Thống kê, phân loại, phân tích số liệu nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 33 - 39)

2.3.1. Thống kê, phân loại, phân tích số liệu nhân vật chính diện trong Thiên Nam ngữ lục trong Thiên Nam ngữ lục

Việc chép sử thời trung đại (văn xuôi hay văn vần) trước hết là phục vụ cho công cuộc cai trị của các vương triều. Các tác giả đã lưu vào sử sách cả nhân vật phản diện lẫn chính diện nhưng chủ yếu là nhân vật chính diện. Thông qua tài năng, đức độ và công lao to lớn của những nhân vật ấy để giáo hóa người đời. Thống kê, phân loại nhân vật chính diện là việc làm cần thiết để nghiên cứu một diễn ca lịch sử.

Trong hơn tám ngàn dòng thơ, Thiên Nam ngữ lục đã kể về nhiều sự

kiện của đời sống hơn hai nghìn năm của dân tộc với nhiều triều đại hưng rồi lại phế, những chiến thắng ngoại xâm, những khi vận nước lâm nguy, những kẻ quyền gian, những bậc anh hùng luôn dốc lòng vì vận nước… Người và việc cơ bản được trình bày theo trình tự thời gian. Với số lượng câu thơ đồ sộ, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã tái hiện, xây dựng

nên được một số lượng nhân vật lớn tương đương với số lượng nhân vật của một pho sử thi tầm cỡ. Nguyễn Thị Lâm thì đã thống kê được tên người (tên nhân vật) xuất hiện trong văn bản là 450 lần. Trong đó có nhân vật xuất hiện ít (chỉ một lần), thường là nhân vật phản diện, hay là những nhân vật có trong lịch sử Trung Quốc… được tác giả đưa ra để so sánh, đối chiếu, thuận cho việc diễn ca về nhân vật chính diện trong tác phẩm. Như khi viết về Lý Công Uẩn trong ba năm để tang vua không để ý gì đến người đẹp và dung nhan của mình thì sau đó toàn thể quân lính đều đồng lòng, hăng hái giúp vua trong thế thật sự chênh vênh, tác giả đã có sự so sánh với triều đại nhà Hán có nhân vật Tư Mã:

Bốn mươi năm lại cho von, Ngụy méo Tấn tròn, Tư Mã cướp ngôi.

Ở đây nhân vật Tư Mã trong lịch sử Trung Quốc chỉ xuất hiện một lần trong tác phẩm. Hay khi vua Thánh Tông muốn đưa con là Trần Cẩm nối nghiệp vua thì tác giả cũng chỉ nhắc tới nhân vật này một lần trong tác phẩm:

Thánh Tông miếu hiệu tôn vi, Con là Trần Cẩm thùy y cửu trùng.

Đối với những nhân vật trọng yếu, đặc biệt là những nhân vật chính diện đã được sử sách lưu truyền, để lại biết bao lòng yêu mến của nhân dân trong suốt chiều dài lịch sử thì đã được tác giả nhắc tới nhiều lần. Những nhân vật ấy luôn được trở đi trở lại trong tác phẩm. Khi viết về hai nhân vật Triệu Đà, Triệu Vũ Hoàng tác giả đã nhắc đi nhắc lại 18 lần ở các dòng thơ: 751, 762, 768, 781, 917, 922, 948, 961, 1010, 1017, 1077, 1165, 1176, 1202, 1120, 1295, 1345, 2551. Viết về vị thiên tướng tài dũng hơn người thì tác giả đã nhắc tới trong 16 dòng thơ: 3139, 3141, 3143, 3155, 3170, 3177, 3278, 3282, 3289, 3313, 3321, 3324, 3331, 3332, 3574 và 3647. Cùng với việc khắc sâu công lao to lớn của dũng tướng Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn đoàn kết trên dưới một

lòng đánh tan quân Nguyên Mông, tác giả đã nhắc tới 19 lần trong các dòng thơ: 5997, 6003, 6009, 6013, 6021, 6027, 6059, 6169, 6177, 6192, 6234. 6257, 6261, 6304, 6327, 6331, 6540, 6533 và 6568. Thiên Nam ngữ lục đã kể lại một cách tường tận lai lịch thần kỳ của các vua

