Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 58 - 65)

nghệ, phát triển nguồn nhân lực

Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ mà tỉnh đặc biệt quan tâm bởi lẽ chất luợng giáo dục đào tạo của tỉnh trong thời gian qua còn chưa cao, do điều kiện kinh tế xã hội con nhiều khó khăn, đời sống của người nông dân, công nhân còn vất vả, cho nên việc học hành của con em chưa được quan tâm đúng mức.

Tỉnh phải tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học. Phải nâng cao thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ cho các em bậc giáo dục mầm non; Đối với giáo dục phổ thông phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút số trẻ em trong độ tuổi đến trường, giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, phát triển năng lực cá nhân, tính cách năng động sáng tạo. Đối với giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo cho thanh niên có nghề, có sức khoẻ, đạo đức, kĩ thuật, tác phong phù hợp với yêu cầu

Khuất Thị Thư 53 K34B - GDCD

đổi mới. Với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp đã sẵn có như: Trường Đại học Hùng Vương, Đại học Công nghiệp Việt Trì, Cao đẳng thực phẩm… phải được đầu tư để ngày càng nâng cao chất lượng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển nguồn nhân lực.

Đối với hoạt động khoa học công nghệ, tập trung nghiên cứu ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh, ưu tiên các chương trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh công tác kiểm tra nghiên cứu cơ bản về tự nhiên, tài nguyên môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. Tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ thích hợp vào nông thôn, tăng cường ứng dụng sạch vào sản xuất, bảo tồn đa dạng sinh học các khu vườn quốc gia. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhân văn, quản lý khuyến khích mọi người phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến phương thức kinh doanh, tiếp thị hiệu quả. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học công nghệ, củng cố tổ chức khoa học công nghệ từ Đảng tới cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của các hội đồng khoa học tỉnh và ngành. Có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng cơ chế liên kết giữa nghiên cứu và sản xuất.

Về việc tăng cường, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cần phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá. Đây là giải pháp hết sức quan trọng. Nguồn nhân lực ở đây, cần được huy động từ rất nhiều nguồn, từ các cơ sở đào tạo của tỉnh, từ việc tuyển lao động ở các tỉnh khác…Để chất lượng nguồn nhân cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, các

cấp nhất là ở cơ sở về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Hàng năm, các ngành, các cấp phải xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực và thường

Khuất Thị Thư 54 K34B - GDCD

xuyên tuyên truyền trong nhân dân, thanh niên và học sinh để họ tự chọn cho mình một ngành học phù hợp, nhất là học nghề để tự tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Hai là, tăng nguồn lực tập trung đầu tư cho các trường, trước hết là đại

học Hùng Vương và trường dạy nghề của Tỉnh, nhằm xây dựng các trường này thành các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bậc cao và thợ lành nghề cho tỉnh và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Ba là, bổ sung điều chỉnh các chính sách nhằm thu hút nhân tài, thu hút các giáo sư, tiến sĩ khoa học và thạc sĩ, các chuyên gia giỏi về làm công tác giảng dạy, đào tạo trong các trường đại học cao đẳng của tỉnh. Có kế hoạch bố trí kinh phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ… cho cán bộ quản lí, giáo viên các trường hiện có, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường đại học, cao đẳng của tỉnh vừa hồng vừa chuyên và gắn bó với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội lâu dài của tỉnh.

Bốn là, tăng cường xã hội hoá trong giáo dục, đào tạo dạy nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia công tác giáo dục, đào tạo, và dạy nghề.

Năm là, quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, dạy nghề cho người nghèo,

đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật. Đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Nâng cao chất lượng toàn diện của người lao động để họ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Sáu là, tăng cường quản lí nhà nước về giáo dục đào tạo và dạy nghề.

Các cấp, các ngành cần xây dựng kế hoạch nhằm cụ thể hoá các nghị quyết, các kết luận của Tỉnh uỷ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực vào ngành, địa phương mình. Thường xuyên, thanh tra, kiểm tra đấu tranh chống các biểu hiện chạy theo thành tích, tiêu cực trong phát triển nguồn nhân lực.

