng ít mỡ, khẩu vị thơm ngon. Sức kéo trung bình của con cái 380 400 Nuton (N), con đực 440 900N, sức kéo tối đa của con cái 1000 1500N, con đực 1200 1800N. bò Vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, tốc độ đi khá nhanh. Bò Vàng có u điểm nổi bật là chịu đựng kham khổ tốt có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nớc. * Bò lai Sind Bò lai Sind là kết quả lai tạo giữa bò Redsindli hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa cá thể và do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tơng ứng. Ngoại hình bò lai Sind: đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống, rốn và yếm rất phát triển, yếm kéo dài từ đầu đến rốn, lng ngắn, ngực sâu, mông dốc, bầu vú khá phát triển, đuôi dài chóp đuôi thờng không có xơng. Màu lông thờng là vàng hoặc sẫm, một số ít con có vá trắng, thể vóc lớn hơn bò Vàng. Khối lợng sơ sinh 17 19kg, trởng thành 250 350kg đối với con cái, 400 450kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18 24 tháng tuổi; khoảng cách lứa đẻ khoảng 15 tháng. Năng suất sữa khoảng 1200 1400 kg/240 270 ngày, mỡ sữa 5 5,5% có thể dùng làm nền để lai với bò sữa tạo ra các con lai cho sữa tốt. Tỷ lệ thịt xẻ 48 49% ở bò thiến có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên dụng thịt thành bò lai hớng thịt. Có khả năng cày, kéo tốt, sức kéo trung bình 560 600N tối đa: cái 1300 2500N, đực 2000 3000N. 3 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt đợc với khí hậu nóng ẩm. * Bò Sind Bò Sind là một giống bò kiêm dụng, thờng đợc nuôi theo phơng thức chăn thả tự do. Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm, có thân hình ngắn, chân cao mình lép, tai to và võng xuống. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ, đặc biệt da ở âm hộ có rất nhiều nếp nhăn. Khi trởng thành bò đực có khối lợng 450 500kg, bò cái 350 380kg. Sản lợng sữa trung bình khoảng 1400 2100 kg/ chu kỳ 270 290 ngày; tỷ lệ mỡ sữa 5 5,5%. 2.1.2. Thức ăn chăn nuôi bò hiện nay ở Việt Nam * Thức ăn thô - Thức ăn thô xanh: là loại thức ăn chiến lợc của trâu bò nh: cỏ tơi và các loại thức ăn thô xanh khác nhau chiếm tỷ lệ cao trong khẩu phần của t bò. Có thể sử dụng thức ăn thô xanh gồm có: cỏ voi, cỏ Ghinê, cỏ Mộc Châu - Thức ăn khô thô: gồm cỏ khô, rơm là loại thức ăn dự trữ tốt trong mùa đông, giá trị dinh dỡng của cỏ khô không biến động rộng, phụ thuộc vào thành phần thực vật của cỏ phơi khô, đất đai, điều kiện khí hậu, giai đoạn thu hoạch và kỹ thuật phơi khô. Cỏ phơi khô ở giai đoạn còn non, tỷ lệ tiêu hoá đạt 76,6% ở giai đoạn ra hoa là 65,9% và sau khi ra hoa là 59,4%. Đặc biệt, cỏ khô chứa một lợng vitamin D cao. Rơm là loại thức ăn truyền thống của trâu bò ở các vùng nông nghiệp, loại thức ăn này chứa hàm lợng chất xơ cao (36/42%), hàm lợng protein từ 3 4% và hàm lợng mỡ rất thấp chỉ 1 2%. Vitamin và các chất khoáng nghèo nàn tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô thấp chỉ từ 30 40%. Trớc khi cho ăn nên dùng urê, NaOH để kiềm hoá, khi dùng rơm, làm thức ăn của trâu bò nên bổ sung gỉ mật đờng mía, urê và các chế phẩm men. - Thức ăn ủ xanh: ủ xanh là phơng pháp lý tởng dự trữ cỏ tơi