Cấu trúc của Đại Nam quốc sử diễn ca

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 25 - 29)

Kho tàng văn học nước ta đã có một số diễn ca viết về lịch sử dân tộc trong đó nổi bật nhất là Đại Nam quốc sử diễn ca, gọi tắt là Quốc sử

ca.Đại Nam quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử văn

học Việt Nam và cũng là của văn học sử cận đại Việt Nam. Là bộ sử nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỷ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (Trung Quốc). Phần đóng góp của Phạm Đình Toái vào việc hoàn thành cuốn sử ca lịch sử này là rất lớn. Ông đã lấy bản của Lê Ngô Cát và sửa lại mọi phần quan trọng và đặt tên là Đại Nam quốc sử diễn ca.

Như vậy, sách này không phải do một tác giả làm ra và cũng không phải do nhiều tác giả cùng nhau làm trong một lúc. Chính là do một bản cũ mà nhiều người sửa chữa nhiều lần. Cho đến tên sách mỗi lúc chữa thì tên cũng thay đổi.

Đối chiếu Thiên Nam ngữ lục với Đại Nam quốc sử diễn ca sẽ thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ và cách hư cấu của cốt truyện. Nội dung của Đại Nam quốc sử diễn ca là viết từ đời Hồng Bàng đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Khi Phạm Đình Toái hoàn thành tác phẩm này thì lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc được phản ánh trong 1027 câu thơ lục bát. Tác phẩm không tránh khỏi những chỗ sơ lược, nhưng nhìn chung là khá súc tích và sinh động “Về mặt quan niệm tác giả chỉ xem lịch sử là sự thay thế của các triều đại một cách đơn thuần. Về cách viết cũng có những thiếu sót, như đối với giai đoạn nào có sử liệu phong phú thì viết dài, viết kỹ, giai đoạn nào sử liệu ít viết

sơ sài… Tuy vậy tác phẩm vẫn có một giá trị đáng kể. Tác giả đã cố gắng để có cái nhìn tương đối khách quan đối với các triều đại không liên quan trực tiếp đến triều Nguyễn. Đặc biệt đối với những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc, hay những cuộc khởi nghĩa của nhân dân nhằm lật đỗ ách thống trị phong kiến nước ngoài thì hết lời ca ngợi” [20; 368].

Đại Nam quốc sử diễn ca tóm tắt những sự kiện lớn xảy ra từ thời

kỳ Hồng Bàng đến đời Lê Chiêu Thống (1788). Đại Nam quốc sử diễn

ca hầu như là bản lược dịch các sách sử cũ, vì vậy có những ưu và nhược

từ các sử sách đó. Hoàng Xuân Hãn đã có cơ sở khi nhận định: “Về mặt sử học, Đại Nam quốc sử diễn ca có giá trị cao thấp tùy theo sách Đại Việt sử kí toàn thư mà sách này đã theo lược dịch, có đoạn xác đáng sơ

sài, hoang đường, thiên vị chủ quan, từ kinh Dương Vương đến hết Thục là theo tục truyền phần lớn hoang đường; từ Trần đến hết Bắc thuộc có tài liệu ở sử Trung Hoa nên phần lớn xác đáng, từ những việc về Triệu Việt Vương; từ Ngô đến hết Lý xác đáng nhưng sơ sài; đoạn cuối đầy đủ và xác đáng nhưng hay thiên vị”.

Chúng ta có thể tóm tắt sơ lược những mốc chính được thể hiện trong cuốn diễn ca lịch sử Đại Nam quốc sử diễn ca đó là: Bắt đầu là

thời kỳ mở nước (Thế kỷ 29 - thế kỷ 2 TCN) bao gồm các thời đại: Nhà Hồng Bàng (2879-256 TCN), Nhà Thục (258-207 TCN), Nhà Triệu (207-111 TCN). Tiếp theo là thời kỳ chống Bắc thuộc (Thế kỷ 2TCN-Thế kỷ 10 SCN) bao gồm: Nhà Hán và Hai Bà Trưng (111 TCN-43 SCN), Giao Châu trong thời Bắc thuộc (43-544),nhà Tiền Lý (544-603), nền đô hộ của nhà Đường (603-905); Tiếp đến là thời kỳ xây dựng độc lập và thống nhất (Thế kỷ10) bao gồm: nhà Ngô ( 906- 967), nhà Đinh và nhà tiền Lê (967-1009); cuối cùng là thời kỳ phát triển (Thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 19) bao gồm: Nhà Lý (1010 -1225), nhà Trần (thời kỳ thịnh: 1226-1340), nhà Trần (thời kỳ suy:1341-

1400), nhà Hồ và giặc Minh (1400-1418), nhà hậu Lê (1418-1526), nhà Mạc (1527-1592), nhà Lê Trung hưng (1593-1729), nhà Lê suy (1729-1782), cuối đời nhà Lê (1783-1786) và cuối cùng là nhà Nguyễn Tây Sơn (1787-1802).

Đại Nam quốc sử diễn ca được viết ra với mục đích đề cao họ

Nguyễn trong khi triều đình phong kiến đang nguy vong, mục nát trái với lòng dân. “Để phục vụ mục đích đó những người viết từ Lê Ngô Cát đến Phạm Đình Toái đã phản ánh không đúng lịch sử dân tộc ở nhiều chỗ, trong nhiều sự kiện. Ngay cả mấy câu đầu của cuốn sách đã là một sự nhìn nhận sai lạc về thực tế lịch sử bấy giờ. Năm 1858, năm khởi thảo

Đại Nam quốc sử diễn ca là lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang lao

nhanh vào con đường khủng hoảng, suy vong trầm trọng. Lúc này, bên trong hàng loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tục bùng nổ và ngày càng lan rộng ra cả nước xô đẩy triều Nguyễn xích gần tới hố bại vong. Còn bên ngoài thì súng ống của chủ nghĩa tư bản pháp đang lăm le chĩa nòng bắn sụp đỗ cái ngai vàng mục nát… Nhưng các tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca lại viết như sau:

Nghìn thu gặp hội thăng bình Sao khuê sáng vẻ văn minh giữa trời.

Tiếp đó là những lời đề cao triều Nguyễn là một triều đại phản động vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là những lời mạt sát kịch liệt họ Trịnh là dòng họ tử thù của họ Nguyễn” [5; 41].

Quan điểm giai cấp, tư tưởng duy tâm thần bí như “thiên mệnh”, “thần linh phù hộ”…đặc biệt là tư tưởng phân biệt “chính ngụy” đã chi phối tác phẩm, phủ nhận vai trò, sức mạnh của quần chúng vào việc phát triển của lịch sử. Tuy vậy Đại Nam quốc sử diễn ca vẫn là một cuốn

sách có giá trị được mọi người ưa thích, nhiều đoạn trong sách đã đã được nhiều người học thuộc lòng bởi vì: “mặc dù mắc những khuyết điểm căn bản như trên người ta vẫn nhắc đến Quốc sử diễn ca, vẫn thích

đọc nhiều đoạn trong Quốc sử diễn ca vì nghệ thuật ở đây đã được nâng lên mức độ trữ tình, mức độ hùng tráng rất cao để truyền cảm một tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc mạnh mẽ” [5;46].

Tìm hiểu giá trị của Đại Nam quốc sử diễn ca ở hai mặt nội dung và hình thức, tìm hiểu cấu trúc để có thể thấy hết những ưu, khuyết của tác phẩm. Đây là cơ sở của việc đối sánh với diễn ca Thiên Nam ngữ lục.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w