1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay

66 4,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 468,9 KB

Nội dung

Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của khối liên minh công - nông - trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đ

Trang 1

Khuất Thị Thư K34B - GDCD

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

Khuất Thị Thư K34B - GDCD

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNXH: Chủ nghĩa xã hội GCCN: Giai cấp công nhân GCND: Giai cấp nông dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 3

Khuất Thị Thư K34B - GDCD

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Chu Thị Diệp

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Khuất Thị Thƣ

Trang 4

Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Thư viện Tỉnh Phú Thọ đã giúp em trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận

Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Khuất Thị Thƣ

Trang 5

Khuất Thị Thư K34B - GDCD

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Chu Thị Diệp

Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Khuất Thị Thƣ

Trang 6

Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Thư viện Tỉnh Phú Thọ đã giúp em trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận

Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Khuất Thị Thƣ

Trang 7

Xuất phát từ việc nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của khối liên minh công - nông - trí thức đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, ngay

từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo cách mạng, nhưng đồng thời cũng phải liên hệ chặt chẽ với các giai cấp, tầng lớp khác, đặc biệt là giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức nhằm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự thắng lợi của cách mạng Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì nông dân mới được giải phóng Cũng chỉ có thắt chặt liên minh với nông dân thì giai cấp công nhân mới lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi Cho nên công nhân phải chăm chú đến vấn đề nông dân, phải củng cố công nông liên minh” Người cũng chỉ rõ: “Nông dân, công nhân, lao động trí óc đều phải dựa vào nhau Nông dân không có sự giúp

đỡ của công nhân thì không được Công nhân không có nông dân cũng không được…Lao động trí óc không có công nhân, nông dân cũng không được”

Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 60 nǎm qua chứng minh rằng: vấn đề công nhân, nông dân và trí thức chẳng những là nội dung cơ bản của cách

Trang 8

Xuất phát từ thực trạng đó, việc đề ra những giải pháp để củng cố, tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng là một việc làm cần thiết và hết sức cấp bách nhằm gắn kết

có hiệu quả ba lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật, đưa tỉnh Phú Thọ tiến lên theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước, góp phần cùng với nhân dân cả nước giữ vững định hướng XHCN, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng dân chủ văn minh Đó cũng là lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức

ở tỉnh Phú Thọ hiện nay” để nghiên cứu làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của

mình

Trang 9

Khuất Thị Thư 3 K34B - GDCD

2 Tình hình nghiên cứu vấn đề

Đoàn kết dân tộc luôn là vấn đề trọng tâm của cách mạng Việt Nam, mà trong đó nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức Đặc biệt hiện nay khi mà trong xã hội xuất hiện nhiều luồng tư tưởng trái chiều về lợi ích, về nghĩa vụ, của các giai tầng trong xã hội thì vấn đề này càng được đề cập nhiều hơn

Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo:

+ Trong cuốn: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” (2002) - Ban tư tưởng văn hóa trung ương Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Nxb Chính trị Quốc gia Các tác giả đã trình bày về vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam, trong đó tập trung vào việc chỉ ra thực trạng của vấn đề này và giải pháp để nâng cao hiệu quả, với các biện pháp về kinh tế, kĩ thuật, đào tạo nguồn nhân lực mới của nông thôn…

+ Trong cuốn: “Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” (2002) - PGS.TS Nguyễn Phú Trọng - Nxb Chính trị Quốc gia Tác giả đã trình bày về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, với những thuận lợi, cũng như những khó khăn và thách thức để phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

+ Trong cuốn: “Những quan điểm cơ bản của C.Mác - Ph.Ăngghen,

V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về giai cấp và liên minh giai cấp trong

thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (2005) do TS.Phạm Ngọc Thanh (chủ

biên) - Nxb Chính trị Quốc gia Các tác giả đi vào nghiên cứu các quan điểm

về giai cấp, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân ở thời kì

C.Mác - Ph.Ăngghen, và sau này là liên minh giữa công - nông - trí ở thời kì

V.I.Lênin Cũng trong công trình này, các tác giả còn nghiên cứu sự vận

dụng của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề liên minh

công - nông - trí thức

Trang 10

Khuất Thị Thư 4 K34B - GDCD

Các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài báo, tạp chí…

+ Bài: “Tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kì mới” của TS.Nguyễn Quang Du đăng trên tạp chí Lý luận chính trị số 2 - 2002 Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra tầm quan trọng to lớn của khối liên minh công - nông - trí, cho chúng ta thấy rõ nguồn gốc của từng giai cấp, tầng lớp đó Và cuối cùng tác giả đã nêu

ra các biện pháp nhằm tăng cường khối liên minh này

+ Bài: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta vận dụng tư tưởng liên minh công nông của V.I.Lênin trong xây dựng chủ nghĩa xã hội” của Nguyễn Quốc Phẩm đăng trên tạp chí Thông tin chủ nghĩa xã hội, lý luận và thực tiễn, số 6 (6 - 2005) Trong bài viết này, tác giả đã trình bày các quan điểm cơ bản của Lênin về vấn đề liên minh công - nông - trí, trên cơ sở đó tác giả chỉ ra được

sự vận dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề này, phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam

+ Bài “Phương hướng tăng cường công - nông - trí thức trong lĩnh vực nông nghiệp” của PGS.TS Phan Thanh Khôi đăng trên tạp chí Thông tin chủ nghĩa xã hội, lý luận và thực tiễn, số 19 (9 – 2008) Ở bài viết này, tác giả nêu

ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khối liên minh công - nông - trí trong lĩnh vực nông nghiệp, với các biện pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Phát huy sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN và phát triển nông nghiệp…

