Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 92 - 99)

Thiên Nam ngữ lục dùng nhiều chất liệu văn học hơn Đại Nam quốc sử diễn ca. Thiên Nam ngữ lục hầu như là một hệ thống những

truyện lịch sử viết bằng văn vần. Đại Nam quốc sử diễn ca giản lược, gọn nhẹ hơn. Việc sử dụng dã sử trong thể hiện các sự kiện lịch sử ở

Thiên Nam ngữ lục phong phú hơn ở Đại Nam quốc sử diễn ca.

Thành ngữ “Lễ bạc lòng thành” để thể hiện quan niệm của nhân dân ta trong việc thờ cúng tổ tiên và những vị thần linh có công phù hộ độ trì

cho dân chúng. Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng thành ngữ này một cách khéo léo. Vua Hùng khi lập đàn cúng tế vị ân nhân có công giúp nước - Phù Đổng Thiên Vương bằng “lễ bạc” nhưng “lòng thành”:

Kiền tương lễ bạc lòng thành, Lập đàn cáo tạ thần linh ba ngày.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục rất am hiểu và sử dụng điêu luyện chất liệu dân gian theo mục đích nghệ thuật của mình. Ảnh hưởng lối suy nghĩ và cách nói của nhân dân thông qua nguồn văn liệu dân gian đã làm cho Thiên Nam ngữ lục mang đậm tính dân tộc dễ đi sâu vào quần chúng hơn Đại Nam quốc sử diễn ca.

Viết về Phùng Hưng khởi nghĩa chống nhà Đường đem lại cảnh thái bình, tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca chỉ viết như một nhà sử học:

Nhân phụ trị mở ngôi triều,

Phong Châu một giải, nhiếp điền mấy niên.

Với chất liệu dân gian phong phú, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã thể

hiện niềm vui khôn tả:

Bụi trần phẳng lặng bằng tờ, Sạch như gỏi rửa, quang như thềm nhà.

Dân mừng xướng thái bình ca, Đêm ngỡ những là ngày lại sáng lên.

Các tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đều sử dụng nhận thức, trí tưởng tượng của dân gian về lịch sử. Đều dựa vào cốt lõi của lịch sử nhưng tác giả Thiên Nam ngữ lục đã hư cấu thêm nhiều tình tiết để tạo nên sự huyền bí, sự li kỳ hấp dẫn cho các nhân vật và sự kiện lịch sử hơn ở Đại Nam quốc sử diễn ca. Viết về chuyện An Dương Vương xây thành Cổ Loa ở hai tác phẩm đều thể hiện những bước khó khăn, phải nhờ thần linh giúp đỡ nhưng tác giả Thiên Nam ngữ lục thể hiện quá trình xây thành của An Dương Vương ở nhiều bước

trắng đa đoan trêu người nó gáy khi thành đang đắp dỡ nên chúng tiên tưởng sáng ruổi về thượng tiên làm thành xây chưa xong đã bị đổ. Vua cho là có yêu tinh nên lập đàn cúng tế và đã được long thần Kim Quy hiện lên giúp sức thì mọi việc mới được như mong muốn:

Rình bao chừ nó gáy lên,

Máu cầm mà rảy, bùa liền yểm quanh. Vua nghe sau trước sắm sanh, Rùa qua tuốt vút để dành cho vua. Thoắt bèn thoắt biến bấy chừ,

Đêm sau giờ tý phép trừ kê tinh. Thiên nhân ra sức học hành,

Ba ngày vẹn thiếu nên thành hư không. An Dương mừng rỡ trong lòng, Có nơi căn bản, lập trong vương đồ.

Luôn bám sát chính sử, lời thơ ngắn gọn, cô đọng nên khi bàn về việc Âu Cơ đẻ trăm trứng Đại Nam quốc sử diễn ca chỉ theo hướng bình luận thông thường của sử gia:

Lạc long lại sánh Âu Ky,

Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ thường. Noãn bào dù truyện hoang đường, Ví xem huyền điểu sinh thương khác gì?

Đến điều tan hợp cũng kỳ, Há vì thủy hỏa sinh li như lời.

Ở đoạn này tác giả Thiên Nam ngữ lục đã diễn tả khá dài và tỉ mỉ với nhận định là trăm con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ sẽ làm tổ của dân Bách việt.

Viết về thảm tình Mỵ Châu - Trọng Thủy cả Thiên Nam ngữ lục và

Đại Nam quôc sử diễn ca viết khá chi tiết. Nhưng khi đọc đoạn này ở

Đại Nam quốc sử diễn ca ta vẫn thấy đó là một bản tóm lược như trong

chính sử. Về cảnh để mất nước, hai cha con chạy giặc, tác giả viết:

Vội vàng đến lúc lưu li, Còn đem ái nữ đề huề sau yên.

Nga mao vẫn cứ lời nguyền, Để cho quân Triệu theo liền bóng tinh.

Kim quy đâu lại hiện linh, Mới hay giặc ở bên mình không xa!

Bấy giờ Thục chúa tỉnh ra, Dứt tình phó lưỡi thái a cho nàng.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục thuật lại thảm tình ấy theo truyền thuyết và thần tích với đại ý: “Trọng Thủy là đứa bất lương đã đánh trộm nỏ thần lại còn bày mưu cho Mỵ Châu rắc lông ngổng dọc đường để dễ bề theo đuổi cha con An Dương Vương; còn Mỵ Châu không những không phải lòng Trọng Thủy mà còn rất hiền và rất chung thủy; khi Mỵ Châu chết, xác trôi ngược sóng từ bể Nam về đến Cổ Loa; hồn Mỵ Châu nhập vào một phiếm đá, đêm đêm thường hiện lên mà ta oán cha con Triệu Đà…” [46; 17].

