1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng xuất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

161 432 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRÊN ĐẤT GÒ ĐỒI TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN LUẬN

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG BÓN PHÂN KALI ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG MÍA TRÊN ĐẤT GÒ

ĐỒI TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

MÃ SỐ: 60.62.01

Người thực hiện : Lê Thị Thu Hương

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Chương

NGHỆ AN - 2012

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Các số liệu trong đề tài là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công

bố trên bất cứ phương tiện đại chúng nào, chưa từng được sử dụng bảo vệ mộthọc vị nào khác

Các kết quả nghiên cứu được tham khảo trong luận văn chúng tôi đềutrích dẫn nguồn gốc rõ ràng

Vinh, ngày 10 tháng 10 năm 2012

Tác giả luận văn

Lê Thị Thu Hương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảotận tình của các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư – Trường Đại học Vinh,của Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, củacác lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả

và cây công nghiệp Phủ Quỳ, nơi tôi thực hiện đề tài, tôi đã hoàn thành luận

văn tốt nghiệp thạc sỹ với đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng suất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò đồi tại

huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư –Trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn!

Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các phòng ban Trung tâm nghiêncứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ đã tạo mọi điều kiện cho tôihoàn thành việc nghiên cứu đề tài!

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm VănChương, người đã hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này!

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ những tình cảm sâu sắc nhất đến gia đình, bạn

bè và người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài!

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Vinh, ngày 10 tháng 10 năm 2012

Học viên

Lê Thị Thu Hương

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

FAO Food and Agriculture Organization

(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)K

LSD

KaliLeast significant difference (Chênh lệch nhỏ nhất)

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

NXB

NXB NN

Nhà xuất bản Nhà xuất bản Nông nghiệpP

Đô la Mỹ

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cây mía lấy đi và nhu cầu bón để đạt năng

suất 100 tấn mía/ha 11Bảng 1.2 Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng mía tại Trung tâm Nghiên

cứu cây ăn quả Phủ Quỳ 12Bảng 1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đường trên thế giới từ năm 2009-

2011 30Bảng 1.4 Sản xuất, tiêu thụ và cung cầu đường trên thế giới 31Bảng 1.5 Tình hình sản xuất mía đường của Việt Nam, niên vụ

2010-2011 35Bảng 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh

trưởng phát triển của các giống mía 57

Trang 6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm

của các giống mía 61Biểu đồ 3.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng đẻ

nhánh của các giống mía 62Biểu đồ 3.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu

của các giống mía 64Biểu đồ 3.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây

của các giống mía ở thời kỳ đẻ nhánh 67Biểu đồ 3.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 6 tháng 68Biểu đồ 3.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 10 tháng 69Biểu đồ 3.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 4 tháng 71Biểu đồ 3.8 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 6 tháng 72Biểu đồ 3.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây

của các giống mía ở thời kỳ mía 10 tháng 74Biểu đồ 3.10 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều dài lóng

của các giống mía qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển75

Biểu đồ 3.11 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lóng/cây của

các giống mía qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển 76Biểu đồ 3.12 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến đường kính

thân của các giống mía 78Biểu đồ 3.13 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ sâu đục

thân gây hại của các giống mía 80

Trang 7

Biểu đồ 3.14 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ rệp gây hại

của các giống mía 82Biểu đồ 3.15 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ bệnh chồi

cỏ gây hại của các giống mía 83Biểu đồ 3.16 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chống

đổ ngã của các giống mía 84Biểu đồ 3.17 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chịu

hạn của các giống mía 86Biểu đồ 3.18 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng suất của

các giống mía 90Biểu đồ 3.19 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các chỉ tiêu về

chất lượng của các giống mía 92Biểu đồ 3.20 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kali đối với các giống

mía 98

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu iii

Danh mục các bảng iv

Danh mục các đồ thị, hình ảnh vi

Mục lục vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1.Cơ sở lý luận của đề tài 4

1.1.1 Vai trò của cây mía trong đời sống con người và trong sản xuất nông nghiệp 4

1.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía 7

1.1.3 Đặc điểm đất gò đồi huyện Nghĩa Đàn 12

1.1.4 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý 12

1.1.5 Tình hình nghiên cứu phân bón cho mía trên thế giới và ở Việt Nam 17 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 29

1.2.1 Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới và ở Việt Nam 29

1.2.2 Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường ở Nghệ An 35

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 41

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 43

2.2 Nội dung nghiên cứu 43

2.3 Phương pháp nghiên cứu 43

2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 43

2.3.2 Quy trình kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất hiện nay 44

2.3.3 Diễn biến khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 50

2.3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 52

2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu 55

Trang 9

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 563.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến thời gian sinh trưởng phát triển của các giống mía 563.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ nảy mầm và khả năng

đẻ nhánh của các giống mía 603.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số cây hữu hiệu của các giống mía 633.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều cao cây của các giống mía qua các thời kỳ sinh trưởng, phát triển 663.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến số lá xanh/cây qua các thời

kỳ sinh trưởng phát triển của các giống mía 703.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến chiều dài lóng và số

lóng/cây qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các giống mía 743.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến đường kính thân của các giống mía 773.8 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ sâu đục thân gây hại của các giống mía 793.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ rệp gây hại của các giống mía 813.10 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến tỷ lệ bệnh chồi cỏ gây hại của các giống mía 823.11 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chống đổ ngã củacác giống mía 833.12 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến khả năng chịu hạn của các giống mía 863.13 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống mía 873.14 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến các chỉ tiêu về chất lượng của các giống mía 913.15 Hiệu quả kinh tế của việc bón phân kali đối với các giống mía 97KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99

Trang 10

KẾT LUẬN 99

ĐỀ NGHỊ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Huyện Nghĩa Đàn nằm về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, với quy mô diệntích 61.785 ha đất tự nhiên Huyện có vùng đất đỏ bazan cùng với tài nguyênđất đai khác rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp dài ngày cho giátrị kinh tế cao như: cao su, cà phê, cây ăn quả (cam, dứa), vùng nguyên liệumía và cỏ trồng tập trung

Những năm gần đây ngành mía đường gặp phải rất nhiều khó khăn, đặcbiệt là tình trạng thừa, thiếu nguyên liệu Diện tích mía ngày càng bị thu hẹp,năng suất mía đường giảm và khả năng cạnh tranh của ngành mía đường trênthị trường thế giới giảm sút Ngành mía đường Việt Nam vẫn chưa có lốithoát, bài toán quy hoạch vùng nguyên liệu hiện đang được các nhà hoạchđịnh chính sách đặc biệt quan tâm

Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất mía đườngniên vụ 2008 - 2009 giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích, năng suất và sảnlượng Tỷ lệ phát huy công suất của các nhà máy chỉ đạt 60,7% so với công suấtthiết kế Nguyên nhân là do thiếu mía nguyên liệu Có nhiều nguyên nhân dẫnđến tình trạng này, trong đó cần đề cập đến sự không hiệu quả trong đầu tư củangười dân, sự đầu tư ồ ạt, dàn trải không có quy hoạch vào các vùng nguyên liệumía, bên cạnh đó do kỹ thuật sản xuất của người dân còn nhiều hạn chế, giá thumua không hợp lý làm cho người dân bỏ trồng mía…

Việc đầu tư thâm canh không hợp lý, đặc biệt là việc sử dụng phân bón,không chỉ gây ra lãng phí trong sản xuất mà ở một chừng mực nào đó cũng cóthể làm thay đổi tình trạng dinh dưỡng cũng như độ phì đất theo chiều hướngkhông có lợi

Để có một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cần phải chuyển từ nềnnông nghiệp truyền thống chủ yếu “dựa vào đất” sang một nền nông nghiệp

Trang 12

thâm canh “dựa vào phân bón” Tuy nhiên, để nâng cao hiệu lực phân bón thìviệc bón phân hợp lý giữ vai trò quan trọng và nó không thể tách rời nhữnghiểu biết cụ thể về điều kiện đất đai, khí hậu, cơ cấu cây trồng và chủng loạicây trồng.

