Thống kê, phân loại nhân vật chính diện trong Đại Nam quốc sử diễn ca

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 39 - 43)

quốc sử diễn ca

So sánh về số câu giữa Đại Nam quốc sử diễn ca (1027 dòng) với

Thiên Nam ngữ lục (8136 dòng) ta sẽ thấy số lượng câu của Thiên Nam

ngữ lục lớn hơn Đại Nam quốc sử diễn ca nhiều lần. Thiên Nam ngữ lục

tuy dài hơn mà chép sử lại ngắn hơn Đại Nam quốc sử diễn ca, do vậy ở

hai diễn ca, việc chép sự việc, cách miêu tả nhân vật có những điểm khác nhau. Đại Nam quốc sử diễn ca theo sát chính sử hơn và chép sự việc, miêu tả nhân vật một cách giản lược hơn, lời bàn thêm của tác giả cũng gọn nhẹ hơn. Đại Nam quốc sử diễn ca phản ánh lịch sử nước nhà kéo dài thêm 379 năm so với Thiên Nam ngữ lục, hơn nữa Đại Nam quốc sử

diễn ca gần với sử kí nên số lượng nhân vật, trong đó có nhân vật chính

diện nhiều hơn ở Thiên Nam ngữ lục.

Hai tác phẩm đều đề cao những anh hùng có công lao to lớn với dân với nước và căm giận những kẻ có tội. Đó là lí do mà những kẻ bằng những hành động phản bội, tư cách xấu xa đã làm triều chính nghiêng ngả, nước nhà đảo điên như Lý Phật Tử hàng giặc Tùy, Kiều Công Tiễn giết bố nuôi, Dương Tam Kha cướp ngôi cháu, Mạc Đăng Dung đoạt quyền họ Lê và nhất là những kẻ như Trần Ích Tắc mang tâm chạy theo giặc… thì lời kết tội của các tác giả nghiêm khắc, tràn đầy phẫn nộ. Lòng yêu nước là tư tưởng lớn chi phối mạnh mẽ các tác giả. Hàng trăm nhân vật chính diện luôn được tác giả đề cao bằng những lời thơ tràn đầy hào sảng, tự hào như Kinh Dương, Lạc Long Quân, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Cao Biền, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh hay Lê Hoàn, Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành, Trần Thánh Tông,Trần Hưng Đạo… Nhân vật chính diện của Đại Nam quốc sử diễn ca giản lược, chưa thật sự để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc như nhân vật chính diện trong

Nam quốc sử diễn ca lại thiếu vẻ hùng tráng và thiếu hẳn lòng tin. Thi nhân không tin ở sự hoang đường, ở những thần tích dù những thần tích ấy có nuôi sống tinh thần quốc gia. Cho nên kể xong tích Phù Đổng, thi nhân kết luận một cách hoài nghi:

Miếu đình còn dấu cố viên,

Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?

Thái độ của nhà thơ Tây Phương trước thần thoại là thái độ của đứa trẻ đem tất cả lòng tin để cố tin những điều phi thường, Thái độ của nhà thơ Đông phương là thái độ của một con người đã già kinh nghiệm không có thể bồng bột với những điều vô căn bản, vô bằng chứng. Họ lại có thể xem thường mọi cuộc hưng vong, mọi cơn biến đổi.

Tả một bậc đế vương tử trận, thi nhân chỉ có một câu lục bát:

Khinh mình vào chốn ý mang, Tinh kỳ tan tác, gió sương mịt mù.

Khóc một đấng anh hùng sớm từ trần khi làm nên sự nghiệp cũng có một câu lục bát:

Vận đời còn chửa hanh thông, Nước non để giận anh hùng ngàn thu!

Mừng một vị anh quân dựng nền độc lập cho nước nhà cũng chỉ có một câu lục bát:

Thiếu chi hào kiệt trong đời,

Non xanh nước biếc có người khinh luân.

Cốt cách điềm đạm của nhà thơ không phải không cảm lòng ta một cách thành thiết; nó đi thẳng vào hồn ta, nó không cố làm ta vui tai, vui mắt” [39; 319].

