Có một số cách để tìm ra các nhân tố gây ra thiệt hai. Các nhân tố gây thiệt hại là các nhân tố được xem xét đối với một bộ phận nào đó của hệ thống mà sẽ gây ra mất mát lớn hơn nếu có các sai sót trong bộ phận này. Thứ nhất là phải xem xem từng bộ phận của hệ thống có vai trò, được hiện hữu và được sử dụng như thế nào trong hệ thống. Thứ hai là phải xem xét những hậu quả của các sai sót này sẽ gây thiệt hại cho người bán (người phát triển hệ thống) và người mua (người sử dụng hệ thống) như thế nào. Các hậu quả ở đây có thể là vô hình như mất thương hiệu (danh dự, uy tín), chịu các hình phạt về luật pháp hoặc hữu hình như chi phí bảo trì cao hơn chẳng hạn. Trong giải pháp mới được đề xuất ở Chương 3 sẽ sử dụng kết hợp cả hai quan điểm này về các chỉ số tác động tới các thiệt hại do rủi ro gây ra.
Một hỏng hóc nào đó trong một bộ phận quan trọng của hệ thống có thể sẽ dẫn đến mất uy tín. Những hỏng hóc trong một số bộ phận của hệ thống có thể sẽ đáng trách hơn so với ở các bộ phận khác. Để đánh giá được một hỏng hóc sẽ ảnh hưởng như thế nào thì cần phải tiến hành phân tích các hậu quả do nó gây ra. Nếu khách hàng không thể làm việc với phần mềm và mất thời gian và tiền bạc do chương trình bị hỏng hóc, hoặc có thể còn dẫn đến mất hoặc hỏng dữ liệu, thì người cung cấp sản phẩm này sẽ phải bồi thường một khỏan lớn. Nhưng nếu những hỏng hóc tại bộ phậnn đó của hệ thống lại khiến khách hàng sử dụng một cách khác để đạt được mục đích thì sẽ ít đáng trách hơn và thiệt hại có thể coi như ở mức trung bình. Một bộ phận của hệ thống được gọi là không quan trọng lắm nếu nó có hỏng thì chỉ gây trở ngại cho người dùng mất công đi tìm cách khác hoặc chỉ làm cho chương trình ít hấp dẫn hơn mà thôi.
Một số bộ phận của hệ thống có thể xuất hiện thường xuyên hơn và nhiều người dùng có thể sẽ trải nghiệm những rắc rối trong các bộ phận này. Ở đây, cần phải có sự châm trước của người sử dụng. Các phần mềm được phát triển cho những người chưa có kinh nghiệm hoặc những người chưa biết gì như các phần mềm đại chúng cần phải chú chú ý đặc biệt đến các giao diện với người dùng và phải thật rành mạch và ổn định.
Một số chức năng được sử dụng thường xuyên ở một mức độ nào đó cũng là một điều quan trọng cần phải xét đến khi tính toán các chi phí. Một số chức năng có thể được sử dụng hàng ngày trong khi một số khác thì chỉ thi thoảng. Có thể có một chức năng nào đó không nhìn thấy được từ bên ngoài nhưng vẫn thường được sử dụng thường xuyên ví dụ như các hệ thống điều khiển quá trình.
Những hỏng hóc trong một số bộ phận của hệ thống có thể làm mất tín nhiệm đối với khách hàng hoặc nhà cung cấp. Việc mất tín nhiệm có thể dẫn
đến mất khách hàng và thị phần. Nguy hiểm hơn, những bộ phận được sử dụng và nhìn thấy được của hệ thống như đã nói ở trên sẽ là nguyên nhân tạo ra sự mất tín nhiệm nhiều hơn.
Do trong phần mềm thường còn tồn tại một số lỗi nên chi phí cho bảo trì chiếm một tỷ lệ khá cao (khoảng 50 - 75%) trong tổng chi phí mua bản quyền. Khoảng một nửa số tiền bảo trì là dành cho việc phát triển chức năng mới, nhưng sửa lỗi cũng là một chi phí khá cao.
Những hậu quả về mặt luật pháp cũng có thể dính dáng đến một vài hệ thống. Vi phạm luật pháp có thể sẽ phải chịu các hậu quả lớn đối với các công ty có liên quan.