trong vụ đông xuân ở Việt Nam. Hàng năm ở nông trờng Phù Đổng đã dùng cây ngô, cỏ voi ủ xanh từ 200 400 tấn. Nông trờng Mộc Châu ủ hàng nghìn tấn mỗi năm. So với phơi khô ủ tơi sự tổn thất dinh dỡng thấp hơn, tỷ lệ tiêu hoá là 71,5%, bổ sung urê và các chất vào quá trình ủ xanh cây ngô sẽ nâng cao giá 4 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 trị dinh dỡng của thức ăn ủ xanh. Thức ăn ủ xanh chất lợng tốt không cần xử lý trớc khi cho ăn. Nếu thức ăn ủ xanh quá nhiều axit, cần đa vào khẩu phần ăn củ, quả nhng không thấp hơn 30% khối lợng thức ăn ủ xanh. Cỏ khô họ đậu loại tốt và các muối phốt phát. Trong khẩu phần, thức ăn cỏ xanh phẩm chất tốt có thể đạt tới 30 35kg. Nhìn chung, dùng loại thức ăn này không cần hạn chế về số lợng, chỉ cần xây dựng khẩu phần ăn cân đối và chú ý đến lợng axit của thức ăn ủ xanh. * Thức ăn nhiều nớc và củ quả Các loại củ, quả dùng trong chăn nuôi trâu bò ở nớc ta bao gồm: sắn củ, khoai lang, củ cải, bí đỏ, cà rốt. Các loại củ, quả nói chung chứa lợng nớc cao từ 70 90%. Các thành phần protein, mỡ, khoáng và xellulose thấp. Trong chất khô của củ, quả chứa nhiều gluxit dễ tiêu hoá, chủ yếu là đờng và tinh bột, trong củ quá chứa nhiều vitamin C. Các loại củ quả nh: cà rốt, bí đỏ chứa nhiều caroten. Mỗi kg chất khô củ, quả tơng đơng với 1 đơn vị thức ăn. Trong củ cải đ- ờng chứa nhiều nitrat, trong dạ cỏ chúng chuyển thành amoniac. Nitrat và khối lợng lớn của amoniac có ảnh hởng xấu đến hệ vi sinh vật dạ cỏ. Ngoài ra khi ăn quá nhiều củ, quả, vi sinh vật sẽ lên men nhanh chóng đờng và tinh bột tạo thành axit lactic. Loại axit này sẽ nâng cao độ axit và giảm độ pH dạ cỏ. Trong điều kiện ấy axit lactic sẽ không tiếp tục lên men tạo thành axit propinic trong dạ cỏ, mà chúng đợc hấp thụ vào máu, phá vỡ sự cân bằng toan kiềm trong máu và gây nên ngộ độc. Do vậy mức độ cho ăn củ, quả phụ thuộc vào sự cân bằng dinh dỡng trong khẩu phần. Bã rợu, bia là loại thức ăn nhiều nớc, hàm lợng protein trong phần chất thô cao từ 17 19%, giàu vitamin. Do vậy trong chăn nuôi trâu bò loại thức ăn này đợc dùng nhiều trong chăn nuôi bò sữa. Cung cấp thiết hụt hoặc gián đoạn loại thức ăn này sẽ dẫn đến giảm thấp năng suất sữa vì vậy để nâng cao năng suất sữa ngời ta thờng trộn bã bia, bã rợu với thức ăn tinh và cho ăn vào thời điểm vắt sữa. * Thức ăn tinh Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh đợc chế biến tại các xí nghiệp chế biến thức ăn. Nguyên liệu chủ yếu để chế biến loại thức ăn này là bột ngô, cám gạo, bột mì, các loại khô dầu, bột cá Ngoài ra còn bổ sung thêm các premix khoáng vitamin. Ngời ta cũng dùng các loại bã rợu, bia khô trong thành phần thức ăn tinh hỗn hợp. Giá trị dinh dỡng của thức ăn tinh hỗn hợp 5 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 tuỳ thuộc vào thành phần của nguyên liệu. Thờng phổ biến phối chế khoảng 2500 3000 Kcal ME trong 1 kg thức ăn tinh với lợng chứa protein từ 12 14%. Lợng thức ăn tinh trong khẩu phần thờng khoảng 1/4 so với nhu cầu. ở trâu bò cao sản tỷ trọng thức ăn tinh có thể đạt 34 40% tính theo đơn vị thức ăn. Tiêu chuẩn Nhà nớc về thức ăn tinh trong chăn nuôi trâu bò sữa ở nớc