Lập danh sách ưu tiên kiểm thử

Một phần của tài liệu Cách tiếp cận kiểm thử khác nhau và đề xuất phương pháp kiểm thử hệ thống (Trang 47 - 51)

Trong phần 3.1, chúng ta đã đưa ra cách thức tạo lập các kiểm thử từ những nguy cơ. Trong Chương 2, chúng ta nghiên cứu phương pháp thiết kế các kiểm thử. Phương pháp được đề xuất trong chương này sẽ giúp chúng ta chọn được những kiểm thử đúng nhất để giảm thiểu tổng số rủi ro của hệ thống. Các kiểm thử có liên quan đến các nguy cơ tiềm ẩn với độ phơi nhiễm rủi ro

cao tính được trong phần 3.1 và các kiểm thử cho những module có rủi ro cao nhất đã được chỉ ra trong phần 3.2 sẽ được ưu tiên kiểm trước. Trong phần này sẽ chỉ ra làm thế nào để thực hiện điều đó.

Một kiểm thử sẽ nhằm đến một nguy cơ nhất định hoặc kiểm thử xem rào cản có làm việc không. Các kiểm thử này sẽ dựa vào rủi ro có liên quan đến nguy cơ đã phát hiện được trong phần 3.1 khi kiểm thử rủi ro. Ngay tại đây, chúng ta có khả năng chọn được module với độ phơi nhiễm cao nhất. Điều này sẽ đảm bảo rằng việc kiểm thử sẽ không bị nhận thứ tự ưu tiên quá thấp. Độ phơi nhiễm rủi ro của module này được sử dụng như rủi ro cần kiểm thử. Do không phải tất cả các kiểm thử đều có cùng tầm quan trọng như nhau và khả năng để chỉ ra lỗi, nên cần phải đưa ra một đại lượng được gọi giá trị hiệu quả của kiểm thử (test efficiency value). Người kiểm thử phải gán một trong các phân loại thấp, trung bình, hoặc cao cho mỗi kiểm thử để chứng tỏ mức độ tin cậy của người kiểm thử vào việc tìm ra lỗi của kiểm thử này. Người kiểm thử cũng nên cân nhắc, xem xét các tài nguyên cần thiết để chạy chương trình kiểm thử. Một kiểm thử không đòi hỏi quá nhiều thời gian thì nên được đánh giá có mức hiệu quả cao hơn. Sau khi rủi ro và hiệu quả đối với một kiểm thử đã được đánh giá thì ma trận trong bảng 3.9 sẽ được sử dụng để tìm ra ưu tiên kiểm thử.

Module/Rủi ro/Rào cản Độ phơi nhiễm rủi ro

Hiệu quả kiểm thử

Cao Trung bình Thấp

Cao Rất cao Cao Trung bình

Trung bình Cao Trung bình Thấp

Thấp Trung bình Thấp Rất thấp

Bảng 3.9: Ma trận rủi ro được sử dụng trong lập thứ tự ưu tiên cuối cùng

Bảng 3.10 hướng dẫn cách làm thế nào để phân loại ưu tiên một nhóm các kiểm thử theo rủi ro và hiệu quả. "Kiểm thử 4" là kiểm thử một rào chắn

cho "Nguy cơ 1". Nó có mức ưu tiên cao nhất vì "Nguy cơ 1" có rủi ro cao và kiểm thử này có hiệu quả cao. "Kiểm thử 1" sử dụng rủi ro của "Module 4", cũng được đánh giá mức rủi ro Cao, tuy nhiên, hiệu quả chỉ ở mức Trung bình. Do đó, nó sẽ không được nhận mức ưu tiên cao như "Kiểm thử 4".

"Kiểm thử 2" và "Kiểm thử 3" đều kiểm thử "Nguy cơ 2". Sự khác biệt trong thứ tự ưu tiên là do "Kiểm thử 2" không thật sự hiệu quả khi kiểm thử thực hiện rào cản cho rủi ro.

Tên kiểm thử Kiểu kiểm thử Module/ Nguy cơ

Rủi ro Hiệu quả kiểm thử

Mức ưu tiên kiểm thử

Kiểm thử 4 Rào cản Nguy cơ 1 Cao Cao Rất cao Kiểm thử 1 Module Module 4 Trung bình Cao Cao

Kiểm thử 3 Nguy cơ Nguy cơ 2 Trung bình Trung bình Trung bình Kiểm thử 2 Rào cản Nguy cơ 2 Trung bình Thấp Thấp

Bảng 3.10: Danh sách các kiểm thử được phân loại ưu tiên

Người kiểm thử ít nhất nên thực hiện tất cả các kiểm thử với độ ưu tiên

rất cao và cao và cũng nên làm thế với phần lớn các kiểm thử có mức ưu tiên trung bình. Hutcheson [5] chỉ ra rằng việc thực hiện 67% của tất cả những

kiểm thử quan trọng nhất thông thường là đủ để phát hành sản phẩm với mức rủi ro chấp nhận được. Tài nguyên cho mỗi một kiểm thử cũng cần được định lượng. Đó là việc định lượng xem chúng ta cần bao nhiêu thời gian tính theo phút chúng ta sẽ cần để thực hiện việc kiểm thử. Thời gian này nên bao gồm cả thời gian thiết lập và thời gian cần thiết để xóa cơ sở dữ liệu sau mỗi kiểm thử. Khi quyết định khi nào chúng ta có thể phát hành hệ thống hoặc nếu cần thực hiện thêm các kiểm thử, chúng ta cần nhìn vào chi phí cho việc không kiểm thử so sánh với lợi ích thu được nếu thực hiện thêm các kiểm thử. Khi người kiểm thử có thể đồng ý với người quản lý rằng lợi ích của việc phát

hành sản phẩm cao hơn rủi ro của việc không thực hiện thêm các kiểm thử, chúng ta đã sẵn sàng cho việc phát hành sản phẩm.

Tóm tắt Chương 3

Trong chương này đã trình bày một phương pháp kiểm thử mới kết hợp một số quan điểm về các chỉ số tác động tới các thiệt hại do rủi ro gây ra. Lỗi được tìm ra trong quá trình phân tích rủi ro và rủi ro của từng bộ phận trong hệ thống được gộp chung để tìm ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc kiểm thử. Phương pháp được trình bày ở đây dự kiến sẽ được thực hiện bằng một công cụ phần mềm như được mô tả trong chương 4.

Chương 4. Đặc tả các yêu cầu cho công cụ kiểm thử

Phương pháp đã được mô tả trong chương trước có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một chương trình bảng tính điện tử nhưng cũng tương đối phức tạp. Bởi vậy nên xây dựng một công cụ phần mềm để hỗ trợ phương pháp này nhằm giúp những người kiểm thử để họ khỏi phải tiến hành các tính tóan phiền toái. Công cụ này sẽ tập hợp và lưu giữ những thông tin về các module, các nguy cơ, các rào cản và các kiểm thử. Công cụ phần mềm này cũng có thể cho người kiểm thử dễ dàng truy cập dữ liệu. Tuy vậy, công cụ này cũng không có đủ khả năng để hỗ trợ mọi khía cạnh của kiểm thử. Nó sẽ giúp đỡ người kiểm thử thu thập các thông tin đúng đắn liên quan đến phân tích rủi ro để có thể phân loại ưu tiên các kiểm thử.

Một phần của tài liệu Cách tiếp cận kiểm thử khác nhau và đề xuất phương pháp kiểm thử hệ thống (Trang 47 - 51)