1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

99 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài. Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, các hoạt động sản xuất dịch vụ không ngừng được cải thiện và phát triển. Tuy nhiên nguồn tài nguyên và nhân lực thì hữu hạn. Chính vì thế mà logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nó là một hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguồn nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả nhất và có thể tiết kiệm chi phí thấp nhất cho người đặt hàng.Trong vài thập niên gần đây, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như : Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ… Vào những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, thuật ngữ logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt ở Singapore. Nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ này còn mới mẻ và ít người biết đến. Một số ít doanh nghiệp đã cung cấp loại hình dịch vụ này nhưng thực chất vẫn do các đối tác nước ngoài đảm nhiệm, còn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đứng lo những phần công việc trong lãnh thổ Việt Nam do cơ chế, thủ tục nước ta còn phức tạp. Những năm gần đây, các họat động trong lĩnh vực giao nhận kho vận đang diễn ra khá sôi động và lĩnh vực này càng trở nên phức tạp hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thế giới. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường cũng như hoạt động của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics, em xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.2.Mục tiêu nghiên cứu.Khái quát hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics làm định hướng cho sự phát triển kinh doanh.Từ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics nói riêng nhằm đánh giá những kết quả công ty đạt được, những tồn tại cần khắc phục cũng như phương hướng phát triển của công ty để đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ logistics giúp công ty có thể tiếp tục tồn tại và phát triển.3. Phạm vi nghiên cứu.Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics giai đoạn 2012 – 2014.4. Đối tượng nghiên cứu.Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh của công ty về dịch vụ logistics.5. Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu phục vụ khóa luận là phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và sơ cấp cũng như kết hợp với các phương pháp như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh nhằm làm phong phú hơn kết quả nghiên cứu.6. Kết cấu bài khóa luận.Bài khóa luận gồm có 3 chương:Chương 1: Tổng quan về kinh doanh dịch vụ logistics trong doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics. Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics.

Trang 1

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG VNT LOGISTICS

Họ và tên sinh viên : Phạm Thủy Tiên.

Chuyên ngành : Quản trị Marketing.

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thanh Bình.

Hà Nội, 2015

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại Logistics 4

1.1.1 Khái niệm về Logistics 4

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động Logistics 7

1.1.3 Phân loại Logistics 10

1.2 Vai trò của hoạt động Logistics 12

1.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế 13

1.2.2 Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp 14

1.3 Các loại dịch vụ logistics 16

1.3.1 Dịch vụ logistics chủ yếu 16

1.3.2 Dịch vụ có liên quan tới vận tải 16

1.3.3 Dịch vụ logistics thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 23

1.4.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 23

1.4.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG VNT LOGISTICS 28

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 28

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 28

Trang 3

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ họat động của công cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 32 2.1.3 Hoạt động logistics hiện có tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 36 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 38

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 41

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ logistis của công

ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 41 2.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 51 2.2.3 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG VNT LOGISTICS 74 3.1 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 74

3.1.1 Thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam trong tương lai 74 3.1.2 Phướng hướng phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics trong những năm tới 76

3.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics 78

3.2.1 Nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ vận tải và phân phối hàng hóa 78 3.2.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động logistics .79 3.2.3 Đầu tư, phát triển dịch vụ kho bãi 81 3.2.4 Ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh 82

Trang 4

3.2.5 Xây dựng chiến lược khách hàng nhằm thu hút khách hàng 83

3.2.6 Tăng cường liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành ở trong và ngoài nước 84

3.2.7 Mở rộng hệ thống đại lý và chi nhánh, xây dựng các trung tâm phân phối hiện đại trong và ngoài nước 85

3.2.8 Mở rộng thị trường hoạt động 85

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 86

3.3.1 Tăng cường nhận thức về logistics 86

3.3.2 Xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động logistics 86

3.3.3 Phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước 87

3.3.4 Tập trung đầu tư quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến nhằm phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics 87

3.3.5 Tập trung phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin 88

3.3.6 Tập trung, ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành dịch vụ logistics 89

KẾT LUẬN 90

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô Học Viện NgânHàng đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt 4 nămhọc qua Đó không chỉ là những kiến thức chuyên ngành mà còn có cả những

kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến sỹ Nguyễn ThanhBình đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành bài khóaluận tốt nghiệp này

Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám đốc của công ty

cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics cùng toàn thể anh chịnhân viên trong công ty đã tận tình hướng dẫn trong thời gian em thực tập tạicông ty, giúp em có những kinh nghiệm thực tế bổ ích để bổ sung vào nhữngkiến thức đã được học tại trường

Do thời gian không nhiều và bước đầu đi vào thực tế còn nhiều bỡ ngỡ,kiến thức còn rất hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp của em không tránhkhỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được thêm nhiều sự góp ý của quýthầy cô trên bước đường học hỏi và tìm hiểu

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phạm Thủy Tiên

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng

em Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Nếu cóđiều gì không đúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Trang 7

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

IICL – Chứng chỉ quốc tế về tiêu chuẩn container và các hoạt động liên

quan đến sửa chữa, bảo trì và giám định các loại container

WTO – Tổ chức thương mại thế giới.

FMCG – Nhóm hàng tiêu dùng nhanh.

VLA – Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam.

ASEAN – Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á.

MTO – Người kinh doanh vận tải đa phương thức.

CFS – Địa điểm thu gom hàng lẻ.

LPI – Chỉ số năng lực quốc gia về logistics.

DWT – Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn.

TEU – Đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một

container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao)

BTA – Hiệp định Thương mại song phương.

IATA – Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế.

FIATA - Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam.