ta khoảng 300g/1 kg sữa. * Thức ăn bổ sung Nhằm cân bằng dinh dỡng cho hai đối tợng: - Vi sinh vật dạ cỏ: là tác nhân chuyển hoá thành phần của thức ăn thành các nguồn dinh dỡng cho bò nh: protein vi sinh vật. - Bò ngoài nguồn dinh dỡng cung cấp nhờ nguồn tiêu hoá của dạ cỏ có thể cần thêm các chất dinh dỡng khi nhu cầu dinh dỡng tăng cao. Thức ăn bổ sung gồm: thức ăn tinh, cây họ đậu, cỏ hoà thảo vụ đông, bánh đá dinh dỡng. 2.2. Những bệnh thờng xuất hiện trên đàn bò 2.2.1. Bệnh truyền nhiễm Nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm là các loại vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn. Là những bệnh xảy ra có tính chất lây lan mạnh, gây thiệt hại và giết chết nhiều trâu, bò, ảnh hởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi. Bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra cần phải có đủ 3 khâu của quá trình sinh dịch. - Mầm bệnh: là khâu đầu tiên và không thể thiếu của quá trình sinh dịch Khác với bệnh không truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm có một đặc tính chung là có tính chất lây lan do các loại vi sinh vật gây nên. Vi sinh vật là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh truyền nhiễm Mầm bệnh dịch gồm vi khuẩn, virus, Mycoplasma, nấm. Trong đó vi khuẩn và virus là các mầm bệnh phổ biến nhất. + Vi khuẩn: phần lớn vi khuẩn đòi hỏi những điều kiện nhất định mới gây đợc bệnh: vi khuẩn tác động bằng nội, ngoại độc tố hoặc bằng những cơ chế lý hoá khác. + Virus: virus thờng hớng về một loại tổ chức nhất định, do đó thờng gây những biểu hiện giống nhau ở những gia súc khác loài. Bệnh do virus gây nên thờng lây lan mạnh, cho miễn dịch mạnh và bền, thờng có hiện tợng mang trùng, và làm trỗi dậy những bệnh ghép khác. 6 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 - Nhân tố trung gian truyền bệnh + Thức ăn và nớc uống Là nhân tố phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm lây lan qua đờng tiêu hoá, cụ thể là thức ăn, nớc uống, mầm bệnh có trong máng ăn, máng uống rồi vào thức ăn, nớc uống, nớc bọt của gia súc bệnh. Trong điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, ngời chăn nuôi còn hạn chế về kiến thức chăn nuôi nên không tránh khỏi vấn đề vệ sinh, chăm sóc kém, thức ăn, nớc uống mất vệ sinh. Đa số thức ăn cho trâu bò là những thức ăn còn sống đây là cơ hội để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. + Đất và nớc Đất và nớc đóng vai trò quan trọng trong việc lây lan bệnh, có những vùng đất đặc biệt thờng xuyên chứa mầm bệnh nh vi khuẩn nhiệt thán, uốn ván, lao chúng tồn tại khá lâu trong đất ở những vùng ao tù đọng nên đợc coi là môi trờng tự nhiên của vi khuẩn đó. Từ đất, mầm bệnh qua vết thơng, qua thức ăn, nớc uống mà xâm nhập vào cơ thể, nớc là môi trờng thuận lợi cho sự tồn tại của các vi sinh vật, cũng nh bào tử của chúng. + Không khí Mầm bệnh có thể tồn tại trong không khí, mầm bệnh dính vào bụi và những giọt nớc nhỏ trong không khí do quét dọn khô, chở rơm, chở cỏ do chuồng nuôi không thoáng khí. Bọt nớc có trong không khí là do gia súc kêu, ho bắn ra ngoài không khí, mầm bệnh theo gió đi rất xa xâm nhập vào súc vật cảm thụ qua