Hạn chế còn tồn tại trong quá trình liên minh công nông trí thức ở tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 41 - 45)

tỉnh Phú Thọ hiện nay.

Về kinh tế:

Kinh tế phát triển chưa thực hiện sự vững chắc, chưa tạo được sự bức phá, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung chất lượng hiệu quả chưa cao. Áp dụng cơ giới hoá vào trong sản xuất còn chậm, việc gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; chỉ đạo triển khai thực hiện một số chương trình trọng điểm trong nông nghiệp hiệu quả thấp, nhiều hợp tác xã nông nghiệp sau chuyển đổi theo Luật lao động còn khó khăn. Trong nông nghiệp: ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là cây lương thực, khai thác lợi thế đất rừng, mặt nước, để phát triển lâm nghiệp thuỷ sản chưa nhiều. Trong công nghiệp: còn phát triển chưa vững chắc, các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhanh nhưng quy mô nhỏ, công nghệ tiên tiến còn ít, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Nhiều doanh nghiệp chưa chủ động chuẩn bị tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động sau chuyển đổi chưa cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, khai thác lợi thế so sánh trong từng ngành, từng dịch vụ chưa nhiều, chưa thực sự tạo được mũi đột phá trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao như: công nghệ thông tin, du lịch, văn hoá, lễ hội…chưa tương xứng với tỉnh. Những hạn chế này chính là biểu hiện về hạn chế của liên minh công - nông - trí thức ở tỉnh

Khuất Thị Thư 36 K34B - GDCD

Phú Thọ nói riêng và ở nước ta nói chung hiện nay. Về kinh tế hạn chế này còn thể hiện ở chỗ việc thu hút vốn đầu tư cho các nghành, lĩnh vực còn chưa cao, kém hiệu quả. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ còn chậm, nhất là hỗ trợ mặt bằng, hỗ trợ vốn, hạ tầng…hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất và đời sống chưa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển. Số đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ mang tính chiến lược, đột phá trong lĩnh vực sản xuất đời sống còn ít. Chuyển giao công nghệ chưa gắn chặt với đầu tư trong các ngành, lĩnh vực kinh tế. Hiện tượng đầu tư công nghệ thiết bị cũ không tiên tiến còn khá phổ biến.

Về văn hóa xã hội :

Chất lượng giáo dục toàn diện giữa các vùng miền không đồng đều, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn còn tồn tại ở một số nơi, tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hoá xây dựng cơ sở vật chất trường học còn chậm, quản lí phân công giáo viên chưa hợp lí giữa các vùng miền, đời sống giáo viên mầm non ngoài biên chế giáo viên vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. Cơ cấu đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, chất lượng lao động thấp, chuyển dịch lao động còn chậm. Chưa có chiến lược chính sách đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ còn bất cập, thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia công nghệ giỏi. Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá, văn minh trong cưới hỏi còn chuyển biến châm, vấn đề lao động việc làm vẫn là áp lực lớn. Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân, nhất là với người nghèo vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, thiếu các loại hình dịch vụ chất lượng cao và các chuyên gia giỏi đầu nghành, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân của một số cán bộ y tế chưa tốt.

Khuất Thị Thư 37 K34B - GDCD

Về công tác an ninh, quốc phòng:

An ninh trật tự cơ sở cũng còn nhiều hạn chế do sự phân công không bình đẳng trong lao động cũng như trong quyền lợi giữa các giai cấp, do vậy mất niềm tin vào chính quyền của một bộ phận dân cư. Sự tha hoá biến chất của một số cán bộ Đảng viên có chức quyền làm cho việc đảm bảo dân chủ cho mọi người dân chưa được thực hiện đúng trên thực tế. Công tác giải quyết, xử lí các vấn đề bức xúc ở cơ sở có nơi, có cơ sở thiếu chủ động, một số việc liên quan tới vấn đề giải phóng mặt bằng, bồi thường đát đai còn tồn đọng kéo dài… tất cả những điều đó làm cho tình hình chính trị có những tiềm ẩn không tốt. Bên cạnh đó sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nước ta nói chúng và tỉnh Phú Thọ nói riêng.

*Nguyên nhân của những hạn chế trên Nguyên nhân khách quan:

Xuất phát từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, kém lợi thế trong thu hút đầu tư, đồng thời phải chịu ảnh hưởng từ những tác động tiêu cực và diễn biến phức tạp của tình hình hinh kế, chính trị thế giới; thiên tai dịch bệnh liên tục xảy ra. Các dự án lớn của Nhà nước về giao thông về vùng kinh tế trọng điểm có tác động ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội còn chậm được đầu tư nên tỉnh chưa có điều kiện khai thác, phát huy tiềm năng.

Nền kinh tế thị trường hiện nay cũng tác động không nhỏ tới nền kinh tế và sự thống nhất lợi ích kinh tế của các giai cấp tầng lớp trong xã hội.

Bên cạnh đó việc giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn với lực lượng lao động trẻ, dồi dào như hiện nay thì việc đào tạo họ trở thành những người có trình độ tay nghề vẫn còn chưa đáp ứng đủ và kịp thời với tốc độ phát triển của Tỉnh.

Khuất Thị Thư 38 K34B - GDCD

Đối với nông dân còn chủ quan trọng phòng chống thiên tai, bão lũ, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, và bảo vệ sức khoẻ con người, sản xuất nông nghiệp còn giản đơn, những kiến thức về khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường của nông dân còn yếu cho nên việc sản xuất nông sản hàng hoá chưa nhiều, thiếu tính cạnh tranh; cán bộ của hội nông dân từ tỉnh tới cơ sở chưa đồng đều, một số cán bộ nhất là cán bộ cơ sở trình độ năng lực còn hạn chế, việc lãnh đạo chỉ đạo phong trào còn thụ động, thiếu tính sáng tạo, do đó dẫn đến kết quả thấp. Đối với công nhân viên chức lao động, do còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa chuyển biến kịp thời về nhận thức và trách nhiệm khi đất nước bước vào hội nhập thế giới.

Chính sách, chế độ đãi ngộ công nhân viên chức lao động còn nhiều bất cập. Ngoài ra thì vẫn còn một bộ phận công nhân, nông dân nhận thức chưa kịp với thời đại họ chưa nhìn nhận được đúng vị trí vai trò của mình, còn chưa thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa nông dân và công nhân cùng với tầng lớp tri thức.

Khuất Thị Thư 39 K34B - GDCD

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)