Khái niệm nhân vật chính diện

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 29 - 30)

Để phản ánh hiện thực cuộc sống, thể hiện được quan điểm của mình hay của một thế hệ, một thời đại… các nhà văn cũng gửi gắm vào nhân vật. Nhân vật là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học. Tác phẩm văn học không thể thiếu được nhân vật, đó là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Tùy vào nội dung, thời đại mà tác phẩm văn học thể hiện. Có thể phân nhân vật thành: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Trong đó nhân vật chính diện hay còn gọi là nhân vật tích cực chiếm vị trí quan trọng nhất trong tác phẩm. “Đối lập với nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực) là nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lí tưởng xã hội - thẩm mĩ nhất định.

Nhân vật chính diện là một phạm trù lịch sử. Văn học thời nào cũng có những nhân vật chính diện thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại mình” [19; 194].

Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một thời đại, một dân tộc, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống thì có thể xem là nhân vật lí tưởng. “Nhân vật chính diện cũng có các hình thái lịch sử của mình. Trong văn học cổ đại, trung đại, trong văn học cổ điển chủ nghĩa, văn học lãng mạn, văn học khai sáng… nhân vật chính diện đều là nhân vật lí tưởng hoặc ít nhiều lí tưởng hóa theo quan điểm chủ quan của người sáng tác”

[19; 195]. Ở mỗi thời đại, mỗi trào lưu… văn học có cách xây dựng nhân vật chính diện theo cách riêng của mình.

Một phần của tài liệu Đối sánh Thiên Nam Ngữ Lục và Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w