Trong khi đó, cũng như nhiều đơn vị sản xuất nông nghiệp trên địa bàntỉnh Nghệ An, quy trình bón phân cho mía hiện đang được các cơ quanchuyên môn hướng dẫn cho người dân là quy trình chung của huyện, đượcxây dựng trên cơ sở quy trình kỹ thuật sản xuất mía của Bộ NN & PTNT Chođến nay, số các nghiên cứu về phân bón cho mía trong điều kiện cụ thể về đấtđai, trình độ sản xuất của người dân được triển khai trên địa bàn huyện NghĩaĐàn lại còn rất khiêm tốn về số lượng

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của

liều lượng bón phân kali đến năng suất và chất lượng của một số giống mía trên đất gò dồi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An”, nhằm

góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho míatrên đất gò đồi của huyện để từng bước nâng cao năng suất mía và tăng thunhập, góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng thể

Xác định liều lượng bón phân kali phù hợp cho mía, làm cơ sở cho việcxây dựng một chế độ bón phân hợp lý cho mía trong điều kiện cụ thể về đấtđai và trình độ sản xuất của người dân huyện Nghĩa Đàn

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Xác định ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến sinh trưởng,phát triển, khả năng cho năng suất và chất lượng của một số giống mía ở vùngđất gò đồi tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An

Trang 13

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các liều lượng bón phân kali được áp

- Khẳng định tác dụng của liều lượng bón phân kali hợp lý trong việcnâng cao năng suất và phẩm chất nông sản

Trang 14

CHƯƠNG1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1 Vai trò của cây mía trong đời sống con người và trong sản xuất nông nghiệp

1.1.1.1 Vai trò của cây mía trong đời sống con người

Cây mía có rất nhiều loại, được trồng nhiều vùng ở nước ta, ngoài cácthành phần cơ bản là các loại đường (chiếm khoảng 70%), còn các chất đạm(protein), chất bột (glucid), chất béo (lipid), các chất khoáng và các vitamin;đồng thời có nhiều loại acid hữu cơ (tổng cộng gần 30 loại) Vì vậy, míakhông những có vị ngọt dễ chịu, mà còn cung cấp thêm cho cơ thể nguồnnăng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết [21]

Đường mía với đặc điểm là một loại Polysaccarit - saccaloza, có vịngọt, nồng độ ổn định, có khả năng tồn trữ lâu, không độc như các loại đườnghoá học khác, nó được dùng để làm bánh kẹo, nước giải khát, bột ngọt… làmột nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với con người, 1 kg đường cung cấpnăng lượng tương đương 0,5 kg mỡ hoặc 50 - 60 kg rau quả Vì vậy, ngoàimục đích trồng để ăn tươi thì mía được trồng chủ yếu để lấy nguyên liệu sảnxuất đường, cung cấp cho toàn xã hội Bên cạnh việc trồng mía làm nguyênliệu để sản xuất đường, cung cấp cho nhu cầu ăn tươi thì điều đặc biệt hơn,cây mía còn được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác làm thuốc chữa bệnhrất có hiệu quả đối với con người như: khi nứt nẻ chân, chữa gãy xương, làmthuốc an thai, chữa khí hư, làm thuốc cầm máu và chữa ngộ độc… [12]

1.1.1.2 Vai trò của cây mía trong nền kinh tế quốc dân

Cây mía là cây quan trọng của ngành công nghiệp chế biến đường ăntrên thế giới Xét về mặt sản phẩm, ngoài sản phẩm chính là cây mía nguyên

Trang 15

liệu để chế biến đường thì mía còn là nguyên liệu trực tiếp, hoặc gián tiếp củanhiều ngành công nghiệp như rượu cồn, bột giấy, gỗ ép, thức ăn gia súc, phânbón Các sản phẩm phụ của mía đường nếu được khai thác triệt để, giá trịcòn có thể cao hơn gấp 3 - 4 lần của chính phẩm đường ăn [16], [24].

Sản phẩm chính của cây mía là đường được lấy từ thân Ngoài ra, câymía còn cung cấp những phụ phẩm quan trọng như: Bã mía, mật rỉ, bùn lọc…

có thể sử dụng để chế biến những sản phẩm có giá trị cao

Bã mía chiếm khoảng 25 - 30% trọng lượng cây mía đem ép trong nhàmáy, chứa trung bình 49% nước, 48,5% xơ (xenlulo) và 2,5% chất hoà tan

[50]

Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò (cứ 3 tấn bã mía khô cungcấp nhiệt lượng tương đương 1 tấn dầu), làm ván ép cách âm, cách nhiệt hoặclàm mặt bàn, đóng thùng, làm bột giấy, than hoạt tính hoặc làm nguyên liệucủa công nghiệp chất dẻo, cao hơn nữa là bã mía làm ra furfural nguyên liệucủa ngành sợi tổng hợp…[50]

Mật rỉ chiếm 3 - 5% trọng lượng mía đem ép, là một dung dịch chứa20% nước, 35% đường saccaroza, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp1%, bột 4% trọng lượng riêng và các chất khoáng, chất hữu cơ có tỷ trọng 1,4

- 1,5% Mật rỉ dùng làm môi trường sản xuất men bánh mì và các loại menthực phẩm (5 tấn rỉ mật cho 1 tấn men khô), làm nguyên liệu sản xuất acidaxetic, acid citric, làm môi trường lên men để sản xuất bột ngọt [50]

Bùn lọc là phần cặn bã còn lại sau khi lọc nước mía, chiếm 3 - 3,5%trọng lượng mía đem ép Trong bùn lọc có chứa 0,5% N; 1,6% K2O; 0,5%CaO Sáp mía lấy từ bùn lọc ra có thể dùng làm sơn, xi đánh bóng, chất cáchđiện Sau khi rút sáp, bùn lọc dùng làm phân bón Trong sản xuất nôngnghiệp, mía là cây trồng có khả năng đưa lại hiệu quả kinh tế cao vì đây là

Trang 16

loại cây trồng có tính thích ứng cao, có sinh khối lớn nhờ khả năng quang hợpmạnh, năng suất cao và ổn định lại có thể lưu gốc nhiều năm [21].

1.1.1.3 Giá trị sinh học của cây mía

Thứ nhất: Nhờ đặc điểm có chỉ số diện tích lá lớn (gấp 5 - 7 lần diệntích đất) và khả năng lợi dụng ánh sáng mặt trời cao (tối đa 6 - 7 % trong khicác cây trồng khác chỉ đạt 1 - 2 %) Do đó mía là cây trồng có khả năng tạosinh khối lớn

Thứ hai: Mía là cây trồng có khả năng tái sinh mạnh

Thứ ba: Mía là cây trồng có khả năng thích ứng rộng [16]

Mía là cây cao sản, mỗi ha một năm có thể cho ta từ 150 đến 200 tấnnăng suất sinh vật, cá biệt còn có thể cao hơn nữa Mía còn là loại cây có tácdụng bảo vệ đất rất tốt Mía thường trồng từ tháng 10 đến tháng 2 hàng năm

là lúc lượng mưa rất thấp Đến mùa mưa, mía được 4 - 5 tháng tuổi, bộ lá đãgiao nhau thành thảm lá xanh dày, làm cho mưa không thể rơi trực tiếp xuốngmặt đất, có tác dụng tránh xói mòn đất cho các vùng đồi trung du Hơn nữamía là cây rễ chùm và phát triển mạnh trong tầng đất từ 0 - 60cm Một ha míatốt có thể có 13 - 15 tấn rễ, sau khi thu hoạch bộ rễ để lại trong đất cùng với

bộ lá là chất hữu cơ quý làm tăng độ phì của đất [44], [50]

Trang 17

Trồng và sử dụng: Khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trồng mía

đường và sản xuất khoảng 1.324,6 triệu tấn (khoảng 6 lần nhiều hơn sản

lượng củ cải đường) Vào năm 2005, nước sản xuất mía đường lớn nhất thế giới là Brazil, tiếp theo là Ấn Độ Người ta dùng mía đường để sản xuất đường, xirô Falernum, mật mía, rhum, đồ uống không cồn, cachaca (một loại rượu của Brazil) và cồn để làm nhiên liệu Bã mía còn lại sau khi ép

