1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca

104 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 579,5 KB

Nội dung

Đại Nam quốc sử diễn cagồm 1027 câu thơ lục bát, viết từ thời Hồng Bàng đến đời Nguyễn.Nghiên cứu hai tác phẩm trong sự đối sánh sẽ nhận thức được đặc điểmcủa từng tác phẩm nhìn từ đặc t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐỐI SÁNH THIÊN NAM NGỮ LỤC

VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN MẠNH HÙNG

ĐỐI SÁNH THIÊN NAM NGỮ LỤC

VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 7

7 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 SƠ LƯỢC VỀ THỂ DIỄN CA LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI GIỚI THIỆU VỀ THIÊN NAM NGỮ LỤC VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA 8

1.1 Thể diễn ca lịch sử 8

1.2 Giới thiệu về Thiên Nam ngữ lục 10

1.2.1 Tác giả 10

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời 11

1.2.3 Cấu trúc của Thiên Nam ngữ lục 14

1.3 Giới thiệu về Đại Nam quốc sử diễn ca 16

1.3.1 Tác giả 16

1.3.2 Hoàn cảnh ra đời 20

1.3.3 Cấu trúc của Đại Nam quốc sử diễn ca 22

Chương 2 ĐỐI SÁNH NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN TRONG THIÊN NAM NGỮ LỤC VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA 26

2.1 Khái niệm nhân vật chính diện 26

2.2 Vai trò của nhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử và trong văn chương thời trung đại 27

2.3 Thống kê, phân loại và phân tích số liệu nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca 30

Trang 4

2.3.1 Thống kê, phân loại, phân tích số liệu nhân vật chính diện

trong Thiên Nam ngữ lục 30

2.3.2 Thống kê, phân loại nhân vật chính diện trong Đại Nam quốc sử diễn ca 36

2.4 Sự tương đồng và khác biệt của nhân vật chính diện ở hai diễn ca lịch sử 40

2.4.1 Những điểm tương đồng 41

2.4.2 Những điểm khác biệt 49

2.5 Đối sánh vai trò của dã sử đối với việc thể hiện một số nhân vật lịch sử chính yếu ở Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca 55

2.5.1 Những điểm tương đồng 56

2.5.2 Những điểm khác biệt 64

Chương 3 ĐỐI SÁNH SỰ THỂ HIỆN CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ CHÍNH YẾU Ở THIÊN NAM NGỮ LỤC VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA 69

3.1 Thống kê, phân loại các sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca 69

3.1.1 Những sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên Nam ngữ lục 69

3.1.2 Những sự kiện lịch sử chính yếu ở Đại Nam quốc sử diễn ca 73

3.2 Sự tương đồng chủ yếu 77

3.3 Sự khác biệt chủ yếu 81

3.4 Đối sánh việc sử dụng dã sử trong thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu ở hai tác phẩm 84

3.4.1 Những điểm tương đồng 85

3.4.2 Những điểm khác biệt 89

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

đến đời Lê -Trịnh (khoảng cuối thế kỷ XVII) Đại Nam quốc sử diễn ca

gồm 1027 câu thơ lục bát, viết từ thời Hồng Bàng đến đời Nguyễn.Nghiên cứu hai tác phẩm trong sự đối sánh sẽ nhận thức được đặc điểmcủa từng tác phẩm nhìn từ đặc trưng thể loại, từ đó hiểu thêm cách thứcxây dựng nhân vật chính diện trong văn học trung đại có những điểmgiống và khác với nhân vật chính diện trong văn học cận hiện đại.Nghiên cứu hai diễn ca lớn viết bằng thể thơ lục bát của dân tộc gópphần nhận thức đặc điểm của việc xây dựng nhân vật và các sự kiện lịch.1.2 Việc chép sử thời trung đại (bằng văn xuôi hay văn vần) trướchết phục vụ cho công việc cai trị của các vương triều Các tác giả của haidiễn ca lịch sử là những nhà nho, vì thế ở hai diễn ca sẽ có những điểm

tương đồng và khác biệt ở các phương diện Nghiên cứu Thiên Nam ngữ

lục và Đại Nam quốc sử diễn ca trong sự đối sánh thấy rõ những điểm

chung và riêng trong quan niệm của các tác giả về lịch sử và việc sửdụng các phương tiện của văn chương Nghiên cứu đề tài này sẽ gópphần giúp chúng ta nhận thức rõ mối quan hệ giữa sử học và văn chươngthời trung đại ở Việt Nam, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân giantrong việc thể hiện và đánh giá các tấm gương lịch sử và các sự kiện lịch

sử chính yếu của nước ta thời trung đại

1.3 Người xưa lưu vào sử sách cả nhân vật phản diện và chính diện,nhưng chủ yếu là những nhân vật chính diện, nhằm thông qua tài năng,đức độ và công lao to lớn của nhân vật ấy để giáo hóa người đời Tác giả

Trang 6

hai diễn ca đã phản ánh nhiều sự kiện lịch sử diễn ra của dân tộc để giúpđời sau hiểu rõ được những bước thăng trầm của dân tộc Tìm hiểu vềnhân vật chính diện cũng như các sự kiện lịch sử chính yếu ở hai diễn ca

là việc làm phù hợp với bản chất của thể diễn ca lịch sử

1.4 Số lượng và chất lượng trong việc sử dụng dã sử ở hai diễn calịch sử này do những nguyên nhân chủ quan, khách quan có sự tươngđồng và khác biệt Nghiên cứu đề tài nhằm nhận thức việc sử dụng dã sửcủa các tác giả ở hai diễn ca trong việc thể hiện một số nhân vật lịch sửchính yếu và những sự kiện lịch sử chính yếu của dân tộc

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về tác giả, thời điểm ra đời của Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam

quốc sử diễn ca

Thiên Nam ngữ lục được viết ra với mục đích đề cao họ Trịnh,

khinh thường chúa Nguyễn, miệt thị nhà Mạc Các ý kiến khá thống nhấtkhi cho rằng tác giả là bề tôi họ Trịnh vâng lệnh chúa viết tác phẩm này:

Trải xem sự kỷ nước Nam, Kính vâng tay mới chép làm nôm na.

Phần Lê kỷ gồm 235 dòng thơ (từ dòng 7901 đến dòng 8136), tácgiả đã kể lại sự kiện lịch sử rất sơ sài, chủ yếu là tán tụng mấy vị vua đầutriều Lê, còn lại là ca ngợi chúa Trịnh:

Ứng điềm đoài cung ẩn tinh, Thiên hạ thái bình, thiên hạ Trịnh Lê.

… Ấy mới thánh quân hiền thần,

Ấy đời Nghiêu Thuấn, ấy dân Ngu Đường.

Cho đến hiện nay chúng ta vẫn chưa có tài liệu đáng tin cậy để xácđịnh được chính xác tên tuổi, ngày sinh, ngày mất của tác giả và thời

điểm viết tác phẩm Nhiều nhà nghiên coi Thiên Nam ngữ lục là tác

phẩm khuyết danh

Trang 7

Đại Nam quốc sử diễn ca ra đời vào đời Nguyễn, ca ngợi nhà

Nguyễn, đả phá họ Trịnh Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là hai người

có nhiều đóng góp vào việc hoàn thành tác phẩm Cả hai ông đều ra làmquan trong triều, các tác phẩm được in khoảng năm 1870-1871

2.2 Việc nghiên cứu về nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ

lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca có sự tương đồng

và khác biệt ở nhiều phương diện “Thiên Nam ngữ lục là một chứng cớ

hùng hồn về sự phát triển của truyện thơ Nôm lịch sử và của diễn ca lịch

sử trước thế kỷ XVII Bởi vì nếu không có sự phát triển này thì đến cuốithế kỷ XVII không thể xuất hiện một tác phẩm dài hơn như thế được

Xét kỷ cho thấy Thiên Nam ngữ lục tiêu biểu cho sự hình thành không

những của diễn ca lịch sử nói riêng mà của cả truyện thơ Nôm nói chung

nữa” [24; 552] Đại Nam quốc sử diễn ca xứng đáng là một diễn ca có

giá trị Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao tác phẩm này, coi đây là cuốndiễn ca nổi bật trong các diễn ca lịch sử ở Việt Nam

Nhân vật trong văn học là một hình tượng nghệ thuật mang tính ước

lệ Văn học không thể thiếu nhân vật vì đó là phương tiện cơ bản để nhàvăn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhà nghiên cứu Đặng Anh

Đào khi bắt tay vào Cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ Tấn trò

đời của Banzắc đã nói về nhân vật chính diện: “Trong các từ điển chuyên

đề và từ điển văn học Pháp, người ta bàn đến chữ “heros” theo nghĩa làanh hùng hoặc theo nghĩa là nhân vật, hoặc nhân vật chính; còn theonghĩa nhân vật chính diện (mặc dù trong tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếngNga đều có thể có ý nghĩa này) thì rất ít khi Từ “heros positif” còn kèmđịnh ngữ chỉ định, rõ ràng khái niệm này có lẽ chỉ mới xuất hiện khi cóảnh hưởng của giới nghiên cứu Xô viết”

Trong Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam quốc sử diễn ca nhân vật

chính diện đóng vai trò quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan

Trang 8

tâm Cao Huy Đỉnh trong Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,

khi lí giải về sự suy thoái của xã hội phong kiến dẫn đến sự thay đổi diện

mạo văn học đã đánh giá cao Thiên Nam ngữ lục Tác giả đã nhận xét khái quát về nhân vật chính diện: “Với Thiên Nam ngữ lục không khí

anh hùng ca và những hình tượng anh hùng ca dân gian của các thời đạitrước sống lại” [13; 125]

Đinh Gia Khánh-Bùi Duy Tân-Mai Cao Chương đã viết về cáchxây dựng nhân vật “Tính chất phong phú, phong phú nhiều khi đến mức

bề bộn ấy, tính chất phức hợp, phức hợp mà lại có khi trùng lặp ấykhông những thể hiện trong cách trình bày các sự kiện lịch sử, trong kếtcấu của tác phẩm mà còn thể hiện trong cách xây dựng hình tượng vănhọc” [24; 570]

Từ điển văn học (bộ mới) nhận xét: “Tác giả đã dùng bút pháp sở

trường của văn học để tụng ca, tô điểm lịch sử,đã kể chuyện văn vẻ,miêu tả sâu sắc, tự sự cặn kẽ Tác phẩm cũng xây dựng thành công nhiềunhân vật” [20; 1673]

Số câu thơ của Đại Nam quốc sử diễn ca ít hơn của Thiên Nam ngữ

lục nhưng gọt giũa và luôn bám sát chính sử Tác phẩm viết về lịch sử

dân tộc dài 379 năm so với Thiên Nam ngữ lục, do vậy số lượng nhân vật, trong đó có nhân vật chính diện sẽ nhiều hơn ở Thiên Nam ngữ lục.

