và trong văn chương thời trung đại
Nhân vật chính diện biểu lộ niềm tin và sự khẳng định của nhà văn, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, có thể trở thành đại diện cho những giá trị tư tưởng đạo đức và thẩm mỹ mà thời đại hướng tới. Nhân vật chính diện thời nào thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mỹ của thời đại đó. Trong thần thoại và sử thi chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa nhân vật chính diện và phản diện. Chẳng hạn trong anh hùng ca Iliat, Asin đánh thành Troa tiêu diệt Hecto thì với cách cảm, cách nghĩ của con người thời đại ấy cả hai đều là anh hùng, là nhân vật chính diện, bởi họ đều là những người đứng đầu đại diện cho sức mạnh của thành bang, bộ tộc. Trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh dù vua Hùng và người kể đều đứng về phía Sơn Tinh nhưng Thủy
Tinh chưa hẳn là nhân vật phản diện. “Thần thoại, sử thi, truyện cổ tích xây dựng nhân vật chính diện như Nữ Oa, Tứ Tượng, Thánh Dóng, Tấm, Thạch Sanh… để biểu hiện năng lực, sức mạnh của cộng đồng, lí tưởng quốc gia độc lập, tư tưởng dân chủ ý thức công dân cổ đại và các chuẩn mực đạo đức trong đời sống” [19; 194]. Các phương diện loại hình của nhân vật rất đa dạng. “Các nhân vật của truyện dân gian, thơ ca dân gian khác với nhân vật văn học viết. Nhân vật thần thoại cũng khác với nhân vật truyền thuyết và nhân vật cổ tích. Xét về phương pháp sáng tác, nhân vật chủ nghĩa cổ điển khác với nhân vật lãng mạn và nhân vật hiện thực. Xét về thể loại, nhân vật tự sự, nhân vật kịch, nhân vật trữ tình đều có những đặc trưng khác biệt quan trọng” [2; 282].
Nhân vật chính diện luôn đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và giữ vị trí then chốt của cốt truyện hoặc tuyến cốt truyện. Đó là những
nhân vật liên quan đến những sự kiện cốt yếu của tác phẩm, là cơ sở để nhà văn gửi gắm nội dung, tư tưởng và triển khai đề tài.
Đúng như nhận xét của Bakhtin: “Cần phải thống nhất trong bản thân mình vừa các đặc điểm chính diện lẫn phản diện, vừa cái tầm thường lẫn cao cả, vừa cái buồn cười lẫn cái nghiêm túc”. Chính vì vậy phân biệt giữ nhân vật chính diện lẫn phản diện chỉ mang tính tương đối. Khi đi vào nghiên cứu, phân tích nhân vật, để biết được chính diện hay phản diện phải đặt vào từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể thì mới nhìn nhận chính xác. Đúng như Ngô Thời Sỹ nói “Văn chương có quan hệ với vận đời” [49; 19]. Hay Nhữ Bá Sỹ cũng nhấn mạnh: “Văn chương là cái hiện trạng của một thời làm nên nó” [49; 214]. Rõ ràng ở thời nào, giai đoạn nào thì sẽ hình thành đặc trưng riêng của thời, giai đoạn đó mà dẫn tới việc xây dựng nhân vật, trong đó có việc xây dựng nhân vật chính diện của nhà văn. Nhận xét, đánh giá sự khác biệt giữa xưa và nay trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân đã có những ý kiến thật xác đáng: “Các cụ ta ưa màu đỏ choét; ta lại ưa màu xanh nhạt… các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya; ta lại nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái xinh xắn, ngây thơ, các cụ coi như đã làm một điều tội lỗi; ta thì ta cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi…cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…”. Hay: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta, nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau”.
Trong văn học, nhân vật là sự khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về
con người. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện khái quát các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Nhân vật chính diện trong tác phẩm chính là linh hồn của tác phẩm. Trong văn học cận hiện đại nhân vật chính diện là một con người nhiều thái cực nhưng luôn chiếm được sự đồng cảm, đau xót, yêu thương …của bạn đọc.
Nhân vật chính diện mang tính lí tưởng hoặc ít nhiều đều mang tính chất lí tưởng. Nhưng nhiều khi nhân vật được lí tưởng hóa đều mang tính quy phạm và không tránh khỏi giản đơn một chiều.
Văn học trung đại để giáo hóa con người. Nhân vật chính diện trong văn học trung đại được xây dựng nên là những nhân vật phải vẹn toàn, hoàn mỹ về khí tiết, bật nổi về đạo lí thánh hiền, thu nhỏ cá nhân mình lại, làm cho những điều viết ra có ý nghĩa của những cảm nghĩ phổ biến, chân lí vĩnh hằng.
Theo cách nói của E. Gromomop, nhân vật chính diện là “người mang lí tưởng”. Nhân vật chính diện trong văn học trung đại thật sự là hoàn mỹ theo cảm quan của thời đại. Chúng ta ít bắt gặp những tì vết, ở nhân vật chính diện, bởi nếu có tì vết thì sẽ không đáp ứng, phù hợp được với những quan niện đương thời. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét giữa nhân vật chính diện trong văn học trung đại với nhân vật chính diện trong văn học cận hiện đại.
Trong cuốn thi pháp học văn học trung đại, tác giả Trần Đình Sử đã diễn lời của Đ. Likhachop: “Thể loại văn học được xác định trong hành lễ tôn giáo, trong thực tiễn xét xử theo luật pháp và trong bang giao, trong đời sống các vương công… do dó thể loại văn học trung đại ngoài chức năng văn học còn có chức năng ngoài văn học” [38; 94]. Đó cũng là lí do khiến Trần Đình Sử khẳng định: “thể loại văn học trung đại là một hiện tượng rất bề bộn”. Xã hội phong kiến Việt Nam nữa cuối thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ XIX đã lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và tất yếu cho sự sụp đỗ ở cuối thế kỷ XIX. “Chưa bao giờ chế độ phong kiến Việt Nam, giai cấp phong kiến Việt Nam lại bộc lộ bản chất tàn bạo, phản động một cách trắng trợn, sâu sắc, toàn diện như giai đoạn này. Không những bất lực nó còn đi vào con đường hết sức phản động trên mọi con đường quản lí kinh tế, chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, văn học, tư tưởng… của đất nước” [30; 7].
Có thể khẳng định nhân vật chính diện trong các trước tác lịch sử và trong văn học là nơi để nhà văn gửi gắm, thể hiện lí tưởng, niềm tin, quan điểm… của mình, của mọi người. Thông qua nhân vật chính diện ta có thể hiểu được nội dung tư tưởng, quan điểm, lập trường, chính kiến của tác phẩm qua các thời kỳ lịch sử.
2.3. Thống kê, phân loại và phân tích số liệu nhân vật chính