Các tác giả trên đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong vấn đề liên minh công - nông - trí, sự tác động của các mặt đối với vấn đề liên minh như sự tác động của công nghiệp hóa nông thôn hay của sự công nghiệp hóa hiện đại hóa…Từ đó đưa ra các giải pháp để tăng cường khối liên minh ở Việt Nam Tuy nhiên, các tác phẩm đó chưa đề cập đến tình hình liên minh cụ thể

ở cấp tỉnh Do vậy với bản khóa luận này của mình, tác giả đã đi trình bày một

Trang 11

Khuất Thị Thư 5 K34B - GDCD

số các giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh của khối liên minh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở một tỉnh

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu vấn đề liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức ở tỉnh Phú Thọ trong hiện nay

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Từ thực trạng của khối liên minh công - nông - trí, khóa

luận đề xuất các giải pháp nhằm củng cố và tăng cường khối liên minh

công - nông - trí thức trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Để đạt được mục đích trên khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh

giai cấp và sự vận dụng của chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ hai, chỉ ra thực trạng của liên minh công - nông - trí thức ở tỉnh

Phú Thọ

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố, tăng cường khối liên

minh công - nông - trí ở tỉnh Phú Thọ

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về liên minh giai cấp

Trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

Bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng một số phương pháp cụ thể:

Logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học…

Trang 12

Khuất Thị Thư 6 K34B - GDCD

6 Đóng góp của đề tài

Với kết quả đạt được, khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy các môn lý luận chính trị trong các trường Cao đẳng, Đại học Khóa luận cũng có giá trị tham khảo, phục vụ công tác hoạch định chính sách, xây dựng, củng cố khối liên minh ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng

Trang 13

Khuất Thị Thư 7 K34B - GDCD

Chương 1

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ LIÊN

MINH GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1.1 Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen

Trong giai đoạn đầu hình thành lí luận về giai cấp và liên minh giai cấp trong cách mạng vô sản và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những quan điểm về giai cấp công nhân (GCCN) và sứ mệnh lịch sử của nó Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C.Mác lần đầu tiên đã đưa ra tư tưởng cho rằng vai trò của GCCN là do những điều kiện kinh tế xã hội quyết định Ông chỉ ra rằng xã hội tư bản chủ nghĩa phát triển trong khuôn khổ sự đối kháng thường xuyên của hai lực lượng: Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Sự phát triển của các quan hệ tư bản chủ nghĩa thường xuyên tái sản xuất ra sự đối lập đó, sự đối lập mà nhà tư bản và kẻ tư hữu muốn duy trì Còn giai cấp vô sản trong điều kiện sinh sống của họ, “tất

cả những điều kiện sinh sống của xã hội hiện đại đạt tới đỉnh cao của sự vô nhân đạo” thì lại mong muốn thủ tiêu những quan hệ đó “Giai cấp vô sản đang thi hành bản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ ra giai cấp vô sản đã làm

ra cho mình” [15, tr 56] Cũng trong tác phẩm này, C.Mác đã nêu luận điểm hết sức quan trọng về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch

sử và sự tăng lên của vai trò đó trong tiến trình phát triển lịch sử

Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, khi phân tích bản chất giai cấp của nhà nước Pháp, C.Mác đã đề cập tới vấn đề nông dân và sự liên minh của giai cấp vô sản với các tầng lớp không vô sản trong quần chúng lao động Cũng trong tác phẩm này khi phân tích địa vị kinh tế xã hội trung gian của giai cấp tiểu tư sản (tiểu chủ, tiểu thương, tiểu nông…) luôn luôn đứng ở giữa hai giai cấp đối lập trong xã hội tư sản đó là tư sản và vô sản, C.Mác đã chỉ ra rằng giai cấp tiểu tư sản luôn luôn bấp bênh, dao động và luôn mâu

Trang 14

Khuất Thị Thư 8 K34B - GDCD

thuẫn trong việc giải quyết quyền lợi của mình: chống tư bản nhưng không muốn xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ giai cấp tư sản; lợi dụng giai cấp vô sản để chống lại giai cấp tư sản nhưng lại sợ giai cấp vô sản cách mạng Đồng thời C.Mác còn phân tích tính chất lạc hậu, bảo thủ của nông dân biểu hiện qua sự kiện tháng 10 năm 1948 (ngày bầu cử tổng thống Pháp) Từ thực tế đó, C.Mác kết luận quần chúng tiểu tư sản (cả thành thị và nông thôn) đều không thể có tinh thần cách mạng triệt để, càng không có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng chống tư bản Họ là lực lượng xã hội, chỉ trở thành lực lượng cách mạng khi họ liên minh với GCCN và thừa nhận sự lãnh đạo của GCCN mà thôi C.Mác viết “Chúng ta đã thấy rằng, nông dân, những người tiểu tư sản, các tầng lớp trung đẳng nói chung đều dần đứng về giai cấp vô sản, dần dần tập hợp xung quanh giai cấp vô sản để làm thành lực lượng quyết định của cách mạng” [16, tr 123] Như vậy trong tác phẩm này C.Mác đã phát triển quan điểm về bạn đồng minh, liên minh GCCN với giai cấp nông dân (GCND) và

cụ thể hóa thành nguyên lý về sự liên minh giữa GCCN và GCND cùng chống lại tư bản

Trong tác phẩm “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bônapactơ”, C.Mác chỉ ra điều kiện tốt nhất để liên minh giữa giai cấp vô sản và nông dân, đảm bảo chắc chắn cho cuộc cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo giành thắng lợi

là lúc GCND hoàn toàn hết hi vọng vào quá khứ, vào mảnh đất con của mình

và vào cái nhà nước hiện đang thống trị họ “Vì tuyệt vọng về sự phục hồi đế chế Napôlêông, người nông dân Pháp cũng mất luôn cả lòng tin ở mảnh đất con người mình Toàn bộ lâu đài xây dựng trên mảnh đất con đó sụp đổ và như thế cách mới thực hiện được bài đồng ca mà nếu không thực hiện đươc bài đồng ca này, thì tất cả các quốc gia nông dân bài đơn ca của cách mạng sẽ trở thành bài ai điếu” [17, tr 150]

