Thống kê, phân loại các sự kiện lịch sử chính yế uở Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 72 - 84)

THIÊN NAM NGỮ LỤCĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA

3.1. Thống kê, phân loại các sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên Nam ngữ lục Đại Nam quốc sử diễn ca Nam ngữ lục Đại Nam quốc sử diễn ca

3.1.1. Những sự kiện lịch sử chính yếu ở Thiên Nam ngữ lục

Với hơn tám nghìn câu thơ, Thiên Nam ngữ lục có dung lượng lớn nhất trong lịch sử thơ Nôm dân tộc. Tác phẩm đã kể lại nhiều sự kiện trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc với biết bao cảnh hưng phế ở các triều đại. Những sự kiện lịch sử đa dạng và phức tạp từ thời Hồng Bàng xa xôi, thời kỳ đấu tranh chống ách ngoại xâm trường kỳ, thời kỳ nước Đại Việt độc lập và không ngừng lớn mạnh. Về cơ bản các sự kiện được viết theo trình tự thời gian. Sự kiện trước báo hiệu sự kiện sau, sự kiện sau manh nha từ sự kiện trước “Những sự cố lớn của quốc gia kết hợp với những sự cố nhỏ của cá nhân, những hành động kỳ vĩ hào hùng nổi bật lên bên cạnh những việc làm bình thường, giản dị, những cái xấu xa bỉ ổi chen lẫn với những cái đẹp đẽ, đáng yêu, tất cả đã góp phần dựng nên hình ảnh cuộc sống nhiều hình, nhiều vẻ, trôi theo thời gian, cuồn cuộn như dòng thác lớn” [24; 570].

Sự kiện lịch sử chính yếu được phản ánh trong tập diễn ca là những sự việc quan trọng đã xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử qua các triều đại, giai đoạn với số lượng câu thơ khác nhau. Đời Hồng Bàng (tác giả không đặt tên gọi thời đại) đã được thể hiện trong 610 câu thơ. Các phần sau thường được gọi là kỷ: Thục kỷ (triều An Dương Vương) gồm 548 câu thơ (từ câu 611 đến câu 1158); Triệu kỷ bao gồm 222 câu (từ câu 1159 đến câu 1380); Phục Hán thứ sử kỷ (đến khi Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng) bao gồm 464 câu thơ (từ câu thứ 1381 đến câu 1844); Tái phụ Hán thái thú kỷ gồm 298 câu thơ (từ câu 1845 đến câu đến câu 2242);

Tiền Lý Nam đế kỷ gồm 192 câu thơ (từ câu 2243 đến câu 2434); Triệu kỷ Việt vương, gồm 152 câu thơ (từ câu 2435 đến câu 2586); Hậu Lý Nam đế kỷ gồm 238 câu thơ (từ câu 2587 đến câu 2824); Cao Vương gồm 216 câu thơ (từ câu 2825 đến câu 3040); Phùng kỷ, gồm 180 câu (từ câu 3041 đến câu 3120); Khúc thị kỷ, gồm 124 câu (từ câu 3121 đến câu đên câu 3244); Ngô chính kỷ gồm 358 câu (từ câu 3245 đến câu 3602); Đinh triều kỷ gồm 634 câu (từ câu 3603 đến câu 4236); Lê kỷ gồm 390 câu (từ câu 4237 đến câu 4626); Lý Thái Tổ hoàng đế gồm 1148 câu (từ câu 4627 đến câu 5774); Trần kỷ gồm 1732 câu (từ câu 5775 đến câu 7506); Hồ Quý Ly gồm 142 câu (từ câu 7507 đến câu 7648); Hậu Trần Giản Đinh hoàng đế, gồm 122 câu (từ câu 7649 đến câu 7770); Trùng Quang Đế gồm 130 câu (từ câu 7771 đến câu 7900); Lê triều kỷ, gồm 236 câu (từ câu 7901 đến câu 8136). Quan sát sự biến thiên của lịch sử dưới chế độ phong kiến, người xưa quan niệm lần lượt thay thế nhau hết hưng rồi đến vong, hết trị đến loạn, hết loạn đến trị. Diễn ca Thiên Nam ngữ lục cũng giống như các bộ sử khác dưới triều đại phong kiến tin theo “ thiên mệnh”. Mọi sự kiện chính yếu thịnh suy của quốc gia như đã được mệnh trời sắp đặt. Về suy vong của họ Hồng Bàng tác giả Thiên Nam ngữ lục viết:

