Bản chất tín hiệu của phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 27 - 30)

e. Thiết nghĩ, việc phân biệt các yếu tố cơ thể vận động là cố ý hay không

1.1.2. Bản chất tín hiệu của phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

● Khái niệm “tín hiệu”

Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” [2], các tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến đã giới thuyết về tín hiệu:

Tín hiệu là một sự vật (hay một thuộc tính vật chất, một hiện tƣợng) kích thích vào giác quan của con ngƣời, làm cho ngƣời ta tri giác đƣợc và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó ngoài sự vật ấy.

Theo đó, một sự vật đƣợc gọi là tín hiệu nếu thỏa mãn các yêu cầu sau: - Phải có thuộc tính vật chất để có thể cảm nhận đƣợc bằng giác quan của con ngƣời. Nói cách khác, cái biểu hiện - mặt hình thức của tín hiệu phải là vật chất và con ngƣời có thể cảm nhận đƣợc nó bằng các giác quan.

- Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra một cái gì đó không phải là chính nó.

- Phải nằm trong hệ thống để đƣợc xác định tƣ cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác.

Ví dụ: Đèn đỏ trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông xanh – vàng – đỏ là một tín hiệu bởi nó thỏa mãn 3 yêu cầu trên: có thuộc tính vật chất, đƣợc con ngƣời cảm nhận bằng thị giác; đại diện cho “một cái gì đó” không phải là chính nó - ở đây là thông điệp “dừng lại”, nằm trong hệ thống.

Cái quan trọng nhất của tín hiệu là phải có hai mặt: hình thức vật chất – cái biểu hiện, và nội dung ý nghĩa – cái đƣợc biểu hiện (cái mà nó gợi ra, đại diện cho). Giữa hai mặt của tín hiệu có mối quan hệ võ đoán - dựa trên sự qui ƣớc chung của tập thể ngƣời sử dụng tín hiệu. Nói nhƣ Saussure: “…mọi phương tiện biểu hiện đƣợc chấp nhận trong một xã hội, về nguyên tắc mà nói, đều dựa trên thói quen tập thể hoặc – chung quy cũng vẫn thế - trên sự quy ƣớc” [19,tr.123]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25

Một sự vật, hiện tƣợng nào đó có thuộc tính vật chất muốn trở thành phƣơng tiện dùng để giao tiếp chung trong xã hội thì phải đƣợc cộng đồng sử dụng hiểu và chấp nhận. Nói cách khác, phải là một tín hiệu và phải mang bản chất tín hiệu. Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời là ngôn ngữ, nói nhƣ J.Vendryes: “Chúng ta nói đến ngôn ngữ khi hai cá thể quy ƣớc gán cho một hành động nào đó một ý nghĩa nhất định và thực hiện hành động này nhằm mục đích giao tiếp qua lại với nhau”[20]. Căn cứ vào điều này thì cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cũng là một loại ngôn ngữ đặc biệt - ngôn ngữ thị giác (J.Vendryes)

● Bản chất tín hiệu của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Là một công cụ, thƣờng là để hỗ trợ ngôn ngữ bằng lời trong hoạt động giao tiếp, PTGTPNN mang bản chất tín hiệu, bởi nó đáp ứng đƣợc cả 3 yêu cầu cần có của một tín hiệu, đó là:

- Mặt hình thức – cái biểu hiện của PTGTPNN – hoàn toàn cảm nhận đƣợc bằng các giác quan nhƣ thị giác, thính giác, xúc giác. Ví dụ nhƣ lắc đầu (thị giác),

cười (thị giác, thính giác), bắt tay, ôm hôn (thị giác, xúc giác), …

- Đằng sau cái biểu hiện của PTGTPNN là cái đƣợc biểu hiện. Mỗi động tác cơ thể đƣợc dùng trong giao tiếp có thể diễn tả một nội dung ý nghĩa ngoài nó. Ví dụ lắc đầu biểu thị ý nghĩa “không tán đồng”, cười có thể biểu thị ý nghĩa “tán đồng” hoặc diễn tả cảm xúc “vui vẻ”, bắt tay biểu thị sự “thân thiện” khi gặp gỡ…

Xin đƣợc đi sâu phân tích cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện của PTGTPNN ở các phần sau của luận văn.