Trang 15

Khuất Thị Thư 9 K34B - GDCD

Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gôta” vấn đề liên minh giai cấp của GCCN và điều kiện của sự liên minh được phản ánh thông qua nội dung phê phán của C.Mác đối với quan điểm sai lầm của dự thảo cương lĩnh Gôta

“Việc giải phóng lao động phải là sự nghiệp của GCCN, đối diện với giai cấp này, tất cả các giai cấp khác chỉ hợp thành một khối phản động” [18, tr 481]

và vấn đề đoàn kết quốc tế được khái quát thông qua sự phê phán của C.Mác đối với quan điểm sai lầm được nêu ra trong dự thảo cương lĩnh Gôta “GCCN hoạt động để giải phóng mình, trước tiên là trong khuôn khổ quốc gia dân tộc hiện nay… Cố gắng chung của công nhân ở tất cả các nước văn minh sẽ là tình hữu nghị quốc tế giữa các dân tộc” [18, tr 483]

Sự phát triển về lí luận liên minh giai cấp còn được thể hiện rõ trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” Trong tác phẩm này, C.Mác đã phân tích luận giải

về công xã Pari một nhà nước vô sản đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của giai cấp vô sản Công xã Pari mãi là niềm tự hào của giai cấp vô sản Pháp và cũng là niềm tự hào của toàn thể nhân dân lao động trên thế giới Song công xã chỉ tồn tại 72 ngày do mắc phải một số sai lầm mà sai lầm to lớn làm công xã thất bại nhanh chóng là do giai cấp vô sản đã không liên minh được với giai cấp nông dân, không được nông dân ủng hộ Từ bài học thất bại của công xã, C.Mác chỉ cho giai cấp vô sản thấy rằng nếu không liên minh được với giai cấp nông dân thì giai cấp vô sản có giành được chính quyền thì cũng không thể giữ được chính quyền đó

Sau khi C.Mác mất (1883), Ph.Ăngghen tiếp tục sự nghiệp khoa học và cách mạng của hai ông, hoàn thiện các công việc mà C.Mác để lại, tổng kết thực tiễn và lí luận cách mạng, lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế Trong tác phẩm “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức”, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ vai trò của nông dân và ý nghĩa vấn đề nông dân Ông phân tích thái độ chính trị của tiểu nông: là người vô sản tương lai nhất định sẽ lắng nghe sự tuyên truyền

Trang 16

Khuất Thị Thư 10 K34B - GDCD

của người xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhưng mặt khác họ lại cố bám vào mảnh đất nhỏ một cách tuyệt vọng cho nên anh ta không nghe người XHCN và có khi họ còn có thành kiến với người XHCN, và nếu động đến mảnh đất của anh

ta thì anh ta cũng căm thù người XHCN như kẻ cho vay nặng lãi và bọn thắng kiện Ph.Ăngghen đã nhắc nhở các Đảng cộng sản phải tăng cường lực lượng

ở nông thôn, có như vậy cách mạng vô sản mới thành công

Từ hoạt động nghiên cứu lí luận và hoạt động thực tiễn củanmình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận thấy được vai trò to lớn của GCCN, thấy được tính tất yếu của liên minh GCCN và GCND Các ông đã đặt những cơ sở có tính nguyên tắc cho việc thực hiện liên minh giữa GCCN với GCND trong thời kỳ quá độ lên CNXH Mặc dù đó mới chỉ là những quan điểm, tư tưởng chung nhất về liên minh giai cấp, nhưng nó đã trở thành nền tảng tư tưởng để sau này Lênin và các Đảng cộng sản phát triển hoàn thiện, phù hợp với hoàn cảnh của tình hình cách mạng mới

1.2 Quan điểm của V.I.Lênin

Là người học trò xuất sắc của C.Mác, V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển sáng tạo những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về liên minh công - nông, trong cách mạng XHCN nói chung và đặc biệt trong thời kì quá độ lên CNXH Theo V.I.Lênin liên minh công - nông không chỉ có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành bại của cách mạng vô sản mà còn là điều kiện hết sức quan trọng để xây dựng và củng cổ chuyên chính vô sản, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ thành quả của cách mạng XHCN Trong tác phẩm của mình V.I.Lênin đã mở rộng khái niệm liên minh công nhân với nông dân thành khái niệm liên minh giữa GCCN với GCND và các tầng lớp lao động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Từ thực tiễn cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng dân chủ tư sản và công cuộc xây dựng CNXH ở nước Nga Xô Viết, V.I.Lênin đã đề cập tới một khía cạnh về xây dựng và phát triển các giai cấp, các tầng lớp nhân dân lao động khác trong thời kì quá độ lên CNXH nhằm phát huy vai trò của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội nói chung và trong

Trang 17

“tính chất giai cấp về giới trí thức” và phân tích sự phân hóa của giới trí thức thành: “các nhà trí thức XHCN…, đáp ứng những đòi hỏi của giai cấp vô sản” [13, tr.380] và “những phần tử trí thức” thỏa mãn và an tâm… các phần tử trí thức tư sản” [13, tr 377]

Trong tác phẩm: “Nhiệm vụ của những người xã hội dân chủ Nga”, V.I.Lênin đã nêu rõ thái độ của GCCN đối với các giai cấp khác trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản và ông đã nhấn mạnh rằng: “chỉ có giai cấp vô sản mới có thể là - và địa vị giai cấp của nó; nó không thể là - giai cấp dân chủ triệt để đến cùng, là kẻ thù kiên quyết của chế độ chuyên chế, không thể có một nhượng bộ nào, không thể có một sự thỏa hiệp nào Chỉ có giai cấp vô sản mới có thể là chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do chính trị và cho những thể chế dân chủ” [11, tr 565-566]

