Những điểm tương đồng

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 44 - 58)

Các nhân vật chính diện trong hai diễn ca chính là linh hồn, là xương cốt, rường cột của tác phẩm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu, lâu đời của nhân dân ta. Truyền thống đó đã trở thành nội dung cảm hứng lớn xuyên suốt mười thế kỷ của văn học trung đại và tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc là một biểu hiện”. Trong suốt chiều dài của lịch sử nước nhà có biết bao những vị vua sáng tôi hiền, tướng tài đã làm rạng danh cho truyền thống yêu nước của dân tộc. Có người đã phải băn khoăn: “Than ôi! Một nước văn hiến, trải mấy nghìn năm xây dựng lẽ nào không có một cuốn sách để làm chứng tích mà phải tìm đọc xa xôi qua thơ ca đời Đường, như thế chẳng đáng đau xót lắm sao?” [49; 29]. Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca xứng đáng là những bộ sử sinh động về lịch sử nước nhà.

Nhân vật chính diện ở hai diễn ca đã được các tác giả miêu tả, thể hiện một cách nhiệt thành, hào hứng với âm điệu hào hùng, phảng phất như sử thi thời cổ đại.

Kinh Dương Vương - vị vua đầu tiên của nước Việt đã có công mở mang bờ cõi, chăn dắt muôn dân, trị yên nước nhà đã được tác giả Thiên Nam ngữ lục thể hiện:

Muôn năm truyền dõi lâu xa, Hanh thông hội gặp, thái hòa thời đăng.

Xa thư một mối lâng lâng,

Dân không tập ngụy, vật không bắt càn. Chư hầu tùy chức dám quên, Vãng lai triều sính cứ nền ông cha.

Hiệu Văn Lang quốc đặt ra, Người người giữ phép, nhà nhà ở ăn.

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng ngợi ca Kinh Dương Vương:

Dòng thần sánh với người tiên, Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra.

Phong làm quân trưởng nước ta, Tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương.

Hóa cơ dựng mối luân thường, Động đình sớm kết với nàng Thần Long.

Viết về Lạc Long Quân và Âu Cơ, cả hai diễn ca đều đề cao vai trò của truyền thuyết về nòi giống con Lạc cháu rồng. Tác giả Thiên Nam ngữ lục viết:

Hiệu xưng là Lạc Long Quân, Cửu châu, tứ hải xưng thần là tôi.

Song trung chính phối chưa ngôi, Nhân bản hồ tổ chọn người Bắc phương.

Ai còn dòng giọt thiên hương,

Đã ngoài ngủ phục, khả phương trạch người. Thuở ấy con gái vua Lai,

Âu cơ là hiệu tuổi ngoài mười lăm. Kết nguyền vừa được năm năm, Bi hừng điềm ấy sinh trăm trứng rày.

Đến kỳ nở trăm trai ngay, So thế khôn tày tư chất dung nhan.

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng kể về việc sinh nở lạ kỳ:

Bến Hoa ứng vẻ lưu hồng, Sinh con là hiệu Lạc Long trị vì. Lạc Long lại sánh Âu Ky,

Trăm trai diềm ứng hùng bi lạ dường. Noãn bào dù chuyện hoang đường,

Ví xem huyền điểu sinh Thương khác gì? Đến điều tan hợp cũng kỳ,

Há vì thủy hỏa sinh ly như lời. Chia con sự cũng lạ đời, Quy sơn, quy hải khác người biệt ly.

Việt Nam là một dân tộc mà truyền thống yêu nước đã ngấm sâu vào mọi người, từ tuổi trẻ thiếu nhi cho đến các bô lão. Trong diễn ca Lịch sử nước ta Hồ Chí Minh đã ca ngợi vẻ đẹp, truyền thống ấy qua hình ảnh

Phù Đổng Thiên Vương:

Thiếu niên ta rất vẻ vang,

Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời. Tuổi tuy chưa đến chín mười, Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đã vẽ nên hình ảnh Phù Đổng với nhiều yếu tố, khác thường, bởi đó là dấu hiệu của một vị thần hạ giới. Và lời thơ với âm điệu hào hùng, phảng phất như hơi thở của sử thi thời cổ đại đã cho ta thấy được sức mạnh, sự oai phong, dũng cảm của một trẻ nhỏ trong phút chốc vươn vai trở thành một thiên tướng. Tác giả Thiên Nam ngữ lục đã viết:

Ba năm luống những kẻ đồn, Đẻ sao còn vậy chẳng khôn nghỉ tròn.

Lớn sao chẳng lớn mỗ phân, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chẳng ngồi chẳng nói, chẳng ăn hòa nằm.