khai cơ lập nghiệp, những tướng tài lập được nhiều chiến công hiển hách. Với quan niệm “thiên mệnh” tác giả thường coi những con người ấy là trời giáng sinh với những điềm lạ hoặc dấu hiệu đặc biệt, họ thường có tính chất siêu phàm: “Ngô Quyền sinh ra thì “có điềm khí đỏ nhiễu quanh khắp nhà”, Sau lưng có nốt ruồi, Con mắt như

chớp dái tai như trằm, Nói tựa như sấm ầm ầm, Nằm tựa rồng nằm đi

tựa rồng đi. Đinh Bộ Lĩnh sinh ra sau khi bà mẹ nằm mộng thấy “Một

người cao cả đại phu, trong tay cầm cái tỷ phù” đến xin làm con. Lý

Công Uẩn sinh ra thì có chữ “tuất thiên tử” in trên lưng một con chó linh kỳ và khi đi ở chùa thì đã đày bụt đi Viễn Châu” [24; 562]. Có biết bao nhân vật chính diện trong lịch sử dân tộc đã được Thiên Nam ngữ lục đề cập dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào cảm quan của thời

đại sản sinh ra tác phẩm, vị thế và tầm ảnh hưởng của nhân vật ấy với sự thịnh suy của dân tộc. Phân loại nhân vật chính diện trong tác phẩm là một việc làm không đơn giản. Đó là nhân vật luôn được bạn đọc đề cao, ngưỡng mộ. Diễn ca lịch sử luôn có nhiều nhân vật chính diện. Chúng ta cần thấy được vai trò của nhân vật ấy đối với sự thịnh suy của dân tộc.

Thiên Nam ngữ lục tường thuật lại lịch sử theo dòng thời gian, đồng thời trình bày các sự việc xoay quanh từng nhân vật lịch sử, đặc biệt là các nhân vật chính diện. Do vậy nhiều đoạn có thể tách ra những truyện thơ độc lập “Bên cạnh các bậc thánh đế, minh vương thì các bậc anh hùng hào kiệt cũng có vai trò quyết định đối với lịch sử. Đó là Phục Man “Uy ra chấn động càn khôn”, đó là Dương Đình Nghệ “Có lòng cứu thế ra tay trợ thời”, đó là lê Phụng Hiểu “ Thân tiên sĩ

tốt uy danh bằng thần”, đó là Trần Quốc Tuấn “ Đã nên đệ nhất công phu” [24; 562].

Thánh đế minh vương, anh hùng hào kiệt là những người tạo nên lịch sử theo thiên mệnh. Đó chính là lịch sử quan của tác giả Thiên Nam ngữ lục. Tuy nhiên, Thiên Nam ngữ lục cũng rất chú ý đến dân chúng.

“Trong tác phẩm khá nhiều đoạn nêu cao vai trò quyết định của con người đối với sự thành bại ở đời, đối với sự diễn biến của lịch sử và mạnh dạn khẳng định: Ý trời chính là lòng dân. Tác phẩm phát huy được tinh thần chống xâm lăng của dân tộc” [20; 1673]. Đây chính là lí do mà tác giả Thiên Nam ngữ lục luôn đề cao những bề tôi, nhân vật xuất thân từ tầng lớp bình dân như: Trương Hống, Trương Hát, Đặng Dung. Viết về hai bề tôi Yết Kiêu, Dã Tượng, tác giả đã khẳng định vai trò của họ và đề cao:

Tên là Quốc Tuấn đặt cho, Ơn cha cất đặt ơn vua sinh dùng. Yết Kiêu, Dã Tượng ở cùng,

Làm riêng vây cánh, làm chung cửu nhà. Du đồng phú quý vào ra,

Vua hòa yêu đãi, triều hòa nể nang.

Khi chiến trường ngưng gươm giáo, lòng chủ tướng không khỏi day dứt về lời trăng trối của cha muốn con phải thâu tóm được thiên hạ thì Quốc Tuấn đã bộc bạch, muốn hỏi ý kiến của của hai người bề tôi là Yết Kiêu và Dã Tượng:

Quốc Tuấn nhớ lời cha truyền, Gặp cơn khổng tổng, lòng bèn sương siêu.