Cũng trong các tác phẩm của mình, V.I.Lênin đã chỉ ra một trong những điều kiện để giữ được vai trò lãnh đạo trong cách mạng dân chủ và đẩy lên triệt để là: giai cấp vô sản phải liên minh được với nông dân Trong thời kì của cách mạng dân chủ, ông nhấn mạnh đến liên minh công nông đối với việc giành thắng lợi triệt để cho cuộc cách mạng đó và tiến nhanh sang cuộc cách

Trang 18

Khuất Thị Thư 12 K34B - GDCD

mạng XHCN nhưng hình thức liên minh mới trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thì ông tạm gác lại V.I.Lênin cũng khẳng định tính tất yếu, tầm quan trọng của liên minh công nông không chỉ trong việc đưa cách mạng dân chủ đến thắng lợi triệt để mà còn trong việc tạo ra điều kiện để giai cấp vô sản bước vào cuộc đấu tranh cách mạng chống giai cấp tư sản đến thắng lợi cuối cùng

Ngay trong giai đoạn đầu V.I.Lênin đã nhận ra rằng, cách mạng chỉ bao gồm được cả giai cấp vô sản và nông dân thì mới có thể là cách mạng “nhân dân”, mới thực sự lôi kéo được đa số nhân dân Điều này đến nay vẫn còn mang tính phổ biến, công - nông vẫn là lực lượng quyết định tới tính chất

“nhân dân” của cách mạng Khối công - nông có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng trong thời kì chuyên chính vô sản Nhà nước chuyên chính vô sản nhưng công - nông là lực lượng “nắm chính quyền nhà nước” [12, tr 66]; Phá

vỡ bộ máy ấy, đập tan nó đi, đó là lợi ích thực sự của “nhân dân”, của đa số nhân dân, của đa số công nhân và của đa số nông dân, đó là “điều kiện kiên quyết” cho sự liên minh tự do giữa nông dân nghèo và vô sản, nếu không có

sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể có cải tạo CNXH được” [12, tr 49]

V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc xây dựng sự liên minh giữa giai cấp vô sản với trí thức cách mạng trong công cuộc xây dựng CNXH Trong Diễn văn Đại hội II toàn Nga của cán bộ ngành y tế về vệ sinh, ngày 1 tháng 3 năm 1920 Người chỉ rõ: Trước sự liên minh của các đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kĩ thuật, không một thế lực đen tối nào đứng vững được Theo V.I.Lênin, trong quá trình xây dựng CNXH, việc nâng cao tri thức của nhân dân lao động nói chung và của GCCN nói riêng có tầm quan trọng lớn Người viết: Việc nâng cao năng suất lao động, trước hết là việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân Người

Trang 19

Khuất Thị Thư 13 K34B - GDCD

còn nhấn mạnh tới việc GCCN phải học tập tri thức của chuyên gia tư sản Người nói: bản thân công nhân và nông dân chúng ta mà càng nhanh chóng học tập được cách tạo ra kỉ luật lao động tốt hơn và kĩ thuật lao động cao, bằng cách sử dụng các chuyên gia tư sản để học lấy môn khoa học ấy thì chúng ta sẽ càng sớm thoát khỏi “khoản tiền cống” cho các chuyên gia đó

Trong giai đoạn của V.I.Lênin, liên minh giai cấp không chỉ dừng lại ở liên minh giữa GCCN với GCND như thời kì của C.Mác và Ph.Ăngghen mà phát triển lên thành liên minh giữa GCCN với GCND với tầng lớp trí thức Thời kì C.Mác - Ph.Ăngghen hoạt động thì GCCN hoàn toàn là người “vô sản” theo đúng nghĩa của nó, họ không có gì ngoài phải bán sức lao động, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột hầu hết, họ mù chữ, chỉ biết sử dụng cơ bắp để lao động Còn GCND là tầng lớp đông đảo trong xã hội, tỷ lệ mù chữ của họ rất cao, hơn cả công nhân Do vậy không thể có trí thức vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là không có trí thức của công nông Mặt khác, giai cấp tư sản là giai cấp thống trị cả về kinh tế lẫn chính trị trong xã hội tư bản, để quản lí xã hội và quản lý kinh tế, giai cấp tư sản phải đào tạo đội ngũ trí thức để phục vụ cho chế độ tư bản, làm xuất hiện đội ngũ trí thức tư bản có xuất thân từ tầng lớp trên hoặc hữu sản, qua thực tiễn đời sống xã hội, một bộ phận trí thức tư sản trở thành nhà tư bản, còn đa số trở thành công cụ đắc lực phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản Chỉ một ít trong họ thấy rõ bản chất bóc lột, phản động của giai cấp tư sản đã chạy sang hàng ngũ giai cấp vô sản,

đó là bộ phận những nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt

lí luận, toàn bộ cuộc vận động lịch sử, tức là một bộ phận trí thức tư sản do giác ngộ cách mạng mà trở thành một bộ phận rất quan trọng trong quá trình vận động cách mạng của giai cấp và họ không phải là kết quả của quá trình trí thức của giai cấp vô sản

Trang 20

1.3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam

về liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp

trí thức

1.3.1 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong quá trình tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được rằng: Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam muốn thành công phải do GCCN lãnh đạo, phải xây dựng và củng cố khối liên minh công nông, giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân

Vấn đề nông dân và liên minh công nông được Hồ Chí Minh bàn đến một cách sâu sắc và toàn diện tại Đại hội quốc tế nông dân lần thứ nhất ở Matxcơva vào năm 1923, với tư cách là đại biểu nông dân của các nước thuộc địa, trong bản tham luận của mình tại đại hội Người đã tố cáo tội ác của bọn thực dân, nêu lên vấn đề nông dân ở các nước thuộc địa Từ sự nhìn nhận về người nông dân một cách toàn diện, Người đã vạch ra con đường giải phóng

