Cải thiện khả năng cạnh tranh của dịch vụ vận tải Container tại công ty cổ phần GEMADEPT theo tiêu chuẩn quốc tế

MỤC LỤC

Khái niệm về sức cạnh tranh của dịch vụ

Sức cạnh tranh của một sản phẩm của doanh nghiệp là khả năng duy trì và cải thiện vị trí trên thị trường của sản phẩm đó so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong một thời gian lâu dài nhằm tạo ra sự hấp dẫn và thu hút được khách hàng. Sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường là kết quả của năng lực cạnh tranh quốc gia và cạnh tranh ngành/doanh nghiệp, đồng thời sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường phản ánh một cách tổng quát nhất sức cạnh tranh của một quốc gia, doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

Mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ vận tải container của doanh nghiệp càng cao thể hiện việc doanh nghiệp đã chủ động trong việc nắm bắt tâm lý, tìm hiểu nhu cầu và ước muốn của khách hàng từ đó đưa ra các biện pháp để làm thỏa mãn những nhu cầu ước muốn đó, do vậy sẽ có sức cạnh tranh cao hơn. Đối với dịch vụ vận tải container, doanh nghiệp còn có thể cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ làm thủ tục hải quan, dịch vụ vận tải container đường bộ (vận tải bằng ô tô từ nơi đóng hàng ra cảng biển hoặc từ cảng biển về kho của khách hàng)… Ngoài ra, để đa dạng hóa dịch vụ của mình, các doanh nghiệp, hãng tàu còn có thể mở thêm các tuyến vận chuyển mới khác với các tuyến vận chuyển hiện có.

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu trên thị trường

Việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cần phải có một chiến lược với những bước đi cụ thể, ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì còn phải kết hợp với các biện pháp marketing để quảng bá cho thương hiệu của mình. Tiêu chí này có thể có được thông qua điều tra nghiên cứu thị trường hoặc dựa trên kết quả đánh giá của những tạp chí uy tín trong ngành hàng hải.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường dịch vụ vận tải container tại Việt Nam ngày càng gay gắt

Tiêu chí về thương hiệu là tiêu chí cũng thường xuyên được xét đến khi đánh giá sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container. Dù là một công ty có truyền thống trong ngành hàng hải Việt Nam tuy nhiên đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, Gemadept vẫn chưa đủ sức để có thể cạnh tranh bình đẳng trước các hãng tàu nước ngoài, đó là hạn chế không chỉ của riêng Gemadept mà còn cả của ngành Hàng hải Việt Nam.

Yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ vận tải container ngày càng cao

Chính vì thế việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty cổ phần Gemadept càng trở nên bức thiết.

Thị trường Việt Nam là một thị trường có tiềm năng

Đây là cơ hội mà không doanh nghiệp, hãng tàu nào muốn bỏ qua để thu lợi nhuận, Gemadept cũng không phải là ngoại lệ. Muốn kinh doanh được trên thị trường tiềm năng này, muốn thu được nhiều lợi nhuận từ thị trường này thì không còn cách nào khác, Gemadept phải nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container của mình.

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Gemadept Công ty cổ phần Gemadept được thành lập ngày 24/07/1993 theo giấy

Năm 2003 khai trương các tuyến vận tải container, Gemadept đã chính thức mở rộng hoạt động liên doanh liên kết với Hãng tàu Orient Oversea Container Lines (OOCL) của Hongkong – một trong Top 20 Hãng tàu lớn nhất Thế giới theo Bảng sắp hạng của Alphaliner thuộc tập đoàn BRS Shipbrokers Group. Gemadept cũng đã đạt danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2006” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) phối hợp tổ chức.

Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của công ty cổ phần Gemadept

Từ một công ty đơn thuần chỉ làm dịch vụ vận tải hàng hải, công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải trong cả nước với các mảng hoạt động vận tải bao trùm hầu hết lĩnh vực hàng hải đó khai thác cảng, vận tải biển, dịch vụ hàng hải, đại lý. Trung tâm tiếp vận hàng hóa Schenker - Gemadept sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistics chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn TAPA (Technology Acess Protection Association) bởi đội ngũ cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp luôn sẵn sàng phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.

Mô hình bộ máy quản trị và chức năng các bộ phận quản trị, các phòng ban của công ty cổ phần Gemadept

Đại hội đồng cổ đông thường niên có quyền thảo luận và thông qua các vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của công ty như chiến lược kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty, thông qua việc bổ nhiệm các chức danh trong Hội đồng quản trị, số lượng thành viên trong Hội đồng quản trị, bổ nhiệm Tổng Giám đốc, bổ sung hoặc sửa đổi điều lệ doanh nghiệp…. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị, bao gồm việc thay mặt Công ty ký kết các hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những thông lệ quản lý tốt nhất.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container

Trong lĩnh vực vận tải container, Gemadept luôn ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất vào phục vụ xếp dỡ, vận chuyển container như công nghệ Middtream – Operation (công nghệ xếp dỡ xa bờ). Để hoàn thiện quá trình vận tải container, công ty đã đưa vào sử dụng hệ thống quản lý tàu và container qua mạng (Gemadept shipping system) giúp giảm thiểu tối đa những công việc, thời gian chết không cần thiết.

