Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đều sử dụng nhiều dã sử

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 59 - 72)

dụng nhiều dã sử

Yếu tố hoang đường kỳ ảo luôn có vai trò quan trọng trong việc

xây dựng nhân vật chính diện. Nó góp phần tô điểm cho vẻ đẹp của nhân vật. Yếu tố hoang đường, kỳ ảo trong dã sử là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu của nhân dân.

Mặc dù tác giả Thiên Nam ngữ lục đã dựa vào bộ Đại Việt sử ký toàn

thư của Ngô Sĩ Liên nhưng “có quan niệm rộng rãi và tiến bộ hơn Ngô

Sĩ Liên khi sử dụng tư liệu dân gian. Những truyền thuyết, dã sử mà ông có điều kiện tiếp xúc trong các thư tịch và thu lượm được trong cuộc sống ẩn dật ở thôn dã đã được đưa vào tác phẩm không cần phân biệt với các tư liệu chính sử” [20; 1672-1673].

Viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, tác giả Thiên Nam ngữ lục đã cho

chúng ta đến chứng kiến một cuộc sinh nở thật li kỳ chỉ có trong thần thoại:

Kết nguyền vừa được năm năm, Bi hùng điềm ấy sinh trăm trứng rày.

Đến kỳ nở trăm trai ngay, So thê khôn tày tư chất dung nhan.

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng sáng tạo nên sinh nở với những lời thơ hấp dẫn mang đậm tính hoang đường, kỳ ảo:

Lạc long lại sánh Âu Ky,

Trăm trai điềm ứng hùng bi lạ dường. Noãn bào dù chuyện hoang đường, Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì?

Ở hai diễn ca ta luôn bắt gặp những chuyện lạ. Thiên Nam ngữ lục kể chuyện Đinh Bộ Lĩnh khi bị chú đuổi, đường cùng đã nhảy xuống sông được Thủy Tề Long Cung cứu giúp:

Chầu vần nỗi giữa dòng sông,

Dường đường hiệu dậy, dường rồng vắt ngang. Bộ Lĩnh thoăn thoắt bước sang,

Sông bổng mất đường, rồng bổng biến đi.

Đinh Bộ Lĩnh là một vị tướng kỳ tài có công dẹp loạn mười hai sứ quân bình ổn đất nước đã được tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca dùng những lời thơ thật trong trẻo, ý vị dự đoán tài năng ngay từ lúc còn thơ:

Khác thường từ thuở còn thơ, Rũ đoàn mục thụ, mở cờ bông lau.

Dập dìu kẻ trước người sau, Trần ai đã thấy vương hầu uy dung.

“Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, những đoạn thuật lại các truyền thuyết dân gian về thời kỳ xa xưa của dân tộc cũng thuộc vào những đoạn hay nhất của tác phẩm. Ở đây các tác giả đã tiếp thu được trí tưởng tượng phong phú mà kỳ dị, lòng tin ngây thơ mà hùng vĩ của người xưa. Họ lại không bị ràng buộc bởi bất cứ một trở ngại nào-như sợ thương tổn đến quyền lợi giai cấp, xúc phạm đến những người cầm quyền nên cảm xúc chân thành hơn, tình cảm sâu nặng hơn, nhờ đó sức sáng tạo cũng dồi dào hơn” [5; 57-58].

Trong Đại Nam quốc sử diễn ca cũng như trong Thiên Nam ngữ lục có nhiều nhân vật xuất thân không bình thường như dự báo một con người khác thường. Chẳng hạn vị tướng làng Phù Đổng được tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca khắc họa:

Làng Phù Đổng có một người, Sinh ra chẳng nói chẳng cười trơ trơ.

Những người oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Hay, Chử Đồng Tử xuất thân từ tầng lớp “cùng đinh”, không mảnh vải che thân đã vô tình bắt gặp được một cuộc tình tiên thánh có một không hai làm xao động trái tim bao người:

Bổ di còn chuyện trích tiên, Có người họ Chử ở miền Khoái Châu.

Ra vào nương náu hà châu,

Phong trần đã trải mấy thâu cùng người. Tiên dung gặp buổi đi chơi,

Gió đưa Đằng các,buồm xuôi Nhị hà. Chử Đồng ẩn chốn bình sa, Biết đâu gặp gỡ lại là túc duyên.

Thừa lương nàng mới dừng thuyền, Vây màn tắm mát kề liền bên sông.

Người thục nữ, kẻ tiên đồng, Tình cờ ai biết vợ chồng duyên ưa.

