Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển tri thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 52 - 58)

thôn; phát triển công nghiệp gắn với phát triển tri thức

3.3.1. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, là thể hiện rõ nhất về liên minh công- nông- trí thức. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là sự mở đường để công nhân và trí thức chủ động đến với nông dân trong giai đoạn hiện nay, đây là nội dung hết sức quan trọng. Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.

Khuất Thị Thư 47 K34B - GDCD

Để đạt được như vậy, trước hết chúng ta phải đẩy mạnh phát triển nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả bền vững. Phú Thọ là một tỉnh không có lợi thế cho sản xuất lương thực và rau hàng hoá, vì vậy phải tập trung vào phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, thích hợp với đất đai ở đây như cây chè. Đây là cây truyền thống thế mạnh của tỉnh, giải pháp để phát triển ở đây là đầu tư nguồn vốn, trồng mới, trồng thay thế giống chè cũ năng xuất thấp bằng giống chè mới, chất lượng cao để tăng diện tích cây chè. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng chè gồm: hồ đập, giao thông, thâm canh năng suất…Mở rộng chương trình chè đảm bảo an toàn, chè sạch đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Các cơ sở chế biến chè mi ni cần được sắp xếp quản lí theo hướng chế biến gắn với vùng nguyên liệu để giải quyết tranh chấp thu mua nguyên liệu, chất lượng thu hái và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy Phú thọ sẽ khẳng định vị thế là một trong những trung tâm lớn chế biến và xuất khẩu chè của cả nước.

Đối với cây lâm nghiệp, biện pháp chủ yếu để phát triển rừng kinh tế

là thâm canh rừng gồm: đầu tư tiến bộ kĩ thuật về giống cây lâm nghiệp, công nghệ lai, mô, hom; trồng rừng có đầu tư phân bón, chăm sóc phòng chống sâu bệnh. Đối với rừng trồng cây lấy gỗ vừa trồng tập trung, vừa trồng phân tán cần phải xác định có khoa học về tập đoàn cây lấy gỗ là cây bản địa, cây di thực, cây giống mới, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư chế biến gỗ dân dụng và gỗ xuất khẩu trên cơ sở đầu tư chế biến gắn liền với đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

Đối với chăn nuôi bò, cũng phải tập trung phát triển chương trình bò

thịt, bằng cách xác định quy hoạch vùng chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, khuyến khích hình thành trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là

Khuất Thị Thư 48 K34B - GDCD

doanh nghiệp chăn nuôi gắn liền với chế biến và tiêu thụ bò thịt có quy mô lớn.

Đối với việc phát triển thuỷ sản, đưa nhanh loài thuỷ sản giống mới cho

năng suất, chất lượng cao và có khả năng tham gia thị trường xuất khẩu vào sản xuất. Trong sản xuất chú trọng công tác thú y thuỷ sản và chế biến thức ăn công nghiệp từ nguồn nguyên liệu địa phương như ngô, đậu, đỗ… phát triển phong trào nuôi cá lồng bằng giống thuỷ sản mới thay thế giống truyền thống, từng bước hình thành doanh nghiệp, trang trại, hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản quy mô lớn, đặc biệt là xã hội hóa nguồn lực để đầu tư hạ tầng thuỷ sản như bờ bao, hệ thống thoát nước, điện, chế biến thức ăn, sơ chế, bảo quản sản phẩm, đường giao thông vùng sản xuất. Hình thành các chợ đầu mối thuỷ sản, hoàn thiện và tổ chức hoạt động có hiệu quả trại giống thuỷ sản của tỉnh nhằm đảm bảo chủ động về giống.

Để thực hiện các việc trên cần thực hiện khâu đột phá, đó là xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng nông - lâm - ngư nghiệp. Tiến hành cải tạo, nâng cấp mở rộng và xây dựng hợp lí các công trình đầu mối tưới tiêu, kết hợp kiên cố hoá kênh mương đáp ứng tưới tiêu chủ động cho lúa hoa màu. Tranh thủ các nguồn lực để đầu tư hệ thống thuỷ lợi vùng đồi đảm bảo tưới tiêu cho vùng chè bằng các biện pháp công trình, gồm khảo sát, lập dự án, xây dựng hệ thống chuỗi hồ đập nhỏ vùng đồi. Cùng với đầu tư thuỷ lợi tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, hệ thống giao thông nội đồng, giao thông vùng sản xuất chè, sản xuất thuỷ sản hàng hoá, và xây dựng hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối nông sản và hoàn thành mục tiêu nước sạch nông thôn.

Sự phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn là “công nhân hoá nông dân”, phát triển lực lượng giai cấp công nhân từ nông dân, và công nhân có mặt ngày càng nhiều ngay trên địa bàn nông thôn, trực tiếp liên minh với

Khuất Thị Thư 49 K34B - GDCD

nông dân và tác động tới nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhất là những nghành nghề sử dụng nhiều lao động, coi đây là hướng chính để tạo ra nhiều việc làm, góp phần tăng nhanh thu nhập cho nông dân. Cần phát triển mạnh công nghệ bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời nâng cao giá trị tăng thêm cho các loại nông lâm thuỷ sản.

Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và cho phát triển nông nghiệp nói riêng. Tập trung sức cải tạo giống cây trồng vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất chất lượng và giá trị cao. Giống là quan trọng hàng đầu, sử dụng các giống mới có thể làm tăng giá trị trên một đơn vị diện tích lên gấp đôi. Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt chú trọng ứng dụng và phát triển công nghệ bảo quản và chế biến.