đờng hô hấp. + Côn trùng tiếp xúc Gồm rất nhiều các loại động vật nh: ruồi, muỗi, ve, ghẻ, rận có vai trò rất nguy hiểm trong việc gây bệnh. Chúng truyền bệnh theo hai phơng thức cơ học và sinh vật, chúng thờng tiếp xúc với động vật nuôi, chích hút máu và gây bệnh cho gia súc khoẻ. * Các đồ vật dụng cụ Mọi đồ vật dụng cụ dùng cho động vật bệnh hoặc tiếp xúc với con bệnh đều có thể mang mầm bệnh. Khi tiếp xúc với động vật nó sẽ truyền bệnh sang động vật đó. Đây cũng là yếu tố truyền bệnh khá phổ biến. - Tình trạng dùng chung kim tiêm, bơm tiêm không đợc xử lý kỹ cũng là một yếu tố khá quan trọng làm lây lan bệnh. * Các động vật khác Các động vật khác cảm thụ hoặc ít cảm thụ đều là những nhân tố trung 7 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 gian truyền bệnh. Ngời: có thể mang rất nhiều mầm bệnh, nhất là ngời trực tiếp tiếp xúc với gia súc nh: công nhân chăn nuôi, ngời vắt sữa mầm bệnh dính vào quần áo, dụng cụ cá nhân. Nhìn chung, nhân tố trung gian truyền bệnh giúp nhiều loại bệnh truyền từ con ốm sang con khoẻ, bằng rất nhiều nhân tố trung gian. Do đặc điểm tự nhiên, điều kiện khí hậu của Hà Giang rất thuận lợi cho các loài côn trùng, loại gặm nhấm (chuột) sinh sôi nảy nở và phát triển với số lợng lớn, chúng mang mầm bệnh khắp nơi. Biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống dịch là phải tìm cách phá huỷ các nhân tố trung gian đó nh: giữ vệ sinh thức ăn, nớc uống, tiêu diệt côn trùng, động vật gặm nhấm gây hại - Súc vật cảm thụ Là khâu thứ 3 không thể thiếu đợc của quá trình sinh dịch để nguồn bệnh và nhân tố trung gian truyền bệnh đợc thuận lợi nhng nếu cơ thể súc vật không cảm thụ với bệnh thì dịch cũng không thể phát sinh. Súc vật cảm thụ là những động vật mẫn cảm với mầm bệnh, phụ thuộc vào sức đề kháng đặc hiệu và không đặc hiệu của chúng, vì vậy tăng sức đề kháng không đặc hiệu nh: nuôi dỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh. và sức đề kháng đặc hiệu (tiêm phòng vacxin) là những biện pháp tích cực nhằm xoá bỏ khâu thứ 3 của quá trình sinh dịch. Bệnh tụ huyết trùng trâu bò * Căn bệnh - Do vi khuẩn pasteurella boviseptica (trên bò) bubaliseptica (trên trâu) - Là trực khuẩn gram (-) - Lây bệnh chủ yếu qua đờng tiêu hoá nh: thức ăn, nớc uống để gây bệnh. * Một số đặc điểm dịch tễ học - Mùa vụ mắc bệnh. + Bắc bộ chủ yếu phát bệnh vào mùa hè (mùa ma), lúc này nắng nhiệt độ cao, kèm theo những cơn ma rào bất thình lình. + ở Trung Bộ và Nam Bộ bệnh phát lẻ tẻ quanh năm - Tỷ lệ mắc bệnh thấp, nhng tỷ lệ chết cao nếu không phát hiện kịp thời 8 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 và điều trị sớm. * Triệu chứng: - Thờng ở 3 thể Thể quá cấp tính Thể cấp tính Thể mãn tính - Trâu bò bồn trồn, bứt dứt, ăn ít đi, uống nớc nhiều. - Trâu bò thân nhiệt tăng nhiệt độ 41 -42 0 C, trâu bò bắt đầu thở nặng, thở phì phò, thở khó. - Niêm mạc và kết mạc mắt viên đó, ứng chảy nớc mắt lúc đầu lỏng sau đặc lại. - Trâu bò ho đầu tiên một tiếng một, nhng khi bị nặng thì ho nhiều hơn, thở khó nhọc, thở nh hắt ra, thót bụng để thở. + Toàn bộ vùng da từ hầu đến ngực bị viêm thuỷ thũng, hạch dới hàm viêm sng to gấp 3 đến 4 