Từ điển văn học (bộ mới) bên cạnh việc tìm hiểu quá trình hoàn

thiện tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca đã nhấn mạnh đến việc xây

dựng những hình tượng anh hùng dân tộc: “Tác giả đã viết những câuthơ hào hùng về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Nam Hán, vềcuộc khởi nghĩa của quân dân đời Trần chống quân Nguyên Mông, vềcuộc khởi nghĩa của Lê Lợi (1385-1433) chống quân Minh… Nhữngđoạn kể về Thánh Dóng, về Sơn tinh Thủy Tinh, về Hai Bà Trưng có âmđiệu hào hùng, phảng phất như hơi sử thi của thời cổ đại” [20; 368]

Trang 9

Nguyễn Lương Ngọc - Đinh Gia Khánh trong cuốn phiên âm,chú

thích và giới thiệu Thiên Nam ngữ lục đã có sự so sánh những những ưu

và hạn chế của hai diễn ca Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn

ca Các tác giả đã nhấn mạnh tới ưu điểm của Đại Nam quốc sử diễn ca:

“Đại Nam quốc sử diễn ca: theo sát chính sử hơn và chép sự việc, miêu

tả nhân vật một cách giản lược hơn, lời bàn thêm của tác giả cũng gọnghẽ hơn” [46; 19]

2.3 Nghiên cứu sự thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên

Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

Là hai tập diễn ca lịch sử có quy mô lớn trong Thiên Nam ngữ

lục và Đại Nam quốc sử diễn ca các tác giả kể lại các sự kiện của dân

tộc theo trình tự thời gian Tất cả các sự kiện chính yếu được kể lạimột cách phong phú và đa dạng: “Những sự cố lớn của quốc gia kếthợp với những sự cố nhỏ của cá nhân, những hành động kỳ vĩ, hàohùng nổi bật lên bên cạnh những việc làm bình thường, giản dị, nhữngcái xấu xa bỉ ổi chen lẫn với những cái đẹp đẽ, đáng yêu, tất cả đã gópphần dựng nên hình ảnh cuộc sống nhiều hình nhiều vẻ, trôi theo thờigian cuồn cuộn như dòng thác lớn” [24; 570]

Ở bài Thiên Nam ngữ lục, tập sử ca đậm chất dân gian, tác giả Bùi Duy Tân chỉ rõ: “Thiên Nam ngữ lục chú ý nhiều đến lai lịch của sự việc,

đến sự diễn biến của tình tiết, đến hoàn cảnh và tính cách của nhân vật”

Trong công trình nghiên cứu Thiên Nam ngữ lục, một thành tựu

có ý nghĩa thời đại của văn học chữ Nôm, Đinh Gia Khánh đã viết: Ưu

điểm lớn nhất là thông qua tác phẩm đã thể hiện được truyền thốngyêu nước, tự lực tự cường ngàn năm của dân tộc “Đất nước Việt cócương giới rạch ròi, núi sông đầy hào khí linh thiêng Dân tộc Việt làmột thể thống nhất đời đời sản sinh ra anh hùng tuấn kiệt Đất nước ấy

có lịch sử lâu đời, dân tộc ấy có văn hiến rực rỡ Và dầu cho có trãi

Trang 10

qua nhiều khó khăn gian khổ, nhiều tai họa bất thường thì đất nước ấyvẫn trường cửu, thì dân tộc ấy vẫn vươn lên mãi mãi” [24; 567].

Từ điển văn học (bộ mới), nhấn mạnh đến các sự kiện lịch sử chính yếu của lịch sử dân tộc được thể hiện trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

“Tác giả đã cố gắng để có cái nhìn tương đối khách quan đối với cáctriều đại không liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn; đặc biệt là nhữngcuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc hay những cuộc khởinghĩa của nhân dân nhằm lật đổ ách thống trị phong kiến nước ngoài thìhết sức ca ngợi” [20; 368]

3 Mục đích nghiên cứu

3.1 Luận văn giới thiệu những đặc trưng cơ bản của thể diễn ca lịch

sử Trên cơ sở đó giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời và cấu trúc của

hai diễn ca Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca.

3.2 Làm rõ sự tương đồng và khác biệt đáng kể ở hai diễn ca lịch

sử khi thể hiện một số nhân vật chính diện Từ đó thấy được vai trò củanhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử và văn chương thờitrung đại

3.3.Làm rõ sự tương đồng và khác biệt lớn ở hai tác phẩm trongviệc nhận thức và thể hiện các sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc

3.3.Chỉ ra vai trò của dã sử ở hai tác phẩm trong việc thể hiện cácnhân vật chính diện và các sự kiện lịch sử chính yếu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Tập trung đối sánh ở ba phương diện chủ yếu: nhân vật chínhdiện, sự kiện lịch sử quan trọng, việc sử dụng dã sử ở hai diễn ca,

4.2 Luận văn dựa vào hai văn bản:Thiên Nam ngữ lục do Nguyễn

Thị Lâm khảo cứu, phiên âm, chú giải, Nxb văn học, Trung tâm văn

hóa ngôn ngữ Đông Tây và Đại Nam quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát,

Phạm Đình Toái do Đinh Xuân Lâm, Chu Thiên phiên âm, khảo dị,hiệu đính, chú thích, giới thiệu, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1999

Trang 11

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Tuân thủ phương pháp lịch sử nghĩa là luôn đặt tác phẩm tronghoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác, bám sát vào những đặc điểm quantrọng nhất của hai diễn ca lịch sử bằng văn vần

5.2 Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu ngữ văn nhưthống kê - phân loại, phân tích - tổng hợp, đặc biệt chú trọng phươngpháp đối sánh

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn tập trung đi vào nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt ở hai

diễn ca khi thể hiện một số nhân vật lịch sử trọng yếu, những sự kiện lịch

sử trọng đại của dân tộc và vai trò của việc sử dụng dã sử ở hai diễn ca Nghiên cứu hai diễn ca trong sự đối sánh để thấy những điểmchung và riêng trong quan niệm của các tác giả về lịch sử và việc sửdụng các phương tiện của văn chương

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được trình

bày trong 3 chương:

Chương 1: Sơ lược về thể diễn ca lịch sử ở Việt Nam thời trung đại

Giới thiệu về Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

Chương 2: Đối sánh nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục

và Đại Nam quốc sử diễn ca

Chương 3: Đối sánh sự thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu ở

Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

Sau cùng là phần tài liệu tham khảo

Trang 12

Chương 1

SƠ LƯỢC VỀ THỂ DIỄN CA LỊCH SỬ Ở VIỆT NAM

THỜI TRUNG ĐẠI GIỚI THIỆU VỀ THIÊN NAM NGỮ LỤC

VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

1.1 Thể diễn ca lịch sử

Từ lâu trong văn hóa văn nghệ dân gian đã lưu truyền nhiều câuchuyện lịch sử, kể về các nhân vật thần thoại, các anh hùng dân tộc nhưThánh Gióng, Sơn Tinh, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần QuốcTuấn… Đây chính là những tác phẩm tự sự đầu tiên được nảy sinh từ thựctiễn đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Các tác phẩm ca ngợi các anhhùng dân tộc, các nhân vật kiệt xuất có công giữ nước Bên cạnh đó còn cónhững bài kệ kể về các nhân vật kiệt xuất của nhà chùa như Từ Đào Hạnh,Nguyễn Minh Không… Đây là những tác phẩm tự sự ra đời do chịu ảnhhưởng của sinh hoạt Phật giáo trong dân gian Chúng có nội dung tôn giáo

và cũng có phần phản ánh cuộc sống thế tục Tất cả các tác phẩm trên lúcđầu tồn tại dưới dạng truyền khẩu, về sau được chép lại Những tác phẩmnày là cơ sở để xuất hiện các thể loại tự sự bằng văn vần trong văn học HánNôm sau này như thơ vịnh sử, diễn ca lịch sử…

Cho đến thế kỷ XV, thể loại tự sự bắt đầu phát triển triển mạnh mẽ

và đạt được những thành tựu nhất định Với những thay đổi của lịch sửgiai đoạn này như nhà nước phong kiến không còn hùng mạnh như trướckhiến văn học cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ Trong giai đoạn nàyvăn học chính luận không còn giữ vai trò quan trọng như trước đây, thayvào đó là sự phát triển của văn học hình tượng Thơ vịnh sử trong văn

học chữ Hán và chữ Nôm phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Vịnh

giám vịnh sử tập (Đặng Minh Khiêm), Khiếu vịnh thi tập (Hà Nhậm Đại)

… Sau đó là sự phát triển của thể loại diễn ca lịch sử trong văn học HánNôm

Trang 13

Dân tộc ta có lịch sử hào hùng từ ngàn xưa Nhân dân ta luôn quantâm đến lịch sử của dân tộc Để có thể thâu tóm được cả một chặngđường lịch sử nước nhà với biết bao sự kiện, biến cố, con người… biếtbao những dã sử chỉ có diễn ca lịch sử mới đáp ứng được Thể diễn ca là

“Thể loại văn vần dùng để biểu hiện một nội dung thường là không đặctrưng cho thơ ca nhằm mục đích truyền bá các tư tưởng dưới hình thức

dễ nhớ, dễ thuộc

Nhà thơ Trần Lê Văn nhận xét: “Diễn ca là một thể loại văn vần cótính dân gian nhằm phổ biến những kiến thức cần thiết về một lĩnh vựcnào đó Thể loại văn vần không đòi hỏi người viết phải đầu tư nhiều tâmlực, trí lực trong việc tìm cảm hứng thơ, sáng tạo tứ thơ độc đáo, tân kỳ,công việc chính của người làm diễn ca là đặt câu ghép vần sao cho thuậnmiệng, xuôi tai, dễ nghe, dễ nhớ Ngày xưa, trẻ nhỏ vỡ lòng học chữ Hánđược thầy đồ dạy chữ và nghĩa dân ca”

