Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhấn mạnh hành vi ở lờ

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 84)

- Ngồi thụp xuống, ngước mắt lên

2.5.5. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhấn mạnh hành vi ở lờ

Tác giả Phi Tuyết Hinh [5] gọi đây là chức năng lặp lại thông tin của PTGTPNN. Ví dụ cùng với lời nói là "không" thì dùng kèm cử chỉ lắc đầu, cùng với lời nói là "có" thì sử dụng cử chỉ gật đầu

PTGTPNN có vai trò này là những PTGTPNN có cái biểu hiện tƣơng đồng với hành vi ở lời. Ví dụ: Hành vi lời nói là tán đồng thì phƣơng tiện phi lời đi kèm cũng có cái đƣợc biểu hiện là sự tán đồng; hành vi ở lời là biểu cảm (vui vẻ, tức giận, ngạc nhiên,...) thì phƣơng tiện phi lời dùng kèm cũng có cái đƣợc biểu hiện là các sắc thái tình cảm, cảm xúc của con ngƣời. Nhờ sự tƣơng đồng ấy mà hành vi lời đƣợc nhấn mạnh.

VD38: "- Mặc cậu! Mặc cậu! Chúng tôi không biết…

San vừa lắc đầu, vừa xua tay, vừa nhắm nghiền hai mắt (…)" [32,tr.146].

VD39: " Đông gật : - Đƣợc đấy. ( …)" [29,tr.356]. VD40: " Vạn tóc mai vỗ đùi: - Chính đấy! "[33,tr.440]. VD41: " Ông huyện đập bàn một cái, giận dữ nói: - Thế nào, quan đùa với mày đấy à?" [33,tr.266].

Cử chỉ lắc đầu, xua tay, nhắm mắt biểu hiện sự phủ định, bác bỏ, đi kèm với phát ngôn có hành vi bác bỏ, phủ định và góp phần nhấn mạnh hành vi này ở lời. Ở ví dụ 38, 39, cử chỉ gật đầu, vỗ đùi đi kèm hành vi tán đồng. Cử chỉ đập bàn ở ví dụ 41 biểu thị sự tức giận đi kèm với hành vi trách mắng, thị uy. Sự tƣơng đồng giữa PTGTPNN với hành vi ở lời góp phần nhấn mạnh hành vi ở lời.

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)