HACCP – Tiêu chuẩn hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

GMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt nhằm đảm bảo điều kiện vệ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG

Bảng 2.1: Thành tích đạt được của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại

thương VNT logistics 31

Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán năm 2012-1014 39

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014 40

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics năm 2012 – 2014 47

Bảng 2.5: Hãng hàng không xếp hạng cho VNT logistics 53

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2012 – 2014 52

Biểu đồ 2.2: Doanh thu dịch vụ vận tải đường biển năm 2012 – 2014 54

Biểu đồ 2.3: Doanh thu dịch vụ gom hàng lẻ năm 2012 - 2014 55

Biểu đồ 2.4: Doanh thu dịch vụ vận tải đường bộ năm 2012 – 2014 57

Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ kho bãi năm 2012 – 2014 60

Biểu đồ 2.6: Doanh thu dịch vụ đại lý tàu biển năm 2012 – 2014 64

SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị 32

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy quản lý 33

Sơ đồ 2.3: Tóm tắt quy trình phân phối hàng hóa 59

Sơ đồ 2.4 : Quy trình nhập kho 62

Sơ đồ 2.5 : Quy trình xuất kho 63

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài.

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngàycàng nâng cao, các hoạt động sản xuất - dịch vụ không ngừng được cải thiện

và phát triển Tuy nhiên nguồn tài nguyên và nhân lực thì hữu hạn Chính vìthế mà logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực một cáchtối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Nó là một hệ thống các côngviệc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguồn nguyên vậtliệu, kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuấtphát đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả nhất và có thể tiết kiệm chiphí thấp nhất cho người đặt hàng

Trong vài thập niên gần đây, logistics đã phát triển nhanh chóng vàmang lại những kết quả rất tốt đẹp ở nhiều nước trên thế giới, điển hình như :

Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Hoa Kỳ… Vào những năm cuối thế kỷ 20 vàđầu thế kỷ 21, thuật ngữ logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á,Đông Nam Á và đặc biệt ở Singapore Nhưng ở Việt Nam, thuật ngữ này cònmới mẻ và ít người biết đến Một số ít doanh nghiệp đã cung cấp loại hìnhdịch vụ này nhưng thực chất vẫn do các đối tác nước ngoài đảm nhiệm, còncác doanh nghiệp Việt Nam chỉ đứng lo những phần công việc trong lãnh thổViệt Nam do cơ chế, thủ tục nước ta còn phức tạp Những năm gần đây, cáchọat động trong lĩnh vực giao nhận kho vận đang diễn ra khá sôi động và lĩnhvực này càng trở nên phức tạp hơn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nềnkinh tế thế giới Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của thị trường cũng như hoạtđộng của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics, em

Trang 10

xin chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2.Mục tiêu nghiên cứu.

Khái quát hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch

vụ logistics làm định hướng cho sự phát triển kinh doanh

Từ thực trạng hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logisticstại Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logisticscủa công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics nói riêngnhằm đánh giá những kết quả công ty đạt được, những tồn tại cần khắc phụccũng như phương hướng phát triển của công ty để đề xuất một số giải phápphát triển kinh doanh dịch vụ logistics giúp công ty có thể tiếp tục tồn tại vàphát triển

3 Phạm vi nghiên cứu.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty cổ phần giao nhậnvận tải ngoại thương VNT logistics giai đoạn 2012 – 2014

4 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hoạt động kinh doanh của công

ty về dịch vụ logistics

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu phục vụ khóa luận là phương pháp nghiêncứu dữ liệu thứ cấp và sơ cấp cũng như kết hợp với các phương pháp nhưtổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh nhằm làm phong phú hơn kết quảnghiên cứu

Trang 11

6 Kết cấu bài khóa luận.

Bài khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về kinh doanh dịch vụ logistics trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công

ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

Trang 12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ

LOGISTICS TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại Logistics

1.1.1 Khái niệm về Logistics

Có một bề dày lịch sử lâu dài như vậy, nhưng cho đến nay thuật ngữlogistics vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam Chỉmới gần đây, từ logistics du nhập vào Việt Nam, trở thành từ cửa miệng, mốtthời thượng của một số người, người ta bàn về việc lập những khu logistics,cảng logistics, công ty logistics, kho logistics… nhưng trong lòng vẫn bănkhoăn tự hỏi: thực chất logistics là gì? Kinh doanh ra sao? Vậy chính xáclogistics là gì?

Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội,được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần Sau này thuật ngữ logistics dần được

áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châulục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ “logistics toàn cầu”.Vào năm 1962, trong một bài báo trên tạp chí Fortune, Peter Drucker đã viếtrằng: “Logistics là nguồn động lực cho đổi mới và cơ hội mới mà chúng tachưa hề chạm đến Đó chính là “ thềm lục địa tiềm ẩn” của cả nền kinh tế”.Bài viết chấn động ấy đã khiến các doanh nghiệp thảng thốt nhận ra rằng đâymới chính là vùng đất tiềm năng bị bỏ ngỏ bấy lâu nay mà họ cần khai phá.Hơn 40 năm kể từ bài báo đó, thế giới của hoạt động logistics đã không chỉ làmột bước tiến, mà thực sự là một cuộc cách mạng Từ ngành vận tải với sự rađời của container đã làm thay đổi cả vận tải đường biển và đường bộ, dẫn đến

Trang 13

vận tải đa phương thức, nơi con người tạo điều kiện để logistics có thể vươnsâu, vươn xa đến mọi vùng miền Từ những nhà kho xập xệ đến những trungtâm phân phối hiện đại hoàn toàn tự động với mục đích giảm chi phí và nângcao chất lượng dịch vụ khách hàng Từ dòng chảy toàn chứng từ giấy tờ trànngập đến dòng chảy thông tin chưa bao giờ “real time” như bây giờ…Logistics đã trở thành một phần trong hoạt động của doanh nghiệp và thực sựtạo ra nhiều động lực cho sự đổi mới không ngừng.

Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – ESCAP, logistics được pháttriển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Phân phối vật chất.