Diễn ca lịch sử là viết về quá khứ của dân tộc và biểu thị niềm tựhào về quá khứ vẻ vang ấy Cơ bản nó được viết theo trình tự thờigian Các tác giả đã chọn thể lục bát và song thất lục bát, một thể thơcủa dân tộc để giãi bày, thể hiện Nó là “thể loại bằng văn vần dùnglời thơ lục bát hoặc song thất lục bát để trình bày một nội dung(thường là nội dung lịch sử)” [45; 321] Mỗi tác phẩm như một pho sử

thi đồ sộ Thiên Nam ngữ lục với 8136 dòng thơ chữ Nôm viết theo thể

lục bát, 31 bài thơ chữ Hán và 2 bài thơ chữ Nôm đều viết theo thể

thất ngôn bát cú Đại Nam quốc sử diễn ca với 1027 câu thơ chữ Nôm

được viết theo thể lục bát Cả hai tác phẩm đã viết về nhiều hình tượngnhân vật anh hùng, nhiều sự kiện lịch sử chính yếu của dân tộc… Tất

cả những bề bộn, thăng trầm của biết bao con người thành bại, triềuđại hưng rồi lại suy của lịch sử nước nhà đã được thể diễn ca lịch sửthể hiện

Trang 14

1.2 Giới thiệu về Thiên Nam ngữ lục

1.2.1 Tác giả

Hiện nay vẫn chưa có tư liệu chắc chắn tên tuổi và hành trạng của

tác giả Thiên Nam ngữ lục Một trong những cơ sở để đoán định là dựa

vào nội dung của tác phẩm “Hiện nay, chưa biết rõ lai lịch và hành trạngcủa tác giả Nhưng qua phần tự giới thiệu trong 84 câu thơ ở cuối tácphẩm có thể biết tác giả thuộc dòng dõi thế tộc, cha ông có chịu ơn triềuđình, bản thân “được ấn ban” từng theo đòi đèn sách, nhưng vì “thi thưcám sượng” nên nhiều lần thi hỏng Có lẽ vì thế mà không ra làm quan,suốt đời sống ngao du, ẩn dật Tác giả viết sách này khi đã về già, hìnhnhư lúc đầu viết theo yêu cầu của chúa Trịnh, về sau, chưa rõ vì sao, giữlại làm của báu gia đình không dâng lên chúa, và tự coi tác phẩm củamình” [20; 1672] Các ý kiến khá thống nhất cho rằng tác giả là một bềtôi họ Trịnh vâng lệnh của chúa viết tác phẩm này:

Trải xem sự kỷ nước Nam, Kính vâng tay mới chép làm nôm na.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục sống vào khoảng cuối thế kỷ XVII, thời

kỳ Lê - Trịnh sau những năm loạn lạc, chiến tranh đã đi vào thời kỳ tạm

ổn định, bởi phần cuối tác phẩm hết sức ca tụng công đức họ Trịnh:

Trung hưng ra sức tôn phù

Lê triều đem lại cựu đô Long Thành.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục biết rất nhiều dã sử Đại việt sử ký tục

biên hoàn thành năm Chính Hòa 18 (1697) có ghi: “tham khảo dã sử của

Đặng Bính” Hai học giả Nguyễn Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh cũng

có nhắc đến Đặng Bính và đặt giả thiết: “Đặng Bính và tác giả Thiên

Nam ngữ lục là một người chăng? Nhưng Đặng Bính là ai thì hiện nay

chúng ta chưa biết rõ tiểu sử Đại Việt sử ký toàn thư có một số đoạntrích lời bàn của Đặng Bính phê phán họ Mạc cướp ngôi Sự kiện nhàMạc cướp ngôi nhà Lê xẩy ra vào năm 1527 Như vậy, có lẽ Đặng Bính

Trang 15

là sử gia thời nhà Mạc, sống vào khoảng cuối nửa sau thế kỷ XVI và

chắc không thể có liên quan đến Thiên Nam ngữ lục” [47; 11].

“Gần đây, trong bài “Thử xác định tác giả Thiên Nam ngữ lục” nhà nghiên cứu Phật học Lê Đạt Nhân cho rằng tác giả Thiên Nam ngữ lục là

hòa thượng Chân Nguyên (1647 - 1726) Chứng cớ chủ yếu mà tác giả nói

tới là có những từ và câu trong Thiên Nam ngữ lục rất giống với những từ

và câu trong Thiền tông bản hạnh, Nam hải Quan âm, Đạt Na Thái tử hạnh

là những tác phẩm của Chân Nguyên Nhưng hiện tượng chịu ảnh hưởngnhau và sử dụng chung một vốn từ ngữ cũng không phải là điều hiếm thấyđối với những tác phẩm ở cùng một giai đoạn lịch sử” [47; 11]

Trong văn học Việt Nam trung đại thì hiện tượng khuyết danhkhông ít Có thể do tác giả sống dưới chế độ thống trị chuyên quyền độcđoán nếu có tên tác giả sẽ gặp nhiều phiền toái “Lý do khuyết danh cóthể là ở sự khiêm nhường của người soạn-sự khiêm nhường vốn đã trởthành một truyền thống văn hóa dân tộc; cũng có thể là do nhu cầu maidanh ẩn tích để tránh búa rìu của các thế lực cầm quyền đương thờikhông ưa việc ghi lại những sự thật trái ý họ” [10; 8] Vấn đề về tác giảcủa tác phẩm vẫn còn là một câu hỏi để nghiên cứu

1.2.2 Hoàn cảnh ra đời

Thiên Nam ngữ lục là tập sử ca trường thiên bằng chữ Nôm đồ sộ

nhất của văn học Việt Nam thời trung đại Thiên Nam ngữ lục (Chuyện

kể trời Nam) là “Tập diễn ca lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Nôm, xuấthiện khoảng cuối thế kỷ XVII, gồm 8136 câu thơ lục bát, và 31 bài vừathơ vừa sấm ngữ viết bằng chữ Hán và 2 bài thơ Nôm thất ngôn bát cú”

[20; 1672] Thiên Nam ngữ lục xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII

trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của dòng văn học viết nói chung, củavăn học chữ Nôm nói riêng

Tác phẩm còn có tên gọi là “Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ” gồm hai

quyển nhưng chỉ có quyển đầu chép phần lịch sử ngoại kỷ mà phần lớn

Trang 16

bắt nguồn từ các dã sử, truyền thuyết, còn phần sau chép lịch sử bản kỷnước nhà nên khi gọi là “ngoại kỷ” thì không thực hợp lý nên người ta

lược bớt hai chữ “ngoại kỷ” để gọi là Thiên Nam ngữ lục cho gọn và

đúng hơn

Hơn 40 năm về trước trong công trình Thiên Nam ngữ lục Nguyễn

Lương Ngọc và Đinh Gia Khánh đã giới thiệu ba dị bản chữ Nôm mangcác kí hiệu AB.478, AB.192 và AB.315 Hiện ba văn bản trên đang đượclưu giữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm Trong quá trình nghiên

cứu, điều tra Thiên Nam ngữ lục, đã phát hiện thêm được ba dị bản có kí

hiệu AB.573, AB.308, và AB.337

Cho đến nay chúng ta đã có 6 dị bản về Thiên Nam ngữ lục Phần

lớn 6 dị bản đều không ghi niên đại, tác giả và tên người sao chép haynơi tàng trữ…Nếu căn cứ vào nhiều yếu tố thì bản có kí hiệu AB.478 là

cổ và có nội dung đầy đủ hơn cả Đi vào tìm hiểu cụ thể sách ta thấy cóphần đầu là bản mục lục dài 15 trang có tựa đề: “Việt Nam sử ký niêm mụclục” chia làm hai phần Phần “Ngoại kỷ” và phần “Bản kỷ” đều ghi rõ tênniên hiệu, thời gian trị vì của mỗi ông vua ở từng triều đại

Sang phần nội dung có dòng chữ: “Thiên Nam ngữ lục ngoại kỷ

quyển” Sau đó sách không chia làm hai phần như bản mục lục vừa kể trên

mà diễn ca lịch sử qua các thời kỳ So sánh hai phần cho ta thấy đã cónhiều dị đồng Trong kỷ nhà Lê, mục lục chép rất kĩ từ Lê Thái Tổ đến LêChiêu Thống gồm 26 đời vua, trong khi nội dung của sách chỉ diễn ca lịch

sử nước nhà từ Kinh Dương Vương đến đời Hậu Trần như tác giả đã viết:

Tự Kinh Dương mở càn khôn, Trải xem đến nhẫn cháu con nhà Trần.

Còn đoạn về nhà Lê chỉ kể lướt qua từ Lê Lợi đến mấy năm đầu đời LêTrung hưng, không đi sâu vào một chi tiết cụ thể nào, chủ yếu là để tántụng công đức họ Trịnh Như vậy, mục lục này là một cuốn sách sử như tựa

Trang 17

đề đã nêu, không phải của Thiên Nam ngữ lục Cuốn có bài tựa “Đại Việt

sử ký tiệp lục tổng tự” cũng không nằm trong Thiên Nam ngữ lục mà là bài

tựa của sách Đại Việt sử ký tiệp lục làm vào đời Nguyễn Chỉ có phần viết bằng chữ Nôm mới thực sự là của Thiên Nam ngữ lục.

ra coi thường chúa Nguyễn, kẻ địch thủ của chúa Trịnh Ông viết rằng sở

dĩ chúa Nguyễn mà vẫn tạm cát cứ được ở Hóa Châu thì chính là vì chúaTrịnh còn bận việc, chưa có thì giờ về hỏi tội:

Chút còn một đất Hóa Chu, Nhà giàu mải việc rượng dư chẳng nhìn

Hơn nữa, cũng vì chiếu cố đến tình nghĩa họ ngoại cho nên chúaTrịnh đã dung tha cho chúa Nguyễn:

Đoái thương chút nghĩa Chúa Bà,

Nó là bọt dãi, hơn là ngoại tông

Đề cao nhà Trịnh nói chung, tác giả lại đặc biệt ca ngợi Hoằng tổDương Vương Trịnh Tạc:

Đến thưa Hoằng tổ tại thì, Càng tôn vương thất, càng vì hoàng tông

Tác giả cũng đặc biệt ca ngợi Đại nguyên súy Thống đốc chúa Trịnh Căn:

Nay đức Thống đại khí cương

Ra tay thần vũ sửa sang cõi bờ

“Nay đức Thống đại…”, rõ ràng là Thiên Nam ngữ lục được viết

trong đời Trịnh Căn Trịnh Căn thay cha là Trịnh Tạc, lên ngôi chúanăm 1682 và mất 1709 Trịnh Căn được phong chức Đại nguyên súy,

Thống quốc chính năm 1685 Thiên Nam ngữ lục nói đến “đức Thống đại” (Đại nguyên súy Thống quốc chính) Vì vậy Thiên Nam ngữ lục

Trang 18

đã dược viết vào khoảng từ sau 1685 cho đến 1709, tức là cuối thế kỷXVII” [24, 554 - 555].