Khái quát về dịch vụ vận tải container của Gemadept

Một nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự tăng trưởng đột biến về số lượng container được vận chuyển đó là năm 2006, công ty cổ phần Gemadept chính thức đưa vào khai thác thêm 3 tàu mới nâng tổng số tàu biển viễn dương lên 5 chiếc với tổng trọng tải trên 4000TEU. Nguyên nhân là do ngày càng có nhiều hãng tàu lớn tham gia vào thị trường vận tải container Việt Nam, trong khi các hãng tàu trong nước cũng tích cực đầu tư phát triển đội tàu để cạnh tranh với nhau, tất yếu giá cước sẽ giảm xuống, giá cước của Gemadept cũng buộc phải giảm theo thị trường.

Bảng 2.3: Sản lượng vận tải container các tuyến của Gemadept từ năm  2004 đến 2007
Bảng 2.3: Sản lượng vận tải container các tuyến của Gemadept từ năm 2004 đến 2007

Các biện pháp mà công ty cổ phần Gemadept áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ vận tải container

Công ty Gemadept không chỉ chú ý rút ngắn thời gian vận tải container trên tàu một cách tối đa có thể mà còn chú ý tới việc rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục như cấp vỏ container rỗng, cung cấp đội xe vận tải đường bộ container đến nơi đóng hàng và ra cảng biển (nếu khách hàng có yêu cầu), cấp vận đơn… đảm bảo khách hàng có thể gửi, nhận hàng một cách nhanh nhất có thể. Đối với các loại hàng có giá trị cao như gỗ, hàng điện tử…giá cước vận chuyển chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm thì công cụ giá không có ảnh hưởng nhiều như đối với các mặt hàng có giá trị thấp như hàng may mặc, gốm sứ… Gemadept đưa ra những mức giá khác nhau đối với từng mặt hàng, từng khách hàng khác nhau.

Bảng 2.5: Giá cước một số tuyến vận tải của công ty cổ phần Gemadept.
Bảng 2.5: Giá cước một số tuyến vận tải của công ty cổ phần Gemadept.

Phân tích các chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh của dịch vụ vận tải container tại công ty cổ phần Gemadept

Một số hãng tàu khác có thể không nhận vận chuyển những mặt hàng đặc biệt như hàng dễ cháy nổ, hàng nguy hiểm do cơ sở vật chất của họ không đảm bảo hoặc có thể họ đơn thuần chỉ nhận vận tải container từ cảng đi tới cảng đích chứ không cung ứng dịch vụ door to door hoặc có nhưng phí rất cao do họ phải sử dụng dịch vụ của một hãng khác. Ví dụ như khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải container của Gemadept, thay vì liên hệ thuê vận tải container đường bộ từ nơi lấy container về nơi đóng hàng rồi lại từ nơi đóng hàng chuyển ra cảng, sau đấy nếu không xếp lên tàu luôn lại phải liên hệ thuê kho bãi, rồi do hạn chế về thời gian, địa lý việc mở tờ khai Hải Quan rất bất tiện… họ có thể sử dụng luôn dịch vụ trọn gói của Gemadept (door to door).

Bảng 2.6: Tổng trọng tải tàu của một số nước trong khu vực (tính đến  31/12/2006)
Bảng 2.6: Tổng trọng tải tàu của một số nước trong khu vực (tính đến 31/12/2006)

Những mặt đạt được

Doanh thu dịch vụ vận tải container từ khi thành lập đến nay đã tăng gấp 32 lần đạt mức 480 tỷ đồng, đóng góp không nhỏ vào thành công chung của toàn công ty. Nếu công ty không giữi được những khách hàng trung thành thì rất dễ mất thị phần vào tay đối thủ, hơn nữa sẽ không có được sự ổn định trong hoạt động kinh doanh.

Những mặt hạn chế

Hơn nữa, việc mở rộng thêm các tuyến mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến cũ như là có thể xếp hàng hai tuyến vận chuyển lên cùng một tàu khi sản lượng container quá ít không khai thác hết năng lực vận tải của tàu. Các hãng tàu lớn nước ngoài có công nghệ rất hiện đại, từ công nghệ thông tin, quản lý nội bộ qua mạng internet, công nghệ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đến những công nghệ về kỹ thuật bốc xếp ở cảng… Đó là những thách thức rất lớn cho Gemadept khi mà công ty vẫn còn chậm chân, chưa linh hoạt trong việc tìm kiếm và nghiên cứu ứng dụng những công nghệ phù hợp với khả năng của mình.