lần so với bình thờng. - Giai đoạn cuối, trâu bò hết sốt, có thể bị đi ỉa chảy, phân nát, 5 -7 ngày chết do ngạt thở. * Bệnh tích - Quan sát xác chết + Xác trâu bò bị bệnh tụ huyết trùng vẫn béo tốt - Cơ tim bị tụ máu hoặc xuất huyết. - Đầu tiên phổi bị nhục hoá, màu nhạt đi, sau đó bị gan hoá, can xi hoá, xuất huyết ngoài màng phổi. - Gan lách bị tụ máu, đặc biệt trên bề mặt gan có hiện tợng thoái hoá. - Rạch ruột, niêm mạc ruột tụ máu, xuất huyết và có keo nhầy. - Niêm mạc bàng quang có hiện tợng tụ máu và xuất huyết * Điều trị: - Phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh liều cao kịp thời và dùng kháng sinh liều cao ngay từ đầu. - Điều trị trong vòng 5 ngày, nếu không khỏi phải thay bảng thuốc ngay. - Dùng thuốc trợ tim Cafein, thở khó dùng ephetin - Hộ lý chăm sóc. Bệnh lở mồm long móng * Căn bệnh: - Việt Nam hiện có 3 chủng: O, A, ASIA1. 3 chủng này có khả năng 9 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 biến chủng. - Virus lở mồm long móng có miễn dịch chéo, vì vậy mỗi một biến chủng (nếu phát hiện đợc) đều phải dùng một loại vacxin đúng chủng, đúng biến chủng mới phòng đợc bệnh. * Một số đặc điểm dịch tễ học: - Đây là 1 bệnh truyền nhiễm xảy ra trên bò, lợn - Bệnh phát tán quanh năm lúc ở trên trâu bò, lúc ở trên lợn, có lúc vào mùa hè, đông xuân. - Bệnh lây lan nhanh và mạnh - Bệnh gây ra tỷ lệ gia súc ốm trên trâu bò, lợn rất cao, tỷ lệ chết thấp. Nếu chúng ta có những biện pháp điều trị triệu chứng và theo đó là vệ sinh chuồng trại tốt. - Virus gây bệnh lở mồm long móng trên gia súc có khả năng lây sang ngời. Trên thế giới đã có 40 ngời chết vì bệnh lở mồm long móng. * Triệu chứng bệnh: - ở niêm mạc miệng, lỡi, chân răng ban đầu có hiện tợng mọc các mụn nớc, lúc đầu là li ti về sau to dần. Trong đó các mụn nớc có màu vàng đục. - ở lỡi các vết loét mọc chồng lên nhau nh vẩy cá. - Mụn nớc mọc lên con vật ngứa, một thời gian sau bị viêm đỏ lên sau đó vỡ ra, làm móng chân trâu, bò bị lung lay làm móng bị tụt hẳn ra. Dễ bị nhiễm trùng kế phát, nhiễm trùng máu làm tăng tỷ lệ chết. - ở những con cái ở vùng bầu vú đặc biệt xung quanh núm vú (đặc biệt bò sữa, lợn sinh sản). Mụn nớc mọc xung quanh núm vú làm bầu vú sng lên, sữa vắt ra có màu vàng, hơi đặc sánh có mùi hôi. * Bệnh tích: - Bên trong cơ quan nội tạng nếu có thoái hoá nhẹ ở gân, thận. - Không có bệnh tích điển hình. * Điều trị: - Chỉ điều trị triệu chứng + Chữa trị để làm khô các mụn nớc bị vỡ ra, tránh cho gia súc bị nhiễm trùng kế phát. - Dùng nớc chua, chát để sát, rửa sạch các mụn nớc thờng là dùng chanh, dùng xanhmetylen. + Trâu bò phải ở nơi thoáng mát, cho ăn nớc cháo gạo, đờng glucozơ, 10 [...]... 3.3.1 Tình hình phát triển đàn bò ở địa phơng trong 3 năm 2006 2008 - Cơ cấu đàn bò - Các giống bò hiện có ở điểm nghiên cứu 20 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA K34 3.3.2 Tình hình chăn nuôi bò - Tình hình sử dụng thức ăn - Chuồng trại - Phơng thức chăn nuôi - Chăm sóc quản lý và khai thác 3.3.3 Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn bò trong 3 năm 2006 2008 - Công tác tiêm phòng - Tỷ lệ bò chết... Tỷ lệ bò chết do dịch bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh của đàn bò 3.3.4 Công tác thú y 3.4 Phơng pháp nghiên cứu - Điều tra đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của điểm nghiên cứu bằng phơng pháp điều tra thu lợm thông tin từ các ban ngành của xã - Tìm hiểu tình hình phát triển đàn bò của xã bằng phơng pháp điều tra, thu thập thông tin từ ban chăn nuôi của xã - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh ở đàn bò của xã qua các... trờng, nâng cao tay nghề trong thực tiễn sản xuất, trong quá trình thực tập tại cơ sở ngoài việc thực hiện nội dung nghiên cứu tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh ở đàn bò tôi đã tham gia cùng ban thú y của xã trực tiếp phòng chống bệnh cho đàn bò tại địa phơng với các công việc cụ thể sau: - Trong công tác phòng bệnh cho đàn bò tôi đã tham gia tiêm phòng vacxin cho đàn bò Kết quả trình bày ở bảng... trong 3 năm 2006 2008 20 3.3.2 Tình hình chăn nuôi bò 21 3.3.3 Tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn bò trong 3 năm 2006 2008 21 3.3.4 Công tác thú y 21 3.4 Phơng pháp nghiên cứu .21 Phần iv Kết quả và thảo luận 21 4.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở xã Tụ Nhân trong 3 năm 21 4.2 Tình hình nuôi dỡng, chăm sóc, quản lý đàn bò ở xã Tụ Nhân qua 3 năm 2006 2008... 4.2.1 Thức ăn nuôi bò 22 4.2.2 Phơng thức chăn nuôi, chăm sóc và quản lý 24 4.3 Diễn biến tình hình bệnh ở đàn bò qua 3 năm 2006 - 2008 25 4.3.1 Công tác vệ sinh và tiêm phòng cho đàn bò 25 4.3.2 Tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết của đàn bò qua các năm 27 4.3.3 Tỷ lệ bò mắc các loại bệnh qua 3 năm 2006 2008 28 3.4 Công tác thực hành thú y cơ sở 30 3.4.1 Thực hành thú y ... quản lý, khai thác và nuôi dỡng, vệ sinh phòng bệnh cha khoa học - Kết quả điều tra ở bảng 4 cho thấy, hàng năm đàn bò vẫn có tỷ lệ ốm từ 23,34% đến 27,81%, tỷ lệ chết từ 1,50 đến 2,40% Trong các nguyên nhân làm cho bò ốm, chết chắc chắn có nguyên nhân do bệnh tật gây lên Để tìm hiểu đàn bò mắc và chết hàng năm vì những bệnh nào? chúng tôi đã điều tra tình hình mắc bệnh của đàn bò nhằm tạo cơ sở khoa... dõi tình hình dịch bệnh trên đàn bò để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý, điều trị không để lây lan dịch bệnh Thờng xuyên vận động ngời chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ và đúng định kỳ, vệ sinh tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, đờng làng nngõ xóm để tiêu diệt ngăn chặn không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia súc Từ đó tạo ra đợc một đàn gia súc khoẻ mạnh để cung cấp cho thị trờng thực phẩm ngon và. .. 2,40 (2008) Bò mắc các bệnh truyền nhiễm, nội khoa, ký sinh trùng, sản khoa, ngoại khoa Trong đó mắc bệnh truyền nhiễm là phổ biến 5.2 Tồn tại Do thời gian thực tập hạn chế nên việc tìm hiểu điều tra về một số bệnh còn hạn chế và kết quả điều tra cha thực sự chính xác 5.3 Đề nghị Trớc tình hình và thực trạng chăn nuôi của xã Tụ Nhân nh vậy chúng tôi đề nghị Để tạo vòng an toàn cho đàn trâu bò trên địa... 2 2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay 2 2.1.1 Các giống bò hiện nay đang đợc nuôi tại Việt Nam .2 2.1.2 Thức ăn chăn