Các nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Lương Ngọc, Đinh

Gia Khánh cùng cho rằng: Thiên Nam ngữ lục được viết vào khoảng cuối

thế kỷ XVII, trong thời kỳ Trịnh Căn ở ngôi chúa (1682 - 1709)

1.2.3 Cấu trúc của Thiên Nam ngữ lục

Cấu trúc là liên hệ cơ bản thuộc hình thức và nội dung của tác phẩmvăn học Trong tác phẩm tự sự, cấu trúc là cơ sở của hình thức truyện màđồng thời là cách bao quát nội dung câu truyện “Toàn bộ nói chungnhững quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể…Làm ra, tạo nên theo một cấu trúc nhất định Cách cấu trúc cốt truyện”[45; 156] Nghiên cứu cấu trúc tác phẩm có ý nghĩa lớn đối với nghiêncứu các phương diện khác

“Qua nội dung tác phẩm bạn đọc chắc chắn sẽ thấy Thiên Nam ngữ

lục đã diễn ca lịch sử nước nhà một cách vừa thảng thốt lại vừa cặn kẽ.

Nói thảng thốt vì Thiên Nam ngữ lục đã bỏ qua những sự kiện mà tưởng

chừng quyển sách lịch sử nào, dù là sách diễn ca, cũng không thể nói tới

được Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã không đả động một câu, một chữ tới

Lý Thường Kiệt, tới chiến công oanh liệt của nhà Lý đã đánh thắngquân Tống xâm lược; tới thần thoại Sơn Tinh, Thủy Tinh; Chử Đồng Tử,Tiên Dung; tới những việc sửa đổi phép tắc, luật lệ, chính sách qua một

số triều đại… Thiên Nam ngữ lục đã để chìm Ngô kỷ trong Khúc thị kỷ;

hay nói cho đúng hơn, đã đem những sự kiện của Ngô kỷ mà lồng hẳn

vào Khúc kỷ Thiên Nam ngữ lục lại đem sự việc đã xảy ra từ trước chép

những sự việc xảy ra trước hàng thế kỷ sau (Truyện Mai Thúc Loan chépsau đời cao Biền…) Kể ra không thể có sự thảng thốt nào hơn, ngay

trong một quyển diễn ca lịch sử Đứng về phương diện này mà nói, Đại

Nam quốc sử diễn ca thuần thục và chỉnh hơn” [46; 9-10].

Trang 19

Không chỉ là một tác phẩm sử học, Thiên Nam ngữ lục còn là một

tác phẩm văn học đặc sắc ở nhiều phương diện Phong cách gần gũi vớitruyện Nôm Phong phú và phức hợp trong cách trình bày sự kiện, trongkết cấu tác phẩm, xây dựng hình tượng, vận dụng ngôn ngữ…đã khiến

cho Thiên Nam ngữ lục ít nhiều mang dáng dấp sử thi, Thiên Nam ngữ

lục có phong vị đậm đà, đi vào nghiên cứu chúng ta sẽ thấy được những

đặc trưng cơ bản của văn chương trung đại ở nhiều bình diện như: vănhọc, lịch sử, ngôn ngữ văn tự

Nội dung cốt lõi của Thiên Nam ngữ lục là đề cao, ca ngợi chủ

nghĩa yêu nước của dân tộc Nhân vật chính diện được thể hiện trong tácphẩm là những người đã được lưu danh trong truyền thuyết, truyện Nôm

và trong chính sử Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền,Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn… Những nhân vật trên đãđược thể hiện một cách sống động

Đại Nam quốc sử diễn ca là một bản tóm tắt lịch sử, “gọn”, còn Thiên Nam ngữ lục chính là một bản phát triển lịch sử tới mức tiểu

truyện Sự kiện mà Thiên Nam ngữ lục nói đến phần lớn được kể lại một cách tường tận, căn kẽ Chẳng hạn, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã

không ngại đưa ra những chi tiết mà lễ giáo phong kiến thường khôngmuốn nói đến:

Chi cho phàm khí lâu thai,

…Ngỡ ai đã đến giao hòa cùng ai;

Âm dương thăng giáng, một hồi, Thủy liêm mở động ngọc lơi dề dề

…Vua bàn lên cưỡi mà chơi, Mây xuân gió nổi, cung trời hiện ra.

Bởi vì tác giả là một nhà kể chuyện, tác giả không thể không phântích tâm lí nhân vật (dầu là nhân vật lịch sử) và không thể không ghi lạinhững tình tiết cụ thể và sinh động” [46; 10]

Trang 20

Các tác giả không chỉ ca ngợi, tôn vinh những bậc vua hiền, tướnggiỏi xuất thân từ tầng lớp quý tộc mà còn dành nhiều lời ngợi ca khi thểhiện những con người thuộc tầng lớp bình dân đã góp phần vào nhiềuchiến công của dân tộc như Yết Kiêu, Dã Tượng… Ngay cả khi viết vềngười phụ nữ có số phận đắng cay như Phạm thị, thân mẫu vua Lý Thái

Tổ, ngòi bút tác giả cũng tỏ ra ưu ái và đồng cảm

Có thể nói Thiên Nam ngữ lục là một hệ thống những truyện Nôm

lịch sử, mỗi câu chuyện đều có mở đầu, kết thúc, nhân vật có tiểu sửhành trạng rõ rệt Những câu chuyện đã được tác giả xâu chuỗi, hòaquyện, đan xen vào nhau, truyện này chính là tiền đề của truyện kia.Không chỉ thể hiện hình dạng, chiến công mà tác giả còn đi vào đời sốngtình cảm của nhân vật

Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng thể thơ lục bát, một thể thơ có

ưu thế về mặt tự sự để diễn ca lịch sử và cũng có ưu thế về mặt trữ tình đểbày tỏ tâm trạng Ngôn ngữ tác phẩm chịu ảnh hưởng khá rõ của khẩu ngữ

và văn học dân gian Tác phẩm đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn học dângian, có nhiều thành công trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, làm cho nhânvật trong tác phẩm hiện lên sống động, in hằn trong lòng độc giả

Nhìn chung Thiên Nam ngữ lục đã có cấu trúc hợp lí Tác phẩm có

nhiều thành tựu về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật Nếu cònmặt hạn chế nào thì cũng là điều không thể tránh khỏi đối với một tác

phẩm đồ sộ Thiên Nam ngữ lục xứng đáng báo hiệu thời kỳ phát triển

rực rỡ của dòng văn học viết bằng chữ Nôm

1.3 Giới thiệu về Đại Nam quốc sử diễn ca

1.3.1 Tác giả

Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái là hai người có đóng góp nhiều nhất

vào việc hoàn thành tác phẩm Đại Nam quốc sử diễn ca “Lê Ngô Cát

người làng Hương Lang, huyện Chương Đức, nay là huyện Chương Mỹ,tỉnh Hà Tây, chưa rõ sinh và mất năm nào, đậu cử nhân năm Tự Đức thứ

Trang 21

nhất (1848), làm việc ở Quốc sử quán Phạm Đình Toái cũng chưa rõnăm sinh và năm mất, tự Thiếu Du, hiệu Song Quỳnh, người xã QuỳnhĐôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đỗ cử nhân Khoa Quý mão thứ 3(1843) đời Thiệu Trị, làm đến Hồng lô tự khang” [20; 368].

“Lê Ngô Cát tự Bá Hanh, hiệu Trung Mại, sinh năm Đinh Hợi đờiMinh Mạng thứ 8 (1827) tại xã Hương Lang, tổng Lương Xá, huyệnChương Đức, tỉnh Hà Nội (nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).Lớn lên học với cha là Lê Ngô Duệ (tự Ninh Phủ, hiệu Nhất Chân) nguyên

là giám sinh trường Quốc tử giám, sau đỗ cống sinh năm Minh Mạng thứnhất (1820), sang làm nội giám 3 năm, rồi nhân vì việc nhà xin cáo về”

Khi chưa thi đậu, Lê Ngô Cát đã làm bài thơ Tát nước đêm thuật lại

cảnh nửa đêm cùng dân làng tát nước chống hạn:

Giấc mộng Nam Kha khéo chập chờn, Giữa trời riêng một cảnh giang sơn.

Cỏ cây vui thú nằm yên nghỉ, Sấm sét vang tai dạ chẳng sờn

Chênh chếch đèn trăng soi chiếc bóng, Hiu hiu quạt gió phẩy bên sườn.

Chút vì nỗi nước nên gia sức, Bao quản phong trần mảnh áo đơn.

Sau khi đậu Cử nhân năm Mậu Thân đời Tự Đức nguyên niên(1848), ông ra làm quan, trải qua các chức Giáo thụ phủ Kinh Môn(Hải Dương), Biên tu ở Quốc sử quán, sau làm án sát ở tỉnh CaoBằng” [5; 31-32] Lê Ngô Cát là một người có tài làm thơ từ nhỏ Cuộcđời làm quan của ông không nhiều may mắn, đã từng bị mắc lỗi khi làmquan ở Cao Bằng “Nhân gặp tang mẹ, ông đã xin cáo lui về quê Bàithơ cáo quan về tang mẹ làm trong dịp đó đã cho biết vài nét về cuộcsống đạm bạc, đồng thời cũng nói lên phần nào tâm sự phóng khoángcủa ông:

Trang 22

Duyên phận đâu mà dám sắt son,

Ta về vườn cũ cúc ta còn.

Nhặt thêm phong nguyệt, ngày thừa thãi,

Ôn lại chi hồ, lũ cỏn con.

Vui thú chi lan hầu dễ ngán, Nhớ mùi mục túc vẫn là ngon, Thị phi thây cả nhân gian chuyện, Giữ lấy phù sinh một cuộc tròn.