Với lòng mến phục tài năng và chiến công của Hai Bà Trưng trong những ngày đầu dựng nước và giữ nước nên khi mất tác giả Thiên Nam ngữ lục đã đưa ra dã sử Hai Bà đã bay về trời:

Ai ngờ tạo hóa đến kỳ,

Tiên hồn lại nhớ tiên vì thiên gia. Chị em nhiễm bệnh yên hà,

Nữa đêm bỏ đất ruổi ra lên trời.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục cũng kể về những nhân vật xuất thân

khác thường như Thánh Gióng, Mai Thúc Loan, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn… Đó là những nhân vật có lai lịch mang màu sắc kì bí, huyền ảo. Kể về Mai Thúc Loan tác giả Thiên Nam ngữ lục đã sử dụng nhiều chi tiết li kỳ, huyền bí. Mẹ ông mang thai là do

“Bọt nước hóa nên tinh này”. Bà làm nghề muối nên đêm khuya thường phải nấu muối và ngồi coi một mình, bổng dưng:

Hư không hòn bọt lăn vào,

Thân sau chạm phải khác nào dùi đâm. Tự nhiên phải khí âm dương, Nước trăng tự ấy ai cầm chẳng ra.

Khi bà mẹ đã mang thai tác giả lại đưa ra liên tiếp những dã sử như: Không có chồng tại sao có con? Vì sao chỉ bọt nước mà thành khi mẹ cha hỏi? Chỉ một tuần trăng đã sinh?...

Dường như thai dựng những là,

Chồng thời chẳng có sinh là con ai? Mẹ cha chửi mắng hôm mai, Nàng bèn mới nói sự ngồi khi đêm.

Mẹ cha từ ấy chẳng hiềm,

Bổng sao bọt nước hóa nên tinh này. Con dầu sinh đẻ mai ngày,

Sự thai ra ấy ắt nay chẳng hiền. Tháng ngày thoắt thoắt bằng tên,

Tuần vừa mới kể nàng bèn sinh ra. Được một con trai bằng hoa, Họ Mai nuôi lấy tên là Thúc Loan.

Về Đinh Bộ Lĩnh, tác giả kể chuyện thân phụ ông đêm đêm đốt hương cầu mong: “Nguyện trời sinh thánh cứu phương dân này”, cả chuyện mẹ ông khi mang thai nằm mơ thấy một người đến xin làm mẹ con:

Phu nhân từ thuở canh hai, Mộng thấy một người cao cả đại phu.

Trong tay cầm cái tỷ phù, Đến khiến mày mò xin làm mẹ con.

Nàng từ sực nức trướng loan,

Lấy chiêm bao ấy mới toan cùng chồng. Đinh Công nghe biết mừng lòng,

Càng tu đức trước đề phòng thân sau. Phu nhân từ động thai bào, Kỳ kể mong hầu mười tháng sinh ra.

Được một nam tử bằng hoa.

Đinh Công mừng rỡ hòa nhà dưỡng nuôi.

Các tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca rất linh hoạt trong sử dụng dã sử để tạo nên các nhân vật chính diện. Chính điều đó đã tạo nên sự hấp dẫn, độc đáo thu hút sự khám phá và mến yêu của bạn đọc về nhân vật chính diện.

2.5.1.2. Sử dụng dã sử để miêu tả tài năng và chiến công của

nhân vật chính diện

Trong lịch sử dân tộc có biết bao con người được sử sách lưu

truyền. Nếu đó là những tấm gương luôn hết lòng vì dân, vì nước sẽ mãi mãi được đề cao ca ngợi cho dù đó là nam hay nữ, ở bất kể lứa tuổi nào. Đúng như nhận định: “ Tuy là một đứa trẻ con nhà thường dân cũng phải được vua trai giới đến lễ tạ và được coi như bậc ông cha của vua (Đức Thánh Gióng); tuy là phụ nữ, Hai Bà Trưng phải chém chết Tô Định, phải ngang sức với Mã Viện, đôi bên chia đất giảng hòa rồi Hai Bà mới nhuốm bệnh mà lên trời dự việc “hành vũ hành vân…” [46;16].

Tác giả Thiên nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca viết về những anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Đó là những con người có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần bất khuất và khí phách hiên ngang. Ở hai diễn ca, đặc biệt là Đại Nam quốc sử diễn ca, những đoạn thuật lại các truyền thuyết dân gian về thời kỳ xa xưa là những đoạn hay nhất. Các tác giả đã sử dụng nhiều dã sử trong việc thể hiện tài năng và chiến công của các nhân vật chính diện. Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã

mô tả nhân vật Thánh Gióng gần với văn học dân gian. Đó là một cậu bé khi sinh ra không biết nói, biết cười, không biết lẫy, biết bò. Vậy mà khi nghe sứ giã rao tìm kiếm người hiền tài để đánh giặc cứu nước bổng cất lời bảo mẹ gọi sứ giả vào, yêu cầu ngựa sắt, roi sắt, áo sắt để xung trận. Uy thế và khí phách của cậu thật xung thiên lấn át quân thù:

Thần uy như ngựa gió bay, Vào trong Ân trận xem tầy như không.