Đến từ Hậu chủ trị vì,

Chủ suy, Hùng nghiệp cũng suy làm ngần. Trong cơ tạo hóa đã phân,

Xuân hết, lửa lần, đông lại bước theo.

Viết về thất bại của Lý Nam Đế

Lòng trời ý tộ Lương binh,

Nối Bá Tiên sắp để dành nối Lương.

Về cảnh loạn lạc đau khổ của đất nước lúc Ngô Quyền chưa dẹp được Kiều Công Tiễn để đuổi giặc ngoại xâm ,tác giả viết:

Hay đâu tuần vận ở trời, Vậy nên ách nước bời bời can qua.

Về sự suy vi của nhà Lý và sự dấy nghiệp của nhà Trần tác giả viết:

Số trời tăng giảm khôn hay, Khi vơi vơi xuống, khi đầy đầy lên.

Về sự thất bại của nhà Hậu Trần tác giả đã viết:

Khi cơ trời đến họ Trần,

Bao nhiêu nghĩa sĩ trung thần thúc hư.

Một sự kiện lớn là sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, xưng vương và đặt lại niên hiệu, quốc hiệu:

Nước xưng Đại Cổ nối trời,

Xây thành lập lũy trong ngoài sửa sang. Lại xưng Đại Thắng Thiên Hoàng,

Định quan văn vũ, quây hàng triều ban.

Sự kiện đáng chú ý trong lịch sử dân tộc là Hồ Quý Ly dùng đủ mưu kế giết vua để cướp ngôi đổi họ Lê (họ mà ông tổ Quý Ly nhận làm cha nuôi) thành họ Hồ là họ gốc:

Quý Ly rao bảo trong ngoài: “Ta tạm lên ngồi giữ việc thay vua”

Nghĩ bèn cải họ về Hồ, Tên là Quang Lý thay vua trị vì.

Nên lòng bỏ đức lấy uy,

Vì không hợp lòng dân, Lưới trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt được nên cuối cùng Quý Ly phải chịu cảnh giữ nghiệp nước trong thời gian rất ngắn đã để đất nước chìm trong cảnh lầm than của giặc Ngô:

Bốn bề thủy nhiễu sơn vi,

Chim bay chẳng khỏi huống chi là người. Quý Ly ngửa mặt vái trời,

Mới hay tạo hóa khôi khôi chẳng lầm. Vốn ta sinh đấng tầm thường, Tôi con lỗi đạo chẳng cầm lòng ngay. Bi chừ phải cơ hội này,

Lầm đường lạc lối đến nay Thiên Cầm. Ấy trời bắt Ly chẳng lầm,

Dối dăng cùng tướng khóc thầm cung phi. Tự rày nghĩa tuyệt âm ly,

Minh nhan bắt được đem về Bắc Kinh.

Thiên Nam ngữ lục cũng như các diễn ca, các bộ sách khác thời phong kiến, bao giờ cũng chịu ảnh hưởng yếu tố chủ quan và khách quan. Thiên Nam ngữ lục được viết trong thời Trịnh Căn nên đề cao họ Trịnh mà miệt thị triều Nguyễn. Việc Lê Lợi đuổi giặc Ngô chỉ được tác giả dành trong 8 câu (từ câu 7901 đến câu 7908 ). Tác giả chỉ dành một đoạn rất ngắn nói về sự nghiệp Trung hưng nhà Lê của chúa Trịnh gồm 118 câu (từ câu 7961 đến câu 8078).