Đặc biệt, những bài thơ khi ở Cao Bằng lần thứ hai sau khi hếthạn đình ưu cho biết ông là một con người giàu tình cảm, đối với vợmột lòng yêu thương sâu sắc, đối với bạn một lối đối đãi chân thành”[5; 33]

Có giai thoại kể lại rằng: Khi ông dâng tập Đại Nam quốc sử diễn

ca lên vua Tự Đức, khi đọc đến đoạn “Triệu thị” cưỡi voi đánh quân

Ngô, phê “Như thế hèn cho đàn ông nước Nam lắm”, và thưởng cho ôngtấm lụa với hai đồng tiền Ông làm câu thơ tự biếm:

“Vua khen thằng Cát có tài Thưởng cho cái khố với hai đồng tiền”

Lê Ngô Cát không tha thiết với cuộc mưu đồ công danh, vì thế mộtthời gian sau cáo quan về quê vui thú cảnh ruộng vườn Năm Ất hợi

1875, ngày 20 tháng 5 khi chưa được phép cáo quan thì đã mất khi đangtại chức ở Cao Bằng, thọ 48 tuổi

Phạm Đình Toái (thế kỷ XIX) “Còn có tên là Toát, tự Thiếu Du,hiệu Song Quỳnh, biệt hiệu Chiết Phu; người xã Quỳnh Đôi, huyệnQuỳnh Lưu tỉnh Nghệ An; đậu cử nhân năm 1843, làm quan đến chứcHồng lô tự khanh; là tác giả một số tác phẩm, chủ yếu bằng chữ Nôm,

như Quy khứ lai từ diễn ca (dịch thơ Nôm của nhà thơ Trung Quốc Đào Uyên Minh) in 1872; văn Vũ nhị Đế cứu kiếp chân kinh dịch ca, in 1880;

Trang 23

Trung dung diễn ca (diễn Nôm 33 chương sách Trung dung của Nho

giáo), in 1891…” [1; 82 - 83]

Sự nghiệp văn chương của Phạm Đình Toái khá nổi tiếng nhưng conđường nơi chốn quan trường lại chìm nỗi nhiều phen Đỗ cử nhân, ôngđược cử đi làm quan ở nhiều nơi, từ Sơn Tây đến Quảng Ninh, BìnhĐịnh, ở kinh đô Ông đã từng giữ nhiều chức, từ huấn đạo, tri huyện, triphủ, án sát, bố chánh… Đã hai lần ông bị biếm chức Sau một thời gian

ra làm quan và đã trải qua nhiều sóng gió, vì tuổi cao và chán vì nhântình thế thái và cảnh quan trường, năm 1870 ông cáo quan về sống vớibạn bè ở Hà Nội

Phạm Đình Toái luôn là người hết lòng vì dân Mùa thu năm 1872nhân chuyến về quê, thấy cảnh dân nghèo khó ông đã giúp tiền của, côngsức, tổ chức cho dân ngăn mặn, rửa chua, khai hoang tạo nên nhữngruộng lúa, vườn cây tươi tốt Ngoài việc chăm cho dân tích cực sản xuấtthì ông còn dạy học, bốc thuốc, sáng tác và biên dịch thơ văn Năm 1893đạo sắc của vua Thành Thái đánh giá: “Làm việc đầy đủ, học rộng kinhluân, chính sự tài giỏi, một niềm giữ nước lòng trung, lấy đạo nghĩachăm mọi việc, nhiều năm khó nhọc, giúp rập hết tài năng” Vua thừanhận “Một chốc hiểu lầm nghe lời tầm bậy” và đã quyết định khôi phụcnguyên hàm cho ông, và đã ban cho ông bốn chữ: “Hiếu học hành thiện”.Ông đã từng được nhân dân trong làng phong làm thành hoàng Nhiềunơi mà ông đã từng làm việc đã lập đền thờ ông Ở Sài Gòn cũng có conđường mang tên ông

Ngoài nỗ lực học tập, trải qua nhiều chức quan ở nhiều vùng miềncủa đất nước, Phạm Đình Toái còn được tiếp thu tính cương trực ở ngườicha là Phạm Đình Trọng-một người nỗi tiếng là một trong bốn người haychữ nhất huyện Quỳnh Lưu, và Phạm Đình Toái được sinh ra và lớn lêntrong một làng quê có truyền thống hiếu học, trong làng ngày xưa cóhàng chục tiến sĩ, quận công, phó bảng

Trang 24

1.3.2 Hoàn cảnh ra đời

Đại Nam quốc sử diễn ca được soạn theo lệnh của vua Tự Đức, vì

thế “Thái độ của người viết có thiên về triều đại nhà Nguyễn Theo cáctác giả cái gì của nhà Nguyễn cũng đều tốt đẹp: các chúa Nguyễn cắt cứtrong Nam là chính nghĩa, sự thành lập của triều Nguyễn là phù hợp với

ý trời, lòng dân… Mặt khác tác giả cũng chưa có được cái nhìn kháchquan đối với các triều đại liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn Chẳnghạn đối với nhà Tây Sơn thì đã kích gay gắt; còn đối với quân đội xâmlược nhà Thanh lại phần nào tỏa ra có cảm tình…” [20; 368]

Đại Nam quốc sử diễn ca là tác phẩm của nhiều tác giả viết và sửa

chữa Hai người có công hoàn thiện tác phẩm là Lê Ngô Cát và PhạmĐình Toái Mặc dù Phạm Đình Toái là người có công lớn khi chỉnh sửarất nhiều bản từ Lê Ngô Cát, nhưng với tính nghiêm túc và khách quanông đã đánh dấu rõ bên ngoài những câu giữ lại của nguyên tác Ông chỉđặt tên mình sau Lê Ngô Cát, coi tác phẩm là của đồng tác giả và khisách đã sữa xong còn nhờ nhiều danh sĩ nhuận chính “Ban đầu là sử kýquốc âm ca của một tác giả khuyết danh, diễn ca lịch sử của nước Việt từthời huyền thoại Hồng Bàng đến lúc Mạc Đăng Dung đoạt ngôi nhà Lê

Lê Ngô Cát đem bản này sửa chữa và diễn ca tiếp đoạn sử thời Lê - Trịnh,cho đến hết đời Lê Chiêu Thống; bản này được Phạm Xuân Quế nhuận sắcchút ít; văn bản gồm 3774 câu lục bát Sau này Phạm Đình Toái đọc lại,

lại sửa chữa, rút xuống còn 2054 câu, đặt lại tên là Đại Nam quốc sử

diễn ca; tác phẩm còn đựơc Phạm Đình Thực và một số người khác

nhuận sắc, rồi hiệu Trí Trung Đường ở Hà Nội khắc in lần đầu vào năm1870” [1; 83]

Đại Nam quốc sử diễn ca là một cuốn sử bằng thơ tóm tắt các sự

việc lớn xảy ra trong nước từ đời Hồng Bàng đến cuối đời Tây Sơn

Sách rút từ các sử sách của Quốc sử quán như: Đại việt sử kí toàn thư,

Lê sử tục biên… Ý muốn của người biên soạn Đại Nam quốc sử diễn ca

Trang 25

là làm văn vần về quốc sử để giúp mọi người khi đọc sẽ cảm thấy thích

và dễ nhớ Người biên soạn chỉ mong đây là một cuốn sách bình dânđến mọi người chứ không phải dành cho giới nghiên cứu, bình luận…

Để ước đoán thời gian ra đời của tác phẩm, ta có thể so sánh nó

với Thiên Nam ngữ lục Bởi Thiên Nam ngữ lục đã thuật lại những

việc từ đời Hồng Bàng nhưng được kéo dài đến đời Lê Trung hưng vớimục đích đề cao họ Trịnh Căn cứ vào đó có thể khẳng định sách đượcviết dưới đời hai chúa Trịnh Tạc (1657 - 1682) và Trịnh Căn (1682 -

1709), tức là vào cuối thế kỷ XVII, vào khoảng 1685 đến 1709 Đại

Nam quốc sử diễn ca ra đời để ca ngợi, tôn vinh triều Nguyễn, hạ thấp,

thậm chí là miệt thị nhà Trịnh Đó là lí do cho thấy “Tháng 3 năm MậuNgọ (4 - 1858) Lê Ngô Cát (và Trương Phúc Hào) được đề cử vào việcchữa sách sử kí quốc ngữ ca viết từ đời Lê thành một cuốn sử ca mới.Nhưng sách của Lê Ngô Cát soạn ra đã không làm thỏa mãn vua TựĐức, việc đó chắc không khỏi có ảnh hưởng đến triều đình đánh giákhen thưởng các sách sử ký quốc ngữ đã được dâng lên để dùng làmViệt sử năm 1860 Cho nên giờ đây chúng ta có thể căn cứ vào việc đó

để đưa ra giả thiết rằng Lê Ngô Cát có lẽ đã hoàn thành công việc sửsách trước năm 1860 Sách này, theo Phạm Đình Toái trong lời Tựa

khi xuất bản Đại Nam quốc sử diễn ca có tên là Quốc sử diễn ca” [5;

23]

Phạm Đình Toái bắt tay vào việc sửa chữa sách trong khoảng thờigian hai năm, từ 1860 và xong khi ông bị cách chức năm 1865 Năm

1870 Phạm Đình Toái đã viết xong bài Tựa lần thứ nhất như sau: “Trải

hai lần rét nóng mới xong thành sách… Tôi định sẽ viết tinh tế lại để tiếntrình, may được chọn lấy cũng không uổng là để tiện xem đọc vậy Gặpphải lúc bận việc bắt giặc, tôi lại bị lỗi, lòng mong mỏi không đạt, bèn

bỏ luôn cất đi Mùa xuân năm nay tôi cáo quan về Hà Nội dưỡng bệnh,đem sách bảo quan Bình chuẩn Đặng sứ quân Huy Trứ Đặng quân xem

Trang 26

lấy làm thích bèn cho đem in khắc ở hiệu Trí Trung đường” Căn cứ vàonhững thông tin trên chúng ta có thể đoán được Phạm Đình Toái đã hoànthành việc sửa sách trong khoảng thời gian từ 1865 đến 1869 Và bảnkhắc gỗ đầu tiên là vào năm 1870, do hiệu Trí Trung đường ở Hà Nộiphụ trách.

1.3.3 Cấu trúc của Đại Nam quốc sử diễn ca

Kho tàng văn học nước ta đã có một số diễn ca viết về lịch sử dân

tộc trong đó nổi bật nhất là Đại Nam quốc sử diễn ca, gọi tắt là Quốc sử

ca.Đại Nam quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử văn

học Việt Nam và cũng là của văn học sử cận đại Việt Nam Là bộ sửnguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vàonhững năm giữa thế kỷ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nướcngoài (Trung Quốc) Phần đóng góp của Phạm Đình Toái vào việc hoànthành cuốn sử ca lịch sử này là rất lớn Ông đã lấy bản của Lê Ngô Cát

và sửa lại mọi phần quan trọng và đặt tên là Đại Nam quốc sử diễn ca.