Như vậy, cùng là thể diễn ca lịch sử nhưng ra đời ở thời điểm khác nhau, đặc biệt là do yếu tố chủ quan của người viết và ở mỗi tác phẩm có những nội dung khác nhau. Hai diễn ca Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam

quốc sử diễn ca có sự tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng dã sử

KẾT LUẬN

1. Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca là hai tác phẩm tiêu biểu cho thể diễn ca lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại. Sử dụng thể thơ lục bát, hai diễn ca đã ghi chép lịch sử dân tộc nhằm phục vụ chính sự và giáo hóa.

Cùng thể loại diễn ca nhưng hai tác phẩm ra đời ở giai đoạn lịch sử, với những tác giả khác nhau nên có điểm tương đồng và khác biệt ở nhiều phương diện. Thiên Nam ngữ lục được viết ra vào khoảng cuối thế kỷ XVII trong thời kỳ Trịnh Căn lên ngôi chúa (1682-1709).Tác phẩm viết ra với mục đích đề cao họ Trịnh, là một tác phẩm khuyết danh. Đại Nam quốc sử diễn ca do nhiều người viết, Lê Ngô Cát và Phạm Đình

Toái đã hoàn thành việc sửa chữa trong khoảng từ năm 1865 đến 1869. Tác phẩm viết ra với mục đích đề cao triều Nguyễn mà đả phá họ Trịnh.

2. Tìm hiểu nhân vật chính diện ở hai diễn ca chúng ta hiểu thêm vai trò của chúng trong các trước tác lịch sử và văn chương thời trung đại. Nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử

diễn ca đều có vai trò quan trọng là rường cột, linh hồn của thể diễn ca

lịch sử.

Trong một diễn ca lịch sử, số lượng nhân vật cũng rất lớn. Có nhân vật phụ, nhân vật chính, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Luận văn đã đi vào thống kê, phân loại nhân vật chính diện ở hai diễn ca

Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca. Đó là những bậc vua

sáng tôi hiền-là những vị vua có công dựng nước và giữ nước, là những anh hùng và ngay cả những người bình dân một lòng trung quân ái quốc đã tạo lập được nhiều chiến công trong công cuộc chống ngoại xâm và dựng xây tổ quốc.

3. Các công trình lịch sử thời trung đại trước hết phục phụ cho công cuộc cai trị của các vương triều. Các tác giả ở hai diễn ca cũng thể

hiện quan điểm chủ quan của mình ở nhiều phương diện, đặc biệt là thể hiện nhân vật chính diện để phục phụ cho các vương triều. Vì vậy, thể hiện nhân vật chính diện ở hai diễn ca có những điểm tương đồng và khác biệt cơ bản như nhân vật chính diện ở hai tác phẩm được tác giả ca tụng, tôn sùng, đề cao. Nhân vật chính diện ở Thiên Nam ngữ lục đậm

chất dân gian, thường được tác giả thể hiện chi tiết, cặn kẽ về xuất thân, ngoại hình, biến cố…hơn so với nhân vật chính diện trong Đại Nam quốc sử diễn ca.

4. Dã sử chính là lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Ở Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca dã sử đóng vai trò quan trọng

trong việc thể hiện các nhân vật, các sự kiện lịch sử chính yếu.

Hai diễn ca có những điểm tương đồng và khác biệt trong thể hiện nhân vật chính yếu. Đó là những vị vua sáng, tướng tài đã có công lớn vì dân tộc được nhân dân mến yêu và đề cao. Qua những câu chuyện lưu truyền trong dân gian, những người ấy đã được nhân dân tưởng tượng, hư cấu, phóng đại…xem như những vị thần thánh có công giúp dân cứu đời. Hai diễn ca khi thể hiện nhân vật chính yếu thường sử dụng những dã sử và chú trọng vào miêu tả phẩm chất tài năng, chiến công của nhân vật. Bên cạnh đó, do điều kiện khách quan, chủ quan trong tiếp thu nguồn văn hóa dân gian và số lượng câu thơ khác nhau nên ở hai diễn ca cũng có sự khác biệt trong việc sử dụng dã sử.

Viết diễn ca lịch sử các tác giả sử dụng dã sử để thể hiện nhân vật chính diện và thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu. Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca khi sử dụng dã sử thể hiện các sự kiện

lịch sử trọng yếu cũng có những điểm tương đồng và khác biệt. Hai diễn ca đều cùng chịu sự ảnh hưởng của quan niệm “thiên mệnh”. Hai tác giả đều dùng tín ngưỡng, truyền thuyết dân gian làm chất liệu để thể hiện những sự kiện lịch sử trọng yếu. Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng dã sử nhiều hơn Đại Nam quốc sử diễn ca.

5. Các sự kiện lịch sử chính yếu ở hai tác phẩm cũng có sự tương đồng và khác biệt. Các tác giả hai diễn ca đều dựa vào bộ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, vì vậy, các tác giả kể lại các sự kiện theo trình

tự thời gian và đều sử dụng nhiều điển tích, điển cố.

Điểm khác biệt cơ bản là Đại Nam quốc sử diễn ca nhiều sự kiện trọng yếu hơn Thiên Nam ngữ lục. Tác giả Thiên Nam ngữ lục sử dụng nguồn văn liệu dân gian nhiều hơn tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca.

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w