Thay đổi tư thế đột ngột, xâm phạm không gian cá nhân của người đối thoạ

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 50 - 52)

thứ đang cầm sẵn trên tay xuống. Ví dụ:

VD54: “Mới chỉ lƣớt qua hàng đầu danh sách lƣơng, bà đã dằn quyển sổ xuống bàn:

- Cô làm ăn thế này là thế nào? (…) Tại sao cô lại trừ nợ một trăm đồng của ông giám đốc?” [29,tr.237]

VD55: “…Đông ném tạch quyển sổ nhỏ đang cầm ở tay xuống sàn nhà, nói nhƣ quát: - Thƣ nó nói: nó không thể chung sống đƣợc với tôi. Nhƣng cậu xem những tờ cuối ở quyển sổ này sẽ rõ hết. Khốn nạn đến thế là cùng. (…)” [29,tr.318]

- Thay đổi tư thế đột ngột, xâm phạm không gian cá nhân của người đối thoại thoại

Khi bất ngờ ở vào trạng thái giận dữ, ngƣời ta có thể đột ngột thay đổi tƣ thế, thậm chí xâm phạm vào không gian cá nhân của ngƣời đối thoại.

Sau đây là vài ví dụ về những cử chỉ, hành động thuộc PTGTPNN biểu hiện sự tức giận liên quan đến sự thay đổi tƣ thế, xâm phạm không gian cá nhân:

VD56: “Đập thình thình cái bàn, giậm chân bình bịch, rồi bà trƣởng phòng hùng hùng hổ hổ đi đi lại lại và cuối cùng rít dài một hồi giận dữ:

- Đừng tƣởng tôi không biết! Vải thƣa che mắt thánh, hả! Đừng có xỏ lá bao que! Đừng có cậy tài, cậy giỏi. Đại học mà đã là cái gì! Ôi giời! Có giỏi, đấu trực diện với tôi đây này! Tôi thách đấy! Thách đấy!” [29,tr.141]

VD57: “Xuân vẫn đi đi lại lại, giận dữ nói:

- Tôi mà đã nổi giận thì có ngƣời chết! Tôi xấu thì cũng chả ai đẹp!” [34,tr.28]

Hành động thay đổi tƣ thế - đi đi lại lại – của bà trƣởng phòng và nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong hai ví dụ trên cũng đƣợc xem là PTGTPNN, hiểu theo nghĩa rộng (có mang lại cho ngƣời nghe một nội dung thông tin). Nhân vật trong lúc bực tức cực điểm đã không thể ngồi hay đứng yên một chỗ mà đi đi lại lại để tỏ cho ngƣời đối thoại biết rõ sự bực tức của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 48

Ở ví dụ tiếp theo, nhân vật bà mẹ trong lúc tức giận đã đột ngột thay đổi tƣ thế, đứng lên, tiến lại gần kết hợp với động tác xỉa xói (giơ ngón tay xỉa liên tiếp vào mặt ngƣời khác) vào mặt con để biểu lộ sự tức giận của mình cùng những lời chửi rủa.

VD58: “Bà mẹ đứng lên, tiến đến xỉa xói vào mặt ông con:

- Là vì ông Xuân đã ngủ với em mày rồi, mày biết chƣa, thằng khốn nạn!” [34,tr.34]

VD59: “- Mày bỏ tao ra! – Lý giãy giụa. – Nó nhổ bọt ai? Tao phải sòng phẳng với nó (…) Nó cậy nó là thằng nhà báo, hả? Chúng mày không sống nổi với tao đâu! Ôi giời ơi, sao thân tôi khổ thế này, hả giời!

lăn đùng ra đất, mắt sặc tiết, chân đạp, tay đấm, rồi ôm mặt khóc hức hức

một cách rất oan uổng, xót xa” [29,tr.257].

Sự thay đổi tƣ thế đột ngột của Lý (lăn đùng ra đất) kết hợp các động tác

chân đạp, tay đấm,... là để biểu lộ sự đau đớn, tức giận.

Cũng xem những hành động nhƣ đánh, đấm, tát,... là PTGTPNN, liên quan đến vấn đề xâm phạm vào không gian cá nhân. Cụ thể là xâm phạm thân thể ngƣời đối thoại. Trong thực tế cuộc sống, có nhiều khi ngƣời ta không thể “giải quyết” vấn đề bằng lời nói mà phải “giải quyết” vấn đề bằng PTGTPNN, hoặc dùng phƣơng tiện này kèm lời nói.

VD60: “Ông đồ tát con gái đánh bốp một cái, Mịch loạng choạng ngã ngồi xuống đất. Ông đồ xỉa xói: - Đồ đĩ dại! Đồ nhà thổ! Đồ chó!” [33,tr.293]

Xin nói thêm về khái niệm “không gian cá nhân” (“không gian riêng”). Không gian cá nhân đƣợc hiểu là lãnh thổ, khu vực hay không gian xung quanh một ngƣời mà ngƣời đó tự cho là của mình, nhƣ thể đó là phần nới thêm từ cơ thể họ. Khi đề cập đến những yếu tố phi lời – một loại tín hiệu đƣợc sử dụng trong giao tiếp mặt đối mặt – tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đề cập đến yếu tố không gian tƣơng tác cá nhân và xem đây cũng là một loại tín hiệu dùng trong giao tiếp. Theo Allan Bacbara & Pease [17], ngƣời ta chia ra 4 vùng khoảng cách tính từ cơ thể ngƣời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 49

- Vùng thân mật: từ 15cm – 46cm. Đây là vùng ngƣời ta canh giữ nhƣ thể nó là tài sản riêng của họ. Chỉ những ngƣời gần gũi nhƣ ngƣời yêu, cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn thân…mới đƣợc phép bƣớc vào. Vùng cách cơ thể dƣới 15cm gọi là vùng “tối thân mật”.

- Vùng riêng tƣ: Từ 46cm – 1.22m, là khoảng cách giữa ta và ngƣời trong các bữa tiệc, các cuộc họp,…

- Vùng xã giao: Từ 1.22m – 3.6m, là khoảng cách tiếp xúc giữa ta với ngƣời lạ và những ngƣời mới quen khi có nhu cầu giao tiếp.

- Vùng công cộng: Trên 3.6m, là khoảng cách mà ta chọn đứng khi phát biểu trƣớc đông ngƣời.

Quan niệm về vùng không gian cá nhân cũng tùy thuộc nền văn hóa mỗi nƣớc. Thƣờng thì một ngƣời khác có thể bƣớc vào vùng thân mật của chúng ta với một trong hai lí do: để bày tỏ những cử chỉ âu yếm thân mật hay để sắp tấn công thân thể chúng ta. Một ngƣời đang cơn tức giận mà xâm phạm vùng thân mật của ngƣời khác thì thƣờng là để tấn công, đe dọa.

- Cau mày

Điệu bộ cau mày, trong nhiều tình huống, cũng biểu lộ thái độ tức giận, không bằng lòng trƣớc một điều gì:

VD61: “Nghe đến đây, Văn Minh cau mày, giận hết sức.” [34,tr.390]

- Giậm chân

Động tác giậm chân cũng biểu lộ thái độ tức giận nhƣng diễn tả sự tức giận ở mức độ cao hơn.

VD62: “...không đáp lời, bà Đoan chỉ bƣng mặt khóc, khiến Xuân Tóc Đỏ phải giậm chân quát thét:

- Gớm! Vừa vừa chứ! Mợ làm nũng thế thì không ai chịu đƣợc nữa. (…)” [34,tr.472]

Cũng biểu hiện ý nghĩa này còn có các PTGTPNN nhƣ:

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)