đường có thể đốt để sản xuất nhiệt - dùng trong nhà máy - lẫn điện năng Do

chứa nhiều xenluloza nên nó cũng được dùng trong sản xuất giấy và bìa cát tông, được tiếp thị như là sản phẩm "thân thiện môi trường" do được làm từ

phụ phẩm của sản xuất đường [44], [50]

Các thớ sợi từ mía Bengal (Saccharum munja hay Saccharum bengalense) cũng được dùng để làm thảm, bức ngăn hay giỏ, rổ v.v… tại Tây

Bengal Thớ sợi này cũng được dùng trong Upanayanam - một nghi lễ tôngiáo của Ấn giáo (Hindu) tại Ấn Độ và vì thế nó cũng có ý nghĩa về mặt tôngiáo [44], [50]

1.1.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía

1.1.2.1 Vai trò các yếu tố dinh dưỡng đối với mía

Phân bón có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăng năng suấtcho cây Hàng năm, các nguyên tố trong lượng phân bón luôn bị mất đi do rửatrôi và do cây lấy đi Chính vì vậy mà ta phải cung cấp thêm phân bón cầnthiết cho cây Dưới đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K đối vớicây mía

Trang 18

Phân đạm giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với năng suất và chấtlượng mía Cây mía có thể hút đạm để dự trữ trong cây rồi dùng dần Thôngthường bón 1 kg đạm nguyên chất có thể cho 1 tấn mía nguyên liệu Tuỳ đất,giống và mục tiêu năng suất người ta có thể bón từ 200- 220 kg đạm nguyênchất cho 1 ha mía.

Thiếu đạm lá mía non sẽ nhỏ, ngắn, xanh lợt, lá già thì vàng Nếu thiếuđạm nặng, lá sẽ bị chết khô từ chóp lá vào giữa gân chính, hoặc vàng hay khômột bên lá, cây mọc yếu, đẻ nhánh ít, cây hữu hiệu thấp, thân nhỏ và thấp,sớm bước vào giai đoạn tích luỹ đường Đủ đạm mía sẽ đẻ nhiều cây to cao,

bộ lá xanh tươi, số lá xanh tồn tại nhiều

Thừa đạm lá sẽ có màu xanh thẫm, cây yếu ớt, dễ đổ ngã, lóng dài,nhiễm sâu bệnh, hàm lượng đường thấp, chín chậm hơn bình thường

* Vai trò của lân:[54]

Mía cần lân tương đối ít Dạng lân dễ tiêu trong đất thường bị giới hạnbởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua Nên thườngxuyên bón phân lân với lượng nhỏ Cần bón lót phân lân trước khi trồng đểgiúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu

Lân giúp cho việc tạo thành Protein có trong nhân tế bào và gần nhưkiểm soát phần lớn các hoạt động của tế bào, giúp cho tế bào phân chia và các

bộ phận rễ, thân, lá phát triển

Lân có ảnh hưởng rất lớn đến sự đẻ nhánh và phát triển của bộ rễ Bộ láchứa nhiều P giúp cho sự quang hợp diễn ra nhanh hơn Đủ lân cây trồng sẽphát huy được tác dụng và hiệu quả của N và K, sẽ cho năng suất cao, phẩmchất tốt, hàm lượng đường cao (lân chỉ có tác dụng gián tiếp đến hàm lượngđường và tốc độ tích luỹ đường)

Ở cây mía con có lá màu xanh dương ửng tím, thiếu lân nặng có nhữngvết tím dọc trên lá và bẹ lá

Trang 19

Cây mía giảm tốc độ tăng trưởng, giảm chiều dài và đường kính thân,giảm tốc độ hình thành lá và các lóng mía Ở cây mía trưởng thành, thiếu lânlàm cho lá ngắn, phiến lá hẹp, khả năng chịu hạn kém, đẻ nhánh kém vàchậm, làm cho mật độ cây hữu hiệu thấp, những nhánh mía đẻ muộn thường

bị chết, cây yếu, lóng nhỏ và ngắn, đuôi lá chóng khô, lá chóng già, chết sớm,năng suất thấp

Thiếu lân bộ rễ phát triển yếu và kém, không phát triển xuống sâu đượcdẫn đến khả năng chịu hạn kém, mùa khô chóng héo và sinh trưởng còi cọc

Thiếu lân còn ảnh hưởng đến thành phần hoá học trong cây mía, hàmlượng lân trong nước mía giảm, gây trở ngại cho việc lắng trong nước mía khichế biến đường

* Vai trò của kali:[52]

Cây mía cần một lượng kali rất lớn, lớn hơn cả phân đạm và lân Câymía cần nhiều kali, nhưng kali không phải là thành phần tham gia cấu trúc tếbào Kali chỉ tham gia vào thành phần các men, làm nhiệm vụ xúc tác trongnhiều hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây mía

Trong cây mía, kali tập trung nhiều ở lá, ở các bộ phận non, ở các tổchức sinh trưởng Hàm lượng kali trong các búp non đến 5,7%, nhưng ở cáclóng gốc chỉ khoảng 0,75% Kali có thể chuyển từ các lá già sang thân trướckhi các lá ấy ngừng hoạt động sinh lý, và từ thân chuyển lên các bộ phận búpnon trong thời kỳ cây phát triển mạnh Kali không tham gia vào cấu trúc tếbào, nhưng lại rất cần trong quá trình hình thành tế bào Kali cần thiết trongquá trình đồng hóa cacbon khi quang hợp, trong quá trình tổng hợp protein.Kali giữ vai trò quan trọng trong việc vận chuyển protein và đường, giữ sựcân bằng nước trong cây, làm giảm xu hướng héo rũ, tăng khả năng chịu hạn

và chống đổ ngã của cây mía

Trang 20

Trong 6 tháng đầu, lượng kali ở lá tăng dần đến mức cực đại, sau đó rất

ít biến động cho đến khi mía chín Bón kali đầy đủ và cân đối với đạm và lân

sẽ làm cho cây mía sinh trưởng mạnh, đẻ nhiều, bộ rễ phát triển tốt, năng suấtcây mía cao, tích lũy đường tốt và tích lũy đường sớm hơn một ít so với thiếukali Phẩm chất nước mía tốt, độ thuần khiết cao, dễ chế biến Kali còn có tácdụng làm cứng các tổ chức tế bào, tăng hàm lượng xenluloza trong cây mía,tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh, gió bão v.v Kali giữ vai trò quantrọng trong việc điều chỉnh nước, các nhược điểm của sự thừa N

Thiếu kali: Mía sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ được nếu thiếu nghiêmtrọng Thiếu kali bộ rễ phát triển kém, kích thước của lá giảm, dễ nhiễm sâu,bệnh, rệp; năng suất mía cây thấp, phẩm chất kém, chịu hạn yếu v.v Thiếukali dẫn đến sự tăng nồng độ axit amin tự do trong cây, tăng nồng độ nitơ hòatan do sự phá vỡ protein

* Vai trò của canxi:[54]

Vôi (Canxi = Ca) tham gia vào cấu tạo thân nhất là màng tế bào, canxi

có quan hệ hình thành các mô sinh trưởng và hoạt động của bộ lá

Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo

lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sựsinh trưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định

Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều năm liền đểnâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn

Lượng bón từ 1- 1,5 tấn/ha rải đều trên đất và cày vùi

Đối với đất tự nhiên, đất xám bạc màu pH max 5,8 - 3,8 min cần tăngcường bón vôi để nâng cao độ pH và khả năng trao đổi chất ở bộ rễ mía Nên

sử dụng vôi Dolomail 1 tấn/ha vì trong thành phần của vôi Dolomail có cácnguyên tố Mg (Magiê) - là thành phần của nhân tế bào cây trồng - giúp cho bộ

lá thêm xanh, vôi Dolomail khi rải không bị làm bỏng da

Trang 21

1.1.2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía

Nhu cầu dinh dưỡng của cây mía theo sản lượng cho thấy, lượng dinhdưỡng đa lượng mía lấy đi từ 1 tấn mía cây theo số liệu của Brazil là 0,8 kgN; 0,3 kg P2O5; 1,32 kg K2O; 0,5 kg MgO; 0,42 kg CaO; 0,25 kg S; 31 g Fe;

