Sự khác biệt chủ yếu

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 84 - 92)

Điểm khác biệt mà chúng ta dễ nhận thấy nhất là Thiên Nam ngữ lục

sẽ ít sự kiện hơn Đại Nam quốc sử diễn ca. Mặc dù ít sự kiện lịch sử nhưng với số câu thơ dài gần gấp bốn lần Đại Nam quốc sử diễn ca,

Thiên Nam ngữ lục đã thể hiện các sự kiện lịch sử một cách chi tiết, cụ

thể, rành mạch hơn. Thiên Nam ngữ lục là một chuỗi những truyện thơ Nôm khi mỗi nhân vật, mỗi sự kiện bao giờ cũng có mở đầu, diễn biến so với Đại Nam quốc sử diễn ca là thâu tóm các sự kiện lịch sử.

Ở những đoạn có sự kiện nhân vật nguồn gốc từ thần thoại, tính chất kỳ vĩ trong Thiên Nam ngữ lục rất gần với sử thi. Chẳng hạn xây dựng Thánh Gióng tác giả đã sử dụng những nét bút hoành tráng như đưa chúng ta vào một câu chuyện thần kỳ với bao sự li kỳ, hấp dẫn. Khi nghe tiếng sứ giả rao cầu hiền tài thì bảo gọi vào, khiến về tâu vua Hùng:

Đúc một ngựa sắt ngàn cân, Luyện một việt sắt mười phần cả cao.

Vua Hùng đã phải:

Truyền cho dã tượng các nơi, Bể than lò đắp ngất trời lửa nung.

Ba trăm cục chính dã công,

Một tuần luyện đúc ngựa vàng việt nay.

Khi vua Hùng cho người mang đến thì ngay lập tức:

Tức thì vươn dài hơn mười trượng cao. Con mắt sáng như vẻ sao,

Lưu tinh chấp chới tót vào Đẩu tinh. Ầm ầm dường tiếng lôi minh, Hổ bộ long hành, nhật giác thiên tư.

Vị anh hùng có khí thế siêu phàm ấy đã được miêu tả theo phong cách hào hùng của sử thi. Khi “thần vương” đã sử dụng gậy sắt, ngựa sắt thì:

Uy ra vẫy cát ầm ầm,

Mình lên cật ngựa tay cầm kim tiên. Lạ thay ngựa sắt tự nhiên, Giậm lên động đất thét lên động trời.

Cầm con thiết bổng múa chơi, Cán dời Đẩu bính, đuôi dời Nam minh.

Tiếng ran quỹ khốc thần kinh, Thu vàng lá rụng, xuân xanh hoa tàn.

Tầm vóc của Thánh Gióng đã được tác giả đo bằng kích thước của đất trời, uy vũ áp đảo muôn loài, giặc Ân phải chịu cảnh:

Quân Ân phải lối ngựa pha, Nát ra như nước tan ra như bèo.

Những sự kiện chính yếu như Hai Bà Trưng dựng nền độc lập, Giao Châu trong thời kỳ Bắc thuộc, Phùng Hưng khởi nghĩa, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh hợp nhất quốc gia hay những thay đổi

tân tiến và chiến công trong thời Lý, Trần…đều được tác giả Thiên Nam ngữ lục thể hiện khúc chiết, minh bạch rõ ràng.

Cả hai diễn ca đều dựa vào quốc sử nhưng Thiên Nam ngữ lục

không viết về một số sự kiện và nhân vật quan trọng mà Ngô Sĩ Liên rất chú trọng. Đó là truyền thuyết Sơn Tinh , Thủy Tinh (thời Hồng Bàng) và sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Thường Kiệt. Mặt khác là diễn ca dựa vào quốc sử nhưng có chỗ lại lầm lẫn thời gian như kể về Lý Ông Trọng trước An Dương Vương, Mai Thúc Loan sau Cao Biền,… Đây là điểm mà ở Đại Nam quốc sử diễn ca chúng ta không bắt gặp.

Viết về Sơn Tinh, Thủy Tinh tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca đã thể hiện trong 12 câu:

Lại nghe trong thuở Lạc Hùng, Mỵ Châu có ả tư phong khác thường.

Gần xa nức tiếng cung trang, Thừa long ai kẻ đông sàng sánh vai.

Bỗng đâu vừa thấy hai người, Một Sơn Tinh với một loài Thủy Tinh.

Cầu hôn đều gửi tấc thành,

Hùng Vương mới phán sự tình một hai. Sính nghi ước kịp ngày mai,

Ai mau chân trước, định lời hứa anh. … Núi cao sông hãy còn dài, Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Và, tác giả dành những câu viết về sự nghiệp chống ngoại xâm của Lý Thường Kiệt:

Tống binh xâm nhiễu biên thùy,

Tướng quân Thường Kiệt dựng cờ Bắc chinh. Bên sông Như Nguyệt trú dinh,

Miếu tiền phản phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh.

Bấy giờ Tống mới hư khinh, Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương.

