Tài liệu tham khảo nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải Container tại công ty cổ phần GEMADEPT
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Trờng đại học kinh tế quốc dân khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế CHUYÊN Đề TốT NGHIệP Đề tài: NÂNG CAO sứC CạNH TRANH CủA DịCH Vụ VậN TảI CONTAINER TạI CÔNG TY Cổ PHầN GEMADEPT Giáo viên hớng dẫn : thS. nGUYễN THị THANH Hà Sinh viên thực hiện: Chu Nam Trung Lớp : KDQT A Khoá: 46 Hệ: chính quy Hà Nội - 2008 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong suốt những năm qua, đặc biệt là từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Vận tải biển Việt Nam nói riêng đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Chính sách mở cửa gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường Hàng hải Việt Nam. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện cho các hãng tàu lớn trên thế giới thâm nhập vào thị trường Hàng hải Việt Nam làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Vận tải container là một lĩnh vực kinh doanh mang tính toàn cầu cao vì vậy chiến lược cạnh tranh lâu dài và toàn diện để giành thị phần về cho mình ngày càng quyết liệt. Trong bối cảnh ngành hàng hải Việt Nam còn nhỏ yếu, khả năng đánh mất thị trường vào tay các đối thủ nước ngoài là rất lớn thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các hãng tàu Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng. Trong thời gian thực tập vừa qua tại công ty cổ phần Gemadept, em nhận thấy rằng, hãng tàu Gemadept phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn đến từ các hãng tàu trong nước và quốc tế. Mặc dù Gemadept vẫn đạt được sự tăng trưởng cao so với mặt bằng ngành Hàng hải Việt Nam nhưng đã có sự chững lại so với sự tăng trưởng trong những năm trước đó. Hãng tàu lớn trên thế giới với đội tàu trẻ, chất lượng dịch vụ luôn ở mức rất cao, cùng với các hãng tàu trong nước luôn tìm mọi cách mở rộng thị phần, điều đó gây rất nhiều khó khăn cho công ty Gemadept và dường như công ty chưa có biện pháp gì hữu hiệu để có thể cạnh Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp tranh lại được. Nếu không có những biện pháp thích hợp và kịp thời thì khả năng Gemadept đánh mất dần thị phần và thua ngay tại sân nhà là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Chính vì vậy mà em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp là: “Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept” nhằm đưa ra được những giải pháp giúp công ty Gemadept đứng vững ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây, nghiên cứu cạnh tranh trên thị trường Hàng hải Việt Nam, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải Container để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept. Nhiệm vụ của chuyên đề: • Hệ thống hóa lý luận về sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container, làm rõ phương pháp luận đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container. • Phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian vừa qua. • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept trong thời gian tới nói riêng và các công ty cung ứng dịch vụ vận tải container khác nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp chính là sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container, cụ thể khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept. - Phạm vi nghiên cứu: Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Về không gian: Thị trường dịch vụ vận tải container đường biển Việt Nam. + Về thời gian: Từ năm 2004 – 2007. 4. Kết cấu của chuyên đề. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em được chia làm ba chương: Chương I: Lý luận chung dịch vụ vận tải container và sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container. Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept. Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept. Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER 1.1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER 1.1.1. Khái niệm và phân loại container 1.1.1.1. Khái niệm container Tháng 6 năm 1964, Ủy ban kỹ thuật của ISO đã đưa ra định nghĩa tổng quát về container. Tính cho đến nay thì các quốc gia trên thế giới đều áp dụng định nghĩa này của ISO. Theo ISO, container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm sau: - Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần. - Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều công cụ vận tải, các hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. - Có thiết bị riêng thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. - Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào, dỡ hàng ra. - Có dung tích không ít hơn 1 khối. Từ định nghĩa trên ta thấy, container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường mặc dù nó có thể thực hiện chức năng như một bao bì hàng hóa. Container cũng không phải là một công cụ vận tải cũng như một bộ phận của công cụ vận tải vì nó không gắn liền với công cụ vận tải. Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Như vậy, một cách chung nhất có thể hiểu container là một công cụ chứa hàng, được làm bằng gỗ hoặc kim loại, có dạng hình hộp, có kích thước tiêu chuẩn hóa, có sức chứa lớn, có thể tách biệt khỏi phương tiện vận tải, bốc xếp như một đơn vị trọng tải, và chuyển tải không phải xếp dỡ lại hàng hóa bên trong. 1.1.1.2. Phân loại container o Phân loại theo kích thước container. + Container loại nhỏ: Trọng lượng dưới 5 tấn và dung tích dưới 3m 3 . + Container loại trung bình: Trọng lượng 5 – 8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10m3. + Container loại lớn: Trọng lượng hơn 10 tấn và dung tích hơn 10m 3 . Để phương thức chuyên chở hàng hóa bằng container được phát triển và áp dụng phổ biến đòi hỏi tiến hành tiêu chuẩn hóa container về hình thức bên ngoài, về trọng lượng, về kết cấu nóc, cửa, khóa container… Cho đến nay có rất nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu để tiêu chuẩn hóa container, song tổ chức ISO vẫn là tổ chức đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1967, đại diện tổ chức tiêu chuẩ1n hóa của 16 quốc gia thành viên của ISO đã chấp nhận tiêu chuẩn hóa container của Ủy ban kỹ thuật thuộc ISO. Bảng 1.1: Tham số kỹ thuật của một số loại container theo tiêu chuẩn ISO Ký hiệu Chiều cao Chiều rộng Chiều dài Trọng lượng Trọng lượng Dung tích Foot Mm Foot Mm Foot mm 1.A 1A.A 1.B 1.C 1.D 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 2435 2345 2345 2345 2345 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 2435 2435 2435 2435 2435 40.0 40.0 29.1 19.1 9.9 12.190 12.190 9.125 6.055 2.990 30 30 25 20 10 27.0 27.0 23.0 18.0 8.7 61.0 61.0 45.5 30.5 14.3 1.E 8.0 2345 8.0 2345 6.5 1.965 7 6.1 9.1 Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.F 8.0 2345 8.0 2345 4.9 1.460 5 4.0 7.0 Nguồn: Giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế, 2002 Theo quy ước thì container loại 1.C có chiều dài 19,1 feet, trọng lượng tối đa 20 tấn, dung tích chứa hàng hóa 30,5 m 3 được lấy làm đơn vị chuẩn để quy đổi cho tất cả các loại container khác và được ký hiệu là TEU (Tweenty feet Equivalent Unit). o Phân loại theo vật liệu đóng container. Container được đóng bằng loại vật liệu nào thì tên của container được gọi kèm theo tên của vật liệu đó. + Container thép. + Container nhôm. + Container gỗ dán. + Container nhựa tổng hợp. o Phân loại theo cấu trúc container. + Container kín (Closed Container). + Container mở (Open Container). + Container khung (France Container). + Container gấp (Tilt Container). + Container phẳng (Flat Container). + Container có bánh lăn ( Rolling Container). o Phân loại theo công dụng của container. Theo CODE R688 – 21968 của ISO, phân loại theo mục đích sử dụng thì container được phân loại thành 5 nhóm chủ yếu sau đây: + Container chở hàng bách hóa. + Container chở hàng rời. (ví dụ như các loại hàng thóc hạt, xà phòng bột, ngũ cốc…). + Container bảo ôn / nóng / lạnh. Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp + Container thùng chứa. ( dùng chuyên chở các mặt hàng nguy hiểm và hàng đóng rời dạng lỏng như dầu ăn, hóa chất…). + Container đặc biệt, container chở súc vật sống. 1.1.2. Dịch vụ vận tải container 1.1.2.1. Khái niệm về dịch vụ vận tải container. Để có thể hiểu đầy đủ về khái niệm dịch vụ vận tải container, trước hết chúng ta tìm hiểu thế nào là dịch vụ: Dịch vụ là một loại hoạt động hay lợi ích được cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Dịch vụ vận tải container là loại hình dịch vụ nhận gửi, vận tải các loại hàng hóa được đóng trong các container theo một lịch trình và thời gian xác định trước. 