Như vậy, sách này không phải do một tác giả làm ra và cũng không phải

do nhiều tác giả cùng nhau làm trong một lúc Chính là do một bản cũ

mà nhiều người sửa chữa nhiều lần Cho đến tên sách mỗi lúc chữa thìtên cũng thay đổi

Đối chiếu Thiên Nam ngữ lục với Đại Nam quốc sử diễn ca sẽ thấy

được sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ và cách hư cấu của cốt

truyện Nội dung của Đại Nam quốc sử diễn ca là viết từ đời Hồng Bàng

đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Khi Phạm Đình Toái hoànthành tác phẩm này thì lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc được phảnánh trong 1027 câu thơ lục bát Tác phẩm không tránh khỏi những chỗ

sơ lược, nhưng nhìn chung là khá súc tích và sinh động “Về mặt quanniệm tác giả chỉ xem lịch sử là sự thay thế của các triều đại một cách đơnthuần Về cách viết cũng có những thiếu sót, như đối với giai đoạn nào

có sử liệu phong phú thì viết dài, viết kỹ, giai đoạn nào sử liệu ít viết

Trang 27

sơ sài… Tuy vậy tác phẩm vẫn có một giá trị đáng kể Tác giả đã cốgắng để có cái nhìn tương đối khách quan đối với các triều đại khôngliên quan trực tiếp đến triều Nguyễn Đặc biệt đối với những cuộcchiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc, hay những cuộc khởi nghĩacủa nhân dân nhằm lật đỗ ách thống trị phong kiến nước ngoài thì hết lời

ca ngợi” [20; 368]

Đại Nam quốc sử diễn ca tóm tắt những sự kiện lớn xảy ra từ thời

kỳ Hồng Bàng đến đời Lê Chiêu Thống (1788) Đại Nam quốc sử diễn

ca hầu như là bản lược dịch các sách sử cũ, vì vậy có những ưu và nhược

từ các sử sách đó Hoàng Xuân Hãn đã có cơ sở khi nhận định: “Về mặt

sử học, Đại Nam quốc sử diễn ca có giá trị cao thấp tùy theo sách Đại

Việt sử kí toàn thư mà sách này đã theo lược dịch, có đoạn xác đáng sơ

sài, hoang đường, thiên vị chủ quan, từ kinh Dương Vương đến hết Thục

là theo tục truyền phần lớn hoang đường; từ Trần đến hết Bắc thuộc cótài liệu ở sử Trung Hoa nên phần lớn xác đáng, từ những việc về TriệuViệt Vương; từ Ngô đến hết Lý xác đáng nhưng sơ sài; đoạn cuối đầy đủ

và xác đáng nhưng hay thiên vị”

Chúng ta có thể tóm tắt sơ lược những mốc chính được thể hiện

trong cuốn diễn ca lịch sử Đại Nam quốc sử diễn ca đó là: Bắt đầu là

thời kỳ mở nước (Thế kỷ 29 - thế kỷ 2 TCN) bao gồm các thời đại:Nhà Hồng Bàng (2879-256 TCN), Nhà Thục (258-207 TCN), NhàTriệu (207-111 TCN) Tiếp theo là thời kỳ chống Bắc thuộc (Thế kỷ2TCN-Thế kỷ 10 SCN) bao gồm: Nhà Hán và Hai Bà Trưng (111TCN-43 SCN), Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43-544),nhà Tiền Lý(544-603), nền đô hộ của nhà Đường (603-905); Tiếp đến là thời kỳxây dựng độc lập và thống nhất (Thế kỷ10) bao gồm: nhà Ngô ( 906-967), nhà Đinh và nhà tiền Lê (967-1009); cuối cùng là thời kỳ pháttriển (Thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 19) bao gồm: Nhà Lý (1010 -1225),nhà Trần (thời kỳ thịnh: 1226-1340), nhà Trần (thời kỳ suy:1341-

Trang 28

1400), nhà Hồ và giặc Minh (1400-1418), nhà hậu Lê (1418-1526),nhà Mạc (1527-1592), nhà Lê Trung hưng (1593-1729), nhà Lê suy(1729-1782), cuối đời nhà Lê (1783-1786) và cuối cùng là nhà NguyễnTây Sơn (1787-1802).

Đại Nam quốc sử diễn ca được viết ra với mục đích đề cao họ

Nguyễn trong khi triều đình phong kiến đang nguy vong, mục nát tráivới lòng dân “Để phục vụ mục đích đó những người viết từ Lê Ngô Cátđến Phạm Đình Toái đã phản ánh không đúng lịch sử dân tộc ở nhiềuchỗ, trong nhiều sự kiện Ngay cả mấy câu đầu của cuốn sách đã là một

sự nhìn nhận sai lạc về thực tế lịch sử bấy giờ Năm 1858, năm khởi thảo

Đại Nam quốc sử diễn ca là lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang lao

nhanh vào con đường khủng hoảng, suy vong trầm trọng Lúc này, bêntrong hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ và ngàycàng lan rộng ra cả nước xô đẩy triều Nguyễn xích gần tới hố bại vong.Còn bên ngoài thì súng ống của chủ nghĩa tư bản pháp đang lăm le chĩa

nòng bắn sụp đỗ cái ngai vàng mục nát… Nhưng các tác giả Đại Nam

quốc sử diễn ca lại viết như sau:

Nghìn thu gặp hội thăng bình Sao khuê sáng vẻ văn minh giữa trời.

Tiếp đó là những lời đề cao triều Nguyễn là một triều đại phản độngvào bậc nhất trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là những lời mạt sátkịch liệt họ Trịnh là dòng họ tử thù của họ Nguyễn” [5; 41]

Quan điểm giai cấp, tư tưởng duy tâm thần bí như “thiên mệnh”,

“thần linh phù hộ”…đặc biệt là tư tưởng phân biệt “chính ngụy” đã chiphối tác phẩm, phủ nhận vai trò, sức mạnh của quần chúng vào việc phát

triển của lịch sử Tuy vậy Đại Nam quốc sử diễn ca vẫn là một cuốn

sách có giá trị được mọi người ưa thích, nhiều đoạn trong sách đã đãđược nhiều người học thuộc lòng bởi vì: “mặc dù mắc những khuyết

điểm căn bản như trên người ta vẫn nhắc đến Quốc sử diễn ca, vẫn thích

Trang 29

đọc nhiều đoạn trong Quốc sử diễn ca vì nghệ thuật ở đây đã được nâng

lên mức độ trữ tình, mức độ hùng tráng rất cao để truyền cảm một tinhthần yêu nước và tự tôn dân tộc mạnh mẽ” [5;46]

Tìm hiểu giá trị của Đại Nam quốc sử diễn ca ở hai mặt nội dung và

hình thức, tìm hiểu cấu trúc để có thể thấy hết những ưu, khuyết của tác

phẩm Đây là cơ sở của việc đối sánh với diễn ca Thiên Nam ngữ lục.

Trang 30

Chương 2 ĐỐI SÁNH NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN TRONG

THIÊN NAM NGỮ LỤC VÀ ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

2.1 Khái niệm nhân vật chính diện

Để phản ánh hiện thực cuộc sống, thể hiện được quan điểm củamình hay của một thế hệ, một thời đại… các nhà văn cũng gửi gắm vàonhân vật Nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằngphương tiện văn học Tác phẩm văn học không thể thiếu được nhân vật,

đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng.Tùy vào nội dung, thời đại mà tác phẩm văn học thể hiện Có thể phânnhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm Trong

đó nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực chiếm vị trí quantrọng nhất trong tác phẩm “Đối lập với nhân vật phản diện (còn gọi lànhân vật tiêu cực) là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, nhữngphẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà vănmiêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tưtưởng, một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định

Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử Văn học thời nào cũng

có những nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm

mĩ của thời đại mình” [19; 194]

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩatrong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ Khi nhân vật chính diện tiêu biểucho tinh hoa của một giai cấp, một thời đại, một dân tộc, mang nhữngmầm mống lí tưởng trong cuộc sống thì có thể xem là nhân vật lí tưởng

“Nhân vật chính diện cũng có các hình thái lịch sử của mình Trong vănhọc cổ đại, trung đại, trong văn học cổ điển chủ nghĩa, văn học lãngmạn, văn học khai sáng… nhân vật chính diện đều là nhân vật lí tưởnghoặc ít nhiều lí tưởng hóa theo quan điểm chủ quan của người sáng tác”

Trang 31

[19; 195] Ở mỗi thời đại, mỗi trào lưu… văn học có cách xây dựng nhânvật chính diện theo cách riêng của mình.

2.2 Vai trò của nhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử

và trong văn chương thời trung đại

Nhân vật chính diện biểu lộ niềm tin và sự khẳng định của nhàvăn, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có thể trở thành đạidiện cho những giá trị tư tưởng đạo đức và thẩm mỹ mà thời đạihướng tới Nhân vật chính diện thời nào thể hiện lí tưởng xã hội và lítưởng thẩm mỹ của thời đại đó Trong thần thoại và sử thi chưa có sựphân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và phản diện Chẳng hạntrong anh hùng ca Iliat, Asin đánh thành Troa tiêu diệt Hecto thì vớicách cảm, cách nghĩ của con người thời đại ấy cả hai đều là anh hùng,

là nhân vật chính diện, bởi họ đều là những người đứng đầu đại diện

cho sức mạnh của thành bang, bộ tộc Trong truyện Sơn Tinh Thủy

Tinh dù vua Hùng và người kể đều đứng về phía Sơn Tinh nhưng Thủy

Tinh chưa hẳn là nhân vật phản diện “Thần thoại, sử thi, truyện cổtích xây dựng nhân vật chính diện như Nữ Oa, Tứ Tượng, ThánhDóng, Tấm, Thạch Sanh… để biểu hiện năng lực, sức mạnh của cộngđồng, lí tưởng quốc gia độc lập, tư tưởng dân chủ ý thức công dân cổđại và các chuẩn mực đạo đức trong đời sống” [19; 194] Các phươngdiện loại hình của nhân vật rất đa dạng “Các nhân vật của truyện dângian, thơ ca dân gian khác với nhân vật văn học viết Nhân vật thầnthoại cũng khác với nhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích Xét vềphương pháp sáng tác, nhân vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vậtlãng mạn và nhân vật hiện thực Xét về thể loại, nhân vật tự sự, nhânvật kịch, nhân vật trữ tình đều có những đặc trưng khác biệt quantrọng” [2; 282]

Nhân vật chính diện luôn đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều vàgiữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện Đó là những

Trang 32

nhân vật liên quan đến những sự kiện cốt yếu của tác phẩm, là cơ sở đểnhà văn gửi gắm nội dung, tư tưởng và triển khai đề tài.