Trang 21

Khuất Thị Thư 15 K34B - GDCD

nông dân thoát khỏi chế độ thực dân phong kiến Con đường đó theo Hồ Chí Minh “phải tổ chức nhau lại để kiếm đường giải phóng, phải đấu tranh để tự giải phóng Giai cấp duy nhất đã đấu tranh thẳng tay chống chế độ hiện nay là GCCN, vì vậy nông dân và công nhân là hai bạn đồng minh tự nhiên” Nông dân cần có giai cấp tiên tiến lãnh đạo tức là GCCN thì mới chắc chắn được giải phóng Hồ Chí Minh còn chỉ ra vai trò của người nông dân trong đời sống

xã hội và tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng nông dân Người đánh giá cao vai trò của nông dân là lực lượng “nòng cốt” là một trong hai động lực của cách mạng Việt Nam

Khẳng định tính tất yếu vai trò to lớn của khối liên minh công nông trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, đặc biệt với các nước chậm phát triển, Người viết: Cuộc cách mạng không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản không được quần chúng nhân dân ủng hộ tích cực Đó là sự thật hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng, cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng để xây dựng khối liên minh công nông vững chắc nhiệm vụ của GCCN, của Đảng phải tổ chức phong trào nông dân, tổ chức của nông dân

là nông hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quan điểm tư tưởng của mình luôn đề cao vai trò của tri thức Trong trả lời phỏng vấn của một tờ báo nước ngoài Người viết “tri thức là vốn liếng quí báu ở nước khác như thế nào thì ở Việt Nam cũng như thế” Theo Người, tuy bị áp bức về mặt xã hội, bị đè nén về tinh thần nhưng trí thức Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần dân tộc, có đầu óc dân tộc

và cách mạng nên dễ hấp thụ tinh thần cách mạng, có ý thức về lẽ sống và khát vọng tự do Người đã chỉ ra rằng: “Lúc đã hiểu biết trí thức dễ đi theo cách mạng, vì vậy Đảng cách mạng cần phải dìu dắt, giúp đỡ trí thức trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới càng cần tới trí thức Muốn phát triển văn hóa thì

Trang 22

Những quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của GCCN, GCND và tầng lớp trí thức hoàn toàn đúng đắn Và người đã khẳng định được tính tất yếu của liên minh công - nông - trí, không những thế Người còn chỉ ra cách thức để tăng cường sự liên minh đó Những tư tưởng đó trở thành nền tảng để Đảng ta kế thừa và phát triển

1.3.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp và liên minh giai cấp, Đảng ta đã vận dụng sáng

tạo và phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta

Ngay từ khi thành lập, Đảng đã luôn sáng suốt lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trong suốt quá trình cách mạng, Đảng luôn đề cao vai trò, tầm quan trọng của khối liên minh công - nông - trí Trong Chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 đã chỉ rõ: Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản, Đảng tập hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung đánh đổ các

Đảng phản cách mạng như Đảng lập hiến

Trang 23

Trong Đại hội lần thứ II tháng 2 năm 1951, Đảng ta đã chỉ rõ: “Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân… lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí óc làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo” [5, tr 437]

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhất là trong công cuộc đổi mới liên minh này được đặc biệt coi trọng Điều này được thể hiện trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và thông qua hai

kì đại hội gần đây

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam chẳng những tiếp tục khẳng định tính tất yếu của liên minh công - nông - trí thức trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN mà còn đặc biệt coi trọng vấn đề này khi đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Đại hội chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo” [7, tr 86]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của liên minh công, nông, trí thức Coi khối liên minh đó là “nền tảng” của đại đoàn kết toàn dân tộc Văn kiện ghi rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông nhân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [8, tr 116]

Trang 24

Khuất Thị Thư 18 K34B - GDCD

Như vậy, tính tất yếu của liên minh công nông trí thức Việt Nam trong thời kì quá độ lên CNXH đã được Đảng khẳng định trong các kì đại hội là sự vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam trong từng giai đoạn

Chương 2.

THỰC TRẠNG LIÊN MINH CÔNG NHÂN - NÔNG DÂN - TRÍ

THỨC Ở TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY 2.1 Sơ lược và vài nét về GCCN, GCND, và tầng lớp trí thức ở tỉnh

Phú Thọ

2.1.1 Sơ lược về tỉnh Phú Thọ

Trang 25

Khuất Thị Thư 19 K34B - GDCD

Phú Thọ là tỉnh được tái thành lập từ ngày 1/1/1997 (được tách ra từ

tỉnh Vĩnh Phú cũ) Tỉnh tiếp giáp với các tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà

Nội, Sơn La, Yên Bái, Hòa Bình

Phú Thọ có diện tích 3500 km2 Toàn tỉnh có 13 huyện, thị, thành gồm có: Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, và 11 huyện là: Thanh Ba, Tam Nông, Lâm Thao, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Phù Ninh, Đoan Hùng, Yên Lập, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Tân Sơn; Với 274 xã, phường (trong đó có 240 xã miền núi,

50 xã đặc biệt khó khăn) Thủ phủ của tỉnh là thành phố Việt Trì (được công nhận là thành phố loại 2) Địa hình tỉnh giáp với nhiều vùng phát triển kinh tế, đây là cơ hội để tỉnh tham gia hội nhập phát triển kinh tế thuận lợi