Vào những năm 60,70 của thế kỷ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn

đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau đểđảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả.Những hoạt động đó bao gồm: vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lýtồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn… Những hoạt động nêu trênđược gọi là phân phối sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là logistics đầu ra

Giai đoạn 2: Hệ thống logistics.

Đến những năm 80,90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợpquản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sảnphẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp

đó được gọi là hệ thống logistics

Giai đoạn 3: Quản trị chuỗi cung ứng.

Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp cáchoạt động từ người cung cấp - đến người sản xuất - khách hàng tiêu dùng sảnphẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm

Trang 14

tra, làm tăng thêm giá trị sản phẩm

Trong lĩnh vực sản xuất, người ta đưa ra định nghĩa đơn giản, ngắn gọnnhất là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máymóc, thiết bị… cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịpnhàng và có hiệu quả

Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng thì logistics là quá trình tối ưu hóa

về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.

Hiện nay, có một số khái niệm chủ yếu về logistics được sử dụng nhiềusau đây:

Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc: “Logistics là hoạt động quản lý

quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng”.

Theo quan điểm của Ủy ban quản lý logistics của Hoa kỳ: “

Logisctics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí

và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng”.

Theo quan điểm của Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988:

“Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục

Trang 15

đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng”.

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật

Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển

hóa Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng

để hưởng thù lao”.

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động Logistics

Logistics có thể coi là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên các khía cạnh chính là logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống.

- Logistics sinh tồn có liên quan đến các nhu cầu cơ bản của cuộc sống.Logistics sinh tồn là hoạt động cơ bản của các xã hội sơ khai và là thành phầnthiết yếu trong một xã hội công nghiệp hóa Logistics sinh tồn cung cấp nềntảng cho logistics hoạt động

- Logistics hoạt động mở rộng các nhu cầu cơ bản bằng cách liên kết các

hệ thống sản xuất các sản phẩm Logistics liên kết các nguyên liệu thô doanhnghiệp cần trong quá trình sản xuất , các dụng cụ sử dụng nguyên liệu đótrong quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm có được từ quá trình sản xuất

đó Như vậy, logistics hoạt động chỉ liên quan đến sự vận động và lưu khocủa nguyên liệu vào trong, qua và đi ra khỏi doanh nghiệp và là nền tảng chologistics hệ thống

- Logistics hệ thống liên kết các nguồn lực cần có trong việc giữ cho hệ

Trang 16

thống hoạt động Những nguồn lực này bao gồm thiết bị, phụ tùng thay thế,nhân lực và đào tạo, tài liệu kỹ thuật, các thiết bị kiểm tra, hỗ trợ, nhàxưởng… Các yếu tố này không thể thiếu và phải được kết hợp chặt chẽ nếumuốn duy trì sự hoạt động của một hệ thống sản xuất hay lưu thông.

Logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống không táchrời nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho nhau và tạo thànhchuỗi dây chuyền logistics

Logistics có chức năng hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.

- Logistics có chức năng hỗ trợ thể hiện ở chỗ nó tồn tại chỉ để cung cấp

sự hỗ trợ cho các bộ phận khác của doanh nghiệp Logistics hỗ trợ quá trìnhsản xuất, hỗ trợ cho sản phẩm sau khi được di chuyển quyền sở hữu từ ngườisản xuất sang người tiêu dùng

- Logistics còn hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp thể hiện thông quaquản lý sự di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bánthành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp

Logistics là một dịch vụ.

- Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp hoặc cho kháchhàng của doanh nghiệp, dịch vụ, đối với cả doanh nghiệp hay khách hàng đềuđược cung cấp thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau, các yếu tố này

là các bộ phận tạo thành chuỗi logistics

- Dịch vụ logistics trong doanh nghiệp chú trọng đến các yếu tố về quảntrị nguyên vật liệu, lưu kho trong nhà máy và phân phối vật chất Tuy nhiêntrong hoạt động của doanh nghiệp không phải chỉ dừng lại ở yêu cầu các yếu

tố cơ bản mà dịch vụ logistics cung cấp trên đây mà có thể cần cung cấp thêmcác dịch vụ khác của logistics

- Một doanh nghiệp trong điều kiện hoạt động bình thường sẽ đòi hỏi sự

Trang 17

hỗ trợ từ các yếu tố logistics Một yếu tố logistics cụ thể được cung cấp từmột nhà chuyên nghiệp chứ không phải từ doanh nghiệp Nhưng trách nhiệmđối với chất lượng của dịch vụ hỗ trợ này lại là trách nhiệm của logistics trongdoanh nghiệp.

Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics.

Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm cho khái niệmvận tải giao nhận truyền thống ngày càng đa dạng và phong phú thêm Từ chỗchỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước,chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tớicung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Từ chỗ đóng vai tròđại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt độngvận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điềuchỉnh Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhậnphải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyênvật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phốihàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,

… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụlogistics

Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức.

Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sangnước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xácsuất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải kýnhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉgiới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm60-70 của thế kỷ 20, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an

Trang 18

toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự rađời và phát triển vận tải đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời,chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đaphương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu tráchnhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàngcho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta khôngphải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người cungcấp dịch vụ logistics.

1.1.3 Phân loại Logistics

Phân loại theo hình thức logistics.

Căn cứ vào phân công lao động và tính chuyên nghiệp của các doanhnghiệp, có các mô hình nhà cung cấp dịch vụ logistics như sau:

- Logistics bên thứ nhất (1PL – First Party Logistics)

Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt độnglogistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vàocác phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công đểquản lý và vận hành hoạt động logistics 1PL làm phình to quy mô của doanhnghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp không có

đủ quy mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vậnhành hoạt động logistics

- Logistics bên thứ hai ( 2PL – Second Party Logistics).

Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụcho một hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics( vận tải, khobãi, thủ tục hải quan…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạtđộng logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường

Trang 19

bộ, đường hàng không, các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan,trung gian thanh toán…

- Logistics bên thứ ba (3PL – Third Party Logistics)

Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logisticscho từng bộ phận chức năng như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủtục xuất khẩu và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làmthủ tục thông quan và vận chuyển hàng hóa tới địa điểm đến quy định Do đó,3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồntrữ hàng hóa, xử lý thông tin… và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứngcủa khách hàng

- Logistics bên thứ tư (4PL – Fourth Party Logistics)

Người tích hợp – người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ

sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xâydựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lýdòng lưu chuyển logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạchđịnh, tư vấn logistics, quản trị vận tải… 4PL hướng đến quản trị cả quá trìnhlogistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưahàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng

- Logistics bên thứ năm (5PL – Fifth Party Logistics).

Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhàcung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phânphối trên nền tảng thương mại điện tử

Phân loại theo quá trình.

- Logistics đầu vào (in bound logistics).

Trang 20

Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài nguyên đầu vào (nguyên liệu,thông tin, vốn…) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí cho quátrình sản xuất.

- Logistics đầu ra (out bound logistics).

Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành phẩm đến tay người tiêu dùngmột cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đacho doanh nghiệp

- Logistics ngược (reverse logistics).

Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnhhưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùngtrở về để tái chế hoặc xử lý

Phân loại theo đối tượng hàng hóa.

- Logistics hàng tiêu dùng nhanh(FMCG logistics).

Là quá trình logistics cho hàng tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như:quần áo, giày dép, thực phẩm…

- Logistics ngành ô tô (automotive logistics).

Là quá trình logistics phục vụ cho ngành ô tô

- Logistics hóa chất (chemical logistics).

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hóa chất, bao gồm cả hàng độchại, nguy hiểm

- Logistics hàng điện tử (electronic logistics).

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành hàng điện tử

- Logistics dầu khí (petroleum logistics).

Trang 21

Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành dầu khí.

1.2 Vai trò của hoạt động Logistics

Trong thời đại ngày nay người ta luôn mong muốn những dịch vụ hoànhảo và điều đó sẽ đạt được khi phát triển logistics Hãy tưởng tượng xem, làmcách nào để có thể cùng một lúc mua được cả đồ ăn, thức uống, quần áo vàvài vật dụng cần thiết khác trong cùng một cửa hàng? Làm thế nào để chọnđược một món hàng hoàn toàn vừa ý về chất lượng, mẫu mã, màu sắc? Làmthế nào để tránh được nỗi thất vọng cho người tiêu dùng khi anh ta hăm hởđến cửa hàng để mua một món hàng vừa được quảng cáo nhưng được báo làhàng chưa về? Nói tóm lại, làm cách nào để thỏa mãn tối đa nhu cầu củangười tiêu dùng với chi phí thấp nhất? Điều đó có thể được giải quyết nhờlogistics

1.2.1 Vai trò của logistics đối với nền kinh tế

Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại lẫn nhau Nếu xem xét ở góc độ tổng thể ta thấylogistics là mối liên kết kinh tế xuyên xuốt gần như toàn bộ quá trình sảnxuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một

vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định Một nghiên cứu của trường Đại họcQuốc Gia Michigan ( Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động logistics đã chiếm

từ 10-15% GDP của hầu hết các nước lớn ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nềnkinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Vì vậy, nếu nâng cao hiệu quả hoạt độnglogistics thì sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Logistics hỗ trợ cho luồng chu chuyển các giao dịch kinh tế Nền kinh tếchỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi chuỗi logistics hoạt độngliên tục, nhịp nhàng Hàng loạt các hoạt động kinh tế liên quan diễn ra trong

Trang 22

chuỗi logistics, theo đó các nguồn tài nguyên được biến đổi thành sản phẩm

và điều quan trọng là giá trị được tăng lên cho cả khách hàng lẫn người sảnxuất, giúp thỏa mãn nhu cầu của mỗi người

Hiệu quả hoạt động logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhậpcủa nền kinh tế Theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “ Khối lượng hànghóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hainước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách của hai nước đó” Khoảng cách ở đâyđược hiểu là khoảng cách kinh tế Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thìlượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn

Hoạt động logistics hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc giatrên trường quốc tế Theo nghiên cứu của Limao và Venables(2001) chothấy sự khác biệt trong kết cấu cơ sở hạ tầng (đặc biệt là lĩnh vực giaothông vận tải) chiếm 40% trong sự chênh lệch chi phí đối với các nước tiếpgiáp với biển và 60% đối với các nước không tiếp giáp với biển Hơn nữa,trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem làmột căn cứ quan trọng trong chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốcgia Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống cảng biểntốt… sẽ thu hút được đầu tư từ công ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sựphát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc làmột minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăngtrưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch

vụ logistics

1.2.2 Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp, logistics có vai trò rất to lớn Peter Drucker đãtừng viết: “ Logistics là nguồn động lực cho đổi mới mà chúng ta chưa hề

Trang 23

chạm đến Đó chính là thềm lục địa tiềm ẩn của cả nền kinh tế” Với cácdoanh nghiệp Việt Nam, thì điều này càng đặc biệt đúng, bởi chúng ta hiểubiết chưa đầy đủ và ít vận dụng logistics.