nuôi bò hiện nay ở Việt Nam 4 2.2 Những bệnh thờng xuất hiện trên đàn bò 6 2.2.1 Bệnh truyền nhiễm 6 2.2.2 Bệnh nội khoa 11 2.2.3 Ký sinh trùng 13 2.2.4 Bệnh sản khoa 13 2.2.5 Bệnh ngoại khoa... lớn cho mầm bệnh ký sinh trùng, các bệnh về móng và da - Phơng thức chăn nuôi Chăn nuôi bò ở xã Tụ Nhân theo phơng thức chăn nuôi là nuôi nhốt thả, thờng là thả rông ở các khe núi hoặc ở các bờ mơng, máng, đến tra lại mang về chuồng buộc cho ăn uống, chiều đến lại đem đi thả và tối lại mang về chuồng buộc và bổ sung thức ăn tinh Một số hộ nông dân còn thả rông đàn bò, có khi mấy ngày đàn bò mới về một . và dịch bệnh trên đàn bò thực hành thú y tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. 1.2. Nhằm mục đích - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. -. Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu tình hình dịch bệnh trên đàn bò tại xã Tụ Nhân huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang - Công tác thú y trên đàn bò. 1 Báo cáo tốt nghiệp Trần Thị Quyên TYA. liệu 2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam hiện nay Chăn nuôi bò đã gắn liền với nông dân ta hàng ngàn năm nay, chăn nuôi bò có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và nền

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Giáo trình chăn nuôi trâu bò. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi trâu bò
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
3. Trần Tiến Dũng, Dơng Đình Long, Nguyễn văn Thanh, 2002, giáo trình sinh sản gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trìnhsinh sản gia súc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
4. Huỳnh Văn Kháng, 2001, giáo trình ngoại khoa. NXB Nông nghiệp Hà Néi Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình ngoại khoa
Nhà XB: NXB Nông nghiệp HàNéi
5. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo, 2002, hớng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: hớng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùngnội khoa và nhiễm độc ở bò sữa
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
6. Hồ Vân Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997, giáo trình bệnh nội khoa gia súc. NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáotrình bệnh nội khoa gia súc
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
7. Nguyễn Vĩnh Phớc, (1997), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phớc
Nhà XB: NXBNông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
8. Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996, Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ký sinh trùng thú y
Nhà XB: NXBNông nghiệp Hà Nội
9. Tô Du, 2004, Sổ tay chăn nuôi trâu bò ở gia đình và phòng chữa bệnh th- ờng gặp, NXB Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay chăn nuôi trâu bò ở gia đình và phòng chữa bệnh th-ờng gặp
Nhà XB: NXB Lao động xã hội
10. Phan Lục, 1997, Ký sinh trùng học và bệnh ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học và bệnh ký sinh trùng thú y
Nhà XB: NXB Nôngnghiệp Hà Nội
1. Nguyễn Xuân Trạch, 2004, Bài giảng chăn nuôi trâu bò Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w