Khi có giặc xâm lấn, nghe tiếng sứ rao lời vua ban kiếm chọn tướng tài, Phù Đổng Thiên Vương đã:

Bảo mẹ gọi sứ giả vào, Lão thân thấy sự lạ sao hải hùng.

“Mẹ sinh từ thuở ấu trùng, Ba năm chẳng thấy hòa thông trả lời.

Chẳng hay gọi sứ vào nhà cớ nao” Thần Vương rằng: “Hãy gọi vào” Lệ chi một chước kế cao trợ thì.

Tôi chẳng dấu mẹ làm chi,

Tôi là Thiên tướng, mẹ vì Thiên tiên.

Sứ giả nghe lời đã về tâu với vua. Vua Hùng vô cùng mừng rỡ sắm ngay một con ngựa sắt ngàn cân, một roi sắt để Thánh Gióng xung trận với khí thế rung chuyển càn khôn:

Cỡi con ngựa sắt giậm chân, Nhạc vang đâu đó thét rân động đình.

Tay cầm thiết bỗng uy linh, Ngàn cân nhẹ bổng như hình cái kim.

…. Một mình tả đột hữu xung,

Muôn quân chẳng sợ, ngàn vòng chẳng lo. Ngàn bằng trường dạ mịt mù,

Tung hoành ngựa sắt thế như trường xà. Quân Ân phải lối ngựa pha,

Nát ra như nước tan ra như bèo.

Với lời thơ ngắn gọn, cô đọng, tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng

khắc họ rõ nét về một thiên tướng sinh ra và xung trận của một thần linh oai phong, kỳ tài:

Làng Phù Đổng có một người, Sinh ra chẳng nói,chẳng cười trơ trơ.

Những người oan trái bao giờ, Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.

Nghe vua cần tướng ra quân,

Thoắt ngồi thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ dạ cần vương,

Sứ về tâu trước thiên đình, Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào. Trận mây theo ngọn cờ đào,

Ra uy sấm sét, nữa chiều giặc tan. Áo nhung cỡi lại Linh San, Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Khi miêu tả, thể hiện các anh hùng hai diễn ca Thiên nam ngữ lục và

Đại Nam quôc sử diễn ca đã mô tả các nhân vật anh hùng với một nhiệt

tình, nồng nàn, tràn đầy hào khí. Tất cả là những hình tượng sống động, mang tính chất anh hùng ca.

Đứng lên khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Đông Hán để trả thù nhà,đền nợ nước, Trưng Trắc là một phụ nữ dũng cảm, đầy mưu trí và có chí lớn. Bà cùng em là Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân đứng lên. Thiên Nam ngữ lục đã thể hiện khí thế ngút trời của nghĩa quân Hai Bà:

Ầm ầm tả đột hữu xung,

Chém Tô trong trận như rồng cuốn mây. Quân Ngô mất vía chạy ngay, Định bèn lọt khỏi,mình rày tháo ra.

Kẻ thù cũng phải khiếp sợ trước sự oai phong lẫm liệt át cả đất trời của Bà Triệu:

Tay cầm hoàng việt kim qua, Mình mặc áo giáp quang hoa dậy dàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ầm ầm thần vũ ai đang,

Gió đưa uy ngựa, sấm vang tiếng người.

Khí thế hùng tráng của hai bà cũng đã được tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca thể hiện thật hào sảng:

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân. Ngàn tây nổi áng phong trần,

Ầm ầm binh mã xuống gầm Long Biên. Hồng quần nhẹ bước chinh yên, Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành.

Bằng cảm quan của người cầm bút ghi chép lại quá khứ của lịch sử dân tộc, với tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc, các tác giả trong quốc sử cũng có những lời nhận xét xác đáng về sự nghiệp của các anh hùng dân tộc. Viết về Hai Bà Trưng, Ngô Sĩ Liên đã có những dòng đầy tự hào và ngưỡng mộ: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta suýt được khôi phục, khí pháp anh hùng không những là lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa” [ 31; 73].

