VD37: “Lần này thì chính ông Bằng bị anh con trai hấp dẫn vì sự uyên bác của anh ta. Ông nhíu mày, đăm đăm:
- Đúng, đúng. Ba nhớ…danh từ familia, theo tiếng La Mã, thoạt đầu là chỉ đoàn ngƣời nô lệ thuộc quyền sở hữu của một ngƣời nào đó.” [29,tr.62]
VD38: “Đến đây, Nghị Hách cau mày nghĩ ngợi, vỗ trán mấy cái rồi nói: - À phải! Đấy là tại thằng tài Nhì vào tiệm hút kháo chuyện đấy!” [33,tr.277] Trong lúc mải mê suy nghĩ, ngƣời nói có thể không kiểm soát đƣợc những PTGTPNN mình đã sử dụng song ngƣời nghe vẫn nhận biết đƣợc các phƣơng tiện ấy và “đọc” đƣợc ở đó một ý nghĩa, do vậy các PTGTPNN dù đƣợc sử dụng một cách vô thức vẫn đƣợc xem là các phƣơng tiện giao tiếp.
g. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “Tôi đang nói dối” đang nói dối”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42
Trong “Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể”, Allan và Barbara Pease viết : “Những dấu hiệu khó bị phát hiện nhất khi nói dối là những dấu hiệu đƣợc ngƣời nói kiểm soát nhiều nhất, chẳng hạn nhƣ lời nói, bởi vì ngƣời ta có thế tập đi tập lại chúng nhiều lần. Ngƣợc lại, các manh mối đáng tin cậy nhất chứng tỏ ngƣời khác đang nói dối chính là điệu bộ mà họ thực hiện một cách vô thức, ít đƣợc kiểm soát hoặc không thể kiểm soát đƣợc do chúng là những điều quan trọng nhất, đối với họ, xét về phƣơng diện cảm xúc” [17,tr.178]. Tác giả cũng thống kê vài điệu bộ nói dối thƣờng gặp nhƣ che miệng, sờ mũi, giụi mắt, gãi cổ, kéo cổ áo, đút ngón tay vào miệng,..
Quá trình khảo sát tƣ liệu cho thấy có vài cử chỉ của ngƣời Việt biểu hiện
“Tôi đang nói dối” (nội dung này có thể do ngƣời nghe tình cờ nhận ra, hoặc do
ngƣời nói cố tình cho ngƣời nghe nhận biết) nhƣ sau: