Cười (theo giọng điệu có chủ ý)

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 47 - 49)

Tiếng cƣời đƣợc sử dụng phổ biến trong giao tiếp của ngƣời Việt. Tìm hiểu các đặc trƣng cơ bản trong giao tiếp của ngƣời Việt, Trần Ngọc Thêm đã chỉ ra cách thức giao tiếp của ngƣời Việt Nam là ƣa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Đây là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tƣ duy coi trọng các mối quan hệ. Lối sống và lối tƣ duy này dẫn đến thói quen cân nhắc kỹ càng khi nói năng. Thói quen này lại dẫn đến một nhƣợc điểm là thiếu tính quyết đoán. Để tránh khỏi quyết đoán đồng thời giữ đƣợc sự hòa thuận, ngƣời Việt Nam rất hay cƣời. Có thể gặp nụ cƣời Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.

Tiếng cƣời trong giao tiếp của ngƣời Việt thể hiện nhiều nét nghĩa tình thái khác nhau. Cƣời không chỉ để thể hiện sự tán đồng, sự vui vẻ, không chỉ để tạo không khí thân thiện cho cuộc thoại, cƣời trong rất nhiều trƣờng hợp, lại để bộc lộ sự chán nản, sự chua chát, đau khổ, ngao ngán,…- nói chung là những sắc thái biểu cảm tiêu cực.

Tiếng cười gằn của Thứ sau đây biểu lộ sự mỉa mai, chua chát và đau khổ: VD43: “- (…) Tại sao chú không dạy ở trƣờng khác mà lại dạy ở trƣờng chúng tôi?

Thứ đã cười gằn:

- Tại sao? Tại thế này: chƣa có trƣờng nào thuê tôi.” [32,tr.166]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 45

VD44: “- (…) Đích nằm trên đi văng với Oanh, cứ làm nhƣ trời rét, xo ro ngƣời nằm sát lại với Oanh, mồm thì rên “hu…hu…hu…u…u…”. Mình, vợ con hẳn hoi, bỏ ở nhà trên đấy, xa vợ luôn mấy tháng rồi. Họ làm thế thì có chết mình không? (…)

Giọng y nửa đứng đắn, nửa đùa. Nói xong, y cười ăng ắc. Tiếng cƣời thái quá ấy, nghe còn đau đớn hơn tiếng khóc.” [32,tr.174]

VD45: “Y (San) cười cái cƣời của một ngƣời điên, bảo bằng một cái giọng hả hê giả dối:

- Tôi bằng lòng lắm! Phen này sẽ biết nhau… Sống thì sống hẳn mà chết thì chết hẳn” [32,tr.288].

Tiếng cƣời trong tình huống này lại biểu lộ sự đau khổ xen lẫn chua chát, cay đắng và chán nản.

- Thở dài

Điệu bộ thở dài thƣờng đƣợc tạo ra do thói quen hoặc do nhân vật giao tiếp cố tình tạo ra để biểu lộ sự ngao ngán, sự chán nản.

VD46: “Nghị Hách thở dài ngán ngẩm” [33,tr.415] VD47: “Nghĩ thế, Xuân bèn thở dài:

- Rõ thật đa nhân duyên, nhiều phiền, lắm não!” [34,tr.415]

- Giậm chân

Động tác giậm chân của nghị Hách trong tình huống sau biểu lộ sự đau đớn trong lòng:

VD48: “Nghị Hách cử thỉnh thoảng lại giậm chân, kêu lên một cách hèn hạ lạ lùng:

- Giời ơi! Giời ơi là giời ơi…” [33,tr.409]

- Ôm ngực

VD49: “Sau khi đứng lặng ngƣời ra để nhận mặt ngƣời đàn bà đã rõ, nghị Hách ấp úng, nghẹn ngào, hậm hực nuốt nƣớc bọt mãi mới nói đƣợc:

- Bác ơi…! Vợ tôi! Giời ơi! Bà nghị Hách bị bắt cóc thế kia! Rồi lão ôm ngực nhƣ bị đạn giữa quả tim.” [33,tr.472]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 46

- Lắc đầu

VD50: “- Chƣa đủ tiền nhà. Chết cha! -

Oanh lắc đầu, chán nản, kêu lên vậy.” [32,tr.294] VD51: “Chị Hoàng (…) chép miệng, lắc đầu:

- Giá mà bác ở đây thì nhiều lúc bác cũng cƣời đến chết (…)” [26,tr.68]

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 47 - 49)