Đại Nam quôc sử diễn ca được hoàn thành ở triều Nguyễn, không tránh khỏi hạn chế bởi quan điểm lịch sử phong kiến đương thời, nhưng vẫn thấy được những nét đẹp hào hùng của một số nhân vật chính diện. Tinh thần yêu nước được thể hiện rõ nét nhất ở các đoạn

thuật lại các cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị nước ngoài hay những cuộc chiến chống ngoại xâm của nhân dân. Đó là không khí bừng bừng xung trận để đánh tan quân thù trả nợ nước thù nhà của Hai Bà Trưng:

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn Tây nổi áng phong trần, Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.

Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành.

Những vị chủ tướng tài ba dưới thời Trần như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải… đã lãnh đạo nghĩa quân đánh tan quân Nguyên Mông. Những lời thơ cuộn trào sức mạnh đã phản ánh hào khí Đông A lẫy lừng:

Sắc sai Hưng Đạo tổng binh, Với Trần Quang Khải các dinh tiến vào.

Chương dương một trận phong đào, Kìa ai cướp giáo ra vào có công?

Hàm Quan một trận ruổi giong, Kìa ai bắt giặc uy phong còn truyền.

Giặc Nguyên còn muốn báo đền, Mượn đường hộ tống binh thuyền lại sang.

Bạch Đằng một cõi chiến tràng, Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.

Sử thần triều Nguyễn vẫn khá trung thực khi viết về chiến công oanh liệt vang động đất trời của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ đạo tài ba hơn người của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Đó là một khí thế “trúc chẻ ngói tan” của đoàn quân khi kéo ra Bắc:

Tây Sơn biết tỏ một hai, Chia quân thủy bộ quyết bài kéo ra.

Ngọn cờ trỏ lối sơn pha, Hái Vân đồn trấn đâu là chẳng tan?

Cánh buồm đè lớp cuồng lan, Cát dinh, Động Hải quân quan chạy dài.

…. Quân dung đâu mới lạ nhường, Mũ mao áo đỏ chật đường kéo ra.

Bụi hồng mờ mịt kinh hoa, Lục môn, Thúy ái gần xa tan tành.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục cũng hết lời ca ngợi vị vua sáng nghiệp anh hùng Đinh Tiên Hoàng:

Trường Yên đầu dựng đô thành, Cải nguyên là hiệu Thái Bình từ đây.

Nghìn năm cơ tự mới xây,

Lên ngôi hoàng đế đặt bày trăm quan. Có đường bệ, có y quan.

Đẳng uy có biệt, giai ban có thường.

Viết về Lý Công Uẩn sáng lập ra triều Lý thì tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca đã hết lời ca ngợi:

Đầu năm cải hiệu thuận thiên, Thăng Long mới đổi đặt tên kinh thành.

Định ra thuế lệ phân minh,

Túc xa quân giáp, quân danh cũng tường. Hồn đông một mối phong cương, Hai mươi bốn lộ các đường mới chia.

Cử Long sấm dậy binh uy,

Biên loan gặp lúc hối minh,

Hương nguyền cảm cách sóng kình cũng êm. Bốn phương trong trị ngoài nghiêm, Chiêm Thành, Châu Lạp xa đem cũng cần.

Lê Lợi là vị anh hùng dấy nghĩa từ đất Lam Sơn. Sau những năm kháng chiến trường kỳ, trải qua bao gian khổ thiếu thốn, cuối cùng đã đánh thắng giặc Minh và thiết lập nên triều đại lâu dài, rực rỡ cũng đã được suy tôn bằng những lời thơ đầy tự hào:

Thuận thiên niên hiệu cải đề, Non sông mới thuộc về Lê từ rày.

Quan danh quân hiệu mới thay, Bản đồ đổi lại huyện này phủ kia.

Dựng nhà học mở khoa thi, Triều nghi, quốc luật một kỳ giảng tu.

Mười năm khai sáng cơ đồ, Sáu năm bình trị quy mô cũng tường.

Nhân vật chính diện được thể hiện trong Đại Nam quốc sử diễn ca

cũng rất đa dạng và phong phú. Ở mỗi nhân vật đều có những công trạng, thành tích, đóng góp vào việc trị quốc an dân. Có những đoạn thơ với âm điệu hào hùng, phảng phất như sử thi thời cổ đại, bên cạnh đó ta lại bắt gặp những đoạn thơ bình dị, thân quen khẳng định công trạng của nhân vật chính diện.

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w