Vai trò của logistics đối với các doanh nghiệp thể hiện:

Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu

hóa quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ… logistics giúpgiảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Có nhiều doanhnghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lược và hoạt động logistics đúngđắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại, phásản do có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, ví dụ: chọn sai

vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vậnchuyển không hiệu quả… Ngày nay, để tìm được vị trí tốt hơn, kinh doanhhiệu quả hơn, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty đủ mạnh đã và đang nỗlực tìm kiếm trên toàn cầu nhằm tìm được nguồn nguyên liệu, nhân công,vốn, bí quyết công nghệ, thị trường tiêu thụ, môi trường kinh doanh… tốtnhất và thế là logistics toàn cầu hình thành và phát triển

Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp chủ động

trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kếmẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khácnhau…, chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho vàgiao hàng theo đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất

Logistics còn góp phần giảm phí thông qua việc tiêu chuẩn hóa chứng

từ Theo các chuyên gia ngoại thương, giấy tờ rườm rà chiếm một khoản chi

phí không nhỏ trong mậu dịch quốc tế và vận chuyển Thông qua dịch vụ

Trang 24

logistics, các công ty logistics sẽ đứng ra đảm nhiệm việc ký một hợp đồngduy nhất sử dụng chung cho mọi loại hình vận tải để đưa hàng từ nơi gửi hàngđến nơi nhận hàng cuối cùng.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giátrị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ logistics Đứng ở góc độ này,

logistics được xem là công cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài

về sự khác biệt hóa và tập trung.

Ngoài ra, logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt

là marketing hỗn hợp Chính logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưasản phẩm đến đúng nơi cần, vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm dịch vụchỉ có thể làm thỏa mãn khách hàng và có giá trị khi và chỉ khi nó đến đượcvới khách hàng đúng thời gian và địa điểm quy định

1.3 Các loại dịch vụ logistics

WTO phân loại các loại hình cơ bản của dịch vụ logistics gồm: dịch vụlogistics chủ yếu, dịch vụ có liên quan tới vận tải và dịch vụ logistics thứ yếuhoặc mang tính bổ trợ

1.3.1 Dịch vụ logistics chủ yếu

Dịch vụ logistics chủ yếu (core logistics service): Dịch vụ thiết yếu tronghoạt động logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyểndịch vụ bao gồm: dịch vụ làm hàng, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải vàcác dịch vụ hỗ trợ khác

1.3.2 Dịch vụ có liên quan tới vận tải

Dịch vụ có liên quan tới vận tải: Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp

có hiệu quả dịch vụ logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợicho hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa(đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và cho

Trang 25

thuê phương tiện không có người vận hành) và các dịch vụ khác có liên quantới dịch vụ logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụchuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.

1.3.3 Dịch vụ logistics thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ

Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói vàdịch vụ tư vấn quản lý

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhấttrí xây dựng Lộ trình hội nhập nhanh ngành dịch vụ logistics trong ASEAN

để ký kết tại Hội nghị không chính thức các Bộ trưởng kinh tế ASEAN vàotháng 5/2007 Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng lộtrình này Tháng 8/2006 và tháng 1/2007, Việt Nam đã tổ chức 2 Hội nghịtham vấn ASEAN về logistics tại Hà Nội với sự tham gia rộng rãi của đạidiện các nước ASEAN, giới doanh nghiệp và các học giả liên quan trong khuvực Trong ASEAN, bản dự thảo Lộ trình hội nhập nhanh ngành logistics đãđược thảo luận tại các diễn đàn khác nhau như Hội nghị các quan chức kinh tếcao cấp, Hội nghị các quan chức cao cấp về viễn thông và các Ủy ban chứcnăng của ASEAN như Ủy ban điều phối về Hải quan, Ủy ban điều phối vềdịch vụ Hiện nay, Việt Nam phối hợp với ban thư ký ASEAN đã tổng hợplấy ý kiến của các nước, các nhóm công tác để hoàn chỉnh dự thảo lần 3 của

Lộ trình hội nhập nhanh ngành logistics

Theo nội dung của dự thảo lần 3 của Lộ trình Hội nhập nhanh ngànhdịch vụ logistics trong ASEAN, thời hạn cuối cùng để tự do hóa các phânngành thuộc dịch vụ logistics là năm 2013, nhưng phương pháp tiếp cận để xử

lý vấn đề tự do hóa sẽ được thảo luận và thống nhất trong khuôn khổ Ủy banđiều phối về dịch vụ ASEAN Xét về phạm vi, dịch vụ logistics trong

Trang 26

ASEAN được coi là gồm 11 phân ngành sau:

1 Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong vận tải biển (có mã phân loại trong Bảngphân loại các hàng hóa và dịch vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là 741-CPC 741)

7 Dịch vụ thông quan ( không có trong phân loại của CPC)

8 Dịch vụ vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển, loại trừ vận tải ven bờ

9 Dịch vụ vận tải hàng không( được đàm phán trong khuôn khổ Hộinghị các Quan chức Cao cấp về vận tải trong ASEAN)

10 Dịch vụ vận tải đường sắt quốc tế (CPC 7112)

11 Dịch vụ vận tải đường bộ quốc tế (CPC 7213)

Căn cứ trên các yếu tố chung nhất, ta có thể nêu bức tranh tổng thể vềcam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh dịch vụ logistics như sau:

Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải biển: Việt Nam có cam kết trong 2 phân ngành vận tải

hành khách và vận tải hàng hóa (trừ vận tải nội địa)

- Phương thức 1: Ta chưa cam kết, chỉ không hạn chế với hàng hóa vậntải quốc tế

- Phương thức 2: Không hạn chế

Trang 27

- Phương thức 3: Đến năm 2009, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoàiđược thành lập liên doanh vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam với vốn gópkhông quá 49% vốn pháp định của liên doanh Thuyền viên nước ngoài đượclàm việc trên các tàu treo cờ Việt Nam hoặc đăng ký ở Việt Nam thuộc sởhữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượtquá 1/3 định biên của tàu Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải làcông dân Việt Nam Đối với các loại hình công ty khác, ngay sau khi gianhập, mức vốn góp cam kết là 51%, 2012 là 100% Số lượng liên doanh đượcthành lập vào thời điểm gia nhập không vượt quá 5 Sau đó, cứ hai năm một

sẽ cho phép thêm 3 liên doanh Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (đến năm 2012),không hạn chế số lượng liên doanh