11 g Mn; 4,5 g Zn; 2,0 g Cu; 2,0 g B và 0,01 g Mo Như vậy, nếu tính chonăng suất trung bình ở nước ta vào khoảng 70 tấn/ha thì số lượng các chất nóitrên bị lấy đi từ 1 ha sẽ là 56 kg N; 21 kg P2O5; 92,4 kg K2O; 35 kg MgO;29,4 kg CaO; 17,5 kg S; 2170 g Fe; 770 g Mn; 315 g Zn; 140 g Cu; 140 g B

và 0,7 g Mo Số liệu cũng chứng tỏ nhu cầu rất cao của cây mía đối với kali,trong khi nhu cầu về lân thì vẫn thấp Mía cũng cần khá nhiều sắt, mangan vàkẽm, tuy nhiên sắt và mangan thường ít thiếu ở đất nhiệt đới ẩm như nước ta.Một đặc điểm khác cần chú ý là mía cũng cần một lượng khá lớn Magie vàCanxi như các cây trồng khác, nhất là khi năng suất mía đạt trên 100 tấn/ha.Lưu huỳnh cũng là một yếu tố phân bón không thể quên được đối với câymía [52]

Cây mía cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa, trung và vi lượng.Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởng tới sự sinhtrưởng và phát triển không bình thường của cây Để tiện lợi trong khâu quản

lý dinh dưỡng tổng hợp cho mía nhằm đạt năng suất cao, chữ đường cao vàgiữ được gốc nhiều năm

Bảng 1.1 Lượng dinh dưỡng cây mía lấy đi và nhu cầu bón để đạt

năng suất 100 tấn mía/ha

Trang 23

1.1.3 Đặc điểm đất gò đồi huyện Nghĩa Đàn

Bảng 1.2 Hàm lượng dinh dưỡng trong đất trồng mía tại

Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ

Điểm Độ sâu Chỉ tiêu tổng số %

Chỉ tiêu dễ tiêu mg/100gđ

Cation trao đổi (Lđl/100gđ) PH KCL Mùn N P 2 O 5 K 2 O N P 2 O 5 K 2 O P 2 O 5 K 2 O

(Nguồn: Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phủ Quỳ)

Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy:

Hàm lượng dinh dưỡng trong đất: Mùn tổng số đạt ở mức trung bình(3,08%) Đạm, lân tổng số ở mức vừa Kali tổng số ở mức thấp Đạm,lân dễtiêu ở mức vừa, kali dễ tiêu ở mức thấp, độ chua của đất đã được cải thiện(PHKCL: 4 – 4,2)

1.1.4 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý

1.1.4.1 Khái niệm về bón phân cân đối và hợp lý

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổbiến, thường mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chiphí sản xuất nông nghiệp

"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ cụ thể, đảm bảo năng suất" [45].

Trang 24

Các tác giả Nguyễn Văn Bộ (1999), Bùi Đình Dinh (1998), Võ MinhKha (1996), Vũ Hữu Yêm (1995) cho biết: Khái niệm bón phân cân đối làmột khái niệm cụ thể và luôn biến động Đó là cân đối về nhu cầu và lượnghút của cây trồng, cân đối giữa các chất dinh dưỡng tại các thời kỳ sinhtrưởng khác nhau, cân đối giữa các điều kiện tự nhiên liên quan đến hiệu lựcphân bón như nước, ánh sáng v.v cũng như cân đối trong mối quan hệ vớitừng loại cây trồng trong một hệ thống luân canh Do vậy, để có các côngthức khuyến cáo phân bón ngày càng gắn với điều kiện cụ thể thì một hệthống nghiên cứu hiệu lực phân bón theo vùng sinh thái cần được thiết lập ổnđịnh.

Phân bón là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đếnsinh trưởng và phát triển cũng như khả năng hình thành năng suất của tất

cả các cây trồng nông nghiệp [36] Tuy nhiên, tác dụng tích cực củaphân bón đến năng suất và phẩm chất của cây trồng cũng như môi trườngđất và nước chỉ thể hiện khi được sử dụng một cách cân đối và hợp lý

Theo Bùi Huy Hiền (1997) thì trong 20 năm qua việc sử dụng phân bóntrong thâm canh cây trồng ở nước ta diễn ra sự mất cân đối nghiêm trọng giữa

N, P và K Tỷ lệ sử dụng kali thấp hơn nhiều so với đạm và lân Cũng theo tácgiả này thì việc sử dụng phân bón không cân đối đã hạn chế đáng kể năng

Trang 25

suất cây trồng, giảm hiệu lực sử dụng phân bón và gây lãng phí Nguyên nhân

là bón phân không cân đối làm cho lượng dinh dưỡng trong đất biến động mấtcân đối dẫn đến giảm năng suất và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát sinhphát triển của một số loại bệnh hại [1]

1.1.4.2 Vai trò của việc bón phân cân đối và hợp lý

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhấtđịnh với những tỷ lệ nhất định giữa các chất Thiếu một chất dinh dưỡng nào

đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinhdưỡng khác ở mức thừa thải

Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn

có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đốicác yếu tố dinh dưỡng Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượngphân bón được sử dụng Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũngkhác nhau ở các loại đất khác nhau Điều cần lưu ý là không được bón phânmột chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng cácloại phân khác

Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụngtốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụngkhông tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường Bón phân cânđối có các tác dụng tốt là:

* Ổn định và nâng cao độ phì nhiêu của đất:

Bón phân cân đối có thể làm ổn định và nâng cao độ phì nhiêu cho đất

do cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh dưỡng mà ta khôngcung cấp cho nó Bón phân cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng câytrồng lấy đi mà còn làm cho đất tốt lên nhờ lượng thực vật còn lại sau mỗi vụthu hoạch tăng lên

Trang 26

* Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất:

Việc tăng vụ, sử dụng các giống mới chỉ có hiệu quả nếu biết áp dụngbón phân cân đối Bón phân cân đối cho phép phát huy cao tiềm năng năngsuất của tất cả các loại cây trồng

* Tăng phẩm chất nông sản:

Bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein trong hạt ngũ cốc, tănghàm lượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm lượng đường trong mía,giảm tích lũy nitrat trong rau, làm hình dáng màu sắc nông sản hấp dẫn hơn…

* Bảo vệ nguồn nước:

Phân hóa học nếu được sử dụng đúng chủng loại, cân đối về tỷ lệ, phùhợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì khả năng mấtdinh dưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết Trong khi đó, đối vớiphân hữu cơ nhiều khi cây trồng đã thu hoạch, phân hữu cơ vẫn tiếp tục giảiphóng chất dinh dưỡng và do vậy nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước là khótránh khỏi Bón phân cân đối sẽ ngăn ngừa quá trình trên

* Hạn chế khí thải độc hại làm ảnh hưởng môi trường:

Phân đạm khi bón vào đất đều phải chịu ảnh hưởng của các quá trìnhbiến đổi, trong đó có quá trình hình thành khí amoniac (NH3) Nếu bón đạmkhông đúng lúc, không đúng phương pháp (bón vãi trên mặt đất chẳng hạn),bón quá nhiều và không cân đối với lân và kali nên cây trồng không sử dụngđược hết sẽ dẫn đến lượng khí NH3 tăng lên ảnh hưởng xấu đến tầng ôzôn và

là nguyên nhân gây ra mưa axit Ngoài ra, bón phân cân đối sẽ làm cây trồngsinh trưởng tốt hơn nên khả năng đồng hóa khí cacbonic cao hơn, thải ra oxynhiều hơn và làm không khí trong lành hơn [9]

1.1.4.3 Mối quan hệ đất - cây trồng - phân bón

Trang 27

Quan hệ giữa đất, phân bón và cây trồng là mối quan hệ tương hỗ

và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển tạo nên một khốilượng sinh khối lớn Do vậy, cây trồng cung cấp một lượng lớn các chấthữu cơ từ thân, lá, rễ… tạo nên một tầng thảm mục vô cùng lớn và quantrọng trên bề mặt đất Đây là nguồn phân bón hữu cơ hết sức quan trọng vàchủ yếu giúp tăng độ phì nhiêu của đất, cải tạo đất Chính vì vậy mà câytrồng có thể sinh trưởng phát triển được trên đất mà không cần bón phân.Theo một số nhà khoa học thì: thân lá cây trồng cung cấp khoảng 4/5 lượngchất hữu cơ trong đất [2].

