chủ nghĩa
Theo mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới, Phú Thọ cũng tiến hành phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, biểu hiện cụ thể là việc phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh có ý nghĩa sát thực nhất để tăng cường khối liên minh công - nông - trí thức của tỉnh hiện nay vì thế phát triển mạnh các thành phần kinh tế còn có ý nghĩa là tạo điều kiện để công - nông - trí thức có khả năng tiếp cận với việc làm nhiều hơn. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế còn có nghĩa là phải giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế (hay chính là giải quyết tốt mối quan hệ giữa công - nông - trí thức)
Phát huy sức mạnh của nền kinh tế nhiều thành phần vào phát triển lĩnh vực nông nghiệp ngày nay là mọi thành phần kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, có vốn đầu tư nước ngoài… trong các mối quan hệ cụ thể cần tạo điều kịên thuận lợi để giúp công nghiệp phát triển ngày càng nhiều, ở tất cả nông - lâm - ngư nghiệp, nâng cao năng suất và hiệu quả của nông nghiệp, khuyến khích để các doanh nghiệp và hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Chú trọng phát triển kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới công tác quản lí các nông lâm trường, phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển bền vững các làng nghề. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
Khuất Thị Thư 45 K34B - GDCD
kinh tế hộ phát triển. Khuyến khích nông dân đóng góp quyền sử dụng đất và lao động của mình với các doanh nghiệp, hợp tác xã các chủ trang trại để phát triển hàng hoá và cải thiện đời sống.
Trong phát triển kinh tế nhiều thành phần ở công nghiệp cần phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp, tập trung đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; hoàn thiện việc chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống cho người lao động. Đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác, đổi mới và phát triển kinh tế tập thể; khuyến khích huy động vốn cổ phần cho các thành viên trong các loại hình kinh tế tập thể, tạo điều kịên thuận lợi cho kinh tế tập thể phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân, tôn vinh những hộ gia đình, cá nhân tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh, chấp nhành tốt pháp luật, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân đầu tư phát triển, không hạn chế quy mô đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Vận dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước về rà soát, bổ xung, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư đi đôi với thủ tục cải cách đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng và môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…Tỉnh đưa ra các biện pháp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh mình để thu hút vốn và công nghệ cao từ bên ngoài vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu đầu tư, xây dựng một số cụm, vùng kinh tế làm động lực phát triển kinh tế xã hội cho các khu vực miền núi, phát triển thêm các khu công nghiệp mới, khuyến khích hình thành các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các huyện thành thị.
Khuất Thị Thư 46 K34B - GDCD
Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh hỗn hợp với nhiều hình thức sở hữu, nhất là dưới hình thức công ty cổ phần nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, phải luôn xác định rằng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đối với công nhân, nông dân, trí thức.
Thực hiện chế độ phân phối lao động chủ yếu thông qua kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội…phát huy quyền làm chủ của công- nông- trí thức, đảm bảo vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.