Đúng như nhận xét của Bakhtin: “Cần phải thống nhất trong bảnthân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầmthường lẫn cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc” Chính vì vậyphân biệt giữ nhân vật chính diện lẫn phản diện chỉ mang tính tươngđối Khi đi vào nghiên cứu, phân tích nhân vật, để biết được chínhdiện hay phản diện phải đặt vào từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể thìmới nhìn nhận chính xác Đúng như Ngô Thời Sỹ nói “Văn chương cóquan hệ với vận đời” [49; 19] Hay Nhữ Bá Sỹ cũng nhấn mạnh: “Vănchương là cái hiện trạng của một thời làm nên nó” [49; 214] Rõ ràng ởthời nào, giai đoạn nào thì sẽ hình thành đặc trưng riêng của thời, giaiđoạn đó mà dẫn tới việc xây dựng nhân vật, trong đó có việc xây dựngnhân vật chính diện của nhà văn Nhận xét, đánh giá sự khác biệt giữa

xưa và nay trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã có

những ý kiến thật xác đáng: “Các cụ ta ưa màu đỏ choét; ta lại ưa màuxanh nhạt… các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta lại nao nao

vì tiếng gà lúc đúng ngọ Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coinhư đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước mộtcánh đồng xanh Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đốivới ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua,cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngànthu…” Hay: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - vàthời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta Ngàytrước là thời chữ ta bây giờ là thời chữ tôi Nó giống nhau thì vẫn có chỗgiống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta, nhưng chúng ta hãy tìm nhữngchỗ khác nhau”

Trong văn học, nhân vật là sự khái quát những quy luật của cuộcsống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về

Trang 33

con người Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xãhội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó Nói cách khác, nhân vật

là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quanniệm về chúng Nhân vật chính diện trong tác phẩm chính là linh hồn củatác phẩm Trong văn học cận hiện đại nhân vật chính diện là một conngười nhiều thái cực nhưng luôn chiếm được sự đồng cảm, đau xót, yêuthương …của bạn đọc

Nhân vật chính diện mang tính lí tưởng hoặc ít nhiều đều mangtính chất lí tưởng Nhưng nhiều khi nhân vật được lí tưởng hóa đều mangtính quy phạm và không tránh khỏi giản đơn một chiều

Văn học trung đại để giáo hóa con người Nhân vật chính diện trongvăn học trung đại được xây dựng nên là những nhân vật phải vẹn toàn,hoàn mỹ về khí tiết, bật nổi về đạo lí thánh hiền, thu nhỏ cá nhân mìnhlại, làm cho những điều viết ra có ý nghĩa của những cảm nghĩ phổ biến,chân lí vĩnh hằng

Theo cách nói của E Gromomop, nhân vật chính diện là “ngườimang lí tưởng” Nhân vật chính diện trong văn học trung đại thật sự làhoàn mỹ theo cảm quan của thời đại Chúng ta ít bắt gặp những tì vết, ởnhân vật chính diện, bởi nếu có tì vết thì sẽ không đáp ứng, phù hợpđược với những quan niện đương thời Đây chính là điểm khác biệt rõnét giữa nhân vật chính diện trong văn học trung đại với nhân vật chínhdiện trong văn học cận hiện đại

Trong cuốn thi pháp học văn học trung đại, tác giả Trần Đình Sử đãdiễn lời của Đ Likhachop: “Thể loại văn học được xác định trong hành

lễ tôn giáo, trong thực tiễn xét xử theo luật pháp và trong bang giao,trong đời sống các vương công… do dó thể loại văn học trung đại ngoàichức năng văn học còn có chức năng ngoài văn học” [38; 94] Đó cũng

là lí do khiến Trần Đình Sử khẳng định: “thể loại văn học trung đại làmột hiện tượng rất bề bộn” Xã hội phong kiến Việt Nam nữa cuối thế kỷ

Trang 34

XVIII đầu thế kỷ XIX đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vàtất yếu cho sự sụp đỗ ở cuối thế kỷ XIX “Chưa bao giờ chế độ phongkiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tànbạo, phản động một cách trắng trợn, sâu sắc, toàn diện như giai đoạnnày Không những bất lực nó còn đi vào con đường hết sức phản độngtrên mọi con đường quản lí kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao,văn học, tư tưởng… của đất nước” [30; 7]

Có thể khẳng định nhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử vàtrong văn học là nơi để nhà văn gửi gắm, thể hiện lí tưởng, niềm tin,quan điểm… của mình, của mọi người Thông qua nhân vật chính diện ta

có thể hiểu được nội dung tư tưởng, quan điểm, lập trường, chính kiếncủa tác phẩm qua các thời kỳ lịch sử

2.3 Thống kê, phân loại và phân tích số liệu nhân vật chính

diện trong Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

2.3.1 Thống kê, phân loại, phân tích số liệu nhân vật chính diện

trong Thiên Nam ngữ lục

Việc chép sử thời trung đại (văn xuôi hay văn vần) trước hết làphục vụ cho công cuộc cai trị của các vương triều Các tác giả đã lưuvào sử sách cả nhân vật phản diện lẫn chính diện nhưng chủ yếu lànhân vật chính diện Thông qua tài năng, đức độ và công lao to lớncủa những nhân vật ấy để giáo hóa người đời Thống kê, phân loạinhân vật chính diện là việc làm cần thiết để nghiên cứu một diễn calịch sử

Trong hơn tám ngàn dòng thơ, Thiên Nam ngữ lục đã kể về nhiều sự

kiện của đời sống hơn hai nghìn năm của dân tộc với nhiều triều đạihưng rồi lại phế, những chiến thắng ngoại xâm, những khi vận nước lâmnguy, những kẻ quyền gian, những bậc anh hùng luôn dốc lòng vì vậnnước… Người và việc cơ bản được trình bày theo trình tự thời gian Với

số lượng câu thơ đồ sộ, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã tái hiện, xây dựng

Trang 35

nên được một số lượng nhân vật lớn tương đương với số lượng nhân vậtcủa một pho sử thi tầm cỡ Nguyễn Thị Lâm thì đã thống kê được tênngười (tên nhân vật) xuất hiện trong văn bản là 450 lần Trong đó cónhân vật xuất hiện ít (chỉ một lần), thường là nhân vật phản diện, hay lànhững nhân vật có trong lịch sử Trung Quốc… được tác giả đưa ra để sosánh, đối chiếu, thuận cho việc diễn ca về nhân vật chính diện trong tácphẩm Như khi viết về Lý Công Uẩn trong ba năm để tang vua không để

ý gì đến người đẹp và dung nhan của mình thì sau đó toàn thể quân línhđều đồng lòng, hăng hái giúp vua trong thế thật sự chênh vênh, tác giả đã

có sự so sánh với triều đại nhà Hán có nhân vật Tư Mã:

Bốn mươi năm lại cho von, Ngụy méo Tấn tròn, Tư Mã cướp ngôi.

Ở đây nhân vật Tư Mã trong lịch sử Trung Quốc chỉ xuất hiện mộtlần trong tác phẩm Hay khi vua Thánh Tông muốn đưa con là Trần Cẩmnối nghiệp vua thì tác giả cũng chỉ nhắc tới nhân vật này một lần trongtác phẩm:

Thánh Tông miếu hiệu tôn vi, Con là Trần Cẩm thùy y cửu trùng.

Đối với những nhân vật trọng yếu, đặc biệt là những nhân vật chính diện

đã được sử sách lưu truyền, để lại biết bao lòng yêu mến của nhân dântrong suốt chiều dài lịch sử thì đã được tác giả nhắc tới nhiều lần Nhữngnhân vật ấy luôn được trở đi trở lại trong tác phẩm Khi viết về hai nhânvật Triệu Đà, Triệu Vũ Hoàng tác giả đã nhắc đi nhắc lại 18 lần ở cácdòng thơ: 751, 762, 768, 781, 917, 922, 948, 961, 1010, 1017, 1077,

1165, 1176, 1202, 1120, 1295, 1345, 2551 Viết về vị thiên tướng tàidũng hơn người thì tác giả đã nhắc tới trong 16 dòng thơ: 3139, 3141,

3143, 3155, 3170, 3177, 3278, 3282, 3289, 3313, 3321, 3324, 3331,

3332, 3574 và 3647 Cùng với việc khắc sâu công lao to lớn của dũngtướng Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn đoàn kết trên dưới một

Trang 36

lòng đánh tan quân Nguyên Mông, tác giả đã nhắc tới 19 lần trong cácdòng thơ: 5997, 6003, 6009, 6013, 6021, 6027, 6059, 6169, 6177,

6192, 6234 6257, 6261, 6304, 6327, 6331, 6540, 6533 và 6568 Thiên

Nam ngữ lục đã kể lại một cách tường tận lai lịch thần kỳ của các vua

khai cơ lập nghiệp, những tướng tài lập được nhiều chiến công hiểnhách Với quan niệm “thiên mệnh” tác giả thường coi những conngười ấy là trời giáng sinh với những điềm lạ hoặc dấu hiệu đặc biệt,

họ thường có tính chất siêu phàm: “Ngô Quyền sinh ra thì “có điềm

khí đỏ nhiễu quanh khắp nhà”, Sau lưng có nốt ruồi, Con mắt như

chớp dái tai như trằm, Nói tựa như sấm ầm ầm, Nằm tựa rồng nằm đi tựa rồng đi Đinh Bộ Lĩnh sinh ra sau khi bà mẹ nằm mộng thấy “Một người cao cả đại phu, trong tay cầm cái tỷ phù” đến xin làm con Lý

Công Uẩn sinh ra thì có chữ “tuất thiên tử” in trên lưng một con chólinh kỳ và khi đi ở chùa thì đã đày bụt đi Viễn Châu” [24; 562] Có

biết bao nhân vật chính diện trong lịch sử dân tộc đã được Thiên Nam

ngữ lục đề cập dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào cảm quan của thời

đại sản sinh ra tác phẩm, vị thế và tầm ảnh hưởng của nhân vật ấy với

sự thịnh suy của dân tộc Phân loại nhân vật chính diện trong tác phẩm

là một việc làm không đơn giản Đó là nhân vật luôn được bạn đọc đềcao, ngưỡng mộ Diễn ca lịch sử luôn có nhiều nhân vật chính diện.Chúng ta cần thấy được vai trò của nhân vật ấy đối với sự thịnh suycủa dân tộc

Thiên Nam ngữ lục tường thuật lại lịch sử theo dòng thời gian,

đồng thời trình bày các sự việc xoay quanh từng nhân vật lịch sử, đặcbiệt là các nhân vật chính diện Do vậy nhiều đoạn có thể tách ranhững truyện thơ độc lập “Bên cạnh các bậc thánh đế, minh vương thìcác bậc anh hùng hào kiệt cũng có vai trò quyết định đối với lịch sử

Đó là Phục Man “Uy ra chấn động càn khôn”, đó là Dương Đình Nghệ

“Có lòng cứu thế ra tay trợ thời”, đó là lê Phụng Hiểu “ Thân tiên sĩ

Trang 37

tốt uy danh bằng thần”, đó là Trần Quốc Tuấn “ Đã nên đệ nhất côngphu” [24; 562].