Cây trồng có thể duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của mìnhnhờ được cung cấp dinh dưỡng từ đất mà không cần phải bón phân Tuynhiên, để đạt được năng suất cao, ổn định và chất lượng nông sản tốt,bên cạnh các yếu tố về giống, điều kiện thời tiết, khí hậu, kỹ thuật canhtác v.v , cây trồng rất cần phải được cung cấp đầy đủ và hợp lý các chấtdinh dưỡng Mỗi loại cây trồng khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rấtkhác nhau Cùng một loại cây trồng, thậm chí cùng một giống nhưng nếutrồng trên các loại đất khác nhau thì cũng cần có những chế độ bón phân

Trang 28

khác nhau Bên cạnh đó, tuỳ theo loại cây mà lượng dinh dưỡng này lấy đinhiều hay ít Năng suất cây trồng càng cao thì lượng dinh dưỡng lấy đi cànglớn Nếu phân bón không đầy đủ thì nguồn dinh dưỡng trong đất ngày càngcạn kiệt, đất ngày càng bị thoái hoá Vì vậy sau mỗi vụ thu hoạch chúng taphải cung cấp trở lại lượng dinh dưỡng đã mất cho đất thông qua phân bóngiúp nâng cao độ phì và cải tạo đất.

Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là bón phân dựa trên đặc điểmsinh lý và nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng, tính chất của từng loại đất

và điều kiện mùa vụ cụ thể, tức là sử dụng phân bón theo 4 đúng: đúngchủng loại, đúng liều lượng, đúng tỷ lệ và đúng lúc, nhằm đảm bảo mốiquan hệ bền vững giữa cây trồng, đất, phân bón

1.1.5 Tình hình nghiên cứu phân bón cho mía trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Cây mía, về mặt thực vật học thuộc chi Andropogonae của họGramineae, bộ Glumiflorae, lớp Monocotyledoneae, phân ngànhAngiospermae, ngành Embryophyta siphonogama Chi phụ là Sacharae vàloài là Saccharum Cây mía thường phân bố tại các vùng nhiệt đới và á nhiệtđới, trong khoảng vĩ độ từ 36,7o N và 31,0o S Cây mía là nguồn lực nôngnghiệp tự nhiên, tái sinh vì nó cung cấp đường bên cạnh dầu sinh học, sợi,phân bón và vô số các thứ phẩm và đồng phẩm với sự bền vững sinh thái cao.Dịch mía được dùng để sản xuất đường trắng, đường nâu (Khandsari), đườngthô (Gur) và ethanol Phụ phẩm chính của công nghiệp đường là bã mía vàmật

Trên toàn thế giới, mía có diện tích khoảng 20,42 triệu ha với tổng sảnlượng đạt 1.333 triệu tấn (FAO, 2003) Phân bố vùng trồng và năng suất míagiữa các nước rất khác biệt Brazil có diện tích lớn nhất (5,343 triệu ha) trongkhi Úc có năng suất cao nhất (85,1 tấn/ha) Trong 121 nước sản xuất mía

Trang 29

đường có 15 nước gồm: Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan,Mexico, Cuba, Columbia, Úc, Mỹ, Philippines, Nam Phi, Argentina,Myanmar, Bangladesh có diện tích chiếm đến 86 % và chiếm 87,1 % sảnlượng Trong tổng lượng đường tinh thể trắng, xấp xỉ 70 % từ mía và 30 % từ

ấm và ẩm bảo đảm cho sự nảy mầm nhanh Đất xốp và có cấu trúc mở tạođiều kiện tốt cho sự nảy mầm Trong pha chồi rễ bắt đầu trong khoảng 40ngày sau khi trồng và có thể kết thúc sau 120 ngày Giai đoạn này có rất nhiềuyếu tố ảnh hưởng như ánh sáng, nhiệt độ, tưới tiêu (độ ẩm đất) và các hoạtđộng bón phân Ánh sáng là yếu tố ngoại sinh quan trọng nhất ảnh hưởng đếnchồi rễ Ánh sáng hợp lý đạt đến nền của cây mía trong suốt thời kỳ ra chồi rễ

là tối quan trọng Nhiệt độ xung quanh 30oC được coi là tối thích cho sự rachồi rễ Nhiệt độ dưới 20oC làm chậm lại quá trình ra chồi rễ Pha quan trọngnhất là khi sự hình thành và kéo dài thân cây mía bắt đầu Khi đó, sản lượngđược định hình Trong điều kiện thuận lợi, thân phát triển nhanh với khoảng 4

- 5 đốt trong 1 tháng Tưới nhỏ giọt, bón phân và các điều kiện khí hậu nắng

ấm và ẩm là tốt hơn cho mía kéo dài thân Độ ẩm ức chế sự kéo dài lóng.Nhiệt độ trong khoảng 30oC và độ ẩm trong khoảng 80 % là thích hợp nhấttrong thời kỳ này Pha chín và trưởng thành, là sự tích tụ nhanh và tổng hợpđường, sự phát triển của cây suy giảm Trong quá trình chín, các loại đườngđơn giản (monosaccharide viz, fructose và glucose) chuyển thành mía đường(sucrose, disaccharide) Các quá trình chín của mía từ gốc đến ngọn, do đó, tỷ

Trang 30

lệ đường ở gốc lớn hơn ở ngọn Ánh sáng nhiều, bầu trời đêm lạnh và sáng vàban ngày ấm (nghĩa là biến động nhiệt độ ngày và đêm lớn) và thời tiết khôthúc đẩy mạnh quá trình chín.

Đất là trung gian cho cây sinh trưởng Nó cung cấp dưỡng chất, nước

và là chỗ dựa cho cây sinh trưởng Sự ổn định của các tính chất về lý hóa học

và sinh học của đất là cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển cũng như đảmbảo một nền năng suất và chất lượng nhất định Mía không yêu cầu bất kỳdạng đặc biệt nào của đất, nó có thể phát triển tốt trên các dạng đất khác nhau

từ đất cát đến đất thịt pha sét và sét nặng Đất thịt, tầng đất sâu và tiêu thoáttốt với dung trọng từ 1,1 - 1,2 g/cm3 (1,3 - 1,4 cm3 trong đất cát) và độ xốpchung với sự cân bằng thích hợp của các kích cỡ, cao hơn 50 %; mực nướcngầm dưới 1,5 - 2 m từ bề mặt đất và khả năng trữ nước từ 15 % trở lên

Mía có thể sinh trưởng và phát triển trên các loại đất với pH từ 5,0 - 8,5nhưng pH đất thích hợp là 6,5 Do đó, bón vôi là yêu cầu khi pH đất dưới 5hoặc bón thạch cao nếu pH cao hơn 8,5 Kiểm tra đất trước khi trồng cần thiết

để xác định lượng tối thích của các dưỡng chất đa lượng, hợp chất hóa họctrong đất như axit và độ phì thấp có quan hệ đến sự quản lý hoặc điều chỉnh

Theo Mohan Naidu và cộng sự (1987) chất dinh dưỡng của cây trồng lànhững nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây Có khoảng

90 nguyên tố đã được tìm thấy trong cơ thể thực vật, trong đó có khoảng 16nguyên tố là cần thiết cho cây mía Một nguyên tố được coi là cần thiết khi nóthỏa mãn 3 tiêu chuẩn như: Việc thiếu nguyên tố dinh dưỡng đó làm cho câykhó hoàn thành chu kỳ sống của mình; Triệu trứng thiếu yếu tố dinh dưỡng đóchỉ có thể khắc phục được bằng cách cung cấp chính nguyên tố đó, cácnguyên tố khác không thể thay thế được và nguyên tố đó phải liên quan trựctiếp đến dinh dưỡng của cây

Trang 31

Giống như các loại cây trồng khác, mía cũng yêu cầu các nguyên tốdinh dưỡng với số lượng và tỷ lệ thích hợp cho quá trình sinh trưởng và pháttriển Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng, cây thường xuất hiện các triệuchứng biểu hiện thiếu dinh dưỡng Ngược lại, trong những điều kiện nhấtđịnh, dư thừa các nguyên tố dinh dưỡng có thể gây ngộ độc và cây thườngbiểu hiện triệu chứng bị ngộ độc Trong cả 2 trường hợp đều gây ra nhữnghậu quả xấu, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, năng suất và chất lượngmía đường Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mía thì sự cungcấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng như: Đạm (N), Lân (P), Kali (K), Canxi(Ca), Mangie (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Bo (B) là rất cầnthiết trong các quá trình tạo ra năng suất và tích trữ đường.