Dân số của tỉnh là 1,3 triệu dân Là tỉnh trung du miền núi, Phú Thọ có 10/13 huyện miền núi, 214/274 xã, thị trấn miền núi Diện tích miền núi 3.227km2, chiếm 92,3% diện tích tỉnh Dân số miền núi: 950.000 người, chiếm 74% dân số toàn tỉnh.Dân tộc thiểu số có gần: 227.000 người chiếm 21,5% dân số miền núi, 15% dân số toàn tỉnh Có 21 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn Trong các dân tộc thiểu số, có bốn dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông sống tập trung thành làng, bản riêng, có bản sắc văn hóa, phong tục tập quán khá đậm nét, trong đó dân tộc Mường có số dân chiếm tỉ lệ cao nhất: 186.000 người Các dân tộc thiểu số sống tập trung ở các huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng

Do địa bàn miền núi trải rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém,điểm xuất phát về kinh tế thấp, phong tục tập quán, tư duy kinh tế còn mang nặng tính tự túc, tự cấp…Vì vậy, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn Đây cũng chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc thực hiện tốt khối liên minh công - nông - trí thức của tỉnh

Trang 26

Khuất Thị Thư 20 K34B - GDCD

2.1.2 Vài nét về GCCN, GCND, và tầng lớp trí thức của tỉnh Phú Thọ

Về tình hình giai cấp nông dân: là tỉnh trung du miền núi, vì vậy có số

lượng nông dân trong cơ cấu xã hội khá đông Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thực hiện quan điểm phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì vậy tỉ lệ nông dân đã giảm Tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp giảm từ 79,8% năm 2000 xuống còn 70,1 năm 2005 Mặc

dù vậy, với thế mạnh của mình nông dân Phú Thọ vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Về đời sống của nông dân, theo báo cáo Tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác hội năm 2009” Năm 2008 mặc dù bị thiên tai bão lũ nhiều, giá cả tăng nhưng năng suất nông nghiệp vẫn phát triển khá, đại bộ phận nông dân có đời sống ổn định, tình hình chính trị xã hội ở nông thôn được giữ vững Nông dân yên tâm sản xuất và tin vào sự lãnh đạo của Đảng Số hộ sản xuất kinh doanh giỏi tăng, số hộ nghèo giảm đáng kể Cả tỉnh có khoảng gần 40 ngàn hộ nông dân nghèo chiếm 17,4% số hộ nông nghiệp Theo báo cáo tổng hợp của 13 huyện, thành thị: sau tết nguyên đán toàn tỉnh có 1528 hộ với hơn

6765 khẩu thiếu đói, trong đó đói gay gắt 455 hộ với 1954 khẩu Nhìn chung những hộ thiếu đói là những hộ già cả, neo đơn và bị thiên tai Những vùng bị thiên tai, hạn hán, bão lũ, những hộ có người chết, những họ gặp khó khăn đã được Đảng và nhà nước, các tổ chức đoàn thể quan tâm giúp đỡ Các nguồn vốn, hàng hoá ho trợ đồng bào bị thiên tai với tổng số tiền hơn 6.139 triệu đồng, 50 tấn ngô giống, hơn 2 triệu liều vác xin phòng dich cúm gia cầm và hàng trăm ngàn ngày công lao động của hội viên nông dân giúp bà con bị thiên tai, các hộ đặc biệt khó khăn đã được tổ chức hội cơ sở phân công giúp

đỡ dần có cuộc sống ổn định yên tâm phát triển sản xuất

Hoạt động của hội nông dân cũng đã đạt được nhiều thành tựu như: công tác tuyên truyền và giáo dục chính trị, tư tưởng cho hội viên, nông dân

Trang 27

Khuất Thị Thư 21 K34B - GDCD

đã được tập trung thực hiện Nội dung tuyên truyền đã có nhiều đổi mới và đạt nhiều kết quả góp phần nâng cao nhân thức cho cán bộ, hội viên về chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc của giai cấp nông dân Hội nông dân đã tổ chức quán triệt và học tập nghị quyết Đại hội Đại biểu hội nông dân tỉnh Phú Thọ lần thứ VII tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả dự án dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống bạo lực gia đình…[1]

Về tình hình việc làm, đời sống của công nhân viên chức, lao động ở tỉnh Phú Thọ:

Theo “Báo cáo tổng kết công tác công đoàn năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009” tính đến nay, tổng số công nhân viên chức, lao động là 114.287 người, trong đó nữ: 59.886 người chiếm 52,4%; Khu vực nhà nước 48.473 người, khu vực ngoài quốc doanh: 68.814 người, số lao động thiếu việc làm trong khu vực ngoài quốc doanh chiếm là: 1.307 người chiếm: 1,98% so với tổng số công nhân lao động khu vực ngoài quốc doanh, điển hình như: Công ty cổ phần văn phòng phẩm Bãi Bằng: 179 người; Xí nghiệp ván nhân tạo và chế biến lâm sản Việt Trì: 80 người; Công ty trách nhiệm hữu hạn mỳ Hàn Quốc: 70 người… Số công nhân thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên tăng lên tập trung ở một số dơn vị sản xuất kinh doanh kém hiệu qua, sản xuất chế biến lâm sản theo thời vụ

Về đời sống của công nhân viên chức, lao động, nhìn chung thu nhập tiền lương công nhân viên chức lao động tương đối ổn định Tiền lương bình quân của công nhân viên chức lao động trên địa bàn là:1.336.000đ/người/tháng Trong đó: khu vực hành chính sự nghiệp sự nghiệp: 1.480.000đ/người/tháng, khu vực sản xuất kinh doanh: 1.230.000đ/người/tháng… Một số doanh nghiệp của Trung ương thuộc tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước có tiền lương, thu nhập cao từ 3 đến 6 triệu đồng Số còn lại các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu

Trang 28

Khuất Thị Thư 22 K34B - GDCD

vực ngoài quốc doanh tiền lương, thu nhập thấp không ổn định Tuy nhiên, trước tình hình lạm phát tăng cao đã tác động trực tiếp đến việc làm và đời sống của người lao động, nhất là bộ phận công nhân lao động có thu nhập thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn Thiên tai, bão lũ, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường tác động xấu tới tình hình sản xuất và đời sống của người lao động