1.1.2.2. Các loại hình dịch vụ vận tải container 1.1.2.2.1 Sự ra đời và phát triển của hệ thống vận tải container Sự ra đời của hệ thống vận tải container Quá trình vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện không ngừng. Mục đích chủ yếu của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và tổ chức trong vận tải là rút ngắn thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên chở và giảm chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất. Thời gian khai thác công cụ vận tải bao gồm thời gian chạy trên đường và thời gian đỗ tại các điểm vận tải như ga, cảng… Đối với các phương thức vận tải khác nhau thì tỷ lệ thời gian trên là không giống nhau. Muốn rút ngắn thời gian chuyên chở thì phải tăng tốc độ vận chuyển của công cụ vận tải và giảm thời gian đỗ tại các ga, cảng… Việc tăng tốc độ kỹ thuật của công cụ vận tải sẽ không đạt được hiệu quả kinh tế nếu như không giảm được thời gian đỗ tại các ga, cảng…Do vậy, để tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở thì vấn đề cơ bản nhất là tăng cường cơ giới hóa khâu xếp dỡ Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng hóa ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố chủ chốt để thúc đẩy cơ giới hóa toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hóa là tạo ra những kiện hàng thích hợp gọi là “đơn vị hóa” hàng hóa. Việc hình thành đơn vị hóa hàng hóa trong vận tải có ba yêu cầu: - Đơn vị hàng hóa được tạo ra bằng cách gộp nhiều kiện hàng nhỏ, riêng lẻ với nhau và được giữ nguyên hình dạng, kích thước và trọng lượng trong suốt quá trình bảo quản, xếp dỡ và chuyên chở. - Đơn vị hóa hàng hóa phải có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa toàn bộ quá trình xếp dỡ tại các điểm vận tải cũng như việc sử dụng hợp lý các kho hàng, các công cụ vận tải. - Đơn vị hàng hóa phải thỏa mãn các yêu cầu đặt ra của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Quá trình “đơn vị hóa” hàng hóa trong vận tải hàng hóa diễn ra từ hình thức thấp đến hình thức cao từ hình thức đơn giản nhất là dùng các loại bao bì thông thường như kiện bông, hòm chè, bó sắt thép… rồi tới đơn vị lớn hơn là “khay hàng”. Khay hàng là một dụng cụ dùng để kết hợp nhiều kiện hàng nhỏ thành một đơn vị hàng hóa lớn hơn nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình vận tải và xếp dỡ. Phương pháp này giúp giảm 8% tổng chi phí vận tải so với phương pháp chuyên chở thông thường. Và hình thức hiện nay được áp dụng phổ biển là container. Container cùng với hàng hóa được xếp trong nó tạo thành một đơn vị hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. Đây được coi là một phương pháp đơn vị hàng hóa hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong vận tải cho đến thời điểm hiện nay. Vậy, bản chất của quá trình container hóa là việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng một dụng cụ đặc biệt có kích thước tiêu chuẩn hóa, dùng được nhiều lần và có sức chứa lớn gọi là container. 1.1.2.2.2 Sự phát triển của hệ thống vận tải container Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hiện nay có rất nhiều tài liệu nói về lịch sử phát triển của phương pháp chuyên chở container và trong các tài liệu này cũng không thống nhất về thời điểm xuất hiện chiếc container đầu tiên. Song nhìn chung, người ta có thể phân chia sự phát triển của container thành bốn giai đoạn: - Giai đoạn 1: tính đến năm 1955. Đây là giai đoạn mà một số nước mới bắt đầu thí nghiệm sử dụng container loại nhỏ vào sử dụng trong chuyên chở đường sắt. Từ năm 1948 - 1955, việc chuyên chở container được phát triển với tốc độ nhanh hơn. Phạm vi sử dụng container được mở rộng sang các phương thức vận tải khác như đường biển, ô tô nhưng cũng chỉ áp dụng trong chuyên chở nội địa và sử dụng container loại nhỏ và trung bình với trọng tải dưới 5 tấn, dung tích 1-3 khối. - Giai đoạn 2: Từ năm 1956 - 1966. Đây là thời kỳ bắt đầu áp dụng container trong vận tải quốc tế, sử dụng ngày càng nhiều container loại lớn và tốc độ phát triển chuyên chở hàng hóa bằng container rất cao. Có thể coi đây là thời kỳ bắt đầu cuộc cách mạng container trong chuyên chở hàng hóa. Các hãng tàu của Mỹ như Sea Land Service, Maillson Navigation Company bắt đầu sử dụng tàu chuyên dụng chở container. Trong vận tải quốc tế giai đoạn này xuất hiện nhiều loại container có kích thước, hình dáng khác nhau gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyên chở và làm giảm hiệu quả kinh tế của phương pháp chuyên chở container. - Giai đoạn 3: từ năm 1967 – 1980. Tháng 6 năm 1967, Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã thông qua tiêu chuẩn container quốc tế loại lớn áp dụng trong chuyên chở quốc tế. Vận tải quốc tế giai đoạn này áp dụng phổ biển các loại container lớn theo tiêu chuẩn của ISO. Ở nhiều nước trên thế giới đã hình thành hệ thống vận tải container bao gồm vận tải container đường sắt, ô tô. Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A 10 [...]... trên kết quả đánh giá của những tạp chí uy tín trong ngành hàng hải 1.3 – SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN GEMADEPT Nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết bởi vì: 1.3.1 Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trên thị trường Khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là vấn đề tất... hiểm… Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất sức cạnh tranh của một quốc gia, doanh nghiệp Sức cạnh tranh của một nước thể hiện ở sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước đó và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. .. phải đối mặt Muốn tồn tại và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp phải tạo cho sản phẩm, dịch vụ của mình một sức cạnh tranh mạnh mẽ Do vậy, việc nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container của công ty cổ phần Gemadept là hết sức cần thiết 1.3.2 Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container tại Việt Nam ngày càng gay gắt Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam,... dịch vụ vận tải container cao thì sẽ Chu Nam Trung Lớp Kinh doanh quốc tế 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 34 có được niềm tin của khách hàng, sức cạnh tranh sẽ cao hơn Ngược lại, một dịch vụ mà chất lượng thấp hơn so với dịch vụ vận tải container cùng loại thì sẽ có sức cạnh tranh kém hơn 1.2.4.2.3 Mức độ hấp dẫn của dịch vụ vận tải container về sự đa dạng so với các đối thủ cạnh tranh Một dịch vụ. .. oDịch vụ gửi hàng bách hóa thông thường oDịch vụ gửi hàng đặc biệt + Dịch vụ gửi hàng nguy hiểm: như hàng dễ cháy nổ… + Dịch vụ gửi hàng tươi sống Căn cứ vào địa điểm giao và nhận hàng hóa với khách hàng - Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cửa (door to door) - Dịch vụ vận tải container từ cảng đến cảng (port to port) - Dịch vụ vận tải container từ cửa đến cảng (door to port) - Dịch vụ vận tải container. .. việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept càng trở nên bức thiết 1.3.3 Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vận tải container ngày càng cao Khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập nhẩu, đại lý (Forwader)… Các khách hàng này cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trong ngành kinh doanh của mình, cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh. .. chỉ là container 20 feet và 40 feet, cung cấp dịch vụ vận tải hàng tươi sống, hàng nguy hiểm Bên cạnh đó, sự đa dạng về dịch vụ vận tải container còn phải kể đến các dịch vụ kèm theo như làm thủ tục hải quan, dịch vụ về kho bãi… Khi công ty có thể cung ứng dịch vụ vận tải container với sự đang dạng về loại hình dịch vụ tốt hơn đối thủ, họ sẽ có cơ hội lớn hơn để lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của. .. (Straddle forklift) - Cần cẩu tự vận hành (Mobile Crane) 1.2.3 Các công cụ để nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container 1.2.3.1 Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ vận tải container Dịch vụ là hướng phát triển chiến lược của các tập đoàn toàn cầu, xu hướng này hình thành nên một nền kinh tế dịch vụ tại các nước phát triển Nếu khu vực chế tạo đòi hỏi đầu tư chi phí hạ tầng cao, thời gian thai nghén... gỗ… sẽ mang lại hiệu quả cao hơn 1.2.3.4 Cạnh tranh thông qua việc rút ngắn thời gian vận tải Đối với dịch vụ vận tải nói chung và dịch vụ vận tải container nói riêng, thời gian vận tải càng ngắn thì càng hấp dẫn được khách hàng Nhìn chung, khách hàng đều muốn sử dụng dịch vụ vận tải của công ty nào có thời gian vận tải nhanh Việc rút ngắn thời gian hàng hóa trong quá trình vận tải giúp cho khách hàng... trong quá trình vận tải container Thực hiện được điều đó sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container Để có được những chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tìm hiểu được cả các số liệu của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, đây là một công việc hết sức khó khăn và