Một mình tả đột hữu xung,

Muôn quân chẳng sợ, ngàn vàng chẳng lo. Ngày bằng trường dạ mịt mù,

Tung hoành ngựa sắt thế như trường xà.

Tinh thần và khí thế oai phong hùng dũng ấy cũng được tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca khắc ghi:

Trận mây theo ngọn cờ đào, Ra uy sấm sét nữa chiều giặc tan.

Áo nhung cỡi lại Linh San, Thoắt đà thoắt nợ trần hoàn lên tiên.

Trong Thiên Nam ngữ lục những đoạn kể về Lạc Long Quân, Sơn Tinh Thủy Tinh,Thánh Gióng sử dụng thần thoại, những đoạn viết về Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn,… bắt nguồn từ truyện cổ tích. Hình tượng những nhân vật sau không có tính kỳ vĩ như nhân vật

thần thoại nhưng ta vẫn thấy khí vị sử thi lấp lánh khi các tác giả viết về các nhân vật. Viết về nhân vật Bà Trưng đánh Tô Đinh tác giả thể hiện:

Ào ào uy gió thổi đưa,

Phong thì trường xà ai thấy chẳng kinh.

Hay:

Ầm ầm tả đột hữu xung,

Chém Tô trong trận như rồng cuốn mây.

Bà Triệu đánh Lục Dận:

Ầm ầm thần vũ ai đang,

Gió đưa uy ngựa sấm vang tiếng người.

Việc Bà Trưng giải thích với tướng sĩ tại sao chưa để tang chồng mà đã ra đánh trận thì Thiên Nam ngữ lục chép phù hợp với Đại Việt sử ký

tiền biên: “Xét dã sử nói khi bà mới ra quân chưa hết tang phục; các

tướng hỏi bà, bà nói: Việc binh không ngại sự tòng quyền, nay nếu theo lễ mà hủy dung thì nhuệ khí tự nhiên kém, cho nên ta thịnh phục để phấn khởi quân sắc, vả lại kẻ kia trông thấy chắc là động tâm; tâm đã động thì chí tranh đấu phải trể nải, như thế thì ta dễ lấy phần được. Chúng đều phục là không nghĩ kịp” [46 ; 17].

Với khí thế sức mạnh như thần linh tác giả cũng đã kể về Triệu Quang Phục đánh Dương Sàn:

Triệu Quang dậy chí anh hùng, Đầu đội vuốt rồng, giữa trận xông ra.

Trong tay cầm cái kim qua, Chỉ trời, trời tuyệt, chỉ tà, tà tan.

Ba lần bảy vía Dương Sàn,

Người còn nước Việt, hồn hoàn về Ngô.

Ngay cả khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn cát cứ của mười hai sứ quân tác giả cũng cho ta thấy trí tưởng tượng và cách ví von thật phong phú nhiều chiều:

Lấy thành như thể hái rau, Khác nào mãnh hổ xông vào đàn dê.

Bắc nam mảnh tiếng tìm về, Kinh dền hơi sấm, dái he hơi hùm.

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca đã cho chúng ta chứng kiến một cuộc tình tuyệt thế của Chử Đồng Tử và Tiên Dung:

Chử Đồng ẩn chốn bình sa, Biết đâu gặp gỡ lại là túc duyên.

Thừa lương nàng mới dừng thuyền, Vây màn tắm mát kề liền bên sông.

Người thục nữ, kẻ tiên đồng, Tình cờ ai biết vợ chồng duyên ưa.

Đoạn viết về Bà Triệu trong Đại Nam quốc sử diễn ca cho thấy một nữ tướng oai linh khác người:

Đầm voi phất ngọn cờ vàng,

Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha. Chông gai một cuộc quan hà, Dù khi chiến tử còn là hiển linh.

Chiến công đánh Tống lẫy lừng của tướng quân Lý Thường Kiệt mà tác giả Thiên Nam ngữ lục đã không nhắc tới. Tác giả Đại Nam

quốc sử diễn ca đãs sử dụng dã sử như muốn nhắc tới suy ngẫm muôn

đời của nhân dân Đại Việt “Địa linh nhân kiệt” hợp thành thì mới có chiến công đánh thắng quân thù trong trường kỳ chống ngoại xâm của dân tộc:

Bên sông Như Nguyệt trú dinh, Giang sơn dường có thần linh hộ trì.