Về tư tưởng công nhân viên chức, lao động: đại bộ phận công nhân viên

chức, lao động tin tưởng sự lãnh đạo sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính phủ kiềm chế lạm phá, giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế Công nhân viên chức công tác lao động tích cực, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, chấp hành nghiêm chế độ, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, nội quy, quy chế, cơ quan đơn vị Công tác tuyên truyền pháp luật lao động cho công nhân viên chức, lao động được đẩy mạnh, chú trọng tuyên truyền đến công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp Đồng thời sự suy thoái tài chính kinh tế toàn cầu và những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, những vụ lừa đảo tín dụng xảy ra trên địa bàn tỉnh… đã ảnh hưỏng tới đời sống tư tưởng của công nhân viên chức, lao động Trong năm qua đã xảy ra 9 vụ đình công và ngừng việc tập thể tự phát trên 5.000 công nhân lao động thuộc Công ty OPUS ONE, Công ty trách nhiệm hữu hạn YAKJIN Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Folecon Việt Nam… Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng lao động không đúng pháp luật lao động về: tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thời gian làm việc, điều kiện làm việc, các khoản phụ cấp, ăn ca, trang thiết bị bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động.[14]

Trang 29

Về cơ cấu ngành: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng từ 33,2% năm 1997 lên 37,6% năm 2005; tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm từ 33,1% năm 1997 xuống còn 28,7% năm 2005; tỷ trọng dịch vụ vẫn giữ ở mức 33,7%.[ Phụ lục 1]

Tương ứng đó là, về cơ cấu lao động, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 10,7% năm

2000 lên 16,4% năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 9,5% năm 2000 lên 13,5% năm 2005; tỷ trọng lao động trong các ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm từ 79,8% năm 2000 xuống còn 70,1% năm 2005.[ Phụ lục 2]

Những chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lao động trên đây mang tính tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chỉ có thể đạt được khi hàm lượng công nghiệp và hàm lượng chất xám đến được nhiều hơn với nông nghiệp, nông dân, nghĩa là thực hiện tốt hơn sự liên minh công- nông- trí thức Cũng do vậy chúng ta nhận thấy sự chuyển dịch hiện nay vẫn còn chậm,

tỷ trọng nông nghiệp và tỷ trọng lao động nông nghiệp vẫn còn cao chiếm hơn 50% tổng số

Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế cũng là biểu hiện trong thực tế liên minh công- nông- trí ở nước ta nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng Đối với tỉnh Phú Thọ, nhận thức đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng của các đơn vị kinh tế, các thành phần kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ nguồn nhân lực,

Trang 30

Khuất Thị Thư 24 K34B - GDCD

hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, liên doanh, liên kết đầu tư, bao tiêu sản phẩm… từng bước đưa doanh nghiệp vào môi trường đầu tư quốc tế Với chính sách phát triển thông thoáng đó, các thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của mình và đan xen nhiều hình thức sở hữu Khu vực kinh tế Nhà nước (biểu trưng sức mạnh kinh tế của công nhân và trí thức mới XHCN…) được đổi mới, sắp xếp lại theo đúng tinh thần của Trung ương Đảng Trong 4 năm (2001- 2004) đã chuyển đổi 44 doanh nghiệp Năm 2005, hoàn thành thủ tục chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp nhà nước cho 26 doanh nghiệp, các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, hoạt động có hiệu quả hơn, sản phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu hội nhập Kinh tế Nhà nước chiếm 36,4% GDP, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào ngành chủ yếu của nền kinh tế Kinh tế dân doanh, trong đó có thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ) - biểu trưng cho sức mạnh kinh tế của nông dân, được khuyến khích phát triển khá nhanh, quy mô được rộng mở hình thức đa dạng Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng V khóa VIII, đến năm 2008, toàn tỉnh có 443 hợp tác xã, 1.056 doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, trên 47.000 hộ kinh doanh cá thể Do môi trường đầu tư thông thoáng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần này được cải thiện rõ rệt Kinh tế tư nhân phát triển nhanh, hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 49,7 GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống Khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài (với số lượng đông đảo): nhờ có các chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư, tập trung giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn vướng mắc… nên có bước phát triển khá, mở rộng thị trường, thu hút một vạn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng

Trang 31

Trong những năm qua, nông nghiệp của tỉnh liên tục phát triển khá Giai đoạn 1997-2000, sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tiếp tục phát triển, góp phần quan trọng vào tăng truởg kinh tế, bảo đảm

an ninh lương thực, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định kinh tế- xã hội, tốc

độ tăng trưởng là 5,91%, cao hơn mức tăng của cả nước(cả nước là 4,87%) Giai đoạn 2001- 2005, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng khá, các chỉ tiêu đều vượt mức đề ra Giá trị sản xuất bình quân tăng 8,1% năm, trong đó trồng trọt tăng 7,06%, chăn nuôi tăng 10,02%, lâm nghiệp tăng 10,4%, thuỷ sản tăng 7,6% Giai đoạn 2006- 2008 đã có bước tăng trưởng tương đối vững chắc, cơ

sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư đáng kể với tổng kinh phí

là 1.132.213 triệu đồng để phục vụ sản xuất và đời sống; giá trị sản lượng nông, lâm nghiệp, thủy sản giai đoạn này tăng bình quân 3,2%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 2,4%, lâm nghiệp tăng 5,2%, thủy sản tăng 13,2%/