- Phương thức 4: Chưa cam kết

Vận tải đường thủy nội địa gồm hai phân ngành là vận tải hành khách

và vận tải hàng hóa nội địa

- Phương thức 1: Chưa cam kết

- Phương thức 2:Không hạn chế

- Phương thức 3: Chỉ cho phép thành lập liên doanh với vốn góp khôngvượt quá 49% vốn pháp định

- Phương thức 4: Chưa cam kết

Vận tải hàng không gồm 3 phân ngành bán và tiếp thị sản phẩm hàng

không, đặt, giữ chỗ bằng máy tính, bảo dưỡng và sửa chữa máy bay

- Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không: Phương thức 1 và 2:Không hạn chế Trong Phương thức 3, các hãng hàng không nước ngoài đượcphép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam thông qua văn phòng bán vé của mìnhhoặc các đại lý tại Việt Nam Phương thức 4: Chưa cam kết

Trang 28

- Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính: Phương thức 1, 2, 3 không hạnchế, ngoại trừ nhà cung cấp nước ngoài phải sử dụng mạng viễn thông côngcộng dưới sự quản lý của nhà chức trách viễn thông Việt Nam Phương thức4: Chưa cam kết

- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay: Phương thức 1 và 2: Khônghạn chế Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nướcngoài là 51% kể từ ngày gia nhập Đến năm 2012 sẽ cho phép thành lập liêndoanh 100% vốn nước ngoài

Vận tải đường sắt: Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết, phương thức 2:

Không hạn chế, phương thức 3 cho phép lập liên doanh với vốn góp nướcngoài không quá 49%

Vận tải đường bộ: Phương thức 1 và 4 chưa cam kết Phương thức 2

không hạn chế Phương thức 3 cho phép hình thức hợp đồng hợp tác kinhdoanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp nước ngoài không quá 49%.Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, tùy theo nhu cầu thị trường được phép thànhlập liên doanh với tỷ lệ vốn góp nước ngoài không vượt quá 51% 100% lái xecủa liên doanh phải là công dân Việt Nam

Dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải:

Dịch vụ xếp dỡ container.

Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết Phương thức 2: Không hạn chế.Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài khôngvượt quá 50%

Dịch vụ thông quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển:

Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết Phương thức 2: Không hạn chế.Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài không

Trang 29

vượt quá 51% kể từ khi gia nhập, đến năm 2012 cho phép thành lập doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài.

Dịch vụ kho bãi container đối với hàng hóa vận tải bằng đường biển.

Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết Phương thức 2: Không hạn chế.Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài khôngvượt quá 51% kể từ ngày gia nhập, đến năm 2014 cho phép thành lập doanhnghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

Phương thức 1 và 4 chưa cam kết Phương thức 2 không hạn chế.Phương thức 3: Cho phép thành lập liên doanh với đối tác nước ngoài khôngquá 50%

Dịch vụ đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa.

Phương thức 1 và 4: Chưa cam kết Phương thức 3: Kể từ ngày gia nhậpcho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn nước ngoài không vượt quá51% Đến năm 2014 là không hạn chế

Dịch vụ chuyển phát:

Phương thức 1, 2: Không hạn chế Phương thức 3:Trong vòng 5 năm kể

từ ngày gia nhập, cho phép thành lập liên doanh với vốn góp nước ngoài tối

đa lên tới 51% Tới năm 2012, cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốnđầu tư nước ngoài Phương thức 4: Không cam kết

Dịch vụ phân phối:

Về cơ bản, Việt Nam giữ được như BTA, tức là khá chặt so với các nướcmới gia nhập Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009) Thứ hai, tương tự như BTA, ta

Trang 30

không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí,băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài Nhiều sảnphẩm nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón… ta chỉ mở cửa thị trườngphân phối sau 3 năm kể từ ngày gia nhập Doanh nghiệp có có vốn đầu tưnước ngoài, mở điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được Việt Nam cho phép theotừng trường hợp cụ thể

Xét về phương thức cung cấp dịch vụ theo quy định của WTO, trongcam kết gia nhập Việt Nam không cam kết Phương thức 1 (đồng nghĩa vớiviệc kiểm soát bán lẻ theo đơn đặt hàng qua mạng), trừ phân phối các sảnphẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và các chương trình phần mềm máy tính hợppháp và 4 (không cam kết về việc công dân các nước thành viên WTO vàoViệt Nam để phân phối hàng hóa với tư cách cá nhân độc lập), và không hạnchế Phương thức 2 (người Việt Nam sang các quốc gia thành viên WTO để sửdụng dịch vụ phân phối do các nhà phân phối của các nước đó cung cấp)

Trong Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO, ViệtNam sẽ giành quyền kinh doanh đầy đủ cho các cá nhân và doanh nghiệpnước ngoài (trong đó bao gồm quyền phân phối sản phẩm cho các cá nhân vàdoanh nghiệp được phép phân phối sản phẩm đó ở Việt Nam) kể từ ngày1/1/2007, ngoại trừ một số sản phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế thươngmại nhà nước (thuốc lá, xăng dầu, báo, tạp chí chuyên ngành, băng đĩa hình,tàu vũ trụ, máy bay trực thăng), gạo (cho phép xuất khẩu kể từ ngày1/1/2011), dược phẩm, phim điện ảnh, lịch bưu thiếp, tem thư, máy in, ra-đa,camera (cho phép nhập khẩu từ 1/1/2009)

Dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính:

Việt Nam cam kết Không hạn chế trong Phương thức 1 và 2 Trong

Trang 31

Phương thức 3, trong giai đoạn 2007-2009, doanh nghiệp 100% vốn đầu tưnước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài tại Việt Nam Đến năm 2010 doanh nghiệp nước ngoài được phépthành lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ tại Việt Nam Đối xử quốc gia trongPhương thức 3 chỉ được hưởng với điều kiện giám đốc của doanh nghiệpnước ngoài phải cư trú tại Việt Nam Phương thức 4 ta chưa cam kết.