Nói cùng Dã Tượng, Yết Kiêu, “Nên chăng sự cũ làm sao bây chừ?”

Tượng Kiêu rằng: chẳng đâu là, Giàu sang một chốc xấu xa muôn đời.

Tôi nguyền trọn kiếp làm tôi,

Chẳng nguyền bội nghịch ra loài muông chim.

Chính kiến của Yết Kiêu, Dã Tượng được nhân dân lưu truyền, yêu quý, bởi luôn hết lòng vì dân vì nước.

Thiên Nam ngữ lục với chất liệu chữ Nôm và thể thơ lục bát đã thể hiện được cuộc đời và số phận của hàng trăm nhân vật anh hùng có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Từ Phù Đổng Thiên Vương, Bà Trưng, Bà Triệu, Trương Hống, Trương Hát, Đinh Bộ Lĩnh đến Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Bình Trọng… Họ đều là những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, cả cuộc đời dốc hết tâm can, ra sức chiến đấu và sẳn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thiên Nam ngữ lục đã xây dựng được những nhân vật kỳ vĩ, uy nghi mà bình dị, thân thuộc hơn so với Đại Nam quốc sử diễn ca. Vẻ đẹp của Hai Bà Trưng là vẻ đẹp kiều diễm, mềm mại mà cao sang quyến rũ:

Định bè ra đứng quân trung, Thấy hai tướng gái đã xông đến gần.

Dung nhan diện mạo phương phi, Mẽ vời lang uyển khác gì Hằng Nga.

Miệng cười hơn hớn nở hoa, Da tựa trứng gà, má tựa tựa phán yên.

Chiến bào thục gấm vẽ in,

Lưng đeo đại ngọc, chân xuyên hoa hài.

Hai bà có vẻ yểu điệu thục nữ nhưng khi đối mặt với kẻ thù thì có những hành động dũng cảm , quyết liệt:

Định giận giục ngựa xông ra, Nàng đâm hoàng việt, binh hòa rẽ đôi.

Một mình Tô Đinh chịu hai, Xông Nam đội Bắc thế coi anh hùng.

Mai Thúc Loan là con một người đàn bà bình dân nhưng khi xung trận thì khí thế thật oai phong:

Thúc Loan ngày ấy ra binh, Ầm ầm thuận gió thênh thênh ra buồm.

Nghe tin Sở khách tức gan,

Nghiến răng, miếm miệng, xông càn đến nơi. Cầm gươm giơ miệt, chém mài,

Ngang dọc khôn dời, xung đột vào ra. Thúc Loan tay cầm kim qua, Sở Khách mất bía chạy trà Lâm Sơn.

Cao Huy Đỉnh trong công trình nghiên cứu Tìm hiểu tiến trình

văn học dân gian Việt Nam, khi lí giải sự suy thoái của chế độ phong

kiến đã dẫn đến sự thay đỗi của diện mạo văn học đã đánh giá rất cao

Thiên Nam ngữ lục. Tác giả đánh giá khái quát về nhân vật chính diện

của Thiên Nam ngữ lục: “ Với Thiên Nam ngữ lục không khí anh hùng ca và những hình tượng anh hùng ca dân gian của các thời kỳ trước sống lại” [ 11; 125].

Có thể thấy khi viết về nhân vật chính diện, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã đề cập tới những con người thật đa dạng, phong phú ở nhiều góc

độ, phương diện. Từ những nhân vật xuất thân trong thần thoại, truyền thuyết đến những người xuất thân từ tầng lớp thiên chúa hay tầng lớp bình dân… như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Thánh Gióng, Thần Kim quy, hay Triệu Quang Phục, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Dự, Trần Lãm, Lý Công Uẩn, về Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, về Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Hồ Quý Ly, Trần Nghệ Tông, Trần Nguyên Đán vv… Những đoạn viết về mỗi nhân vật đều có kết cấu hoàn chỉnh. Đây chính là sắc màu đa dạng, sinh động của thế giới nhân vật chính diện trong diễn ca Thiên Nam ngữ lục

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 33 - 39)