Giơ tay ngăn

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 41 - 42)

VD27: “Long đứng dậy: - Thƣa ông hay là tôi về? Ông giám đốc Đại Việt học hiệu giơ tay ngăn: - Không, ông cứ nằm xuống (…)” [33,tr.344]

Trong số các PTGTPNN có nội dung biểu thị sự từ chối, không tán đồng, phổ biến nhất là cử chỉ lắc đầu. Các nhà sinh vật học khi nghiên cứu về quá trình tiến hóa đã chỉ ra rằng đó là một động tác mang tính bẩm sinh. Lí do là khi một đứa trẻ sơ sinh bú no sữa, nó lắc đầu từ bên này sang bên kia để từ chối vú mẹ, hay để tránh bị đút cho ăn. Từ đó, ở rất nhiều cộng đồng ngôn ngữ, lắc đầu đƣợc quy ƣớc là biểu thị ý nghĩa từ chối, không hƣởng ứng, không tán thành. Cử chỉ này có thể dùng trong nhiều cảnh huống giao tiếp khác nhau, kèm lời hoặc không kèm lời. Khi lắc đầu đi kèm nụ cƣời, mức độ phản đối cũng bớt gay gắt hơn. Ở ví dụ 23, cái lắc đầu của nhân vật Thứ biểu thị ý nghĩa từ chối, không hƣởng ứng đề nghị của San. Nụ cười kèm theo cái lắc đầu của Thứ giúp San hiểu rằng Thứ từ chối nhƣng cũng hiểu đƣợc ý kiến của San chỉ là sự đùa cợt.

Động tác xua tay, giơ tay ngăn ngoài nét nghĩa không tán đồng còn thêm nét nghĩa đề nghị ngƣời nói không nên tiếp tục lời nói hay hành động đang tiến hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39

Động tác khoanh tay sau lƣng của Xuân Tóc Đỏ ở ví dụ 26 có ý nghĩa từ chối đề nghị của Tuyết. Bàn tay là công cụ để thực hiện việc “khám”, do đó khoanh tay lại, giấu ra sau lƣng là biểu thị ý nghĩa từ chối trong tình huống giao tiếp này.

d. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “Đừng nói nữa”, “Hãy im lặng” nói nữa”, “Hãy im lặng”

Ngƣời nói có thể sử dụng PTGTPNN khi có ý muốn bảo ngƣời đối thoại

“Hãy im lặng” hoặc “Đừng nói, hãy nghe tôi nói tiếp (hay “Tôi đã hiểu”)”.

Những phƣơng tiện giao tiếp này hay đƣợc sử dụng trong giao tiếp thông thƣờng của ngƣời Việt nhƣng ít thấy đƣợc nhắc đến trong các sách nƣớc ngoài bàn về ngôn ngữ cơ thể. Đó là các phƣơng tiện nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 41 - 42)