* Một số các kết quả nghiên cứu về cây mía:

(1) Ở Ấn Độ:

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón riêng biệt và phối hợp

N, P, K đối với mía tơ và mía gốc trồng trên diện tích đất phù sa ở UttarPradash cho thấy: mức bón 200 N - 100 P2O5 - 150 K2O đạt năng suất mía vàđường cao nhất Bón 50 K2O ở các mức N và P khác nhau gây nên tình trạngthiếu K ở vụ mía gốc tiếp theo [33]

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách hàng và lượng bón Ncho mía chín sớm trong chế độ luân canh khác nhau cho thấy với khoảng cách

60 cm bón 200 N đạt năng suất mía và đường cao nhất Tuy nhiên, mức bón

có hiệu quả cao nhất là 150 N khi cây trồng trước là Kê và 250 N khi câytrồng trước là Ngô

Mía trồng trên đất Entisol khô hạn, ít có điều kiện tưới nước của vùngUttar Pradesh có tỷ lệ K2O trao đổi 132 kg/ha, bón 120 - 140 K2O có tác dụngtăng năng suất khá rõ Hiệu lực của K càng được phát huy khi tưới nước, bóntăng lượng đạm và áp dụng biện pháp tủ lá [40]

Trang 32

Kết quả nghiên cứu nhu cầu K của mía trồng trên đất phù sa vùng đồngbằng Darsana, Bangladesh cho thấy: năng suất đường đạt cao nhất khi bón 70K2O đối với mía tơ và mía gốc Tỷ lệ K trong lá lớn hơn 1,55 %K2O được coi

là đất có khả năng cung cấp K2O dễ tiêu đủ đảm bảo mía đạt năng suất cao[29]

Triệu chứng thiếu S của cây mía có thể khắc phục được bằng cách bóncác loại phân có chứa S như Amôn Sulphat (24 %S), Superphosphat (12 %S)hoặc phân phức hợp amôn phosphat sulphat Bón S liên tục có tác dụng làmtăng hàm lượng S trong đất Ở Queensland Australia, Chapman (1985) nhậnthấy: sau nhiều năm bón S (100 kg/ha), nhu cầu bón đã giảm xuống chỉ còn 5

có xu hướng tăng khi tăng lượng bón K [37]

Trên loại đất Ferrallitic vàng, bón 120 N - 90 P2O5 - 120 K2O kết hợpvới 6 tấn bột đá vôi cho kết quả tốt nhất [35]

Trên loại đất kiềm (30 % CaCO3) ở Bihar, Prasad và cộng sự (1985) đềnghị bón cho mía gốc 117 N - 71 P2O5 - 110 K2O khi phân tích đất có150:20:100 (kg/ha): N - P2O5 - K2O tương ứng

Trên đất đỏ, với tỷ lệ bón 2:1:2,5 ở các mức bón N (0 175 N); P (0

-70 P2O5); K (0 -150 K2O) thì lượng bón 75 N - 30 P2O5 - 75 K2O là thích hợpnhất đối với mía tơ và mía gốc 1 Mía gốc 2 bón 125 N - 50 P2O5 - 125 K2O[37]

Trên các loại đất sét nặng, đề nghị bón 75 N - 25 P2O5 - 45 K2O [39]

Trang 33

(3) Ở Philippin:

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ bón N:K2O ở haimức bón N (175 và 350 N) và các mức bón K (175, 350, 525 và 700 K2O) chothấy: Năng suất mía và đường cao nhất khi bón 175 N phối hợp với 350 đến

525 K2O (1:2-3) và 350 N phối hợp với 175 đến 350 K2O (2:1-2)

Kết quả thí nghiệm bón N (0 - 300 N); P (0 - 250 P2O5); K (0 - 500K2O) và 0 - 4 tấn/ha vôi bột (45,9 %Ca) hoặc 0 - 4 tấn/ha vôi có chứa dolomit(24,06 %Ca và 11,3 %Mg): Năng suất đường tăng liên tục ở các mức bón N

từ 0 - 300 N Mía không có phản ứng với P Đối với K, mức bón 50 K2O đạthiệu quả kinh tế cao nhất Bón vôi có chứa dolomit có hiệu quả hơn đối vớivôi bột, đặc biệt là đất chua thiếu Mg Mức bón tối thích 2,5 tấn/ha vôi cóchứa dolomit [29]

(4) Ở Brazil:

Ở các vùng khô hạn tại Purto Rico, chất lượng mía được cải thiện khingừng tưới 45 - 60 ngày trước khi thu hoạch Hàm lượng đường thường thấphơn khi lượng mưa trung bình lớn hơn trong thời kỳ gần thu hoạch

Trong nhiều trường hợp, bón N ngay cả ở mức thấp (50 N) cũng có ảnhhưởng xấu đến năng xuất mía đường Ảnh hưởng tương tự cũng xẩy ra khibón P trên 100 P2O5 cho đất không thiếu P, đặc biệt là đối với mía gốc Riêng

K không làm giảm năng suất, thậm chí còn có ảnh hưởng tích cực đến chấtlượng mía, ngay cả khi bón trên lượng bón giới thiệu 50 K2O

Trên loại đất Latosol đỏ vàng vùng Espirito Santo và Minas Gerai, ảnhhưởng của N (40 - 80 N) thể hiện không rõ, hiệu lực của K không ổn định.Trong khi đó bón 60 và 120 P2O5 có tác dụng tăng năng suất mía và đườngkhông những đối với mía tơ mà còn có hiệu lực tồn dư đối với mía gốc 1 [31]

Trang 34

Trên cơ sở tổng kết 34 thí nghiệm bón P, xác định lượng bón đạt hiệuquả kinh tế cao thay đổi trong phạm vi 0 - 110 P2O5 tùy thuộc vào điều kiện

cụ thể của từng địa phương [42] Đối với K, lượng bón cho mía tơ ở vùngNam Brazil thay đổi từ 0 - 180 K2O tùy thuộc vào giá mía và giá phân bón

Dựa trên các kinh nghiệm thu được ở Brazil, một số chỉ tiêu để xácđịnh đất thích hợp cho sự sinh trưởng của mía được đề nghị như sau:

Tốt Trung bình Hạn chế Không phù hợp

Độ sâu tác

Cơ giới đất Sét Thịt đến sét Cát Cát nhiều

Địa hình phẳngBằng Lượn sóng Rất gồ ghề Đồi

Phân bón Cao Trung bình, thấp Rất thấp Rất thấp

Tưới tiêu Tốt hoặc không hoàn toànTrung bình đến nhiều Hơi quá mứchoặc thiếu thiếu hụt cơ giới hóaBị kiềm chế đếnXói mòn Thấp Trung bình Cao Rất cao

(Nguồn: Kofeler và Bonzelli, 1987)

(5) Ở Đài Loan:

Lượng bón giới thiệu cho các trang trại trồng mía thuộc Tổng Công tyĐường Đài Loan phụ thuộc vào điều kiện tưới nước và mức năng suất dựkiến Trong điều kiện không có tưới, lượng N bón thay đổi từ 160 - 180 Ntương ứng với mức năng suất 50 - 90 tấn/ha Ngược lại, trong điều kiện míađược tưới đầy đủ theo nhu cầu, lượng bón thay đổi từ 210 - 250 N, tương ứngvới mức năng suất 90 - 170 tấn/ha Lượng P bón thay đổi 0 - 125 P2O5 tùythuộc vào hàm lượng P2O5 dễ tiêu và độ ẩm của đất Lượng K bón cũng thayđổi tùy theo hàm lượng K2O trao đổi trong đất Đất có hàm lượng K2O traođổi ở mức rất thấp bón 160 - 200 K2O; thấp bón 120 - 160 K2O; trung bìnhbón 80 - 120 K2O; cao bón 40 - 80 K2O; rất cao đến đặc biệt cao không cầnbón hoặc chỉ bón ít hơn 40 K2O

Trang 35

Các giống mía khác nhau có phản ứng khác nhau với các dạng phânbón khác nhau Kinh nghiệm ở Đài Loan chỉ ra rằng giống PT 42 - 52 và Nco

310 yêu cầu nhiều đạm hơn F 108 hoặc F 134 vì sự gia tăng của đạm từ 78

-156 kg/ha cho kết quả tăng đáng kể số lượng lóng cho dịch và sản lượng cho

cả hai giống cũ nhưng không cho cùng kết quả cho hai giống mới [41] Trênthực tế, bón phân cho mía dao động rất mạnh từ ít hơn 50 kg/ha đến nhiềuhơn 500 kg/ha.Tuy nhiên, trong rất nhiều vùng trồng mía, số lượng trung bình

là khoảng 100 - 200 kgN/ha

Nghiên cứu của Juang và cộng sự (1975) cho thấy: bón 25 kg/ha Zn cóthể thu được hiệu quả kinh tế Song hiệu lực không giống nhau khi bón cho cácloại đất khác nhau

1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Trong thời gian từ ngày hòa bình lập lại (1954) đến trước năm 1975, cảnước chỉ có một bộ phận nhỏ cán bộ thuộc Viện Cây công nghiệp, cây ăn quả

và cây làm thuốc được phân công nghiên cứu cây mía ở khu vực phía Bắc.Các đề tài nghiên cứu trong giai đoạn này là những đề tài mang tính chất thăm

dò và ứng dụng [22]

Ở miền Nam, chỉ sau khi Viện Nghiên cứu Mía Đường Bến Cát đượcthành lập (1977), công tác nghiên cứu cây mía mới thực sự bắt đầu Các đề tàinghiên cứu chủ yếu đi sâu vào các lĩnh vực nghiên cứu tuyển chọn và lai tạocác giống mía cho khu vực miền Đông Nam Bộ

Ở miền Bắc, khi đề tài nghiên cứu kỹ thuật thâm canh, giai đoạn 1986

-1990 được đưa vào Chương trình cấp Nhà nước mã hiệu 18B.01.04 (TrầnVăn Sỏi làm chủ nhiệm) thì công tác nghiên cứu phân bón mía mới được chútrọng Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản

và có hệ thống về phân bón cho mía, đặc biệt là mía vùng đồi khu vực phíabắc

Trang 36

* Nghiên cứu về bón phân cho mía:

Theo Trần Văn Sỏi, lượng phân bón cho mía thay đổi theo loại đất tốtxấu và mục tiêu năng suất cần đạt Nhìn chung, một vụ mía phải bón 15 - 20tấn/ha phân hữu cơ, 100 - 250 N Tỷ lệ bón N:P2O5:K2O là 2:1:1 hoặc 2:1:1,5.Đạm có thể bón 1 lần (bón lót khi trồng); 2 lần (1 lần lót, 1 lần thúc) hoặc 3lần (1 lần lót, 2 lần thúc) và phải đảm bảo kết thúc bón đạm 8 tháng trước khithu hoạch Lân bón lót 1 lần khi trồng mía tơ hoặc xử lý mía gốc Mía tơ bónlượng P cao hơn mía gốc Kali bón lót 1 lần khi trồng, trường hợp cá biệt bón

2 lần, bón lót khi trồng và bón thúc 1 lần khi mía đẻ nhánh hoặc khi vun gốclần 1

Trong tài liệu “Cây mía và kỹ thuật trồng mía ở miền Nam” (Phạm GiaTân, 1992) cho biết: để đạt năng xuất mía 70 - 80 tấn/ha, phải bón 15 - 20tấn/ha phân chuồng, 80 - 100 N Mía gốc phải bón tăng thêm 10 - 20 %N Đấtnghèo chất hữu cơ bón tăng thêm 10 - 20 %N Ngược lại, đối với đất tươngđối giàu hữu cơ giảm 10 - 20 %N Trường hợp thiếu phân đạm có thể bónphân hữu cơ với lượng lớn (30 - 40 tấn/ha) để thay thế nhưng năng suất khôngcao so với bón phối hợp N, P, K Về cách bón: đối với mía tơ, nếu có công laođộng thì chia tổng lượng N làm 3 lần bón: lót 1/3 khi trồng; thúc 1/3 khi míabắt đầu đẻ nhánh (khoảng 1 tháng sau trồng), thúc lần cuối 1/3 khi mía bắtđầu có gióng (khoảng 3 tháng sau khi trồng) Đối với các vùng thiếu lao độnghay thời tiết khô hạn vào thời kỳ đẻ nhánh thì bón 2 lần: lót 1/2 khi trồng;thúc 1/2 còn lại sau đó khoảng 2 - 3 tháng khi có mưa Mía gốc bón tối đa 2lần: 1 lần khi xử lý gốc và lần 2 khoảng 2 tháng sau thu hoạch

Đối với lân, các loại đất thiếu lân như đất xám, đất đỏ bón 80 - 100 P2O5.Các loại đất khác bón 60 - 80 P2O5 Lân bón 1 lần khi trồng mía tơ hoặc xử lýgốc đối với mía gốc Đối với K, lượng bón thay đổi từ 100 - 200 K2O tùy theo

Trang 37

loại đất Lượng bón cho mía gốc tăng thêm 20 %K2O so với mía tơ Kali cóthể được bón 2 - 3 lần cùng với N.

Trên đất xám điển hình (Haplic Acrisols), đạm là yếu tố ảnh hưởng lớnnhất đến năng suất, chất lượng mía Lân và đặc biệt là kali, là yếu tố quyếtđịnh chất lượng sản phẩm Lượng bón thích hợp nhất vừa có lợi cho năng suấtmía, vừa có lợi cho năng suất đường, được cả nhà máy và người trồng míachấp nhận là 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O Tỷ lệ N:P2O5:K2O phối hợp là1:0,5:1 Với mức bón 200 kg N/ha, việc chia đạm ra làm nhiều lần để bón,đặc biệt là bón thúc muộn vào thời kỳ vươn lóng, không chỉ làm cho mía chínmuộn, chất lượng nước ép mía giảm mà ngay cả năng suất mía cây cũng bịgiảm nghiêm trọng Do vậy, trong điều kiện khí hậu vùng Lam Sơn, ThanhHóa, nếu áp dụng cơ giới hóa khâu chăm sóc, phương pháp bón phân tốt nhấtcho mía thu hoạch 12 tháng tuổi, với các giống mía có thời gian sinh trưởngtương đương hoặc ngắn hơn giống VĐ 63-237 là bón 1 lần: bón toàn bộ lượngđạm, lân, kali khi trồng mía tơ hoặc khi xử lý mía gốc Nếu chăm sóc thủcông, áp dụng công thức bón 2 lần: bón lót 100 % lân, 50 % đạm, 50 % kali;bón thúc 50 % tổng lượng đạm và kali còn lại trước khi mía vào thời kỳ đẻnhánh mạnh [14]

Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, công tác nghiên cứu bón phâncân đối cho một số cây trồng được chú trọng mạnh, trong đó cây mía cũngđược quan tâm và nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu về quản lý dinh dưỡngtổng hợp và bón phân cân đối đã đạt được nhiều thành công nhất định, đếnnay các kết quả nghiên cứu này hiện đang được áp dụng trên nhiều vùng trong

cả nước Trong đó, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa cũng đã có những đóng gópđáng kể trong việc nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng tổng hợp và bón phâncân đối Dưới đây, là một số kết quả nghiên cứu nối bật của Viện Thổ nhưỡngNông hóa:

Trang 38

Kết quả nghiên cứu hiệu lực phân kali nói riêng và cân đối NPK nóichung đối với giống mía chín sớm Quế Đường-11 trên đất phù sa sông Hồngcho thấy: Đối với mía tơ trên cả 2 nền bón phân khoáng đơn thuần và bón hỗnhợp phân khoáng + phân chuồng, nếu được bón cân đối N, P, K sẽ kích thíchgiống mía Quế Đường đẻ nhánh nhiều hơn và số cây cho thu hoạch cao hơn,làm tăng năng suất mía Trên nền chỉ bón phân khoáng thì tỷ lệ phân bónN:P2O5:K2O là 1:0,5:1-1,33 cho năng suất mía cao nhất Nếu bón tổng hợpphân khoáng và phân hữu cơ, tỷ lệ phân khoáng tối thích N:P2O5:K2O là1:0,6:0,8-1,2.