Các tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca khẳng định vai trò của các vị tướng tài danh đã có công to lớn lãnh đạo nhân dân giúp vua đánh giặc cứu nước. Hai tác phẩm đều đề cao vai trò của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị chỉ huy quân sự mưu lược, tài danh thời Trần. Sự nghiệp công danh, cuộc đời binh nghiệp của ông sáng ngời trong lịch sử dân tộc. Ông là tấm gương sáng về lòng trung hiếu theo quan niệm truyền thống. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trên sông Bạch Đằng mãi là bài học kinh nghiệm về phép dùng binh của Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tượng… Để dành được chiến thắng oanh liệt Trần Quốc Tuấn đã phải khổ công bày binh bố trận. Tác giả Thiên Nam ngữ lục thể hiện:

Thời vừa hây hẩy gió man,

Trời thu sương giáng, sương mù như nhau. Gang trời ai biết ai đâu,

Ban tối Kiêu,Tượng thuyền bày vượt ra. Đợi chờ vừa quá canh ba,

Gió đưa mặt nước hiệu là gốc mai. Tượng, Kiêu thuyền ruổi đến nơi,

Xảy nghe ống lệnh dậy trời tiếng vang. Trời trăng nước biếc bàng hoàng, Súng dường sấm động, đạn dường mưa sa.

Lửa ngoài tựa chớp sáng lòa,

Trước thời Hưng Đạo, sau thời Tượng, Kiêu. Ngàn vàng chẳng sợ chút nào,

Tổ hầm chẳng vào sao bắt được con.

Trần Hưng Đạo với khí thế anh hùng đã đứng lên tiêu diệt quân thù, giải phóng dân tộc, làm cho quân Nguyên Mông phải mất vía hồn kinh. Tác giả Thiên Nam ngữ lục viết:

Sinh cầm Nguyên tướng họ Ô, Thuyền Ngô chìm hết, quân Ngô tan tành.

Vua cùng chủ tướng hội binh,

Không khen Quốc Tuấn nên danh tướng tài. Từ Tam đại hạ chẳng hai,

Dường ấy aỉ ngoài binh chẳng dám ho.

Tổng kết ngắn gọn về công lao của các danh tướng mà vai trò chủ đạo thuộc danh tướng Trần Hưng Đạo, tác giả Đại Nam quôc sử diễn ca

đã tô đậm, tài năng và oai phong của các vị chủ tướng:

Sắc sai Hưng Đạo tổng binh, Với Trần Quang Khải các dinh tiến vào.

Chương Dương một trận phong đào, Kìa ai cướp giáo ra vào có công.

Hàm Quan một trận ruổi rong, Kìa ai bắt giặc uy phong còn truyền?

Giặc Nguyên còn muốn báo đền, Mượn đường hộ tống binh thuyền lại sang.

Bạch Đằng một cõi chiến tràng, Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.

Trần Hưng Đạo đã anh hùng, Mà Trần Nhật Duật kể công cũng nhiều.

Một vị tướng hết lòng vì nghĩa lớn khi đất nước gặp gian nguy đã được vua Trần cảm kích trước một bề tôi trung nghĩa đó là Trần Bình Trọng. Tuổi đã cao nhưng vẫn một mực xin vua cho được làm tướng tiên phong đi đánh giặc cứu nước. Lợi dụng lúc mưa to, trời tối, giặc Nguyên làm kế nghi binh để đánh lừa Trần Bình Trọng. Vì tối trời, không nhìn thấy gì trên sông nên Trần Bình Trọng đã trúng kế. Quân Nguyên phản công, bủa vây tứ phía. Trần Bình Trọng một mình phá vây, nhưng không thoát được cuối cùng bị bắt. Khi rơi vào tay giặc, bị lôi kéo dụ hàng nhưng Trần Bình Trọng kiên quyết giữ trọn đạo hiếu trung của một kẻ bề tôi chứ không chịu khuất phục trước những lời đường mật của kẻ thù: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chưng khi nước gặp loạn ly,

Đem mình đầu giặc kể chi làm người. Đã được chức trọng cao ngôi,

Tử sinh mệnh trời ai có lọt ru! Nghe tướng quân mà đầu Ngô, Thời sau địa hạ hổ vua Trần Hoàng. Trương Nhiệm vốn tính khí cương, Gươm thiêng dầu chẻ, sắt gang chẳng mòn.

Đã sinh làm kẻ tôi con,

Tham ân, phụ chúa, bao nên anh hùng!

Trần Bình Trọng còn không thèm ăn của giặc để tỏ rõ khí phách của người quân tử nước Nam:

Gẫm chẳng ăn uống chi rày, Bảy ngày tắt nghỉ ở bầy Nguyên quân.

Khí phách hiên ngang, tấm lòng trung nghĩa của Trần Bình Trọng đã làm cho Ô Mã Nhi cảm kích đến mức hắn dâng biểu xin vua Nguyên

tặng khen cho Trần Bình Trọng vì lòng trung nghĩa của ông, chứ không vì ông là kẻ địch của y mà coi rẻ:

Mã Nhi cảm kẻ trung thần,

Đã tuần trọng táng, lại tuần kính đơm. Biểu rằng trung nghĩa cho cam, Nhi rằng binh cách mà làm chẳng hay.