Dịch vụ tư vấn quản lý:

Về diện cam kết, Việt Nam loại trừ dịch vụ trọng tài và hòa giải tranhchấp thương mại giữa các doanh nghiệp và chưa cam kết đối với phân ngànhnày trong giai đoạn 2007-2010 Đối với Phương thức 1 và 2 ta Không hạnchế Trong Phương thức 3, ta chỉ cho phép các công ty nước ngoài thành lậpchi nhánh kể từ năm 2010 Trong giai đoạn 2007-2008, chỉ được thành lậpdoanh nghiệp dưới hình thức liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.Phương thức 4 ta chưa cam kết

Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định

và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải):

Phương thức 1 ta chưa cam kết về tiếp cận thị trường và không hạn chế

về đối xử quốc gia Việt Nam không hạn chế đối với Phương thức 2 Trongphương thức 3, sau 3 năm kể từ khi Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch

vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ mà trước đó không có sự cạnhtranh của khu vực tư nhân, cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốnnước ngoài Sau 5 năm, ta không hạn chế Việt Nam cũng bảo lưu việc tiếpcận một số khu vực vì lý do an ninh quốc gia Phương thức 4 ta chưa cam kết

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 32

1.4.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Đây là các nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp cungứng dịch vụ logistics, và do đó có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cácdịch vụ logistics Các nhân tố này bao gồm: yếu tố chính trị- pháp luật, yếu tốkinh tế, yếu tố khoa học công nghệ, yếu tố hạ tầng cơ sở và điều kiện tựnhiên, sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh dịch vụ logistics…

Yếu tố hạ tầng cơ sở và điều kiện tự nhiên.

Đối với sự phát triển của các dịch vụ logistics thì yếu tố hạ tầng cơ sở vàđiều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thốngcảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường sông và các công trình, trangthiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tinliên lạc… Cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt độngcung ứng dịch vụ logistics

Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics đặc biệt quan tâm bởi các yếu tố như nắng, mưa, hạn hán, lũ lụt…ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung ứng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ liên quantới vận tải

Môi trường chính trị - pháp luật.

Điều kiện địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng đảm bảo là những nhân tố tạokhả năng áp dụng và phát triển logistics Song hoạt động logistics có mang lạihiệu quả hay không còn phụ thuộc vào môi trường chính trị - pháp luật có đầy

đủ và đảm bảo sự thông thoáng hay không Ngày nay, hoạt động của cácdoanh nghiệp hiện đại đòi hỏi phải có một môi trường chính trị ổn định và hệthống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho họ trong lĩnh vựcsản xuất, kinh doanh Các quy định về thương mại, giao nhận, vận tải, hải

Trang 33

quan đều phải được hệ thống hóa bằng pháp luật Các yếu tố cơ bản thuộcmôi trường chính trị - pháp luật gồm:

- Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

- Sự cân bằng của các chính sách của Nhà nước

- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội

- Hệ thống pháp luật và mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật

Môi trường kinh tế.

Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụlogistics nói riêng Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu

tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đếnviệc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ logistics để cung ứng các dịch vụ logistics cho khách hàng Các yếu tố cơ bảnnhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và các dịch

vụ logistics là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ

lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng,tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư… Các yếu tố này ảnh hưởng đến phươngthức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Thậm chí còn có thể làmthay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp

Môi trường khoa học - công nghệ.

Một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của logisticschính là công nghệ thông tin và thương mại điện tử Điều này đã được chứngminh rõ rệt bằng thực tế phát triển dịch vụ logistics ở nhiều quốc gia trên thếgiới Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện

tử đã mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Trang 34

có khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnhtranh của mình trên thị trường.

Mức độ cạnh tranh trong ngành logistics.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ logistics càng gay gắt thì loại hình dịch

vụ logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ càng được nâng cao Khi đềcập đến vấn đề cạnh tranh, các doanh nghiệp phải xem xét đối thủ của mình là

ai, số lượng bao nhiêu, mức độ cạnh tranh như thế nào? Việc mở cửa nềnkinh tế khiến số lượng các doanh nghiệp logistics xuất hiện càng nhiều và dẫnđến cạnh tranh trong ngành ngày một gay gắt hơn Hơn nữa, việc cạnh tranhkhông chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự góp mặt của cácdoanh nghiệp nước ngoài

1.4.2 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Đây là những nhân tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được

Tiềm lực tài chính.

Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quantrọng hàng đầu Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cần một nguồn tàichính lớn để đầu tư vào các cơ sở hạ tầng cũng như đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực Có tiềm lực tài chính vững mạnh doanh nghiệp mới có thể

mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng

Cơ sở vật chất kỹ thuật.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới cóthể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà họ yêu cầu với chất lượng tốt.Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì các cơ sở vật chất kỹthuật phải kể đến là: trang thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải, kho bãi,

Trang 35

máy móc thiết bị…

Chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố đảm bảo mọi hoạt động logisticsđược thực hiện Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là nhữngnguồn tài nguyên mà các doanh nghiệp đều cần phải có, nhưng trong đó tàinguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng Không có những conngười làm việc hiệu quả thì doanh nghiệp đó không thể nào đạt tới mục tiêu

Do vậy, các hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics phụ thuộc rất nhiều vàochất lượng nguồn nhân lực

Hệ thống thông tin

Để có thể phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng vàcác hoạt động kinh doanh nói chung đòi hỏi phải có một hệ thống thông tinthông suốt đảm bảo cho các hoạt động được thực hiện liên tục và trôi chảy

Do vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản trị và quản

lý đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp được thuân lợi và đạt hiệu quả

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI NGOẠI THƯƠNG VNT LOGISTICS