Bón phân cân đối cũng ảnh hưởng lớn đến việc tích lũy đường Hàmlượng đường (CCS) chứa trong thân mía thấp là kết quả do thiếu kali, tỷ lệK/N mất cân đối Nếu chỉ bón phân khoáng thì tỷ lệ N:P2O5:K2O là 1:0,5:1-1,33 vẫn cho sản lượng đường đạt cao nhất, cũng như các chỉ tiêu đánh giáchất lượng đường đạt cao nhất Trong trường hợp bón phối hợp phân vô cơ vàphân hữu cơ thì bón phân vô cơ cân đối với tỷ lệ N:P2O5:K2O là 1:0,6:1,2 chohàm lượng và chất lượng đường cao nhất

Đối với vụ mía gốc bón thêm kali đã ảnh hưởng tới sự nảy mầm táisinh của mía, lượng kali bón thêm càng cao thì số chồi tái sinh càng nhiều.Nếu bón phân vô cơ đơn thuần thì mức bón thêm 180 kg K2O/ha vẫn chonăng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất; 1 kg K2O làm tăng 63,3 kg mía Bónthêm K với mức 240 kg K2O/ha thì năng suất mía vẫn tăng song chênh lệchkhông lớn, hiệu suất K giảm Do đó, nếu bón phân vô cơ đơn thuần thì tỷ lệN:P2O5:K2O thích hợp là 1:0,5:1

Nếu bón phối hợp phân vô cơ và phân hữu cơ cho mía gốc thì bón thêm

120 kg K2O/ha sẽ cho năng suất và hiệu suất của phân kali cao nhất 1 kg KCllàm tăng 59 kg mía, song nếu bón thêm mức 180 kg K2O/ha thì hiệu suất củakali giảm, chỉ đạt 22,3 kg mía/KCl Tổng lượng dinh dưỡng N:P2O5:K2O vẫn

Trang 39

theo tỷ lệ thích hợp là 1:0,5:1.

Các thí nghiệm trình diễn năm 1996 trên đất bạc màu huyện Tam Đảo,tỉnh Vĩnh Phúc với giống mía ROC10 cũng cho thấy năng suất mía cao nhấtkhi bón N:P2O5:K2O theo tỷ lệ 1:0,5:1 ở liều lượng 240 N + 120 P2O5 + 240K2O hoặc 180 N + 90 P2O5 + 180 K2O

Trên đất phù sa sông Hồng để đạt năng suất và trữ lượng đường cao (>

100 tấn mía/ha và CCS > 10) ngoài thay thế các giống mía cũ bằng giống míamới, phải bón phân cân đối NPK và phân hữu cơ như sau: 10 tấn phân hữu cơ+ 180 N + 90 P2O5 + 180 K2O

Các kết quả nghiên cứu về liều lượng, tỷ lệ, số lần bón, thời kỳ bón N,

P, K với giống VĐ 63-237 trên đất xám có nguồn gốc phù sa cổ (1993 - 1998)cũng đi đến kết luận: công thức bón phân có lợi nhất và được cả nhà máy vàngười trồng mía chấp nhận là 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O/ha với tỷ lệN:P2O5:K2O là 1:0,5:1

Kết quả xây dựng mô hình bón phân theo quản lý dinh dưỡng tổng hợp

và bón phân cân đối (QLDDTH&BPCĐ) cho cây mía trên đất đồi vùng LamSơn, Thanh Hóa đối với giống QĐ-15 cho thấy: Bón phân theo QLDDTH &BPCĐ với công thức 2 tấn vôi bột + 350 N + 175 P2O5 + 350 K2O (Bón 30 tấnphân bùn lọc (PBL) + Phân khoáng: 250 N; 30 P2O5; 265 K2O) so với bónphân theo sản xuất đại trà: 0,5 tấn vôi bột + 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O(Bón 10 tấn PBL + Phân khoáng: 165 N; 52 P2O5; 172 K2O) đã ảnh hưởng tốthơn đến sinh trưởng, phát triển và một số chỉ tiêu chất lượng mía: tăng năngsuất mía cây 17,0 tấn/ha (tương ứng 19,6 %), tăng năng suất đường 2,3 tấn/ha(tương ứng 28,4 %), làm tăng trữ đường CCS % lên 0,63 (tương ứng 6,7 %).Bón phân theo QLDDTH&BPCĐ so với bón phân theo sản xuất đại trà tăngkhả năng hấp thu N: 25,3 %; P2O5: 29,7 % và K2O: 29,2 % Đồng thời, làmtăng hiệu quả kinh tế và đồng vốn đầu tư (VCR là 1,3)

Trang 40

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng liều lượng trên cùng một tỷ lệbón N, P, K và ảnh hưởng của việc bón bổ sung Ca, Mg, S, B đến quá trình sinhtrưởng, năng suất và chất lượng mía tại Thọ Xuân - Thanh Hóa cho thấy: Sử dụngcông thức 300 N + 150 P2O5 + 300 K2O so với liều lượng 200 N + 100 P2O5 +

200 K2O tạo điều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất tăngkhoảng 20 %, tỷ lệ đường tăng khoảng 20 % và khi phối hợp với Ca, Mg, S, Bothì năng suất tăng khoảng 8 %, tỷ lệ đường tăng khoảng 5 % Sử dụng công thức

400 N + 200 P2O5 + 400 K2O so với liều lượng 200 N + 100 P2O5 + 200 K2O tạođiều kiện cho cây mía sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất tăng khoảng 35 %,

tỷ lệ đường tăng khoảng 35 % và khi phối hợp với Ca, Mg, S, Bo thì năng suấttăng khoảng 5 %, tỷ lệ đường tăng khoảng 5 %

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1 Tình hình sản xuất mía và tiêu thụ đường trên thế giới

Ở Tây Âu trong thời kỳ Trung cổ, đường được xem là loại hàng xa xỉ,chỉ dùng làm bánh kẹo hoặc pha chế thuốc Ngày nay cùng với sự phát triểncủa loài người, đường đã trở thành loại hàng hoá quan trọng trên thế giới, sảnlượng đường không ngừng tăng lên Năm 1840, thế giới chỉ đạt 1 tấn đường,đến năm 1890 là 6,7 triệu tấn Chỉ tính riêng đường từ mía, từ năm 1900 đến

1980 sản lượng tăng gấp 10 lần (từ 5,45 triệu tấn lên 55,27 triệu tấn) [12]

Theo tổ chức đường thế giới ISO (International Sugar Organization)sản lượng đường thế giới 2004 - 2005 đạt 146,067 triệu tấn; tăng 2,292 triệutấn so với niên vụ trước, thấp hơn mức tiêu thụ toàn cầu 1,816 triệu tấn [25]

Theo Czarnikov, niên vụ 2008/09, thế giới chỉ sản xuất được 164,1triệu tấn đường, giảm 8 triệu tấn, trong khi tiêu thụ lại tăng từ 161,6 triệu tấnlên 166,4 triệu tấn; sản lượng đường toàn cầu giảm chủ yếu là do những thay

Ngày đăng: 27/10/2015, 19:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w