Hai tác phẩm đều sử dụng nguồn văn liệu dân gian, ở Thiên Nam ngữ lục tác giả sử dụng nhiều hơn. Tác giả Thiên Nam ngữ lục sử dụng

rất nhiều truyền thuyết dân gian, có tham khảo nhiều tài liệu sử học, thần tích, ngọc phả… Khi kể về Hai Bà Trưng bị Mã Viện tấn công không còn đường thoát chạy nên đã gieo xuống sông Hát tự tử thì tác giả Đại nam quốc sử diễn ca chỉ viết:

Hồ Tây đua sức vẫy vùng, Nữ nhi chống với anh hùng được nao.

Cấm khê đến lúc hiểm nghèo,

Chị em thất thế cũng liều với sông.

Tác giả Thiên Nam ngữ lục viết về cái chết của Hai Bà đậm màu sắc dân gian. Trong tâm trí của quần chúng nhân dân thì Hai Bà không chết mà chỉ thoát trần để thực hiện một nhiệm vụ cao cả hơn là cai quản chuyện mưa gió:

Ơn trên thượng đế xét soi, Vì chồng trả nghĩa, vì đời ra công.

Nước Nam hễ tưới Văn cung,

Vương dự công đồng hành vũ hành vân.

3.4. Đối sánh việc sử dụng dã sử trong thể hiện các sự kiện lịch

sử chính yếu ở hai tác phẩm

Dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện được lưu truyền trong dân

gian. Ở hai diễn ca các tác giả đều sử dụng những chất liệu dân gian như thần thoại, truyền thuyết, thần tích, ngọc phả… và ngoài ghi chép lịch sử thì hai diễn ca còn thực hiện chức năng của một tác phẩm văn học. Vì

vậy, việc sử dụng dã sử trong thể hiện những sự kiện lịch sử chính yếu ở hai diễn ca sẽ có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định.

3.4.1. Những điểm tương đồng

Các tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca trong

khi nhận thức, đánh giá các sự việc, sự kiện, nhân vật đều bị chi phối bởi tư tưởng “thiên mệnh”. Tư tưởng thiên mệnh thể hiện cả ở chính sử cả ở dã sử. Thuyết thiên mệnh đã chi phối nhận thức về các sự kiện của tác giả. Thiên mệnh, thiên đạo, thiên số, thiên cơ… là cách giải thích cho những biến cố dù lớn hay nhỏ, sự kiện lịch sử, số mệnh của các triều đại, số phận của các nhân vật xảy ra thế này hay thế khác chẳng qua là do ý trời, lòng trời, đạo trời. Tất cả như đã được trời an bài không gì có thể cưỡng lại.

Viết về sự suy vong của họ Hồng Bàng Thiên Nam ngữ lục cho đó là

“tạo hóa” đã phân:

Đến từ Hậu chủ trị vì,

Chu suy, Hùng nghiệp cũng suy làm ngần. Trong cơ tạo hóa đã phân,

Xuân hết, lửa lần, đông lại bước theo.

Khi cắt nghĩa cho thất bại của Lý Nam Đế, tác giả Thiên Nam ngữ lục giải thích do lòng trời:

Lòng trời ý hộ Lương binh,

Nỗi Bá Tiên rắp để rành nối Lương.

Để giải thích họ Nguyễn lên ngôi, Đại Nam quốc sử diễn ca đã tìm

cách chứng minh rằng vận mệnh của nhà Lê đã hết, nhà Nguyễn lên thay là hợp lòng trời, hợp lẽ thịnh suy đổi dời của tạo hóa:

Vận Lê đến thế mà thôi, Ba trăm sáu chục năm rồi còn chi.

Hang sâu núi cả có khi đổi dời. Trước sau tính lại trăm đời, Có trời đất cũng có người chủ trương.

Giải thích sự thịnh suy của nhà Lý và sự dấy nghiệp của nhà Trần, tác giả Thiên Nam ngữ lục viết:

Số trời tăng giảm khôn hay, Khi vơi vơi xuống, khi đầy đầy lên.

Với tư tưởng “thiên mệnh”, tư tưởng “thần linh phù hộ” mà các tác giả cho rằng sự thịnh suy của các triều đại là do đạo “Hiếu hoàn”, loạn rồi tất thịnh, thịnh rồi tất loạn. Quan điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ khi sử dụng các dã sử để thể hiện các sự kiện lịch sử chính yếu của dân tộc. Qua truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh dân gian muốn giải thích nạn bảo lụt hàng năm luôn trở đi trở lại. Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng chịu ảnh hưởng của quan niệm đó:

Núi cao sông hãy còn dài,

Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen.

Ở Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca các sự kiện lịch sử luôn gắn với vai trò các nhân vật lịch sử. Các sự kiện, các nhân vật ấy luôn được tác giả thuật lại đầy đủ, chính xác. Lịch sử của dân tộc là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ được nhìn nhận qua nhãn quan thời đại, giai cấp và cá thể. Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đều phản ánh lịch sử dân tộc, đều tái hiện những sự kiện lịch sử chính yếu để phục vụ chính sự và giáo hóa. Chính những mục đích này đã tạo nên những điểm tương đồng giữa Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc

sử diễn ca.

Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đều là những tác

phẩm viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát của dân tộc, nên cũng thuận lợi khi sử dụng dã sử trong việc thể hiện các sự kiện lịch sử chính

yếu. Những sự kiện ấy cũng có khi dựa vào chính sử, cũng có khi đã từ lâu được lưu truyền trong thần thoại,truyền thuyết, truyện cổ tích, trong những câu ca dao, tục ngữ…

Thiên Nam ngữ lục đã kể tường tận lai lịch của các vị vua khai cơ lập nghiệp. Phần lớn họ đều là người nhà giời xuống đầu thai với điềm lạ và dấu hiệu đặc biệt. Ngô Quyền khi sinh thì có điềm khí đỏ nhiễu quanh nhà, sau lưng có ba nốt ruồi; Đinh Bộ Lĩnh ứng mộng với ngọc khuê và qua sông trên lưng rồng vàng; Lý Công Uẩn từ khi nhỏ đã có khí tượng đế vương.

Viết về dòng giống họ Hồng Bàng tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca quan niệm họ xuất phát từ dòng thần thánh:

Kể từ trời mở Viêm bang, Sơ đầu có họ Hồng Bàng mới ra.

Cháu đời viên đế thứ ba, Nối dòng Hỏa Đức gọi là Đế Minh.

Theo tác giả Kinh Dương Vương là sự nhóm hội của nòi giống thần tiên, của tất cả những gì tinh anh nhất:

Dòng thần sánh với người tiên, Tinh anh nhóm lại, thánh hiền nối ra. Phong làn quân trưởng nước ta, Tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương.

Trong Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca tín ngưỡng dân gian, truyền thuyết dân gian là chất liệu tham gia xây dựng nên những con người và sự kiện lịch sử trọng yếu. Theo quan niệm xưa để thành công, chiến thắng được kẻ thù thì phải có thần linh, tổ tiên ngầm giúp. Chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục viết về chuyện An Dương Vương xây thành nhưng xây không thành. Thần kim quy đã hiện lên bày cho cách trừ tinh gà. An Dương Vương đã làm như thần mách bảo nên việc xây thành không gặp trở ngại. Rùa vàng còn cho móng vuốt để vua chế

thành mũi tên có phép nhiệm mầu, mỗi lần bắn hàng ngàn mũi tên bay ra và tiêu diệt được nhiều quân giặc:

Lòng trời có ý yên vì,

Đem sai thiên tướng hộ trì An Dương. Thần thông hóa phép ai đương, Đất bụi thoắt thoắt nên tường chan chan.

Lạ thay trong núi Thổ Sơn, Có tinh gà trắng đa đoan trêu người.

Nó rình tiên nữ tới nơi, Vừa toan gánh vác ai ai khôn kề.

Vỗ cánh lên gáy te te,

Chúng tiên ngỡ sáng ruổi về thượng thiên. Vậy bèn lại lở vẹn tuyền,

Đua nhau nhọc sức chẳng nên công gì.

Tác phẩm viết về việc thần Kim Quy bày cách trừ tinh gà trắng và cho nhà vua lẫy nỏ:

Lấy máu gà trắng để dành,

Làm bùa bát quái, vạch hình cửu cung. Điểm nó ngủ hành tứ tung,

Địa cùng lục sớ thiên cùng cửu đơn. Rình bao chừ nó gái lên,

Máu cầm mà rảy, bùa liền yểm quanh. Vua nghe sau trước sắm sanh, Rùa qua tuốt vuốt để dành giúp vua.

Tác giả Đại Nam quốc sử diễn ca cũng viết về việc xây thành bị lở, Thục Vương phải khẩn cầu và được thần sông hiện vào rùa vàng giúp đỡ:

Phong khê là đất Vũ Ninh, Xây thôi lại lở, công trình xiết bao.

Thục vương thành ý khẩn cầu, Bổng đâu giang sứ hiện vào Kim Quy.

Hóa ra thưa nói cũng kỳ, Lại tường cơn cớ bởi vì yêu tinh.

Lại hay phù phép cũng linh, Vào rừng sát quỷ, đào thành trừ hung.

Thành xây nữa tháng mà xong,

Thục vương cảm tạ tấm lòng hiệu linh.

Để đương đầu với nạn ngoại xâm, Thục vương được rùa vàng biếu tặng vuốt thần:

Lại bàn đến sự chiến tranh, Vuốt thiêng để lại tạ tình quân vương.

Dặn sau làm máy Linh quang, Chế ra thần nỗ dự phòng việc quân.

….Thục vương có nỏ thần truyền, Muôn quân buông một lượt tên còn gì?

Cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc có biết bao sự kiện, biến cố thăng trầm, các tác giả Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca đã dựa vào chính sử và những chất liệu của kho tàng văn học dân gian, trong đó các tác giả đều sử dụng dã sử để thể hiện và giữa chúng có những điểm tương đồng nhất định.

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 84 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w