Tạo nghành nghề mới, tạo việc làm ở nông thôn, thông qua chuyển giao tri thức, công nghệ về nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng nghề cung cấp thông tin về thị trường, hướng dẫn bà con nông dân phát triển những cây con mới, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, và nhất là mở các ngành nghề mới (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp). Vai trò của các tổ chức khuyến nông, các tổ tư vấn dịch vụ, chuyển giao công nghệ rất quan trọng, có hạ tầng công nghệ thông tin tốt thì kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ càng phát triển nhanh.

Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, còn cần phải mở rộng thị trường nông thôn hiện nay ở tỉnh Phú Thọ. Mở rộng thị trường ở nông thôn, vừa để tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp (lương thực, thực phẩm, lúa gạo..); đồng thời tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, công cụ máy móc…). Để làm được điều này trước hết phải

Khuất Thị Thư 50 K34B - GDCD

nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế hàng hoá, đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt ở nông thôn, các hộ trang trại, hộ kinh tế gia đình và nông dân. Bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả hoạt động của thương nghiệp nông thôn. Thương nghiệp nông thôn được đặt lên hàng đầu nhằm mục tiêu cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nông dân, sau đó mở rộng các hình thức thương mại từ thấp tới cao, làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho kinh tế hộ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế trang trại, kinh tế ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế…Qua đó phát triển kinh tế hàng hoá phát triển trực tiếp ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Nhà nước cũng cần hỗ trợ cho thị trường nông thôn phát triển, bằng cách đầu tư cho kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đối với đầu vào của sản xuất nói chung và sản xuất nói riêng nhiều mặt hàng Nhà nước phải hỗ trợ, trợ giá cho các hộ sản xuất nhằm khuyến khích người dân thực hiện, như những dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kĩ thuật, một số ứng dụng khoa học kĩ thuật… các vật tư về phân bón, giống, được trợ giá. Tiến hành đa dạng hoá các hình thức thương mại phù hợp với nông thôn. Ví dụ các mô hình như: các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực thương mại của địa phương; mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau, các doanh nghiệp nhà nước với tập thể, giữa tập thể với các hộ tư thương kinh doanh thương mại dịch vụ; mô hình trung tâm thương mại - dịch vụ hoạt động theo thờì vụ; các hợp tác xã làm dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo luât hợp tác xã; các đại lí, tổ mua bán hàng trong các chòm xóm.

3.3.2. Phát triển mạnh công nghiệp, gắn với phát triển kinh tế tri thức

Là tỉnh miền núi, nhưng tỉnh có rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, đã có rất nhiều khu công nghiệp xuất hiện như: khu công nghiệp Việt Trì, khu công nghiệp Lâm Thao…Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ nhận thấy, phát triển công nghiệp vẫn là khâu đột phá, then

Khuất Thị Thư 51 K34B - GDCD

chốt trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Để thực hiện được mục tiêu đó cần thực hiện một loạt các giải pháp.

Giải pháp về công nghệ, trong vấn đề này hướng chính là hiện đại hoá

từng phần, từng công đoạn trong dây truyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài cần đầu tư cân nhắc áp dụng công nghệ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, không nhập khẩu công nghệ và thiết bị đã lạc hậu. Tập trung đổi mới công nghệ và đưa nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất trước hết là các nghành công nghiệp có thế mạnh của địa phương như: khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng…Ưu tiên cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ. Hợp tác với các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ tại các trường đại học trong nước để tư vấn về công nghệ, kĩ thuật mới.

Giải pháp về thị trường, phải coi trọng và đáp ứng tốt thị trường nội

tỉnh. Để làm tốt giải pháp này cần có chính sách hỗ trợ trị trường nông thôn, thịo trường này còn chưa được khai thác nhiều do sức mua còn hạn chế. Nâng cao khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp hiện có. Tăng cường việc phổ biến và áp dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm thị trường cũng như giới thiệu sản phẩm trên mạng. Tăng cường việc tham gia các hội chợ chuyên ngành được tổ chức trong nước cũng như ở nước ngoài nhằm tìm kiếm thị trường mới cũng như nắm bắt kịp thời xu thế tiêu dùng đối với các sản phẩm chủ yếu có thế mạnh của tỉnh.

Giải pháp về vốn, khai thác triệt để từ nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tư nước ngoài. Khuyến khích thành lập các quỹ như: tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Quỹ phát triển khoa học công nghệ; Quỹ khuyến công…Vốn của Nhà nước tập trung đầu tư chủ yếu vào xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực và đầu tư nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.

Khuất Thị Thư 52 K34B - GDCD

Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu, cần có quy hoạch cả vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến. Tạo mối liên hệ giữa nông dân và nhà máy, giữa trồng trọt và chế biến trong các tổ chức hợp tác nhằm điều hoà lợi ích hợp lí giữa các phía. Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu góp vốn (hoặc đóng cổ phần) với nhà máy. Từ đó tạo ra vùng nguyên liệu ổn định vững chắc đảm bảo cho nhà máy hoạt động hết công suất và có hiệu quả.

Giải pháp về cơ chế quản lí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh

tranh một cách công bằng và bình đẳng. Tách mục tiêu phi thương mại ra khỏi các hoạt động kinh doanh, tạo sự phát triển công bằng giữa các thành phần kinh tế. Thành lập công ty tài chính và công ty mua bán nợ doanh nghiệp, đổi mới khuôn khổ pháp lí nhằm sửa đổi các quy định của pháp luật không còn phù hợp…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 52 - 58)