Khoanh tay( chào)

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 36 - 38)

VD13: “Thiếu niên kia khi đến gần Xuân, liền vòng tay vái chào nhƣ những nhà thâm nho.” [34,tr.446]

- Hất hàm

VD 14: “Nó nhăn nhở, hất hàm: - A! Ngƣời chị em! (…)” [32,tr.99]

- Bắt tay

VD15: “…bà Typn (…) trông trƣớc nhìn sau, thấy rõ ràng là phố vắng ngƣời rồi, mới dám bạo dạn đƣa tay nhƣ một tân nữ lƣu tập sự mà bắt tay Xuân Tóc Đỏ” [34,tr.413].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

VD16: “Tú Anh tươi cười đến bên cạnh giƣờng mà rằng: -Thƣa dì, tôi xin kính chào dì.” [33,tr.368]

Nhận xét

Có khá nhiều PTGTPNN có thể sử dụng với ý nghĩa “chào”. Hầu hết các phƣơng tiện đều dùng kèm với lời chào nhƣng cũng có phƣơng tiện có thể dùng độc lập thay lời. Ví dụ các PTGTPNN nhƣ: đứng lên, cúi đầu, nghiêng mình, khoanh tay (vòng tay vái)… trong các tình huống giao tiếp dẫn ra ở trên có thể dùng độc lập thay lời. Ngƣời chào không cần phải nói thêm lời nào thì ngƣời tiếp nhận vẫn hiểu là mình đang đƣợc chào. Các PTGTPNN nhƣ bắt tay, hất hàm

thƣờng dùng kèm với lời nói để biểu thị ý nghĩa “chào”. Trong văn hoá giao tiếp của ngƣời Việt, nụ cười cũng đƣợc dùng làm PTGTPNN phổ biến để biểu thị ý nghĩa “chào”, có thể kèm lời hoặc không cần kèm lời. Các cử chỉ thuộc về PTGTPNN biểu hiện ý nghĩa “chào” của ngƣời Việt hầu hết đều có thể dùng khi mới gặp mặt và cả khi tạm biệt.

Các PTGTPNN dùng để chào cũng thay đổi theo thời gian, do sự tiếp xúc văn hóa. Các cử chỉ nhƣ chắp tay, khoanh tay, cúi đầu đƣợc sử dụng phổ biến trong xã hội Việt Nam xƣa, tỏ thái độ cung kính của ngƣời dƣới (vị thế thấp) với ngƣời trên. Cử chỉ gật đầu thƣờng đƣợc ngƣời có địa vị xã hội cao hơn sử dụng để chào ngƣời dƣới. Ngày nay, đƣợc dùng phổ biến trong giao tiếp xã hội lại là “lời chào với cái bắt tay và nụ cƣời”, do sự giao lƣu tiếp xúc với văn hóa phƣơng Tây. Cử chỉ bắt tay đƣợc ƣa dùng ở các nƣớc phƣơng Tây, với nhiều kiểu khác nhau. Kiểu chào hỏi này có lẽ xâm nhập vào Việt Nam từ thời Pháp thuộc. Khi tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ra đời, cử chỉ này còn xa lạ với bộ phận lớn ngƣời Việt Nam, chủ yếu mới đƣợc sử dụng trong tầng lớp thƣợng lƣu thành thị, và cũng chủ yếu dùng trong tình huống chào hỏi giữa nam với nam. Việc nữ chủ động bắt tay nam còn quá xa lạ với văn hóa ngƣời Việt, vì vậy bà Typn trƣớc khi bắt tay Xuân Tóc Đỏ phải “trông trƣớc nhìn sau”, thấy không có ngƣời mới dám bạo dạn đƣa tay ra. Ngày nay, trong rất nhiều cuộc giao tiếp, nghi thức bắt tay giữa nam với nam, nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35

với nữ, nữ với nữ, ngƣời dƣới với ngƣời trên (thƣờng thƣờng ngƣời trên chủ động đƣa tay ra trƣớc), …trở nên rất phổ biến và hữu dụng.

Có một nghi thức chào nữa cũng rất phổ biến ở phƣơng Tây là ôm hôn, nhƣng ở Việt Nam (và các nƣớc châu Á nói chung) do quan niệm riêng về không gian cá nhân, nghi thức này có đƣợc xâm nhập song không trở nên phổ biến.

Các PTGTPNN dùng để chào dẫn ra ở trên tuy có cùng ý nghĩa biểu hiện là “chào” song sắc thái biểu cảm của mỗi cử chỉ rất tinh tế, sử dụng tùy thuộc hoàn cảnh giao tiếp (không gian, văn hóa…), vai giao tiếp,…

b. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có nội dung biểu hiện là “tán đồng, tán thưởng” đồng, tán thưởng”

Từ điển Tiếng Việt [10] định nghĩa:

“Tán đồng”: tán thành ý kiến và ủng hộ [10,tr.874]

“Tán thƣởng”: tỏ thái độ đồng tình và khen ngợi [10,tr.874]

Sự tán đồng, tán thƣởng là sự chấp thuận, đồng ý và ủng hộ, khen ngợi một ý kiến, một đề xuất nào đó. Tán đồng, tán thƣởng dẫn đến những cảm xúc tích cực, do vậy chỉ biểu hiện bằng lời thôi chƣa đủ, hầu hết các ý nghĩa này còn đƣợc biểu hiện bằng các PTGTPNN đi kèm. Tƣ liệu thống kê cho thấy có những PTGTPNN sau đây có cùng nội dung biểu hiện là sự tán đồng, tán thƣởng:

- Vỗ đùi

VD17: “Anh Hoàng vừa hút thuốc lá vừa nghe. Mỗi khi đến đoạn hay, anh lại

vỗ đùi kêu: - Tài thật! Tài thật! Tài đến thế là cùng! Tiên sƣ anh Tào Tháo!” [26,tr.73].

- Gật gù

VD18: “- Đẹp đấy! Đẹp đấy các con ạ (…) – Ông Bằng thì thào gật gù” [29,tr.21].

Một phần của tài liệu Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn việt nam hiện đại (Trang 36 - 38)