ơ

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng hết lời ca ngợi tấm gương trung vì nghĩa lớn của Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ mà muôn đời sau ghi nhớ, khi bị giặc Nguyên bắt sống trong lần chúng sang đánh lần thứ hai năm 1284; tướng Nguyên dụ hàng và hứa sẽ phong cho tước vương, Bình Trọng đã khẳng khái trả lời: “Thà làm quỹ nước Nam, chớ không thèm làm vương đất Bắc”. Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca đã gói vẹn trong hai câu về tấm gương trung nghĩa ấy:

Trần Bình Trọng cũng là trung,

Đành làm Nam quỷ, không làm Bắc vương.

Ở hai diễn ca chủ yếu đều dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô

Sĩ Liên để diễn ca lịch sử nước nhà. Cả hai diễn ca trước hết đều nói đến sự nghiệp, chiến công của những anh hùng dân tộc, bởi đó chính là sự kết tinh của khí thiêng sông núi “Những anh hùng ấy ra tay cứu vớt nhân dân, giải phóng tổ quốc. Kể ra sùng bái anh hùng như thế cũng không phải chỉ là thái độ nhà nho mà cũng chính lại là thái độ của nhân dân thời xưa, của xã hội thời xưa nói chung” [24; 566-567]. Nhân vật chính diện ở hai diễn ca đều là những người anh hùng, luôn được đề cao như những chuẩn mực, khuôn mẫu để đời sau noi gương, học tập.

2.4.2. Những điểm khác biệt

Bên cạnh những điểm tương đồng của các nhân vật chính diện thì ở

hai diễn ca do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan hình tượng nhân vật chính diện vẫn có những điểm khác biệt.

Mặc dù Thiên Nam ngữ lục có số lượng câu thơ dài hơn nhưng tác giả lại không viết về Sơn Tinh, Thủy Tinh (đời Hồng Bàng), về sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Thường Kiệt. Đây là những nhân vật và sự việc mà Ngô Sĩ Liên đã chú trọng tới. Có chỗ Thiên Nam ngữ lục lại

lầm lẫn thời điểm, ví như kể về Lý Ông Trọng trước An Dương Vương, kể về Mai Thúc Loan sau Cao Biền,… Ở Đại Nam quốc sử diễn ca, nhân

vật đều được tái hiện theo trình tự lịch sử. Viết về Sơn tinh, Thủy Tinh,

Đại Nam quốc sử diễn ca dành 24 câu thơ:

Lại nghe trong thuở Lạc Hùng, Mỵ Châu có ả tư phong khác thường.

Gần xa nức tiếng cung trang, Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai.

Bỗng đâu vừa thấy hai người, Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh.

…. Núi cao sông hãy còn dài, Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Sự nghiệp lẫy lừng của Lý Thường Kiệt trong việc đánh Chiêm phá Tống đã được Đại Nam quốc sử diễn ca ghi lại:

Tống binh xâm nhiễu biên thùy, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tướng quân Thường Kiệt dựng kỳ Bắc chinh. Bên sông Như Nguyệt trú dinh,

Giang sơn dường có thần linh hộ trì. Miếu tiền phảng phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh.

Bấy giờ Tống mới hư khinh, Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương.

Dễ nhận thấy sự khác biệt ở hai diễn ca trong thể hiện nhân vật chính diện là ở độ dài ngắn của tác phẩm. Với độ dài 1027 dòng thơ lục bát, Đại Nam quốc sử diễn ca đã thể hiện nhiều tấm gương vua sáng, tôi

hiền luôn một lòng vì dân, vì nước. Thiên Nam ngữ lục với 8136 dòng

thơ lục bát đã thể hiện các nhân vật chính diện một cách chi tiết, cặn kẽ về cuộc đời, sự nghiệp…

Thiên Nam ngữ lục không chỉ kể lại lịch sử mà còn “dựa vào lịch sử để viết truyện. Tác phẩm bao gồm nhiều truyện Nôm lịch sử mang phong cách truyện Nôm bình dân… Tác phẩm cũng đã xây dựng thành công nhiều nhân vật. Đoạn viết về sự nghiệp Hai Bà Trưng là một truyện Nôm lịch sử vừa hùng, vừa đẹp, đoạn diễn ca về Trần Quốc Tuấn cũng rất sinh động, hấp dẫn. Qua những truyện ấy ta thấy tác giả thường chú ý đến lai lịch, hành động, diễn biến và tính cách… của nhân vật. Các đoạn khác viết về Mỵ Châu Trọng Thủy, Trương Hống Trương Hát, Đinh Tiên

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 44 - 58)