Thánh đế minh vương, anh hùng hào kiệt là những người tạo nên

lịch sử theo thiên mệnh Đó chính là lịch sử quan của tác giả Thiên Nam

ngữ lục Tuy nhiên, Thiên Nam ngữ lục cũng rất chú ý đến dân chúng.

“Trong tác phẩm khá nhiều đoạn nêu cao vai trò quyết định của conngười đối với sự thành bại ở đời, đối với sự diễn biến của lịch sử vàmạnh dạn khẳng định: Ý trời chính là lòng dân Tác phẩm phát huy đượctinh thần chống xâm lăng của dân tộc” [20; 1673] Đây chính là lí do mà

tác giả Thiên Nam ngữ lục luôn đề cao những bề tôi, nhân vật xuất thân

từ tầng lớp bình dân như: Trương Hống, Trương Hát, Đặng Dung Viết

về hai bề tôi Yết Kiêu, Dã Tượng, tác giả đã khẳng định vai trò của họ

và đề cao:

Tên là Quốc Tuấn đặt cho,

Ơn cha cất đặt ơn vua sinh dùng.

Yết Kiêu, Dã Tượng ở cùng, Làm riêng vây cánh, làm chung cửu nhà.

Du đồng phú quý vào ra, Vua hòa yêu đãi, triều hòa nể nang.

Khi chiến trường ngưng gươm giáo, lòng chủ tướng không khỏi daydứt về lời trăng trối của cha muốn con phải thâu tóm được thiên hạ thìQuốc Tuấn đã bộc bạch, muốn hỏi ý kiến của của hai người bề tôi là YếtKiêu và Dã Tượng:

Quốc Tuấn nhớ lời cha truyền, Gặp cơn khổng tổng, lòng bèn sương siêu.

Nói cùng Dã Tượng, Yết Kiêu,

“Nên chăng sự cũ làm sao bây chừ?”

Tượng Kiêu rằng: chẳng đâu là, Giàu sang một chốc xấu xa muôn đời.

Trang 38

Tôi nguyền trọn kiếp làm tôi, Chẳng nguyền bội nghịch ra loài muông chim.

Chính kiến của Yết Kiêu, Dã Tượng được nhân dân lưu truyền, yêuquý, bởi luôn hết lòng vì dân vì nước

Thiên Nam ngữ lục với chất liệu chữ Nôm và thể thơ lục bát đã thể

hiện được cuộc đời và số phận của hàng trăm nhân vật anh hùng cócông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Từ Phù Đổng ThiênVương, Bà Trưng, Bà Triệu, Trương Hống, Trương Hát, Đinh Bộ Lĩnhđến Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Bình Trọng… Họ đều

là những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, cả cuộcđời dốc hết tâm can, ra sức chiến đấu và sẳn sàng hi sinh cho sựnghiệp giải phóng dân tộc

Thiên Nam ngữ lục đã xây dựng được những nhân vật kỳ vĩ, uy nghi

mà bình dị, thân thuộc hơn so với Đại Nam quốc sử diễn ca Vẻ đẹp của

Hai Bà Trưng là vẻ đẹp kiều diễm, mềm mại mà cao sang quyến rũ:

Định bè ra đứng quân trung, Thấy hai tướng gái đã xông đến gần.

Dung nhan diện mạo phương phi,

Mẽ vời lang uyển khác gì Hằng Nga.

Miệng cười hơn hớn nở hoa,

Da tựa trứng gà, má tựa tựa phán yên.

Chiến bào thục gấm vẽ in, Lưng đeo đại ngọc, chân xuyên hoa hài.

Hai bà có vẻ yểu điệu thục nữ nhưng khi đối mặt với kẻ thù thì cónhững hành động dũng cảm , quyết liệt:

Định giận giục ngựa xông ra, Nàng đâm hoàng việt, binh hòa rẽ đôi.

Một mình Tô Đinh chịu hai, Xông Nam đội Bắc thế coi anh hùng.

Trang 39

Mai Thúc Loan là con một người đàn bà bình dân nhưng khi xungtrận thì khí thế thật oai phong:

Thúc Loan ngày ấy ra binh,

Ầm ầm thuận gió thênh thênh ra buồm.

Nghe tin Sở khách tức gan, Nghiến răng, miếm miệng, xông càn đến nơi.

Cầm gươm giơ miệt, chém mài, Ngang dọc khôn dời, xung đột vào ra.

Thúc Loan tay cầm kim qua,

Sở Khách mất bía chạy trà Lâm Sơn.

Cao Huy Đỉnh trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình

văn học dân gian Việt Nam, khi lí giải sự suy thoái của chế độ phong

kiến đã dẫn đến sự thay đỗi của diện mạo văn học đã đánh giá rất cao

Thiên Nam ngữ lục Tác giả đánh giá khái quát về nhân vật chính diện

của Thiên Nam ngữ lục: “ Với Thiên Nam ngữ lục không khí anh hùng

ca và những hình tượng anh hùng ca dân gian của các thời kỳ trướcsống lại” [ 11; 125]

Có thể thấy khi viết về nhân vật chính diện, tác giả Thiên Nam ngữ

lục đã đề cập tới những con người thật đa dạng, phong phú ở nhiều góc

độ, phương diện Từ những nhân vật xuất thân trong thần thoại, truyềnthuyết đến những người xuất thân từ tầng lớp thiên chúa hay tầng lớpbình dân… như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Thần Kim quy,hay Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Dự, Trần Lãm,

Lý Công Uẩn, về Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, về LýChiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hồ Quý

Ly, Trần Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán vv… Những đoạn viết về mỗinhân vật đều có kết cấu hoàn chỉnh Đây chính là sắc màu đa dạng, sinh

động của thế giới nhân vật chính diện trong diễn ca Thiên Nam ngữ lục

đã tạo dựng nên

Trang 40

2.3.2 Thống kê, phân loại nhân vật chính diện trong Đại Nam

quốc sử diễn ca

So sánh về số câu giữa Đại Nam quốc sử diễn ca (1027 dòng) với

Thiên Nam ngữ lục (8136 dòng) ta sẽ thấy số lượng câu của Thiên Nam ngữ lục lớn hơn Đại Nam quốc sử diễn ca nhiều lần Thiên Nam ngữ lục

tuy dài hơn mà chép sử lại ngắn hơn Đại Nam quốc sử diễn ca, do vậy ở

hai diễn ca, việc chép sự việc, cách miêu tả nhân vật có những điểm khác

nhau Đại Nam quốc sử diễn ca theo sát chính sử hơn và chép sự việc,

miêu tả nhân vật một cách giản lược hơn, lời bàn thêm của tác giả cũng

gọn nhẹ hơn Đại Nam quốc sử diễn ca phản ánh lịch sử nước nhà kéo dài thêm 379 năm so với Thiên Nam ngữ lục, hơn nữa Đại Nam quốc sử

diễn ca gần với sử kí nên số lượng nhân vật, trong đó có nhân vật chính

diện nhiều hơn ở Thiên Nam ngữ lục.

Hai tác phẩm đều đề cao những anh hùng có công lao to lớn vớidân với nước và căm giận những kẻ có tội Đó là lí do mà những kẻbằng những hành động phản bội, tư cách xấu xa đã làm triều chínhnghiêng ngả, nước nhà đảo điên như Lý Phật Tử hàng giặc Tùy, KiềuCông Tiễn giết bố nuôi, Dương Tam Kha cướp ngôi cháu, Mạc ĐăngDung đoạt quyền họ Lê và nhất là những kẻ như Trần Ích Tắc mangtâm chạy theo giặc… thì lời kết tội của các tác giả nghiêm khắc, trànđầy phẫn nộ Lòng yêu nước là tư tưởng lớn chi phối mạnh mẽ các tácgiả Hàng trăm nhân vật chính diện luôn được tác giả đề cao bằngnhững lời thơ tràn đầy hào sảng, tự hào như Kinh Dương, Lạc LongQuân, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Cao Biền,Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh hay Lê Hoàn, Lý Thái Tông, Lý ThườngKiệt, Tô Hiến Thành, Trần Thánh Tông,Trần Hưng Đạo… Nhân vật

chính diện của Đại Nam quốc sử diễn ca giản lược, chưa thật sự để lại

ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc như nhân vật chính diện trong

Thiên Nam ngữ lục Đúng như nhận định của Hoàng Thiếu Sơn: “Đại

Ngày đăng: 27/10/2015, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (1995), Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
Năm: 1995
2. Lại Nguyên Ân (1999),Từ điển văn học từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
3. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 1999
4. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1987
5. Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái (1999), Đại nam quốc sử diễn ca, Nxb văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại nam quốc sử diễn ca
Tác giả: Lê Ngô Cát - Phạm Đình Toái
Nhà XB: Nxb văn hóa thông tin
Năm: 1999
6. Nguyễn Giao Cư - Xuân Tùng (tuyển chọn, 2008), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh niên
7. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2001
8. Chu Xuân Diên (1966), “Nhà văn và sáng tác dân gian”, Tạp chí văn học, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn và sáng tác dân gian”, "Tạp chí văn học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Năm: 1966
9. Phan Đại Doãn (1998), Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Sĩ Liên và Đại Việt sử ký toàn thư
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: Nxb chính trị quốc gia
Năm: 1998
10. Đại Việt sử lược (1993), Nguyễn Gia Tường – Nguyễn Khắc Thuần dịch và hiệu đính, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử lược
Tác giả: Đại Việt sử lược
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
11. Đại Việt sử ký toàn thư (1998 ), Hoàng Văn Lâu dịch và chú thích, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
12. Cao Huy Đỉnh (1971), “Thần thoại và sử ca dân gian thời cổ”, Tạp chí Văn học,(2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thần thoại và sử ca dân gian thời cổ”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Năm: 1971
13. Cao Huy Đỉnh (1976), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 1976
14. Trọng Đức (1968), “Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam”, Tạp chí Văn học,(1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Trọng Đức
Năm: 1968
15. Ngô Hương Giang (2010), Vấn đề phê bình văn học trên tạp chí Tri Tân 1941 – 1945, http:// vanthotre.sfi.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề phê bình văn học trên tạp chí Tri Tân 1941 – 1945
Tác giả: Ngô Hương Giang
Năm: 2010
16. Nguyễn Bích Hà (2008), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
17. Trần Thanh Hải (1959), “Đọc sách Thiên Nam ngữ lục”, Tạp chí Văn nghệ, (26) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc sách "Thiên Nam ngữ lục"”, Tạp chí" Văn nghệ
Tác giả: Trần Thanh Hải
Năm: 1959
18. Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn tâm điêu long
Tác giả: Lưu Hiệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1999
19. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
20. Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá (chủ biên, 2004), Từ điển văn học(bộ mới), Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học(bộ mới)
Nhà XB: Nxb Thế giới

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w