Khuất Thị Thư 55 K34B - GDCD

KẾT LUẬN

Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cùng toàn thể dân tộc là liên minh đặc biệt, mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, liên minh này vừa mang tính tất yếu khách quan, lại vừa mang tính chủ quan của giai cấp công nhân. Liên minh công - nông - trí thức đóng vai trò to lớn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, từ việc giai cấp công nhân tập hợp tất cả các giai cấp tầng lớp trong xã hội có cùng chung lợi ích, tiến hành cách mạng giành chính quyền, đến khi xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa thì khối liên minh này vẫn luôn là lực lượng cách mạng to lớn, quyết định sự thắng lợi của cách mạng.

Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ mật thiết đối với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam. Liên minh giữa công nhân, nông dân, trí thức là nòng cốt để đoàn kết dân tộc, là một vấn đề chiến lược là nguyên tắc sống còn của Đảng, là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam được củng cố, giữ vững và tăng cường, đó là nguồn sức mạnh vô tận đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng nước ta. Trong xu thế phát triển kinh tế như hiện nay, kinh tế đã đóng vai trò trọng tâm đưa đến việc thực hiện liên minh thắng lợi. Tuy nhiên trong quá trình phát triển đó phải luôn xác định rằng, phải đảm bảo sự công bằng giữa các giai cấp tầng lớp, có như vậy mới có được khối liên minh vững bền, cùng thực hiện mục tiêu chung là xây dựng đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Hoà cùng xu thế phát triển chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ Phú Thọ, công nhân - nông dân - trí thức đã kề vai sát cánh, vượt qua bao khó khăn thử thách, cùng toàn Đảng, toàn dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước. Phú Thọ phát triển với tốc độ nhanh cả về công

Khuất Thị Thư 56 K34B - GDCD

nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ; bộ mặt thành phố, vùng nông thôn của tỉnh đã chuyển biến đáng kể, đã xoá được đói, giảm được nghèo, chính trị xã hội luôn ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, để làm cho khối liên minh công - nông - trí thức của tỉnh ngày càng giữ vững, củng cố và tăng cường trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, thì giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Phú Thọ phải cố gắng rất nhiều. Trước mắt cần phát triển mạnh nền công nghiệp của tỉnh, nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân, đào tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu phát triển mới, tao ra một đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có trình độ văn hoá. Trên cơ sở đó đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, thực hiện tốt các chính sách xã hội và kết hợp giải quyết một cách hài hoà giữa công nhân, nông dân và trí thức, không ngừng nâng cao đời sống cho toàn dân.

Với những chính sách đoàn kết phát triển giai cấp, tầng lớp như vậy, khối liên minh giai cấp công nhân - nông dân - trí thức của tỉnh Phú Thọ sẽ ngày càng vững mạnh, góp sức mình vào sự nghiệp phát triển quê hương đất tổ nói riêng và cho đất nước Việt Nam nói chung, xứng đáng là những người con của mảnh đất vua Hùng.

Khuất Thị Thư 57 K34B - GDCD

PHỤ LỤC

Bảng 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 1997- 2005 Năm Chỉ tiêu 1997 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2005 so với 1997 Công nghiệp - xây dựng 33,2% 6,5% 37,4% 38,1% 36,9% 38,1% 37,6% +4,4% Nông - lâm, thuỷ sản 33,1% 9,8% 29,3% 29,1% 29,8% 28,2% 28,7% -4,4% Dịch vụ 33,7% 3,7% 33,3% 32,8% 33,3% 33,7% 33,7% +0,0%

Nguồn: Giáo trình địa phương học tỉnh Phú Thọ

Bảng 2: Số lao động trong các ngành của tỉnh Phú Thọ tính từ năm 2001 đến 2005

Nguồn: Giáo trình Địa phương học tỉnh Phú Thọ

Năm Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 Số người làm việc trong các ngành, kinh tế 632.00 644.300 652.300 658.800 661.200 Nông, lâm, thuỷ sản 489.200 484.500 483.700 482.700 482.100 Công nghiệp xây dựng 76.500 81.800 86.800 88.500 88.900 Dịch vụ 66.900 78.800 81.800 87.600 90.200

Khuất Thị Thư 58 K34B - GDCD Bảng 3: Nguồn lao động Phú Thọ tính từ năm 2001 đến năm 2005

Năm Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 Nguồn lao động 740.800 753.500 773.400 779.600 787.500 Số ngưòi có khả năng lao động 700.800 715.500 735.600 741.700 749.900 Số người ngoài LĐ thực tế có tham gia LĐ 40.000 38.000 37.800 37.900 37.600

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2001- 2005

Khuất Thị Thư 59 K34B - GDCD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường khối liên minh công nhân nông dân tri thức ở tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)