Mở đầu thời kỳ Hồng Bàng tác giả đã dành 610 câu thơ để thể hiện nguồn gốc, truyền thống yêu nước với những thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích… như truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ; vị thần

tướng Phù Đổng Thiên Vương; Sơn Tinh Thủy Tinh, hay mối tình tiên thánh Chữ Đồng Tử và Tiên Dung… Chiến tích vang dội của Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân để bình yên đất nước, tác giả đã dành 63 câu thơ (từ câu 3603 đến câu 4236). Trong triều đại phong kiến nước nhà, hai triều đại đạt được nhiều chiến tích cả trong thời chiến cũng như trong thời bình đó là triều nhà Lý và triều nhà Trần. Mặc dù tác phẩm không nhắc tới chiến công vang dội bình Chiêm phá Tống của vị tướng tài ba Lý Thường Kiệt nhưng với những vị vua sáng, tôi hiền đã giúp nhân dân luôn được sống trong cảnh bình an, no đủ đã được tác giả hết lòng ngợi ca trong 1148 câu thơ (từ câu 4627 đến câu 5774). Đặc biệt với kỷ nhà Trần, cùng với những vị vua sáng, tướng tài đã luôn đồng tâm hiệp lực trên dưới một lòng ba lần đánh tan quân Nguyên Mông hùng mạnh xâm lược, tạo nên hào khí Đông A đời sau còn lưu nhớ, được tác giả viết trong 1732 câu thơ (từ câu 5775 đến câu 7506) để suy tôn ca ngợi.

3.1.2. Những sự kiện lịch sử chính yếu ở Đại Nam quốc sử diễn ca

Đại nam quốc sử diễn ca gồm 1027 câu thơ lục bát viết về lịch sử

dân tộc từ thời Hồng bàng đến thời Nguyễn. Số lượng câu thơ xấp xỉ một phần tư so với Thiên Nam ngữ lục nhưng viết về diễn trình lich sử dài hơn. Đại Nam quốc sử diễn ca đã được gọt dũa, chắt lọc nên súc tích và luôn bám sát chính sử, các sự kiện lịch sử nhiều hơn trong Thiên Nam ngữ lục. Mọi sự kiện, biến cố của dân tộc đã được ghi lại một cách rành

mạch theo trình tự thời gian. Hoàng Đức Lương nhận xét: “Người Việt dựng nước nguyên từ thời Hùng Vương, nếp sống văn minh dần dần tăng tiến như nước tràn chén. Ngay từ các thời Triệu, Ngô, Đinh, Lý, Trần cho đến nay mọi việc quy về một mối như nước chảy xuống không vơi nên quốc sử mới được ghi chép rõ ràng hơn” [41;42]. Đọc Đại Nam quốc sử diễn ca cho ta thấy nhiều sự kiện lớn đã xảy ra trong lịch sử dân

mở đầu đất nước chúng ta được chứng kiến các sự kiện lớn thông qua các thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích…Ta luôn tự hào về nòi giống con Lạc, cháu Rồng.Ta tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc khi đọc lên những vần thơ về Phù Đổng Thiên Vương trong Đại

Nam quốc sử diễn ca:

Nghe vua cần tướng ra quân,

Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang. Lời thưa mẹ dạ cần vương,

Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.

Quanh năm dân ta phải đương đầu với hạn hán, bão lụt. Nhân dân sáng tạo nên truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh để lí giải nạn bão lụt xảy ra hàng năm.

Nhân dân ta tự hào về hai nữ tướng đầu tiên là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã đứng lên đánh tan quân thù dựng nền độc lập. Đến thời kỳ xây dựng độc lập và thống nhất chúng ta được biết đến vị tướng tài ba Ngô Quyền gắn với trận chiến Bạch Đằng đã đánh tan quân Nam Hán. Chiến thắng ấy đã oai danh muôn thuở, bởi đã mở ra trang sử mới cho dân tộc:

Dương công xưa có rể hiền, Đường Lâm hào hữu tên quyền họ Ngô.