Về cây công nghiệp chủ lực: về diện tích, sản lượng, năng suất cây chè

tăng nhanh: giai đoạn 1997- 2000 là 3,31% Năm 2005 đạt 69,5 nghìn tấn, tăng 40,2 nghìn tấn, chè qua chế biến tăng 18,2 nghìn tấn so với năm 2000, chè xuất khẩu đạt 17.000 tấn và tính đến nay với diện tích là hơn 15.600 ha, sản lượng chè thu được hàng năm là 11,6 nghìn tấn chè búp tươi, sản lượng chè qua chế biến đạt hơn 5,5 nghìn tấn Là một tỉnh đứng thứ 2 về xuất khẩu chè trong cả nước Đã hình thành những vùng chè tập trung ở các tỉnh: Thanh

Ba, Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Phù Ninh

Trang 32

Khuất Thị Thư 26 K34B - GDCD

Về chăn nuôi gia súc gia cầm: chăn nuôi gia súc gia cầm tăng trưởng với

tốc độ khá Phong trào chăn nuôi bò thịt bắt đầu đạt được kết quả, có triển vọng phát triển tốt Chương trình nuôi bò sữa triển khai từ năm 2003 đến năm 2005

có 749 con Đàn trâu năm 2008 so với năm 2005 tăng 9,8%, đàn lợn tăng 26,7%, gia sức gia cầm tăng 20,26% Bước đầu hình thành vùng chăn nuôi lợn tập trung xuất khẩu ở thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao

Về chương trình nuôi trồng thuỷ sản: Sau khi quy hoạch được phê

duyệt đã triển khai tích cực việc xây dựng trại giống, chuyển giao công nghệ cho các huyện, thành thị Do vậy, diện tích nuôi trồng trong các năm 1997-

2000 tăng bình quân là 10,54% Năm 2005 diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt

7656 ha, tăng 62,7%, sản lượng thủy sản các loại đạt 11,7 ngàn tấn Từ năm

2006 - 2008 chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản được thêm 950ha, năm 2008 tổng sản lượng thủy sản các loại đạt 16,4 ngàn tấn, tăng 4,7 ngàn tấn so với năm 2005

Về sản xuất lâm nghiệp: có nhiều tiến bộ, độ che phủ của rừng đạt

35,8% năm 2000 lên 45,2% năm 2005 và tới năm 2008 tăng lên 48,7% Trồng mới được 27,7 nghìn ha rừng tập trung Khoanh nuôi, bảo vệ 38- 40 nghìn ha Tài nguyên rừng tiếp tục được bảo vệ và phát triển tốt hơn Nạn phá rừng làm nương rẫy tiếp tục được hạn chế Hình thành được vùng nguyên liệu giấy trên 30.000 ha, phân bố ở 10 huyện, hàng năm cung cấp cho công ty giấy Bãi Bằng 5000- 6000 tấn nguyên liệu giấy

Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản tăng đáng kể, một số sản phẩm xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới

Kết cấu hạ tầng được quan tâm, đầu tư nhiều hơn, bộ mặt nông thôn, đời sống của nông dân có bước cải thiện Trong những năm qua đời sống của nông dân được nâng lên đáng kể Số hộ nghèo giảm nhiều so với thời kì trước

Trang 33

Khuất Thị Thư 27 K34B - GDCD

Cuộc sống vật chất và tinh thần của người nông dân đều được tăng lên Số làng, xã, khu văn hoá ngày càng nhiều, các hoạt động văn hoá văn nghệ thường xuyên diễn ra Ngày nay không còn cảnh người dân háo hức chờ xem tivi như trước, mà hầu như mỗi nhà đều có 1 tivi và một xe máy làm phương tiện đi lại

Những biến đổi này của nông dân, nông nghiệp nông thôn là kết quả sự tích cực của công nhân, trí thức đến với nông dân bằng việc thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoa, thuỷ lợi hoá, ứng dụng công nghệ sinh học, đưa thiết bị, khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn… đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu kĩ thuật của các nghành khoa học vào trong nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các biên pháp canh tác hiện đại…đó là kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học, những tri thức

2.2.2 Trên lĩnh vực chính trị

Trong những năm qua, trên cơ sở của đoàn kết công, nông, trí thức mà tạo nên sức mạnh to lớn giữ vững an ninh tỉnh, đã chủ động nắm chắc tình hình, đề ra các biện pháp đấu tranh có hiệu quả với các hoạt đông “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch Tập trung lãnh đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng

cố quốc phòng an ninh Thường xuyên chú trọng công tác xây dựng lực lượng

vũ trang, bổ xung hoàn thiện phương án tác chiến, luyện tập, diễn tập, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc Hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển quân, công tác giáo dục quốc phòng; tăng cường quản lí nhà nước về quốc phòng an ninh Chủ động triển khai các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Phát hiện sử lý kịp thời các địa bàn phức tạp về an ninh nông thôn, giữ vững

ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội Tăng cường sức mạnh tổng hợp thế

Ngày đăng: 31/10/2015, 17:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ban tư tưởng văn hóa trung ương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
Tác giả: Ban tư tưởng văn hóa trung ương, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
4. Nguyễn Quang Du (2002), “Tăng cường khối liên minh giữa giai công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kì mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 2/2002), tr.52 - 53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường khối liên minh giữa giai công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kì mới”, "Tạp chí Lý luận chính trị
Tác giả: Nguyễn Quang Du
Năm: 2002
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
6. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì đổi mới
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 1991
7. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2001
8. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2006
9. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
10. Phan Thanh Khôi (2008), Phương hướng nhằm tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức trong lĩnh vực nông nghiệp, Tạp chí Thông tin chủ nghĩa xã hội, (số 19), 9/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thông tin chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Phan Thanh Khôi
Năm: 2008
11. V.I Lênin (1991), Toàn tập, tập 37, Nxb. Tiến Bộ, Matxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Toàn tập
Tác giả: V.I Lênin
Nhà XB: Nxb. Tiến Bộ
Năm: 1991
1. Ban chấp hành Hội Nông dân tỉnh Phú Thọ (2008), Báo cáo tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác hội năm 2009 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w