Nguyên nhân của hạn chế 1 Nguyên nhân chủ quan

Cơ chế chính sách liên quan đến ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam nói chung và ngành vận tải container Việt Nam nói riêng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay nước ta đang ngày càng tiến sâu hơn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới từng bước từ việc gia nhập ASEAN, APEC, đến trở thành thành viên của WTO. Một số quy định có tính chất pháp quy được ban hành chậm chễ gây nên việc thiếu cơ sở pháp lý để xử lý những vụ việc liên quan đến người, tàu thuyền, tài sản nước ngoài… Mặt khác, việc thiếu các văn bản dưới luật này đã ít nhiều làm vô hiệu hóa các văn bản pháp luật khác đã được ban hành.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ VẬN TẢI CONTAINER

Đến tận năm 1996, Bộ Giao thông Vận tải mới có một số chính sách thắt chặt đối với các hãng tàu nước ngoài nhưng thực tế không đem lại hiệu quả cao lắm vì hầu hết các hãng tàu lớn trên thế giới đã hoạt động “yên vị” tại Việt Nam rồi. Những sự bất hợp lý về cơ chế chính sách kéo dài trong nhiều năm đã làm giảm sức cạnh tranh vốn đã yếu của ngành Hàng hải Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới.

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

Xu hướng phát triển của nền công nghiệp vận tải container

Song song với quá trình phát triển vận tải container và vận tải dầu bằng các tàu có trọng tải lớn, chính phủ các nước và các hãng tàu lớn đã không ngừng phát triển các trung tâm thu gom, phân phối hàng hóa, các cảng container nhằm phục vụ cho hoạt động trung chuyển ngày càng nhộn nhịp trên toàn thế giới. Xu hướng này cũng đòi hỏi các cảng container trên thế giới phải có sự phát triển phù hợp vì thế hệ tàu container sau này đều có mớn nước sâu, đòi hỏi phải có các cầu cảng với luồng mớn nước tương ứng.

Xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ vận tải container trong thời gian tới

Tại khu vực Đông Nam Á, các quốc gia cũng đang ra sức để phát triển các cảng container và hình thành các trung tâm trung chuyển của mình như cảng Laem Chabang (Thái Lan), cảng Subic (Philippine). Do vậy lượng hàng hóa trên các tuyến liên quan tới châu Á luôn chiếm trên 50% tổng lưu lượng hàng hóa toàn thế giới và đặc biệt khoảng 65% hàng nhập khẩu vào Mỹ cũng xuất phát từ khu vực này.

Giải pháp về phía công ty cổ phần Gemadept

    Tiếp xúc với một Sales Manager của Singapore ta thấy họ hội tụ rất nhiều ưu điểm như kiến thức hàng hải, ngoại thương, tài chính và ngoại ngữ ngoài ra còn các kỹ năng phụ như đàm phán thương thảo hợp đồng…Vì vậy để có thể cạnh tranh thắng lợi với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải container nước ngoài thì các công ty Việt Nam còn phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết về lĩnh vực Hàng hải và vận tải container cho đội ngũ nhân viên của mình. Theo nhiều kênh thông tin, Gemadept có thể nắm bắt được xem những công nghệ nào đã và đang được áp dụng trong vận tải container trên thế giới, công nghệ xếp dỡ nào mới được đưa vào khai thác, kết quả ra sao, tương quan giữa kết quả và chi phí phải bỏ ra để có được công nghệ đó là bao nhiêu… từ đó sẽ cân đối nguồn vốn rồi đưa ra quyết định xem là có thực hiện việc ứng dụng công nghệ này hay không, nếu như đối thủ cạnh tranh ứng dụng trước mình thì sẽ ra sao, mình có nhất thiết phải có công nghệ đó không?.

    Bảng 3.11: Giá thuê tàu container định hạn
    Bảng 3.11: Giá thuê tàu container định hạn

    Điều kiện để thực hiện các giải pháp

    Văn hóa công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, tinh thần làm việc của người lao động, trách nhiệm của họ đối với công việc. Thông qua sự đặc trưng về văn hóa đó công ty có thể hướng người lao động hành động theo mục tiêu đề ra một cách dễ dàng hơn, vì khi là một thành viên trong một nền văn hóa, hành vi của các cá nhân luôn bị chi phối bởi những đặc trưng của nền văn hóa đó.

    Những kiến nghị về phía Nhà nước 1 Một số kiến nghị về cơ chế chính sách

    Bên cạnh đó, phối kết hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục – Đào tạo, các trường đại học và trung học hàng hải với cơ quan quản lý Nhà nước và các công ty vận tải biển trong việc đào tạo, huấn luyện đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công ước đã tham gia đáng chú ý là Công ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) về tiêu chuẩn đào tạo, cấp chứng chỉ và đi ca của thuyền viên (STCW – 78 và sửa đổi 95), thỏa thuận Tokyo về kiểm soát Nhà nước tại cảng (Tokyo MOU), các hiệp định của ASEAN, và đặc biệt là hiệp định khung ASEAN về dịch vụ.