Vì thầy quyết chí phục thù, Nghĩa binh từ cõi Ái châu kéo vào.

Hán sai thái tử Hoàng Thao, Đem quân ứng viện toan vào giáp công.

Bạch Đằng một trận giao phong, Hoàng Thao mất vía, Kiều Công nộp đầu.

Giai đoạn thời nhà Đinh và nhà tiền Lê, ta lại được biết đến người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn mười hai sứ quân mở ra thời kỳ thái bình:

Mười hai sứ tướng đều là quét thanh. Trường Yên đều dựng đô thành,

Cải nguyên là hiệu Thái Bình từ đây.

Tên gọi kinh thành là niềm tự hào từ ngàn năm của người dân đất Việt gắn với sự kiện Lý Thái Tổ dời đô từ Trường Yên ở Hoa Lư ra thành Đại La, đổi tên thành Thăng Long:

Bắc Giang trời mở thánh minh,

Lý Công tên Uẩn nhân tình dời suy. Lê triều làm chức chỉ huy, Lũ Đào Cam Mộc ứng kỳ phù lên. Đầu năm cải hiệu Thuận Thiên, Thăng long mới đổi đặt tên kinh thành.

Sang thời kỳ nhà Lý, tác giả đã đưa chúng ta đến với một sự kiện lịch sử nổi bật là vị tướng tài danh Lý Thường Kiệt đã đánh Chiêm, phá Tống và để lại bài thơ “thần” xứng đáng là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước nhà:

Tống binh xâm nhiễu biên thùy,

Tướng quân Thường Kiệt dựng kỳ Bắc chinh. Bên sông Như Nguyệt trú dinh,

Giang sơn dường có thần linh hộ trì. Miếu tiền phảng phất ngâm thi, Như phân địa thế, như trì thiên binh.

Bấy giờ Tống mới hư khinh,

Giảng hòa lại trả mấy thành cố cương.

Khi Đỗ Anh Vũ lạm quyền làm bao điều gian ác, bằng tài năng,một

lòng vì xã tắc Tô Hiến Thành đã xoay xở trông nom gánh vác mọi việc, tìm cách bình yên trong ngoài nên được tác giả hết lòng ngợi ca:

Hiến Thành hết sức cán toàn mới nên. Khi triều Tống, khi sính Nguyên. Một niềm cung thuận đôi bên được lòng.

An Nam Tống mới cải phong,

Quốc danh từ ấy sáng dòng viên phương. Thành Nam mở chốn võ trường, Tập tành cung ngựa phô trương tinh kỳ.

Uy thanh nức đến biên thùy,

Chiêm Thành, Ngưu Hống man di cũng bình. Tuần du đã tỏ dân tình,

Sơn xuyên trải khắp địa hình gần xa.

Nhà Trần ở thời kỳ thịnh trị có những cải cách ở tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, võ công, phong tục tập quán… với những vị vua đức độ tài cao như Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Nhân Tông. Đặc biệt, dân tộc phải ba lần đương đầu với giặc Mông Cổ hùng mạnh nhất thế gian lúc bấy giờ. Với sự đoàn kết trên dưới một lòng cùng với dân tộc có những vị tướng tài như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng… đã ba lần quân dân ta đánh tan quân Nguyên Mông. Nhà Trần đã để lại hào khí Đông A sáng danh muôn thuở:

Hàm quan một trận ruổi dong, Kìa ai bắt giặc uy phong còn truyền?

Giặc Nguyên còn muốn báo đền, Mượn đường hộ tống binh thuyền lại sang.

Bạch Đằng một cõi chiến tràng, Xương bày trắng đất, máu màng đỏ sông.

Trước tội ác tày trời của giặc Minh, dân tình chịu bao gian khổ, như một sự ứng sinh đúng thời, vua Lê Thái Tổ cùng đoàn quân vượt qua bao

khó khăn, thiếu thốn dựng cờ khởi nghĩa và dành chiến thắng vang dội mở ra kỷ nguyên mới:

Lương Giang trời mở chân nhân, Vua Lê Thái Tổ ứng tuần mới ra.

Lam Sơn khởi nghĩa từ nhà, Phong trần lắm lúc kể đà gian nguy.

Lạc Xuyên đến giết Mã kỳ,

Nghệ Thanh một dải thu về bản chương. ….Ngôi thiêng sao xứng tài thường, Trần công trẫm sát để nhường long phi.

Phần cuối của diễn ca tác giả viết về sự kiện nổi bật, đó là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã đại phá quân Thanh xâm lược:

Ngụy Tây nghe biết sơ phòng,

Giả điều tạ tội quyết đường cất quân. Dặm trường nào có ai ngăn,

Thừa hư tiến bước đến gần Thăng Long. Trực khu đến lũy Nam Đông,

Quân Thanh dẫu mấy anh hùng mà đang? Vua Lê khi ấy vội vàng,

Cùng Tôn Sĩ Nghị sang đường Bắc Kinh. Qua sông lại sợ truy binh,

Phù kiều chém đứt, quân mình thác oan. Ngẩn ngơ đến ải Lạng Sơn,

Theo sau còn có quân quan mấy người.

3.2. Sự tương đồng chủ yếu

Là những tập diễn ca lịch sử, Thiên Nam ngữ lục và Đại Nam quốc sử diễn ca trước hết viết về lịch sử dân tộc. Hai diễn ca đều theo sát bộ

sử chính thống Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên, vì vậy giữa chúng có những điểm tương đồng là tất yếu.

Tất cả các sự kiện lịch sử ở hai diễn ca về cơ bản đã được các tác giả kể lại theo tiến trình thời gian từ trước đến sau, xuất phát từ thời Hồng Bàng qua các chặng đường, giai đoạn của lịch sử dân tộc với biết bao những sự kiện lịch sử lớn nhỏ, những chuyện kể trong dân gian giúp hiểu lịch sử dân tộc.

Hai diễn ca đều luôn chú trọng những sự kiện lịch sử chính yếu đã diễn ra trong lịch sử nước nhà. Đó là những chiến công hiển hách, những vị tướng tài ba, những thăng trầm lúc thịnh khi suy… Tất cả những sự kiện, biến cố ở mỗi thời đại, tùy vào ảnh hưởng của nó với vận mệnh của dân tộc mà sẽ được tác giả dành số câu ít hoặc nhiều.

Hai tác phẩm sử dụng thi pháp văn học trung đại, hơn nữa đều sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc để diễn ca lịch sử. Những sự kiện chính diễn ra trong lịch sử nước nhà đã được các tác giả xâu chuỗi lại như dòng sông không đứt đoạn. Lục bát là một thể thơ rất có ưu thế trong tự sự và cũng trữ tình. Kiều Thu Hoạch khẳng định: “Kể từ bài hát của đình trong dân gian, đến các bài vãn của Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, rồi cả khúc của Hoàng Sĩ Khải, thể thơ Nôm lục bát và song thất đã tỏ ra có khả năng tả cảnh, tả tình và tự sự khá thuần thục. Song phải đến Thiên Nam ngữ lục, một tác phẩm diễn ca lịch sử dài 8136 dòng thơ Nôm lục

bát, xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVII thì chúng ta mới hoàn toàn thấy rõ khả năng tự sự của thể thơ này” [21; 102-103]. Dưới ngòi bút dạt dào cảm hứng của các tác giả, hình tượng các anh hùng hào kiệt, biết bao biến cố, sự kiện được hiện lên sống động qua các triều đại, thế kỷ theo dòng chảy thời gian.

Yếu tố Hán như từ ngữ, điển cố, điển tích… thuận lợi để tạo nên sắc

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w