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

2.1.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

Tháng 6/1996, Công ty giao nhận kho vận ngoại thương thành phố HồChí Minh( Vinatrans) đã thành lập chi nhánh tại Hà Nội với tên gọi Vinatrans

Hà Nội

Tháng 4/2003, chi nhánh Vinatrans Hà Nội tiến hành cổ phần hóa theoquyết định số 1685/2002/QĐ/BTM ngày 30/12/2002 của Bộ Thương mại vàchuyển thành “Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương”, tên tiếnganh là” The Van cargoes and Foreign trade logistics Joint Stock Company” ,tên giao dịch là Vinatrans Hà Nội theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

số 0103002086 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày

07 tháng 04 năm 2003, thay đổi lần 6 ngày 03 tháng 09 năm 2008

Tháng 8/2009, Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương Vinatrans Hà Nội chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

-Tháng 5/2011, Công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương thay đổithương hiệu nhận diện mới từ Vinatrans Hà Nội sang VNT logistics

 Địa chỉ trụ sở chính: số 2 phố Bích Câu- Quốc Tử Giám- Đống

Trang 37

Đa- Hà Nội.

 Website: http://vntlogistics.com/

 Email: info@vntlogistics.com

 Điện thoại: 84-(4) 3732 1090 – Fax: 84-(4) 3732 1083

 Phụ trách quan hệ nhà đầu tư: Ông Trần Công Thành- Phó TổngGiám Đốc

 Vốn điều lệ: 54.720.000.000 VNĐ

 Chi nhánh công ty tại:

- Hải Phòng: 208 đường chùa Vẽ, phường Đông Hải 1, quận Hải An,thành phố Hải Phòng

- Quảng Ninh: số 1 đường Cái Lân, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

 Công ty con:

- Tên công ty: Công ty TNHH giao nhận vận tải Hà Thành

- Tên giao dịch: Hanoitrans LTD

- Địa chỉ: số 2 phố Bích Câu- Quốc Tử Giám- Đống Đa- Hà Nội

- 2 chi nhánh công ty con Hanoitrans tại:

o Hải Phòng: Bãi VNT, đường Đình Vũ, Đông Hải 2, quận Hải An,thành phố Hải Phòng

o Hồ Chí Minh: 145-147 Nguyến Tất Thành, quận 4, thành phố

Hồ Chí Minh

- Tình hình tài chính: Công ty con Hanoitrans là công ty 100% vốn đầu

tư của công ty mẹ VNT logistics, với vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ VNĐ và hiệntại vốn điều lệ là 6 tỷ VNĐ Công ty con Hanoitrans hoạt động kinh doanhtheo phương hướng và chỉ đạo thống nhất từ Tổng giám đốc công ty

 Ngành nghề kinh doanh:

- Bốc xếp hàng hóa: xếp hàng hóa hoặc hành lý của hành khách lên tàubiển hoặc dỡ hàng hóa, hành lý của hành khách từ tàu biển, bốc vác hàng hóa

Trang 38

tại cảng biển.

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: đường thủy, bến cảng vàcác công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa cống

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải:

Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận tải hàng xuất nhập khẩu

Môi giới thuê và cho thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong vàngoài nước

Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận và vận tải nước ngoài

Đại lý tàu biển

Kinh doanh vận tải hàng hóa đa phương thức

Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyểnhàng hóa xuất nhập khẩu ( thủ tục hải quan, tái chế, bao bì, kiểm kiện hànghóa xuất nhập khẩu)

- Đại lý, môi giới đấu giá: môi giới hàng hải

- Bán lẻ khác trong các của hàng kinh doanh tổng hợp: kinh doanh siêuthị, trung tâm thương mại

- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại: tổ chức hội chợ triển lãm,hội nghị, hội thảo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vàođâu: kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sửdụng hoặc đi thuê: kinh doanh cho thuê văn phòng, làm việc, kho bãi

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Những thành tích công ty đã đạt được:

Trang 39

Bảng 2.1: Thành tích đạt được của công ty cổ phần giao nhận vận tải

ngoại thương VNT logistics

2001 Đạt danh hiệu “ Tập thể lao động xuất sắc”

Bằng khen của Bộ Thương Mại

2002

Bằng khen của Bộ Thương MạiBằng khen của Thủ tướng Chính PhủĐạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

2003 Bằng khen của Bộ Thương Mại

Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

2004

Bằng khen của Bộ Thương Mại

Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Thương MạiĐạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

2005 Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”

2006 Huân chương lao động hạng 3

2007 Bằng khen của Bộ Thương Mại

Nguồn: Báo cáo thường niên.

Trải qua hơn 12 năm hoạt động, môi trường hoạt động của công ty ngàycàng cạnh tranh gay gắt cả về dịch vụ và nhân sự bởi số lượng các đơn vịcùng ngành nghề trên địa bàn tăng nhanh Với lợi thế xuất phát từ một đơn vịkinh doanh của công ty giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ ChíMinh - một công ty lớn trong lĩnh vực giao nhận vận tải, công ty công ty cổphần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics được thừa hưởng nhữngthuận lợi về cơ sở ban đầu như tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cũng như kinh

Trang 40

nghiệm nghiệp vụ và mạng lưới khách hàng Tập thể công ty đã định hướng

và tiếp tục kiên trì định hướng phát triển đa dạng dịch vụ, xây dựng và pháttriển hệ thống đại lý mới trên toàn cầu với nhiều biện pháp cụ thể đồng bộnên đã hoàn thành toàn diện vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của những nămvừa qua

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ họat động của công cổ phần giao nhận vận tải ngoại thương VNT logistics

 Cơ cấu tổ chức tại công ty cổ phần giao nhận vận tải ngoại thươngVNT logistics

Công ty được quản trị theo mô hình sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị

Nguồn: Phòng quản trị thông tin.

Chi nhánh Quảng Ninh

Chi nhánh Hải Phòng

Ngày đăng: 26/10/2016, 13:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w