Miếu tiền phảng phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh.

Bấy giờ Tống mới hư kinh,

Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương.

Dù ít hay nhiều nhưng Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đều sử dụng dã sử để thể hiện quan niệm, lòng mến phục…

của nhân dân đối với những nhân vật chính diện - Những người anh hùng, những con người luôn in đậm trong suy nghĩ và tâm niệm của nhân dân ta bao đời.

2.5.2. Những điểm khác biệt

2.5.2.1. Sử dụng dã sử ít nhiều, có sự khác biệt ở hai diễn ca

Sự khác biệt giữa Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca thể hiện rõ ở cách sử dụng văn liệu dân gian. Tác giả Thiên Nam ngữ lục

đã sử dụng nhiều truyền thuyết dân gian, có tham khảo nhiều tài liệu sử học, hoặc thần tích, ngọc phả, trong đó tài liệu mà tác giả theo sát nhất là bộ sử chính thống Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên. Ngô Sĩ Liên là nhà sử học coi trọng tư liệu dân gian. Về mặt này, Thiên Nam ngữ lục

còn đi xa vì tác giả chép sử nhưng không phân biệt giữa chính sử với dã sử. Đại Nam quốc sử diễn ca về cơ bản luôn bám sát chính sử. Vì vậy vai trò của dã sử đối với việc thể hiện một số nhân vật lich sử chính yếu trong Thiên Nam ngữ lục lớn hơn so với vai trò của dã sử trong Đại Nam

quốc sử diễn ca. Thiên Nam ngữ lục không đơn thuần kể lại lịch sử mà

còn dựa vào lịch sử để viết truyện. Ta bắt gặp ở đó một hệ thống những truyện Nôm lịch sử, những câu chuyện thường có mở đầu, kết thúc. Nhân vật có tiểu sử, hành trạng rõ rệt. Các câu chuyện là sự hòa quyện, đan xen lẫn nhau, truyện này làm tiền đề cho truyện kia.

Viết về Âu Cơ đẻ trăm trứng, Đại Nam quốc sử diễn ca theo sự bình luận thông thường của sử gia nên chưa phát huy hết được sức tưởng tượng phong phú, hấp dẫn của dân gian và cho đó là sự hoang đường. Thiên Nam ngữ lục đã thuật lại khá dài, tỉ mỉ và nhận định là trăm con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ sẽ làm tổ của dân Bách

Việt. Tác giả lí giải Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là lấy con gái của người anh con nhà bác, hai người lấy nhau tuy là đồng tộc nhưng không phải để tang nhau:

Hiệu xưng là Lạc Long Quân, Cửu châu, tứ hải xưng thần làm tôi.

Song trong chinh phối chửa ngôi, Nhân bản hồ tổ tuyển người Bắc phương.

Ai còn dòng giọt thiên hương,

Đã ngoài ngũ phục khả phương trạch người.

Ở Đại Nam quốc sử diễn ca phần lớn dã sử được sử dụng là ở những đoạn viết về thời kỳ xa xưa của dân tộc, còn những đoạn về sau thì bám sát chính sử nên ít sử dụng dã sử trong việc thể hiện các nhân vật lịch sử chính yếu. Khi bước vào thế giới cao rộng của vị thần tướng làng Phù Đổng, tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca chỉ dùng trong 7 câu thơ lục bát, trong khi tác giả Thiên Nam ngữ lục đã dùng 127 câu để thể hiện vị thần tướng ở nhiều góc độ, khía cạnh.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã bỏ qua truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh và việc Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống xâm lược. Đây lại chính là lúc Đại Nam quốc sử diễn ca đều thể hiện được vai trò của dã sử.

Hai tác phẩm đều là diễn ca nhưng Thiên Nam ngữ lục lại xa loại văn sử ký mà gần văn truyện hơn Đại Nam quốc sử diễn ca. Đại Nam

quốc sử diễn ca là một công trình đã được gọt giũa, cắt xén, chọn lọc,

còn Thiên Nam ngữ lục có phần rườm rà, hình thức nhiều chỗ còn non, nhưng nội dung, trong đó có việc sử dụng dã sử lại phong phú hơn nhiều so với Đại Nam quốc sử diễn ca. Viết về thuở trẻ của Đinh Bộ Lĩnh, Đại Nam quốc sử diễn ca dùng 6 câu trong khi đó Thiên Nam ngữ lục đã

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 59 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w