- PTGTPNN cũng có tính hệ thống, tuy nó không chặt chẽ và phức tạp nhƣ các hệ thống ngôn ngữ bằng lời. Mỗi PTGTPNN cũng chỉ xác định ý nghĩa và tƣ cách tín hiệu của mình khi đứng trong hệ thống. Ví dụ cử chỉ gật đầu chẳng hạn, chỉ mang tƣ cách là tín hiệu giao tiếp với ý nghĩa “đồng ý”, “tán thành” trong hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt ở một tình huống giao tiếp cụ thể, bên cạnh các tín hiệu giao tiếp không lời khác nhƣ lắc đầu, cau mày, nghiến răng, cười… Nó có thể không mang ý nghĩa này trong hệ thống PTGTPNN của cộng đồng nói năng khác (chẳng hạn với ngƣời Bungari thì gật đầu lại có nghĩa là “không đồng ý”). Nó cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26

không mang ý nghĩa nói trên khi đặt bên cạnh các động tác khác của một bài tập thể dục (cúi gập đầu có thể là một tƣ thế tập của đầu và cổ).

Nguyễn Đức Dân đã viết: “Một cử chỉ đặt bên cạnh hàng loạt cử chỉ khác và đặt trong những tình huống cụ thể mới có thể lộ rõ ý nghĩa của cử chỉ đó. Một chiều mùa đông lạnh lẽo, trên ghế chờ ở một bến xe buýt có một ngƣời ngồi hai chân bắt chéo và đầu hơi cúi xuống: Ngƣời đó bị lạnh. Nhƣng trong một cuộc thƣơng lƣợng làm ăn buôn bán, một ngƣời cũng tƣ thế nhƣ vậy: Ngƣời này có thái độ phòng vệ, thận trọng và nói chung là tiêu cực với vấn đề đang thảo luận” [3,tr.222].

Tác giả Trần Thị Nga [9] thì cho rằng các cử chỉ điệu bộ tạo nên tính hệ thống theo hai cách khác nhau:

Một mặt, cơ thể con ngƣời là một khối thống nhất, những biểu hiện ở trên một phần cơ thể bao giờ cũng tìm đƣợc những phản ánh phù hợp và tƣơng ứng ở những phần còn lại. Sự tƣơng hợp nhƣ vậy tạo nên tính nhất thể của cử chỉ điệu bộ đƣợc sử dụng nhƣ một đơn vị tín hiệu. (Ví dụ sự tƣơng hợp của cử chỉ cau mày với

nghiến răngnắm chặt bàn tay; sự tƣơng hợp của các cử chỉ cười - chắp tay –

cúi đầu,… - LTMN)

Mặt khác, nội dung ý nghĩa của các điệu bộ này lại là những phát ngôn, những ý nhất thể không có khả năng phân nhỏ hơn, gọi là tính nguyên thể của ý nghĩa điệu bộ cử chỉ (ví dụ không thể tách cử chỉ cau mày - nghiến răng - nắm

chặt bàn tay để xem chúng tƣơng ứng với phần nào của phát ngôn “Câm ngay, đồ

khốn!”, hay cũng không thể chia nhỏ các cử chỉ cười - chắp tay - cúi đầu để xem

mỗi cử chỉ tƣơng ứng với phần nào của phát ngôn“Con chào cụ ạ!”).

Các yếu tố cơ thể - vận động đƣợc dùng trong giao tiếp rõ ràng là có mối quan hệ với nhau, thiết lập nên hệ thống tạo thành hệ thống PTGTPNN, gắn bó mật thiết và hỗ trợ tích cực cho hệ thống phƣơng tiện giao tiếp là ngôn ngữ bằng lời. Do mục đích nghiên cứu, luận văn không đi sâu vào tìm hiểu tính hệ thống của PTGTPNN mà tập trung vào mặt cái biểu hiện (hình thức của tín hiệu) cái được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

biểu hiện (nội dung của tín hiệu) của các phƣơng tiện giao tiếp này trong một số

tác phẩm văn chƣơng Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)